Tin học lớp 6 sơ đồ tư duy là gì

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

  • Biết sắp xếp một cách logic và trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.
  • Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.
  • Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 6 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Sơ đồ tư duy là gì?

    • A. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng
    • B. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng
    • C. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà
    • D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi
  • Câu 2:

    Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành

    • A. tiêu đề, đoạn văn     
    • B. chủ đề chính, chủ đề nhánh
    • C. mở bài, thân bài, kết luận    
    • D. chương, bài, mục
  • Câu 3:

    Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

    • A. Bút, giấy, mực
    • B. Phần mềm máy tính
    • C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc, …
    • D. Con người, đồ vật, khung cảnh, …

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 6 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập hoạt động 1 trang 42 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập hoạt động 2 trang 43 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 43 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập hoạt động 3 trang 44 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 45 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập luyện tập 1 trang 47 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập vận dụng 1 trang 47 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.1 trang 37 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.2 trang 37 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.3 trang 37 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.4 trang 38 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.5 trang 38 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.6 trang 38 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.7 trang 38 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.8 trang 38 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.9 trang 39 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 10.10 trang 39 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 10 Tin học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Viết chương trình [cụ thể là pascal] để tính [Tin học - Lớp 8]

2 trả lời

Cho tam giác ABC 1 đường thẳng D [Tin học - Lớp 8]

2 trả lời

Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó [Tin học - Lớp 8]

3 trả lời

Đâu là tab đang mở [Tin học - Lớp 3]

6 trả lời

Giải thích [Tin học - Lớp 3]

3 trả lời

Chức năng của google [Tin học - Lớp 3]

8 trả lời

2701 MB bằng bao nhiêu GB [Tin học - Lớp 7]

4 trả lời

Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau [Tin học - Lớp 8]

2 trả lời

Tin học 6 bài 10 Sơ đồ tư duy sách Kết nối tri thức với cuộc sống trong chủ đề 5 có đáp án đầy đủ các phần. Các lời giải sau đây bám sát chương trình học SGK cho các em học sinh tham khảo luyện tập giải bài tập, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao.

>> Bài trước: Tin học 6 bài 9 An toàn thông tin trên Internet

Bài 10 Sơ đồ tư duy

  • I. Nội dung bài học Tin học 6 bài 10 KNTT
    • 1. Sơ đồ tư duy
    • 2. Cách tạo sơ đồ tư duy
  • II. Phần Luyện tập Tin học 6 bài 10 KNTT
  • III. Phần Vận dụng Tin học 6 bài 10 KNTT

I. Nội dung bài học Tin học 6 bài 10 KNTT

Hoạt động 1 trang 42 Tin học lớp 6 Kết nối tri thức

1. Hãy tưởng tượng khi 50 tuổi, em tìm thấy cuốn sổ lưu niệm đã cũ của lớp mình. Hãy viết ra ba điều mà cuốn sổ lưu niệm làm em thích thú, một điều làm em hạnh phúc và một điều gợi lại cho em kỉ niệm buồn.

2. Theo em sổ lưu niệm sẽ gồm những thông tin gì?

Trả lời

1.

  • Ba điều làm em thích thú: Những dòng chữ ngây thơ, những bức ảnh khi còn trẻ, những câu chuyện hài hước khi còn trên ghế nhà trường
  • Một điều làm em hạnh phúc: Đọc lại những lời chúc của các bạn dành cho mình
  • Một điều gợi lại cho em kỉ niệm buồn: Những bức ảnh bạn bè khoác vai nhau, vui đùa với nhau

2. Theo em, một cuốn sổ lưu niệm sẽ gồm thông tin của những người viết, hình ảnh, thời gian viết, những câu chuyện..

1. Sơ đồ tư duy

Hoạt động 2 Trang 43 tin 6 sách Kết nối tri thức

Em hãy quan sát sơ đồ tư duy ở Hình 5.2 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Cách biểu diễn nào [văn bản, sơ đồ tư duy] dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn?

2. Sử dụng sơ đồ tư duy có lợi ích gì?

3. Tên của chủ đề chính là gì? Tên của các chủ đề nhánh [triển khai từ chủ đề chính] là gì?

4. Các chi tiết của chủ đề nhánh “Thành phần” là gì?

Trả lời

1. Cách biểu diễn bằng sơ đồ tư duy sẽ dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn.

2. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp dễ dàng ghi nhớ và tiết kiệm thời gian hơn.

3. Tên của chủ đề chính là “Sơ đồ tư duy” với 4 chủ đề nhành là “Người sáng tạo”, “Lợi ích”, “Làm gì?” và “Thành phần”.

4. Các chi tiết của của chủ đề nhánh “Thành phần” là: Từ khóa, Hình ảnh, Đường nối.

Câu hỏi Trang 43 Tin 6 sách Kết nối tri thức

1. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta:

A. Ghi nhớ tốt hơn.

B. Giải các bài toán.

C. Sáng tạo hơn.

D. Nhìn thấy bức tranh tổng thể

Chọn A, C, D

2. Sơ đồ tư duy là:

A. Một công cụ tổ chức thông tin phù hợp với quá trình tư duy.

B. Một phương pháp chuyển tải thông tin.

C. Một cách ghi chép sáng tạo.

D. Một công cụ soạn thảo văn bản.

Chọn A, B, C

2. Cách tạo sơ đồ tư duy

Hoạt động 3 Trang 44 tin 6 sách Kết nối tri thức

1. Em và các bạn cùng thảo luận nhóm để bàn về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp, sau đó tạo sơ đồ tư duy trên giấy để ghi lại kết quả thảo luận theo gợi ý trong Hình 5.3 2.

2. Theo em sơ đồ tư duy thủ công trên giấy có hạn chế gì?

Trả lời

1. Nội dung trong các nhánh có thể bổ sung như sau:

* Các bài viết cảm nghĩ:

- Về bạn

- Về trường lớp

- Về thầy cô

- Về bác bảo vệ

- Về cô lao công,…

* Giới thiệu thành viên:

- Họ tên

- Ngày sinh

- Giới tính

- Địa chỉ liên hệ

- Ảnh

- Sở thích

- Sở đoản,…


* Giáo viên:

- Giáo viên chủ nhiệm

- Thầy dạy Toán

- Cô dạy Văn

- Thầy dạy Anh

- Các thầy cô bộ môn khác,…

* Hoạt động sự kiện

- Khai giảng

- Đêm rằm tháng 8

- Lễ hội Halloween

- Hội chợ tết truyền thống,…

2. Viết sơ đồ tư duy thủ công trên giấy em sẽ khó để sửa chữa, thay đổi và điều chỉnh thông tin, và mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn.

Câu hỏi Trang 45 tin 6 sách Kết nối tri thức

Em hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:

Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?

A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung.

B. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau như: đưa vào bài trình chiếu, gửi cho bạn qua thư điện tử,…

C. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau.

D. Có thể thực hiện bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo

Chọn D

II. Phần Luyện tập Tin học 6 bài 10 KNTT

Em hãy thực hiện các công việc sau đây cho sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em:

a] Bổ sung các nhánh nội dung cho sơ đồ tư duy [nếu cần].

b] Chỉnh sửa màu sắc và kiểu đường nối. Bổ sung hình ảnh, biểu tượng,… để tăng hiệu quả trình bày cho sơ đồ tư duy.

c] Chia sẻ sơ đồ tư duy cho thầy cô giáo và các bạn để cả lớp trao đổi, thống nhất nôi dung của cuốn sổ lưu niệm.

Gợi ý trả lời

- Bước 1: Khởi động phần mềm Mindmaple Lite.

- Bước 2: Tạo sơ đồ tư duy mới.

+ Nháy chuột vào File => Chọn New.

+ Khi xuất hiện hộp thoại như dưới đây, chọn một chủ đề [theme] hoặc một mẫu [template].

+ Nhấn OK.

+ Sơ đồ tư duy được tạo ra với chủ đề chính là một khung. Nháy chuột vào khung để nhập chủ đề chính.

- Bước 3: Tạo chủ đề.

+ Nháy chuột vào ô để chọn chủ đề chính.

+ Chọn Insert/Subtopic để tạo một chủ đề nhánh, thực hiện tương tự với các chủ để nhánh khác và các nội dung trong nhánh.

b] Để chỉnh sửa màu sắc nhấn vào bất kỳ ô nào trong sơ đồ vừa tạo, lúc này xuất hiện thanh công cụ Design tools => Nhấn chọn thẻ Style và chỉnh sửa màu sắc theo mong muốn.

Mặt khác,để thêm hình ảnh hoặc biểu tượng, cũng nhấn vào, sau đó chọn thẻ Insert, nhấn vào ô Picture để chọn ảnh hay Icon marker để thêm ký hiệu, biểu tượng…

c] Sau khi thực hiện tạo sơ đồ tư duy xong em vào File => Save, chọn vị trí để lưu tệp trong hộp thoại Save As vừa hiện lên, lưu tệp với tên SoLuuNiem.emm sau đó gửi tệp chia sẻ cho thầy cô và bạn bè.

>> Chi tiết: Hãy thực hiện các công việc sau đây cho sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em

III. Phần Vận dụng Tin học 6 bài 10 KNTT

Em hãy dùng sơ đồ tư duy [vẽ trên giấy hoặc tạo bằng phần mềm] trình bày tóm tắt nội dung bài 9. An toàn thông tin trên Internet.

Gợi ý trả lời

Chi tiết các mẫu vẽ khác: Em hãy dùng sơ đồ tư duy trình bày tóm tắt nội dung bài 9. An toàn thông tin trên Internet

>> Bài tiếp theo: Tin học 6 Bài 11 Định dạng văn bản

Trên đây là toàn bộ lời giải Tin học lớp 6 bài 9 An toàn thông tin trên Internet Kết nối tri thức. Các bạn học sinh tham khảo thêm lời giải Tin học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống và Tin học 6 Cánh Diều đầy đủ các bài học để chuẩn bị cho các bài học trên lớp, củng cố các kỹ năng sách mới. VnDoc.com liên tục cập nhật lời giải các môn học sách mới chương trình GDPT cho các bạn học sinh tham khảo.

Để chuẩn bị cho chương trình sách mới lớp 6, các thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm nhóm riêng để giảng dạy và công tác soạn bài, soạn giáo đạt kết quả cao nhất. Dưới đây là các nhóm sách mới:

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Kết nối tri thức với cuộc sống THCS

Mời các thầy cô cùng các bạn học sinh theo dõi.

Video liên quan

Chủ Đề