Shadow Talk là gì?

Trước khi bắt đầu nói đến việc luyện phát âm và nói tiếng Anh, tôi có một câu hỏi dành cho bạn: Bạn thấy tiếng Anh như thế nào khi lần đầu tiên nghe ai đó nói bằng thứ tiếng này? Nghe có giống âm thanh của người ngoài hành tinh không? Riêng tôi, tôi cảm thấy nó thật vô nghĩa. Giống như một đứa trẻ, những gì mọi người nói, đối với nó đều rất kỳ lạ và chẳng thể nào hiểu nổi. Tuy nhiên, càng sống trong môi trường đó, trẻ quen dần với giọng điệu, âm thanh, các từ ngữ, rồi ghi nhớ, bắt chước và bắt đầu bập bẹ "bố", "mẹ".... Hãy học tiếng Anh như một đứa trẻ và Shadowing là kỹ thuật sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Shadowing là một kỹ thuật không phải nhiều người biết nhưng rất hiệu quả nếu bạn muốn luyện tập ngữ điệu, nhịp điệu và cách phát âm của người bản địa. Shadowing khác với kỹ thuật nghe và lặp lại, nghĩa là bạn sẽ không chờ nghe hết cả câu và sau đó mới nhắc lại những gì Speaker nói. Thay vào đó, bạn và người nói gần như sẽ nói đồng thời, cụ thể, bạn bắt chước hoàn toàn ngữ điệu, cách họ ngắt câu, luyến láy.... của họ.

Video hướng dẫn cách luyện nói tiếng Anh bằng kỹ thuật Shadowing

Cách luyện English Speaking bằng kỹ thuật Shadowing

Bước 1: Lựa chọn một audio/video tiếng Anh bạn thích. Lưu ý là chọn video có phụ đề hoặc audio có transcript.

Lý tưởng là xem phim có phụ đề, video nhạc có lời, ebook có audio đi kèm, talk show, sitcom hay phim hoạt hình. Nếu mới bắt đầu học, bạn nên lựa chọn các file nghe có tốc độ đọc phù hợp với trình độ hiện tại.

Một số website hữu ích:

  • //www.ted.com/
  • //librivox.org/
  • //learnenglish.britishcouncil.org/en/listen-and-watch
  • //www.bedtimestoriescollection.com/
  • //learningenglish.voanews.com/

Bước 2: Nghe audio/xem video ít nhất một lần để nắm bắt ngữ điệu cơ bản và hiểu được sơ qua ngữ cảnh. Theo A.J.Hoge thì bạn nên nghe từ 5 đến 7 lần trước khi bắt đầu áp dụng kỹ thuật Shadowing.

Bước 3: Shadowing

Mở lại file nghe, video và cố gắng bắt chước ngữ điệu, cách ngắt từ, cụm từ, câu... của người nói:

  • Vừa nghe vừa nhìn vào phụ đề/transcript và đọc. Tập cho đến khi nào cảm thấy khá ổn.
  • Tắt audio hoặc chuyển âm lượng video về 0, sau đó, đọc phụ đề/transcript và ghi âm lại giọng của bạn.
  • Nghe lại file ghi âm và so sánh với giọng của speaker. Nếu chưa hài lòng, hãy luyện tập cho đến khi cảm thấy tốt nhất.

Ngay khi mới tập, bạn sẽ cảm thấy mất kiên nhẫn, chán nản và khó làm theo. Đừng vội vàng từ bỏ, hãy cố gắng duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày. Để tăng cảm hứng, bạn nên chọn những video hài hoặc bộ phim bạn yêu thích.

Chúc bạn thành công.

  • Mẹo học bất kì ngôn ngữ nào từ người nói thành thạo 9 thứ tiếng
  • 12 Facebook Page hữu ích cho người học tiếng Anh
  • Bí quyết học ngoại ngữ hiệu quả từ người đàn ông 35 tuổi nói được 11 thứ tiếng
  • 7 lý do đầy thuyết phục để bạn nhất định phải học ngoại ngữ

Chủ Nhật, 04/09/2016 09:25

4,85 👨 28.243

0 Bình luận

Sắp xếp theo

Xóa Đăng nhập để Gửi

Bạn nên đọc

  • Ứng dụng phổ biến nhất mọi thời đại trên App Store?
  • Loại cáp USB mới cho phép tin tặc thực hiện các cuộc tấn công từ xa
  • Sony Ericsson ra mắt dế mới
  • Đầu Blu-ray kiêm máy chủ quản lý nhạc tại gia
  • Cách dùng công cụ tạo mật khẩu Smart Lock của Chrome
  • Điểm mặt laptop giảm giá tiền triệu

Kỹ năng Công việc

  • Mẫu đơn xin nghỉ việc thuyết phục nhất
  • 23 quy tắc trong kinh doanh mà bất cứ nhân viên chuyên nghiệp nào cũng cần biết
  • Cách viết đơn xin việc chuẩn và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
  • 10 công việc lương cao trong 10 năm tới, có 3 thuộc lĩnh vực công nghệ
  • Cách trả lời câu hỏi ‘mục tiêu nghề nghiệp’ của bạn khi phỏng vấn
  • Trau chuốt hay chau chuốt hay trau truốt mới đúng chính tả
  • OneLook: Trang web miễn phí tuyệt vời giúp nâng cao kỹ năng viết Tiếng Anh
  • 7 ngành học dễ kiếm việc làm lương cao khi mới ra trường
  • Trả lời câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?
Xem thêm

Kỹ năng
  • Kỹ năng sống
  • Kỹ năng Công việc
  • Giáo dục, học tập

  • Công nghệ
    • Ứng dụng
    • Hệ thống
    • Game - Trò chơi
    • iPhone
    • Android
    • Linux
    • Nền tảng Web
    • Đồng hồ thông minh
    • Chụp ảnh - Quay phim
    • macOS
    • Phần cứng
    • Thủ thuật SEO
    • Kiến thức cơ bản
    • Raspberry Pi
    • Dịch vụ ngân hàng
    • Lập trình
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ nhà mạng
    • Nhà thông minh
  • Download
    • Ứng dụng văn phòng
    • Tải game
    • Tiện ích hệ thống
    • Ảnh, đồ họa
    • Internet
    • Bảo mật, Antivirus
    • Họp, học trực tuyến
    • Video, phim, nhạc
    • Mail
    • Lưu trữ đám mây
    • Giao tiếp, liên lạc, hẹn hò
    • Hỗ trợ học tập
    • Máy ảo
  • Tiện ích
  • Khoa học
    • Khoa học vui
    • Khám phá khoa học
    • Bí ẩn - Chuyện lạ
    • Chăm sóc Sức khỏe
    • Khoa học Vũ trụ
    • Khám phá thiên nhiên
  • Điện máy
    • Tủ lạnh
    • Tivi
    • Điều hòa
    • Máy giặt
  • Cuộc sống
    • Kỹ năng
    • Món ngon mỗi ngày
    • Làm đẹp
    • Nuôi dạy con
    • Chăm sóc Nhà cửa
    • Kinh nghiệm Du lịch
    • Halloween
    • Mẹo vặt
    • Giáng sinh - Noel
    • Tết 2023
    • Quà tặng
    • Giải trí
    • Là gì?
    • Nhà đẹp
    • TOP
    • Phong thủy
  • Video
    • Công nghệ
    • Cisco Lab
    • Microsoft Lab
    • Video Khoa học
  • Ô tô, Xe máy
    • Giấy phép lái xe
  • Làng Công nghệ
    • Tấn công mạng
    • Chuyện công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Trí tuệ nhân tạo [AI]
    • Anh tài công nghệ
    • Bình luận công nghệ
    • Tổng hợp
  • Học CNTT
    • Quiz công nghệ
    • Microsoft Word 2016
    • Microsoft Word 2013
    • Microsoft Word 2007
    • Microsoft Excel 2019
    • Microsoft Excel 2016
    • Hàm Excel
    • Microsoft PowerPoint 2019
    • Microsoft PowerPoint 2016
    • Google Sheets - Trang tính
    • Photoshop CS6
    • Photoshop CS5
    • HTML
    • CSS và CSS3
    • Python
    • Học SQL
    • Lập trình C
    • Lập trình C++
    • Lập trình C#
    • Học HTTP
    • Bootstrap
    • SQL Server
    • JavaScript
    • Học PHP
    • jQuery
    • Học MongoDB
    • Unix/Linux
    • Học Git
    • NodeJS

Giới thiệu | Điều khoản | Bảo mật | Hướng dẫn | Ứng dụng | Liên hệ | Quảng cáo | Facebook | Youtube | DMCA

Giấy phép số 362/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/06/2016. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam.

Bản quyền © 2003-2022 QuanTriMang.com. Giữ toàn quyền. Không được sao chép hoặc sử dụng hoặc phát hành lại bất kỳ nội dung nào thuộc QuanTriMang.com khi chưa được phép.

Shadowing Speaking là gì?

Phương pháp Shadowing đơn giản bạn “nhại” lại giọng của người nói. Nói tới “nhại”, nhiều người sẽ nghĩ về một thói quen trẻ con, nhưng kỹ thuật shadowing không giống nhại giọng thông thường. Với nhại giọng thông thường, người nói sẽ nói hết câu thì người nhại lại mới nhắc lại.

Shadow listening là gì?

Shadowing [Kỹ thuật cái bóng] kỹ thuật bắt chước âm [sound], độ nhấn nhá [stress] và ngữ điệu [intonation] của người bản xứ ngay sau khi nghe họ phát âm. Các bạn cứ tưởng tượng như mình nghe 1 ca sĩ hát rồi cố gắng hát với giọng và độ trầm bổng y như họ vậy.

Shadow writing là gì?

Kỹ thuật Shadowing trong Writing là quá trình chọn lọc các cấu trúc và cách diễn đạt hay, sau đó áp dụng vào bài viết của mình. Nói cách khác, đây kỹ thuật VIẾT LẠI CÂU HAY CÓ SẴN.

Shadow Reading là gì?

Shadowing hay Shadow reading là phương pháp đọc dựa trên cơ sở bạn đọc theo nội dung vừa được giảng viên đọc chuẩn. Shadow nghĩa cái bóng, vậy ở Shadow reading bạn sẽ phải hành động như những cái bóng, phản hồi lại phần âm thanh được học.

Chủ Đề