Thuốc tránh thai hết hạn

Trường hợp nào không nên sử dụng thuốc tránh thai?

SKĐS - Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình, tự quyết định khi nào thì nên có thai và khoảng cách giữa các lần sinh nở Thuốc tương đối an toàn, song một số đối tượng không nên sử dụng.

Kể từ lần đầu tiên được hợp pháp hóa ở Mỹ vào những năm 1960, thuốc tránh thai đã trở thành một trong nhữngbiện pháp kế hoạch hóa gia đìnhphổ biến nhất của chị emphụ nữ.

Ước tính60% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng một số biện pháp ngừa thai để tránh mang thai ngoài kế hoạch.Nhiều phụ nữ lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai nhờ tính dễ sử dụng, sẵn có, an toàn, hạn chế tác dụng phụ và hiệu quả.

Thuốc tránh thai có hiệu quả cao khi bạn uống đều đặn hàng ngày.

Nhưngthuốc tránh thaikhông thể đạt hiệu quả 100%.Khi uống đúng theo chỉ định, thuốc tránh thai về mặt kỹ thuật có thể có hiệu quả ngừa thai lên đến 99%.Nhưng trong thực tế, thường rất khó để uống thuốc đúng theo hướng dẫn và do đó, hiệu quả chỉ đạt 91%. Điều này có nghĩa là cứ 100 phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thì có 9 người có khả năng mang thaingoài ý muốn. Dưới đây là những nguyên nhân:

1. Uống thuốc thất thường

Thuốc tránh thai được uống hàng ngày để phát huy hiệu quả.Nếu quên uống thuốc một ngày, nồng độ hormone có thể không duy trì ở mức phù hợp đủ để tránh thai. Nếu cảm thấy khó khăn khi phải uống thuốc hàng ngày, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sảnphụ về các biện pháp tránh thai thay thế.

2. Không uống thuốc tránh thai vào cùng một thời điểm mỗi ngày

Ngoài việc uống thuốc tránh thai hàng ngày, cũng nên uống thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày.Mặc dù không quy định giờ uống thuốc tối ưu cho bất cứ loại thuốc tránh thai nào. Tuy nhiên, nên uống vào một thời điểm cố định trong ngày để tránh quên thuốc.

Việc làm này giúp duy trì mức độ hormone ổn định hơn. Nhiều người đặt báo thức hàng ngày để nhắc họ uống thuốc vào đúng thời điểm mỗi ngày. Nếu lỡ uống thuốc thì nên sử dụng phương pháp ngừa thai dự phònghoặc tránh quan hệ tình dục.

3. Bị nôn mửa khi uống thuốc tránh thai

Đôi khi bạn có thể bị ốm khi đang dùng thuốc tránh thai.Khi nôn mửa, cơ thể có thể không hấp thụ hết viên thuốc. Vì vậy, nếu bị nôn, ngay sau đó, nên uống một viên khác càng sớm càng tốt và uống viên tiếp theo như lịch trình bình thường.

4. Tương tác bất lợi làm giảm hiệu quả của thuốc

Một số loại thuốc có thể làm cho thuốc tránh thai trở nên kém hiệu quả hơn như một sốloạithuốc kháng sinh[rifampicin] và thuốc chống nấm [griseofulvin]. Bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong khi dùng các loại thuốc này và trong 48 giờ sau khi kết thúc liệu trình.

Các loại thuốc và chất bổ sung kéo dài khác cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thuốc tránh thai.Các thuốc này bao gồm: Thuốcđộng kinh, như phenobarbital, phenytoin và carbamazepine; Thuốc kháng virus được sử dụng để điều trịHIV; Thảo dược St. John's Wort, là một phương thuốc thảo dược được sử dụng để điều trị mất ngủ, trầm cảm.

Nếu lỡ quên uống thuốc thì nên sử dụng các phương pháp ngừa thai dự phòng khác.

Mẹo để dùng thuốc tránh thai hiệu quả

Thuốc tránh thai rất hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách và không bỏ lỡ ngày uống thuốc nào. Nên áp dụng những mẹo nhỏ sau đây:

ĐỌC THÊM
  • "Triển vọng phát triển thuốc tránh thai cho nam giới"

- Đọc kỹ nhãn thông tin thuốc và làm theo hướng dẫn cẩn thận.

- Uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

- Sử dụng ứng dụng theo dõi chu kỳ và cung cấp lời nhắc uống thuốc.

- Mua thuốc dự phòng ít nhất 1 tuần trước khi hết thuốc để tránh bị nhỡ thuốc.

- Luôn uống thuốc đã quên càng sớm càng tốt.

- Nên sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng, như bao cao su, nếu lỡ quên uống thuốc.

Mời độc giả xem thêm video:

Buổi sáng Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề