Thuyết minh cách làm một món đồ chơi

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Bài làm

   Sẽ thật tuyệt vời nếu như tuổi thơ của mỗi chúng ta được gắn bó với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, thả diều… Đặc biệt, mỗi cánh diều tuổi thơ mãi là những kỉ niệm mà chúng ta không thể nào quên được, đó cũng là món đồ chơi yêu thích của biết bao người khi còn thơ ấu.

   Trò chơi dân gian thả diều có xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước [khoảng 2800 năm trước], du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận.Với mỗi đứa trẻ Việt Nam, hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc.

   Diều là một món đồ chơi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đầu tiên là áo diều, áo diều có thể làm bằng giấy, vải hoặc nilon. Trẻ con ở các vùng quê trước đây thường dùng giấy bàn, có khi là giấy của những quyển sách cũ gỡ ra làm áo diều. Đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất. Ngày nay chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Tiếp theo là khung diều, bộ phận này thường được làm bằng nan tre bởi nan tre mềm dễ uốn và tạo kiểu. Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai dùng cho các diều nhỏ bằng dây may, dây thừng nhỏ và sau này có cả dây thép nữa để dành cho các loại diều lớn. Hình dáng của diều cũng rất phong phú đa dạng, có loại hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có tre, tre phải là tre tươi, dẻo, cứng và có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách.

    Nếu như để làm được ra con diều tốt đòi hỏi sự khéo léo thì khi chơi diều cũng đòi hỏi người chơi càng phải khéo léo, tính toán tỉ mỉ hơn. Ở miền Bắc, các em chơi diều bắt đầu từ mùa hè và vào tầm chiều tối khi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của ban ngày nhường chỗ cho những cơn gió mát rượi, bầu trời mùa hè cao và xanh là thời điểm thích hợp cho những cánh diều bay lượn. Thả diều cần chọn những địa điểm rộng và thoáng như cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Trường hợp thả diều ở một nơi có nhiều gió, có thể chỉ cần đứng tại chỗ và giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên cao. Trường hợp trời đứng gió, lúc này cần cầm dây và chạy thật nhanh cho diều đạt được độ cao nhất định đủ để đón những cơn gió ở tầng cao, khi đó diều sẽ có thể tiếp tục bay lên. Trẻ em ham chơi thường chọn cách chạy thật nhanh để đưa diều lên cao dù cho trời đang nắng gắt. Những người từng trải luôn biết cách chờ đợi những cơn gió lúc chiều tà. Thả diều nơi đồng vắng thì ung dung tự tại nhưng hơi buồn tẻ, thả diều ở nơi có nhiều người cùng thả thì có sự cạnh tranh nhưng lo ngại bị vướng dây. Diều giấy thì thả ở đồng quê, diều to nghệ thuật thì thả ngoài biển lớn. Nhưng dù chọn cách chơi nào với loại diều nào thì chơi diều vẫn là một thú vui của tuổi thơ.

   Diều là một món đồ chơi dân gian gắn bó với tuổi thơ có từ lâu đời và mang nhiều ý nghĩa. Chiếc diều không chỉ thể hiện sự khéo léo, thẩm mĩ của người làm mà còn thể hiện sự chăm chỉ kiên nhẫn của họ. Bởi không phải ai cũng làm ra được diều. Có thể bất cứ đứa trẻ nào cũng làm được một chiếc chong chóng hay vót ra được những chiếc đũa chơi chuyền nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tự làm cho mình được chiếc diều. Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Còn ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười sự giải trí cho các bạn nhỏ sau một ngày học tập.

    Xã hội sẽ ngày càng phát triển và sẽ hiện xuất hiện nhiều trò chơi, các món đồ chơi hấp dẫn hơn nhưng những cánh diều sẽ mãi là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ theo dấu chân của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau.


Từ bao đời nay, Việt Nam đã nổi tiếng với khá nhiều những trò chơi dân gian. Ở thời buổi công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng như bây giờ thì có lẽ những thú vui trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng là rất quan trọng. Một trong số những thú vui ấy phải nói đến trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian mà ông cha ta đã để lại bao đời nay. Đó là một thú vui tao nhã, một trò chơi làm con người ta xua tan đi bao mệt nhọc. Nhưng hầu hết trò chơi này chỉ còn thịnh hành ở một số vùng quê. Bây giờ khi xã hội đang phát triển các trò chơi xuất hiện hàng loạt. Các món đồ chơi hiện đại có thể đã thay thế những chiếc diều thả. Hay các loại diều với đủ kiểu dáng, màu sắc có đầy trên thị trường. Nhân đây tôi muốn giới thiệu về cách làm một con diều giấy đơn giản.

Diều có thể làm bằng vải, giấy, nilon,Nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều giấy quen thuộc và dễ làm nhất đối với học sinh chúng ta. Các dụng cụ để làm một con diều giấy gồm: 2 thanh tre dài 40-50cm, 6 tờ giấy khổ 30.30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Vậy là khâu chuẩn bị xem như xong.

Bắt tay vào làm, trước hết ta dùng dao vuốt 2 nan tre tròn, kích thước phải nhỏ, nhẹ nhưng phải dẻo dai tránh bị gãy. Lấy 1 tờ giấy rồi đặt 2 nan tre vào mặt tờ giấy tạo thành hình chữ ''x'' đối xứng với các đầu. Sau đó cắt phần còn thừa của thanh nan. Dùng băng dính dán 2 thanh nan vào con diều sao cho chắc chắn. Lấy 5 tờ giấy còn lại cắt thành những mảnh nhỏ có chiều dài 30cm, chiều rộng 5cm. Dính những mảnh giấy nhỏ lại với nhau thành 3 dây dài sao cho 2 dây bằng nhau khoảng 50cm và 1 dây dài 80cm. Vậy là chúng ta đã làm xong đuôi diều. Tiếp theo ta đặt diều thành hình thoi rồi dán đuôi vào. Sao cho 2 đuôi nhắn dán, dán vào 2 góc bên của hình thoi, dây dài nhất dán vào góc dưới. Lấy 1 đoạn dây dài chừng 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc 2 đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Tôi đã giới thiệu cách làm diều xong.

Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng giấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.

Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là 1 thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam

1. Mở bài

- Giới thiệu về đồ chơi dân gian: chong chóng là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi với thiếu nhi.

2. Thân bài

a. Cấu tạo và cách làm

*Chong chóng hai cánh

-     Que tre mỏng, bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân.

-     Ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật hoặc tam giác, loại giấy hơi cứng, đáy quay về hai phía trái nghịch nhau.

-     Hai mảnh giấy này, dù hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh.

-     Giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ.

-     Qua lỗ nhỏ này xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre, chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây, rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chi chừa lại đầu cán.

* Chong chóng bốn cánh

-     Chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy.

-     Lấy một mảnh giấy vuông cắt làm tám mảnh nhưng chỉ cắt lưng chừng mà chẳng rời nhau, cắt theo bốn góc và bốn đường ở giữa bốn cạnh.

-     Cắt như vậy rồi, lấy bốn mảnh, cách một mảnh lại lấy một mảnh lên dán dầu những mảnh này đấu vào nhau.

-     Các em đã có chiếc chong chóng bốn cánh tạo nên do bốn mảnh còn lại.

-     Nhằm đúng giữa mảnh giấy dùi một lỗ nhỏ, lỗ nhỏ này dùi sướt qua cả phía bốn đầu mánh giấy dán đấu vào nhau để có thể thể qua được chiếc cán.

-     Chiếc cán cùng giống chiếc cán của chong chóng hai cánh.

b. Phân loại: Có loại chong chóng 2 cánh, có loại 4 cánh.

c. Cách chơi chong chóng: 

-     Cắm chong chóng vào cán, đưa ra gió là chong chóng quay.

-     Các em có thể cầm cán chạy quanh đường làng hoặc để ở cửa sổ chong chóng quay trông rất thích mắt.

d. Ý nghĩa:

- Giải trí.

- Cánh diều gắn bó với tuổi thơ, đem ước mơ bay cao bay xa hơn.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về chong chóng.

Khi được giao bài tập thuyết minh về cách làm đồ chơi đèn ông sao, không cần lo, theo dõi bài viết này các em học sinh sẽ làm ngay được bài tập.

Chiếc đèn ông sao là một loại đồ chơi không thể thiếu trong những dịp trung thu về. Cả một bầu trời tuổi thơ như ùa về với những đêm rằm rước đèn phá cỗ.

Cùng làm bài tập thuyết minh về cách làm đồ chơi đèn ông sao

Bên dưới là bài viết thuyết minh về cách làm chiếc đèn ông sao năm cánh trong mỗi dịp trung thu. Chiếc đèn này được bọn trẻ nhỏ trong xóm cầm đi rước đèn phá cỗ trong đêm trung thu. Mời các bạn cùng đọc và tham khảo để làm tốt bài của mình nhé.

Thuyết minh về cách làm đồ chơi đèn ông sao

Vào đêm rằm tháng tám âm lịch hàng năm chính là ngày tết thiếu nhi của trẻ em trên cả nước. Trong ngày đó phải có những chiếc đèn ông sao lấp lánh nhiều màu xuất hiện. Hiện nay có nhiều loại đèn với nhiều kiểu mẫu khác nhau được này bán. Tuy nhiên chiếc đèn ông sao vẫn là món đồ chơi truyền thống của trẻ em.

Nếu không mua cha mẹ vẫn có thể tự làm được chiếc đèn ông sao một cách dễ dàng cho con nhỏ. Hãy cùng xem cách hướng dẫn làm đèn ông sao đơn giản tại nhà nhé.

Những dụng cụ cần chuẩn bị sẵn như: 

  • Que tre
  • Dây buộc
  • Keo dán
  • Giấy bóng màu
  • Bút, thước kẻ

Cách làm chúng như sau:

  • Bước 1: Chẻ các mảnh tre thành 10 chiếc quy dài bằng nhau. Mỗi que có độ dài vào khoảng 50cm. Thêm vào đó là chẻ khoảng 5 que tre ngắn hơn và dài khoảng 10cm.
  • Bước 2:  Sắp xếp 10 que tre dài thành hai hình ngôi sao năm cánh. Dùng tay để cố định lại thanh tre bằng dây kẽm hay thép.
  • Bước 3: Hãy chồng hai ngôi sao vừa làm đó lên nhau. Sau đó sử dụng dây cố định năm đỉnh của hai ngôi sao vào với nhau. Dùng các que tre ngắn đã chuẩn bị trước đó cho vào phần giao giữa các ngôi sao và dựng chúng lại sao cho có khung hình 3D. Buộc chặt các điểm giao đó bằng dây thép hoặc kẽm để các thanh tre được cố định một cách chắc chắn.
  • Bước 4: Sử dụng keo đổ lên bề mặt thanh tre
  • Bước 5: Bạn siwr dụng các giấy nhiều màu phủ kín lên khung đèn. Bạn nhớ để lại khoảng một đến hai ô trống để đặt nến bên trong. Cuối cùng là hoàn thành xong chiếc đèn ông sao năm cánh đẹp lung linh.

Dàn ý thuyết minh về cách làm đồ chơi đèn ông sao chi tiết

Cũng có khá nhiều bạn gặp khó khăn trong việc làm một bài văn thuyết trình. Dưới đây là dàn ý thuyết trình về cách làm chiếc đèn ông sao.

Phần mở bài

Khi mở bài cần giới thiệu được về chiếc đèn ông sao. Đây là một món đồ chơi rất quen thuộc với các bạn trẻ nhỏ trong mỗi dịp trung thu. Nhưng không phải ai cũng có biết làm chiếc đèn ông sao. Dưới đây là cách hướng dẫn làm chúng.

Phần thân bài

Nói về nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc đèn ông sao. Chưa ai biết được chính xác chiếc đèn ông sao được bắt nguồn từ đâu. Thế nhưng mọi người đều cho rằng đã từ rất lâu rồi con người đã biết mô phỏng những ngôi sao trên trời. Sau đó tạo nên được món đồ chơi này cho trẻ nhỏ.

Chiếc đèn ông sao xuất hiện nhiều trong những dịp tết trung thu. Tết trung thu là tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Trong ngày đó mặt trăng ở độ đẹp nhất: to, tròn và tỏa sáng. Các ngôi sao bao quanh đó cũng dần trở nên sáng hơn. Mô phỏng những ngôi sao trên trời đó thể hiện được một nét đẹp truyền thống về đêm trăng rằm. Qua đó cũng nói lên đời sống tinh thần của lũ trẻ ngây thơ và trong sáng.

Về nguyên liệu: Để có được một chiếc đèn ông sao hoàn thiện cần có những nguyên liệu sau:

  • Sử dụng khoảng 10 thanh tre hoặc trúc. Chúng có độ dày từ 5mm đến 1cm và đã được vót nhọn
  • Năm que tre hoặc trúc có độ dài vào khoảng từ 8cm – 10cmm. Độ dày của chúng rơi vào khoảng 5mm
  • Sử dụng nhiều loại giấy bóng màu với nhiều màu sắc khác nhau
  • Một số dụng cụ khác được sử dụng là: dây để buộc và keo dán, thước kẻ với bút chì.

Cuối cùng là cách làm chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh:

Trước tiên là công đoạn làm khung. Sử dụng 10 thanh tre hoặc trúc với các chiều dài bằng nhau. Lấy năm thanh buộc vào nhau để tạo thành sao năm cánh. Với mười thanh thì sẽ được hai hình sao năm cánh. Bạn cần nhớ rằng khi buộc cần vót nhọn đầu thanh tre và không nên buộc nhiều vòng dây. Sử dụng dây để cố định buộc chặt hai hình sao. Cần buộc chặt chỗ đầu sao năm cánh. Với các que tre ngắn bạn dùng chúng gắn ở năm đầu gốc của cánh sao. Như vậy bạn đã làm xong khung chiếc đèn ông sao.

Lấy giấy dán vào khung: căn thật chuẩn và cắt giấy bóng đã chuẩn bị trước đó thành những hình tam giác hay tứ giác. Cắt theo hình khung đã tạo nhé. Sau đó dán giấy lên khung đèn. Khi dán cần chú ý để loại một chỗ thông hơi nhỏ và khoảng trống dưới để bỏ nến.

Cuối cùng chiếc đèn hoàn thành cần phải đúng khung và giấy dán khớp với khung. Màu sắc nên chọn các màu khác nhau như đỏ, xanh, vàng và trắng. Như vậy chiếc đèn sẽ trở nên lung linh hơn.

Phần kết bài 

Chiếc đèn ông sao năm cánh là món đồ chơi quen thuộc gần gũi của trẻ nhỏ. Chúng cũng là đồ hàng của nhiều nghệ nhân. Khi đã hiểu được và làm được chiếc đèn sẽ càng thêm trân trọng hơn. Biết được các nghệ nhận đã vất vả thế nào để làm ra món đồ chơi này.

Cách làm chiếc đèn ông sao khá đơn giản phải không nào. Lưu ngay về máy để có thể làm được chiếc đèn nhanh gọn trong thời gian sớm nhất nhé.

Qua những thông tin bên trên chắc hẳn các em học sinh đã biết được cách thuyết minh về cách làm đồ chơi đèn ông sao rồi phải không. Chúc các em học tốt và thi thật tốt nhé!

  • Xem thêm: Thuyết minh về ngôi trường của em “Ý NGHĨA TÌNH THẦY CÔ”
Văn Học -

Video liên quan

Chủ Đề