Tại sao chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

  • Trong bài 13 Địa lí lớp 10 - “Mưa và phân bố lượng mưa trên trái đất”

    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”


    Giải thích

    Khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng lên [không khí chứa nhiều hơi nước] , vì thế làm đôi cánh chuồn chuồn dính lại nên nó khó đập cánh bay cao.


    Khi trời khô hạn không mưa, độ ẩm trong không khí thấp, nên không ảnh hưởng gì đến đôi cánh chuồn chuồn, vì thế nó bay cao dễ dàng.

    Tài liệu Địa Lý miễn phí.

    idialy.HLT.vn - dialy.HLT.vn - lop10.idialy.com - lop11.idialy.com -lop12.idialy.com

  • Bài làm


    Với một nước thuần nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa nước thì thời tiết là một yếu tố quan trọng được quan tâm hàng đầu mỗi mùa vụ lúa vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng của vụ mùa đó. Trước đây khi chưa có truyền hình, chưa có chương trình dự báo thời tiết thì cha ông ta thường quan sát sự vật xung quanh và tìm ra được những quy luật thời tiết rất thú vị. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một trong số đó. Bạn đã từng rất quen thuộc với câu ca dao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” hay câu “Chim én bay thấp thì mưa”. Vậy bạn có hiểu ý nghĩa khoa học của hiện tượng này không?

    Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.

    Bạn đang xem: Vì sao chuồn chuồn bay thấp thì mưa

    Trong số các côn trùng này có loài lớn như chuồn chuồn, nhưng cũng có các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy. Ngoài ra vì áp thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa.

    Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí.

    Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.

    Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.

    Xem thêm: Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Là Gì, Thủ Tục Hành Chính


    Giải thích câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

    Chuồn chuồn có tập tính đó là bẩm sinh là vì đôi cánh chuồn chuồn có 1 chuỗi cảm ứng về nhiệt độ và cảm ứng. vì nó theo tậph tính đẻ trứng theo mùa của nó được truyền từ các đời của chuồn chuồn. Khi nhiệt độ cao thì lượng không khí ẩm môi trường thấp thì nước sông ao hồ đều thấp nên nó ko đẻ trứng.khi trời mưa thì nó lại bay thấp vì mưa xuống thì nó sẽ đẻ trứng [chuồn chuồn đẻ trứng ở trong nước] cứ mỗi lần nó chạm vào mặt nước là nó đẻ trứng vào trong dòng nước.

    Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Người ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Khi đó ta cũng thấy sân nhà hoặc sàn nhà lát gạch men hay lát đá sẽ ngưng đọng hơi nước thành các giọt nước nhỏ, ta gọi là hiện tượng “đổ mồ hôi”.

    Khi chuồn bay thấp tức nghĩa là áp suất không khí lúc đó thấp đè lên con chuồn chuồn làm cho nó bay thấp xuống thì trời mưa. Còn chuồn chuồn bay cao tức là áp xuất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng. Khi chuồn chuồn bay vừa tức là có áp xuất không khí nhưng không đủ đẻ đua nó bay cao hơn cũng không đủ đẻ là nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm.

    Câu ca dao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một trong những đúc kết giá trị của cha ông ta về dự báo thời tiết trong điều kiện cuộc sống còn giản đơn, qua đó giúp ta thêm ngưỡng mộ tài quan sát và trí tuệ của người xưa.

    Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí.

    Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.

    Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.

    Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.

    Vì sao 'Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm'?

    [VOH] – Câu tục ngữ 'Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm' là thành quả đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta qua việc quan sát hiện tượng tự nhiên để dự báo tiết trời.

    Ông cha ta có câu "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm" để nói về thời tiết dựa trên việc quan sát tầm bay của chuồn chuồn. Cho đến nay, câu tục ngữ này vẫn còn được áp dụng và trở nên vô cùng thân thuộc với người dân Việt Nam.

    1. Giải thích câu tục ngữ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm"

    Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có rất nhiều câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết. Trong đó, câu nói quen thuộc và phổ biến nhất có lẽ là "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm".

    Ông cha ta vẫn thường dự đoán thời tiết thông qua quan sát tầm bay của chuồn chuồn

    Đọc qua câu tục ngữ trên có lẽ ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói. Trong ngày, khi quan sát cánh chuồn chuồn bay ta có thể dự đoán được thời tiết. Nếu chuồn chuồn bay thấp có nghĩa là trời sắp mưa, nếu chuồn chuồn bay cao có nghĩa là trời sẽ nắng đẹp, còn chuồn chuồn bay vừa, không cao không thấp thì trời sẽ râm mát.

    Chỉ là một câu nói đơn giản nhưng nó lại dự báo được thời tiết một cách chính xác đến lạ kỳ. Vào thời đại xưa, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, phương tiện thông tin đại chúng chưa phổ biến thì cách dự đoán thời tiết thông qua quan sát hiện tượng tự nhiên này giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống của người dân. Nhất là với đất nước lấy nông nghiệp làm gốc như nước ta lúc bấy giờ.

    Cho đến nay, rất nhiều người vẫn còn áp dụng câu nói trên để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ này cũng dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ nên từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng thuộc lòng.

    Xem thêm: Giải thích ý nghĩa tục ngữ Nắng chóng trưa, Mưa chóng tối

    2. Cơ sở khoa học của câu tục ngữ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm"

    Câu nói của cha ông ta hoàn toàn đúng theo lý giải khoa học

    Câu tục ngữ trên của cha ông ta cũng hoàn toàn chính xác theo lý giải khoa học ngày nay. Theo nguyên lý vật lý, sở dĩ chuồn chuồn có thể bay cao hay thấp là do ảnh hưởng của áp suất không khí lên đôi cánh. Và có một mối liên hệ mật thiết giữa áp suất và độ ẩm không khí, hay nói cách khác chính là thời tiết của chúng ta.

    Chuồn chuồn là loài vật có đôi cánh vô cùng mỏng, gần như trong suốt với những nan cánh đặc biệt thu hút được độ ẩm của không khí. Khi trời sắp mưa, độ ẩm không khí tăng cao, hơi nước đọng lại trên đôi cánh chuồn chuồn khiến nó trở nên nặng nề. Kết quả là chúng không thể bay cao được mà phải bay tà tà sát mặt đất. Còn khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh chuồn chuồn khô và nhẹ giúp chúng bay cao dễ dàng.

    Cánh chuồn chuồn có thể hút độ ẩm trong không khí

    Có thể thấy thời đại của ông cha ta không thể biết được nguyên lý khoa học để phân tích hiện tượng bay cao bay thấp của chuồn chuồn. Nhưng bằng sự quan sát tỉ mỉ, ông cha ta đã có thể dự báo thời tiết một cách chính xác bằng phương pháp cực kỳ đơn giản.

    Qua đó, ta cũng có thể thấy được kinh nghiệm sống phong phú cũng như khả năng phân tích, tổng hợp đáng nể của người xưa. Chỉ nhờ một hiện tượng lặp đi lặp lại hàng ngày mà có thể dự đoán mưa, nắng dễ dàng cũng như để lại kiến thức bổ ích cho con cháu đời sau.

    Xem thêm: Những câu ca dao tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của ông cha về thời tiết nắng mưa

    3. Những câu ca dao, tục ngữ hay về thời tiết

    Ông cha ta có một kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ về thời tiết

    Ngoài câu tục ngữ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm", kho tàng ca dao tục ngữ nước ta vẫn còn rất nhiều câu nói hay nói về thời tiết. Bạn có thể thường xuyên bắt gặp những câu nói sau:

    1. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt: Tháng bảy thấy kiến kéo đàn bò lên cao tức là sắp có mưa lớn, lũ lụt.

    2. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ: Khi trời có màu vàng như mỡ gà tức là sắp có mưa to.

    3. Mống bên đông, vồng bên tây, chẳng mưa dây thì bão giật: Nếu thấy có cầu vồng ở phía đông hoặc phía tây là trời sắp mưa to gió lớn.

    4. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa: Nếu thấy quanh trăng có một vòng sáng thì tức là trời còn nắng hạn, oi bức, còn xung quanh trăng có vầng sáng mờ lan tỏa tức là trời sắp có mưa.

    5. Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa: Đang mùa hè nắng nóng, nếu thấy cỏ gà đang xanh mà đâm đầy rễ trắng tức là trời sắp mưa.

    Dự đoán thời tiết dựa vào hình ảnh cầu vồng

    6. Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa: Sau cơn mưa mà có nắng thường sẽ thấy cầu vồng, nếu cầu vồng dài thì mưa lớn dễ lũ lụt, còn nếu cầu vồng ngắn, chỉ nhìn thấy một đoạn tức là trời còn mưa nhưng sẽ ít hơn.

    7. Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu: Nếu nhìn thấy trăng mờ [nhiều hơi nước, sắp có mưa], cấy lúa nỏ [lúa cấy ruộng cao, khô] sẽ tốt , còn nếu trăng tỏ [trời nắng, không mưa] thì cấy lúa sâu [lúa cấy ruộng trũng] sẽ tốt.

    8. Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét: Khi nào thấy sếu kêu nhiều tức là mùa rét sắp đến vì sếu thường bay về phương Nam tránh rét.

    9. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa: Nếu ở phía đông có chớp kèm tiếng gà gáy thì có nghĩa là trời sắp mưa to.

    10. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão: Tháng bảy khi trời nổi gió heo may mà chuồn chuồn bay nhiều thì sắp có bão đến.

    Có rất nhiều câu tục ngữ liên quan đến chuồn chuồn được ông cha ta dùng để dự báo thời tiết

    11. Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng: Nếu gió nam [gió Lào] – luồng gió có tính chất khô nóng – thổi kéo dài 3 ngày liên tục sẽ ảnh hưởng nặng đến mùa màng của người nông dân.

    12. Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi: Nếu thấy kiến đắp bờ, tổ kiến đang được xây tức là sắp có mưa bão.

    13. Sấm tháng mười cày cươi mà cấy: Nếu tháng mười âm lịch thấy sấm chớp thường xuyên tức là vụ mùa sắp tới sẽ được mùa, đầy đủ nước tưới, nên tranh thủ tận dụng cấy lúa cho vừa.

    14. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước: Ếch nhái kêu nhiều tức là trời sắp mưa to.

    15. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa: Ban đêm nếu quan sát thấy trời đầy sao tức là ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu thấy ít hoặc không có sao tức là trời mây nhiều, ngày mai sẽ có mưa.

    Trên đây là giải thích chi tiết về câu tục ngữ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm" và những câu nói tương tự giúp dự báo thời tiết mà cha ông ta để lại. Hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm nhiều điều và có thêm nhiều thông tin hữu ích.

    Nguồn ảnh: Internet

    Video liên quan

    Chủ Đề