Tiến sĩ cầu lông là gì

Diễn biến mới nhất của vụ việc “tiến sĩ cầu lông”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GDĐT cho biết, với những luận án tiến sĩ có phản ánh và có ý kiến của dư luận, Bộ sẽ tiến hành thẩm định theo đúng quy chế hiện hành.

Hình minh họa.

Đây là quyết định đúng đắn, vì không chỉ làm thỏa mãn dư luận mà còn vì nền khoa học của nước nhà.

Tuy nhiên, cần phải có các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ hơn nữa để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, để các tiến sĩ nhận bằng đúng thực chất.

Qua câu chuyện trên mới thấy, luận án tiến sĩ mà cứ như trò hề, mọi chuyện chỉ rùm beng lên khi mạng xã hội và dư luận, báo chí lên tiếng. Nếu không, mọi việc cứ thế êm xuôi, và hàng năm, các cơ sở đào tạo được ví như các “lò ấp” sẽ tiếp tục cho ra lò những tiến sĩ với những đề tài rất chi là… buồn cười.

Buồn cười hơn, chuyện cứ như đùa mà hóa ra lại thật, đó là nhờ ông “tiến sĩ cầu lông” mới phát hiện ra là có rất nhiều người trở thành tiến sĩ nhờ nghiên cứu phát triển các môn thể thao khác ở quy mô cấp… tham luận.

Tìm kiếm theo từ khoá tại chuyên trang Luận văn - Luận án của Bộ GDĐT, có đến 10 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực phát triển môn cầu lông ở các cơ sở đào tạo trên cả nước. Tương tự, luận án tiến sĩ các môn thể thao khác cũng không thua gì môn cầu lông.

Xem danh sách các đề tài luận án tiến sĩ xong, nhiều ý kiến cho rằng đây không khác gì "công nghệ nhân bản tiến sĩ". Thật là chua xót.

Đến mức, theo đánh giá, một số đề tài nghiên cứu trên quy mô hẹp, chưa đủ tầm luận án tiến sĩ, giống với báo cáo, tham luận hoặc cùng lắm là luận văn thạc sĩ. 

TS Nguyễn Văn Tuấn - Đại học Quốc gia Hà Nội phải  thốt lên khi xem bảng thống kê về các đề tài trên rằng, "hoá ra, ngoài tiến sĩ về phát triển cầu lông thì còn nhiều tiến sĩ khác về yoga, bóng rổ, cử tạ.... Chuyện nghiên cứu khoa học thật mà như đùa".

Đó là nỗi nhức nhối về vấn đề nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo tiến sĩ tại nước ta hiện nay.

Tại sao lại để lọt những đề tài tiến sĩ như vậy? - đó cũng là câu hỏi chưa có được câu trả lời xác đáng. 

Một điều chắc chắn rằng, để các đề tài như thế được thông qua và người nghiên cứu đạt học vị tiến sĩ không phải riêng gì trách nhiệm của cá nhân nghiên cứu sinh, của người hướng dẫn mà còn có trách nhiệm của hội đồng bảo vệ, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GDĐT.

Bộ GDĐT không thể đứng ngoài cuộc trong câu chuyện này.

Thực tế đã cho thấy, công tác đào tạo tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thời điểm trước năm 2017 có nhiều khuyết điểm, sai phạm như Thanh tra Chính phủ đã kết luận. Đây chính là hồi chuông báo động về công tác đào tạo tiến sĩ hiện nay. 

Và ai dám chắc rằng, những khuyết điểm, sai phạm này chỉ có ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam mà không có ở các cơ sở đào tạo khác.

Ở các nước phát triển, những người học tiến sĩ là để làm công tác nghiên cứu, công tác giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu; họ nghiên cứu khoa học thực sự để phục vụ cho công việc; còn ở Việt Nam, một bộ phận không nhỏ học tiến sĩ để là đạt mục đích “thăng quan tiến chức”, để đủ điều kiện để làm lãnh đạo, làm quản lý.

Và những “lò ấp” tiến sĩ chính là nơi sinh sôi nảy nở tiến sĩ cho những người đang cố gắng chỉ vì hư danh chứ đâu phải vì khoa học.

Vì vậy, cần có cuộc rà soát tổng thể, “đại phẫu” các cơ sở có chức năng đào tạo tiến sĩ để đưa công tác nghiên cứu khoa học nói chung và công tác đào tạo tiến sĩ nói riêng về thực chất.

[Dân trí] - Mạng xã hội gần đây xôn xao về một luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học, có đề tài nghiên cứu về biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông ở một trường đại học.

Luận án có tên đầy đủ là "Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2", của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hồng, được công bố trên chuyên trang Luận văn - Luận án của Bộ GD&ĐT ngày 7/11.

Luận án thuộc chuyên ngành Giáo dục học, được thực hiện trong khóa đào tạo không tập trung tại Viện Khoa học Thể dục thể thao. Hai cán bộ hướng dẫn là PGS.TS Bùi Ngọc và PGS.TS Lê Ngọc Trung.

Thông tin về luận án "Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2" trên trang Luận văn - Luận án của Bộ GD&ĐT [Ảnh chụp màn hình].

Tại bản tóm tắt luận án, nghiên cứu sinh cho biết mục đích nghiên cứu là "tiến hành phân tích và tổng hợp tài liệu, rút ra những cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ cầu lông. Đồng thời, tiến hành điều tra thực trạng phong trào thể dục thể thao, phong trào tập luyện cầu lông và hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

Từ đó, tiến hành lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp đáp ứng nhu cầu tập luyện của hội viên trong câu lạc bộ cầu lông. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường thể lực, duy trì sức khỏe, phát triển số lượng hội viên và thúc đẩy phong trào tập luyện môn cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên trong Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2".

Nghiên cứu sinh đã chỉ ra 4 đóng góp mới của luận án. Thứ nhất, kết quả nghiên cứu lý luận rút ra những cơ sở khoa học khẳng định hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ cầu lông giữ vai trò then chốt, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể lực và đáp ứng nhu cầu tinh thần của cán bộ viên chức và sinh viên.

Đồng thời, qua nghiên cứu cho thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông cần lấy vai trò của hội viên làm trung tâm, đa dạng hóa các hình thức tổ chức tập luyện, khuyến khích động viên hội viên tích cực tham gia. Đẩy mạnh hoạt động theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ để có những điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.

Thứ hai, luận án đánh giá được thực trạng phong trào thể dục thể thao ngoại khóa đối với sinh viên và hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ hành chính đối với cán bộ viên chức. Ngoài ra, luận án còn tiến hành đánh giá phong trào tập luyện cầu lông và các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện, thi đấu cầu lông đối với cán bộ viên chức và sinh viên.

Luận án cũng đánh giá thực trạng hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 qua các tiêu chí đánh giá nguồn lực của câu lạc bộ [gồm 8 tiêu chí].

Thứ ba, trên cơ sở tiến hành đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng phương pháp phân tích SWOT về thực trạng hoạt động câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và sinh viên, luận án đã lựa chọn và kiểm nghiệm lý thuyết [qua phỏng vấn các nhà khoa học, các chuyên gia] được 7 biện pháp chung cho câu lạc bộ cầu lông, 2 biện pháp cho câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và 3 biện pháp cho câu lạc bộ cầu lông của sinh viên.

Thứ tư, luận án tiến hành ứng dụng vào kiểm nghiệm thực tiễn và đánh giá hiệu quả các biện pháp đã lựa chọn cho câu lạc bộ cầu lông của cán bộ viên chức và câu lạc bộ cầu lông của sinh viên.

Kết quả cho thấy: Số lượng hội viên tham gia, thành tích thi đấu, mức độ hài lòng và trình độ phát triển thể lực của hội viên trong câu lạc bộ đã có sự chuyển biến rõ rệt, phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông đã thu hút được cán bộ viên chức và sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tham gia tập luyện nhiều hơn.

Trang bìa luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hồng [Ảnh chụp màn hình].

Trên một số diễn đàn, nhiều người bày tỏ thắc mắc về sự xứng tầm của đề tài trên cho một luận án tiến sĩ.

"Đề tài không có tính thực tiễn, không mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, chỉ xứng tầm một bài tiểu luận", một người nêu ý kiến. "Phạm vi nghiên cứu còn không rộng bằng đề án tốt nghiệp đại học của mình", một người khác bày tỏ quan điểm.

Được biết, ngày 17/10, Viện Khoa học Thể dục Thể thao có quyết định về việc thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ Giáo dục học cấp Viện về đề tài "Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Cầu lông Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2" của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hồng.

Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên, do PGS.TS Trần Hiếu, Chủ tịch Viện Khoa học Thể dục Thể thao làm chủ tịch. Tới nay, luận án này vẫn chưa tới thời gian bảo vệ.

Trước đó, đầu tháng 5/2022, dư luận cũng từng xôn xao với đề tài luận án tiến sĩ có tên tương tự: "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh.

Đây cũng là luận án ngành Giáo dục học, hoàn thành tại Viện Khoa học Thể dục thể thao và được đăng tải trên chuyên trang Luận văn - Luận án của Bộ GD&ĐT. Nội dung đề tài công bố tháng 12/2021, nghiệm thu thành công cấp Viện ngày 19/1/2022.

Tới ngày 6/10, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La" đã bị Hội đồng thẩm định của Bộ đánh giá chưa đạt.

Cụ thể, 2 trong số 3 chuyên gia thuộc Hội đồng thẩm định yêu cầu nghiên cứu sinh sửa lại nhiều nội dung của luận án, chuyên gia còn lại đánh giá luận án không đạt yêu cầu, nghiên cứu sinh cần làm lại và bảo vệ lại.

Tin liên quan

Hậu kiểm "luận án tiến sĩ cầu lông" có giải quyết được tận gốc vấn đề?

Theo GS.TSKH Ngô Việt Trung, việc hậu kiểm "luận án tiến sĩ cầu lông" không có nhiều ý nghĩa ngay cả khi kết luận đây là luận án không đạt, bởi còn vô vàn những luận án tương tự.

"Luận án tiến sĩ cầu lông" bị Hội đồng thẩm định Bộ GD&ĐT đánh giá chưa đạt

Có 2 trong số 3 chuyên gia Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT yêu cầu nghiên cứu sinh sửa lại nhiều nội dung của luận án, chuyên gia còn lại đánh giá luận án không đạt yêu cầu, cần làm lại và bảo vệ lại.

Luận án "tiến sĩ cầu lông": Phú quý giật lùi của đào tạo sau đại học?

Đó là nhận định của GS.TS NGND Trần Đức Viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp về đào tạo tiến sĩ hiện nay qua vụ luận án "tiến sĩ cầu lông".

Chủ Đề