Thử nghiệm kiểm soát là gì ví dụ

Bài số 2 của Series Đề thi CPA môn Kiểm toán: Bài tập về Thử nghiệm kiểm soát và Thủ tục kiểm soát

Bài tập về Thử nghiệm kiểm soát và Thủ tục kiểm soát là một dạng bài không dễ của Đề thi Môn kiểm toán. Vì dạng bài này yêu cầu phải có kiến thức về hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý. Mà đây là vấn đề không phải ai cũng quen thuộc.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập Đề thi CPA – Môn Kiểm toán

Trong bài viết này, mình sẽ đi giải thích tình huống thường gặp của dạng bài tập về thử nghiệm kiểm soát & cách xử lý.

1. Tình huống thường gặp của bài tập về thử nghiệm kiểm soát

Đề bài thường yêu cầu:

[1] Nêu ảnh hưởng của việc thiếu các thủ tục kiểm soát đến BCTC. Để trả lời ý này chúng ta cần hiểu được ý nghĩa của thủ tục kiểm soát này là gì? Sau đó mới suy ra được hậu quả phát sinh khi thiếu các thủ tục kiểm soát này.

[2] Nêu thử nghiệm kiểm soát KTV cần thực hiện để xác định tính hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trên.

[3] Xác định các cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng khi thiếu hoạt động kiểm soát. Và dạng bài này thường hỏi về thủ tục kiểm soát của các chu trình chính như: Bán hàng – Thu tiền; Mua hàng – Phải trả; Hàng tồn kho

2. Ví dụ của bài tập về Thử nghiệm kiểm soát

Một ví dụ điển hình của dạng bài này là Đề thi CPA Môn kiểm toán – Năm 2015 – Câu 4 – Đề lẻ. Các thủ tục kiểm soát và thử nghiệm kiểm soát trong bài này sẽ nằm trong phạm vi của Chu trình Bán hàng – Thu tiền. Theo mình, nếu đề thi tiếp tục ra dạng bài này, thì đề thi sẽ xoay sang các chu trình quan trọng khác của doanh nghiệp là: Hàng tồn kho hoặc Chi phí & Khoản phải trả.

Đề bài hỏi về thủ tục kiểm soát & thử nghiệm kiểm soát tương ứng của Chu trình bán hàng.

[1] Thủ tục kiểm soát

Hiểu đơn giản thì các thủ tục kiểm soát nội bộ là do doanh nghiệp thiết kế và thực hiện nhằm mục đích hạn chế các sai phạm xảy ra. Từng giai đoạn trong chu trình kinh doanh sẽ có các thủ tục kiểm soát tương ứng.

Các bạn có thể tham khảo các thủ tục kiểm soát điển hình của Chu trình Bán hàng mà mình đã tập hợp: Thủ tục kiểm soát Chu trình Bán hàng

Do thời gian có hạn nên chắc chắn đề thi không thể hỏi tất cả các thủ tục này. Mà sẽ lựa chọn 4-5 thủ tục để hỏi. Các bạn chịu khó đọc file để làm quen với các thủ tục kiểm soát này. Vào phòng thi có cái mà chém.

Các thủ tục kiểm soát cho các chu trình khác cũng có nguyên lý giống như chu trình Bán hàng thôi. Các bạn tự suy ra nhé. Khi nào có thời gian, mình sẽ bổ sung cho các chu trình còn lại.

[2] Thử nghiệm kiểm soát cần thực hiện

  • Thử nghiệm kiểm soát là gì? Ngay yêu cầu đề bài đã nêu rõ – Thử nghiệm kiểm soát là các thủ tục kiểm toán được thiết kế để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát. Bạn nào có kinh nghiệm kiểm toán rồi thì chắc sẽ thấy quen thuộc. Thử nghiệm kiểm soát này chính là test OE.
  • Thủ tục kiểm toán để thực hiện Thử nghiệm kiểm soát: Phỏng vấn kết hợp với quan sát; hoặc Phỏng vấn kết hợp với kiểm tra tài liệu; hoặc Phỏng vấn kết hợp với Thực hiện lại. Tùy trường hợp cụ thể.

[3] Đáp án gợi ý

Để dễ hình dung ra cách xử lý dạng bài này, các bạn có thể tham khảo đáp án của mình:

Thủ tục kiểm soátÝ nghĩa của thủ tục kiểm soát Ảnh hưởng của việc thiếu thủ tục kiểm soát đến BCTC [nếu có]Thử nghiệm kiểm soát cần thực hiện
Các nghiệp vụ bán chịu dưới 10tr phải được sự cho phép của trưởng bộ phận kinh doanh. Giám đốc kinh doanh sẽ chuẩn y các nghiệp vụ bán chịu từ 10tr trở lênĐể đảm bảo rằng: – Tất cả các đơn hàng thực hiện đều đã được phê duyệt. – Hàng hóa chỉ được cung cấp cho khách hàng trong hạn mức tín dụng bán chịu của khách hàng đó do công ty đánh giá;

– Và nhân viên bán hàng không thể bán chịu quá hạn mức cho khách hàng nhằm lợi ích riêng

Hàng hóa có thể được bán chịu cho những khách hàng không có khả năng trả nợ [lịch sử tín dụng xấu] và hình thành nợ xấu cho công ty.KTV phỏng vấn nhân viên bộ phận Bán hàng. Và chọn mẫu kiểm tra hồ sơ của các giao dịch bán chịu xem có được phê duyệt đúng thẩm quyền không?
Giá bán các mặt hàng được lập trên chương trình máy tính. Chỉ có giám đốc mới có quyền can thiệp, sửa đổi giá cả trong một số trường hợpĐảm bảo rằng hàng hóa được bán đúng theo mức giá công ty phê duyệtHàng hóa có thể bị bán sai giá quy định gây tổn thất cho công tyKTV phỏng vấn nhân viên bộ phận bán hàng về Chính sách giá của công ty. Và chọn mẫu hóa đơn bán hàng, đối chiếu đơn giá với Danh sách giá niêm yết của công ty xem giao dịch bán hàng có tuân thủ đúng mức giá quy định không?
Tất cả phiếu gửi hàng cho khách hàng đều phải được đánh số thứ tự trướcĐảm bảo tất cả hàng gửi đi đều được theo dõi, ghi nhận đầy đủ.Hàng đã gửi đi cho khách hàng, nhưng chưa được theo dõi, xuất hóa đơn và ghi sổ. Dẫn đến các khoản mục Doanh thu, Phải thu khách hàng, Lợi nhuận chưa phân phối… trên BCTC bị ghi nhận thấp hơn thực tếKTV phỏng vấn nhân viên bộ phận Giao hàng về quy trình theo dõi hàng xuất bán. Và chọn mẫu kiểm tra tính liên tục của các phiếu gửi hàng
Các khiếu nại, cũng như hàng bán bị trả lại đều được chuyển đến người phụ trách bán hàng giải quyếtĐảm bảo mọi khiếu nại và hàng bán bị trả lại được chuyển đến người nắm được tình trạng của đơn hàng. Và thực hiện chính sách của công ty liên quan đến hàng bị trả lạiKhiếu nại, hoặc hàng bán bị trả lại không được giải quyết, hoặc xử lý không kịp thời. Trường hợp hàng bán bị trả lại không được ghi nhận kịp thời sẽ làm cho Doanh thu thuần, Giá vốn, Lợi nhuận trên BCTC bị trình bày cao hơn thực tế. Hàng tồn kho sẽ bị trình bày thấp hơn thực tế.KTV phỏng vấn nhân viên bán hàng và quan sát thực tế quá trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại khách hàng
Hàng bán bị trả lại sau khi được chấp nhận sẽ chuyển đến bộ phận nhận hàng. Các mặt hàng này được ghi nhận vào chứng từ được đánh số thứ tự trước. Sau đó chuyển đến bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra lại, và đưa ra khuyến nghị cách thức xử lý phù hợpĐảm bảo mọi hàng bán bị trả lại đều đã được quản lý, theo dõi, xử lý. Chứng từ theo dõi hàng bán bị trả lại có thể sử dụng để đối chiếu với hóa đơn hàng bán bị trả lại và chính sách trả lại hàng của công tyHàng bị trả lại bị bỏ sót, không được theo dõi và xử lý theo quy định công ty dẫn đến chậm trễ phản hồi khách hàng. Hoặc có thể bị cá nhân chiếm dụng vì lợi ích riêng. Và làm cho Doanh thu thuần, Giá vốn, Lợi nhuận trên BCTC bị trình bày cao hơn thực tế. Hàng tồn kho sẽ bị trình bày thấp hơn thực tế.KTV quan sát quy trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại khách hàng. Kết hợp chọn mẫu kiểm tra tính liên tục của chứng từ nhập hàng bị trả lại

Vậy là mình đã hướng dẫn xong về dạng bài tập về Thử nghiệm kiểm soát. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ giải thích về dạng bài Giả định hoạt động liên tục. Các bạn theo dõi nhé.

Em không phân biệt được Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Các anh chị nào hiểu rõ xin giúp em phân biệt và cho ví dụ cụ thể. Tại sao đối chiếu công nợ lại là thử nghiệm kiểm soát trong khi số dư nợ trình bày trên BCTC [thì nó phải là thử nghiệm cơ bản chứ?] ? Thử nghiện cơ bản gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Xin giúp em phân biệt?

Cám ơn các anh chị.

Reactions: xanhlacayxanhbien

bạn ơi..bạn học giáo trình gì vậy bạn,,,mình mới học về lý thuyết kiểm toán..và kiểm toán tài chính ..giáo trình của trg ktqd có nói rõ lắm..TNCB là đi sâu vào kiểm tra chi tiết về số dư nghiệp vụ còn TNKS là để đánh giá lại hệ thống KSNB xem nó có thật sự hoạt động tốt ko,nếu tốt thì dựa vào hệ thống KSNB để giảm TNCB về số dư và nghiệp vụ..nói chung thì TNCB là đi vào số liệu phân tích...bạn đọc ở giáo trình ý,,chúc bạn học tốt nha!!

Reactions: xanhlacayxanhbien

luckyqp ah! mình không có giáo trình của truòng kinh tê nên không phân biệt đuọc ban phân biệt rõ hơn đuọc không?

Em không phân biệt được Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Các anh chị nào hiểu rõ xin giúp em phân biệt và cho ví dụ cụ thể. Tại sao đối chiếu công nợ lại là thử nghiệm kiểm soát trong khi số dư nợ trình bày trên BCTC [thì nó phải là thử nghiệm cơ bản chứ?] ? Thử nghiện cơ bản gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Xin giúp em phân biệt?

Cám ơn các anh chị.


Chờ hoài không thấy ai trả lời, thôi Cothant trả lời luôn vậy

Trước đây thời còn đi học mình cũng rất mơ hồ về mấy cái này. Cũng do mấy thầy hay dạy học tủ bằng cách: xem cái kiểm tra nào liên quan tới số dư thì là thử nghiệm cơ bản...

Trước tiên là phân biệt thử nghiệm kiểm soát [TOC - test of control] và thử nghiệm cơ bản [substantive test], cái này mình chỉ nói về TOC thôi, cái còn lại bạn tự suy ra nhé: thử nghiệm kiểm soát là công việc bạn đánh giá và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị [được chuẩn mực kiểm toán quy định bắt buộc: ISA 315]. Theo đó, bạn phải xác định những key control của đơn vị và kiểm tra nó. VD: yêu cầu mua hàng của bộ phận phải được trưởng bộ phận ký duyệt, bạn kiểm tra bằng cách xem đúng cái chữ ký trên tất cả các yêu cầu mua hàng hay không, đó là 1 cái TOC. Ngoài ra bạn không xem thêm số liệu gì khác trên cái đó hết, những cái đó lại là một TOC khác. Hay ví dụ khác, CFO có tiến hành kiểm tra và đánh giá hoạt động của đơn vị hàng tháng thông qua báo cáo tài chính, và đánh giá những biến động bất thường như CP bán hàng tăng cao so với tháng trước là tại sao. Việc này nếu bạn xác định là key control thì bạn lại kiểm tra bằng cách phỏng vấn CFO cho các biến động và xin các báo cáo tài chính hàng tháng đã được phân tích đó về làm bằng chứng chẳng han. Rồi việc làm bank reconciliation, monthly cash count .... của đơn vị, v.v.....đó đều là những thủ tục kiểm soát nội bộ.

Hay tại một quy trình khác, kế toán thanh toán hàng tháng phải gửi thư xác nhận công nợ và đối chiếu công nợ với khách hàng, để kiểm tra việc này bạn lại phải thu thập các thư xác nhận do kế toán gửi để kiểm tra xem họ có làm và xử lý chênh lệch hay không.

Nói theo lý thuyết, một khi bạn tin tưởng vào hệ thống KSNB của doanh nghiệp, các thủ tục phân tích [analytical procedure] và kiểm tra chi tiết [TOD - test of detail] của bạn sẽ giảm xuống, ví dụ như khi bạn đã kiểm tra và tin tưởng rằng thư xác nhận công nợ đơn vị tự gửi hàng tháng có thể tin cậy được, nếu bạn gửi thêm thì cũng chỉ nhận được y chang thì bạn sẽ bị over-audit. Do đó số mẫu chọn để gửi thư xác nhận công nợ của bạn sẽ giảm xuống, đúng không nào? [mà nói gì thì nói, nó cũng chỉ là lý thuyết, haiz...]

Quay trở lại câu hỏi của bạn về thư xác nhận, Cothant nghĩ có lẽ do câu hỏi đưa ra không rõ ràng nên bạn đã bị hiểu lầm giữa việc kiểm tra đối chiếu công nợ của kế toánkiểm toán gửi đối chiếu công nợ.

Vậy thôi đó, mình ghi hơi lan man tí, hi vọng bạn đọc dễ hiểu.

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

TNCB chuyên về tìm những sai sót trọng yếu trên BCTC [liên quan đến tất ca những con số trên BCTC] TNKS chuyên về thi hành các thủ tục,quy trình thực hiện kiểm soát đúng pháp luật và đúng theo chuẩn mực kế toán,hổ trợ TNCB

Gửi thư xác nhận để KTV kiểm tra lại độ tin cậy,mức độ chính xác of thông tin để tiến hành TNCB, nếu đúng sẽ giảm TNCB,nếu sai tăng TNCB

Reactions: xanhlacayxanhbien

TNCB chuyên về tìm những sai sót trọng yếu trên BCTC [liên quan đến tất ca những con số trên BCTC] TNKS chuyên về thi hành các thủ tục,quy trình thực hiện kiểm soát đúng pháp luật và đúng theo chuẩn mực kế toán,hổ trợ TNCB

Gửi thư xác nhận để KTV kiểm tra lại độ tin cậy,mức độ chính xác of thông tin để tiến hành TNCB, nếu đúng sẽ giảm TNCB,nếu sai tăng TNCB


Bạn ơi, cho mình hỏi tí, theo như bạn nói thì TNKS không được dùng để tìm những sai sót trọng yếu trên BCTC và chỉ được dùng để hổ trợ cho TNCB thôi à? Vậy theo bạn có trường hợp nào đi kiểm toán người ta chỉ dùng toàn bộ TNKS không mà không dùng tới TNCB không bạn?

Tiếp theo, về việc gửi thư xác nhận, như bạn nói vậy thì gửi thư xác nhận là TNKS hay là TNCB? Và nếu đúng [theo mình hiểu tức là số trên thư xác nhận đúng với số sổ sách] thì giảm TNCB là giảm như thế nào? Và nếu sai thì tăng TNCB như thế nào?

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

Reactions: xanhlacayxanhbien

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Cái môn kiểm toán rắc rối, em nhồi mãi mà chả vào đầu đc tý nào :wall:

Sửa lần cuối: 15/10/12

Toggle signature

Sẽ có một người đi cùng ta dưới mưa... Để che cho ta... cho dù người đó ướt....

Reactions: xanhlacayxanhbien

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Vậy theo bạn có trường hợp nào đi kiểm toán người ta chỉ dùng toàn bộ TNKS không mà không dùng tới TNCB không bạn?

Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc, dù Hệ thống KSNB có tốt đến mấy cũng phãi tiến hành Thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục trọng yếu trên BCTC, còn Thử nghiệm kiểm soát thì tùy, ví dụ: 1 đơn vị không có Hệ thống KSNB thì làm sao thực hiện thử nghiệm kiểm soát được.

Tiếp theo, về việc gửi thư xác nhận, như bạn nói vậy thì gửi thư xác nhận là TNKS hay là TNCB? Và nếu đúng [theo mình hiểu tức là số trên thư xác nhận đúng với số sổ sách] thì giảm TNCB là giảm như thế nào? Và nếu sai thì tăng TNCB như thế nào?

Gửi Thư xác nhận là Thử nghiệm cơ bản. Còn việc kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ giữa Đơn vị được kiểm toán và Khách hàng là Thử nghiệm kiểm soát. Ví dụ: Khi đánh giá sơ bộ về Hệ thống KSNB, KTV dự tính sẽ tiến hành thực hiện các TNKS và dự định sẽ chọn ra 30% số khách hàng để gửi thư xác nhận [TNCB] chẳng hạn.

Sau khi tiến hành TNKS, nếu như tỷ lệ sai phạm giống như đánh giá ban đầu của KTV, thì TNCB được tiến hành bình thường như dự tính ban đầu. Nếu tỷ lệ sai phạm lớn hơn so với đánh giá ban đầu, thì KTV sẽ thay đổi nội dung, lịch trình, phạm vi kiểm toán, chẳng hạn tăng số lượn gửi thư xác nhận lên.

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc, dù Hệ thống KSNB có tốt đến mấy cũng phãi tiến hành Thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục trọng yếu trên BCTC, còn Thử nghiệm kiểm soát thì tùy, ví dụ: 1 đơn vị không có Hệ thống KSNB thì làm sao thực hiện thử nghiệm kiểm soát được.

Hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ tồn tại trước mắt ở bộ phận kiểm soát nội bộ [có hay không ?] mà kiểm toán viên cần làm các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ như: phỏng vấn người quản lý, kiểm tra tài liệu, trình tự xét duyệt 1 chứng từ, quan sát quy trình hạch toán, khái quát lưu đồ tổ chức, lưu đồ hạch toán để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả hay không ? vì vậy không thể nói là thử nghiệm kiểm soát thì tùy công ty có hệ thống KSNB hay không để thực hiện các thử nghiệm

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ tồn tại trước mắt ở bộ phận kiểm soát nội bộ [có hay không ?] mà kiểm toán viên cần làm các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ như: phỏng vấn người quản lý, kiểm tra tài liệu, trình tự xét duyệt 1 chứng từ, quan sát quy trình hạch toán, khái quát lưu đồ tổ chức, lưu đồ hạch toán để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả hay không ? vì vậy không thể nói là thử nghiệm kiểm soát thì tùy công ty có hệ thống KSNB hay không để thực hiện các thử nghiệm

Ví dụ các thủ tục kiểm soát: Muốn chi tiền thì phải qua những ai xét duyệt, Muốn mua sắm thì trình tự phải làm thế nào, ai là người đề nghị mua hàng, ai là người đặt hàng, ai là người xét duyệt thanh toán, ai là người ghi chép, không có lưu đồ tổ chức, lưu đồ hạch toán... Người ta không có quy định rõ những cái này thì bạn lấy chuẩn nào để mà kiểm tra đối chiếu xem người ta làm có đúng theo quy định không, rồi từ đó mới có kế luận kiểm soát nội bộ có hoạt động hiệu quả không. Bạn cần phân biệt Thủ tục kiểm soát và Thử nghiệm kiểm soát, 2 cái này khác nhau đấy.

Tôi chắc rằng bạn chỉ suy luận theo cách nghĩ của người làm kế toán tại doanh nghiệp được kiểm tra mà chưa đọc tài liệu về kiểm toán nên mới nói như thế.

Sửa lần cuối: 2/11/12

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Oh tôi rất mừng là bạn Lý Sự đã nói thủ tục kiểm soát là gì, phân biệt thử nghiệm kiểm soát và thủ tục kiểm soát ra sao ?

Và kiểm toán viên sẽ làm gì khi thử nghiệm kiểm soát và kết quả thử nghiệm kiểm soát tự dưng có ngay trước mắt để ngồi đánh giá mà không cần dùng đến chức năng phỏng vấn và quan sát ? chức năng này thuộc về thủ tục hay thử nghiệm ?


Cty không quy định rõ, không có quy chế cũng như kg có hệ thống kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên sẽ bỏ qua thử nghiệm kiểm soát ? sẽ không lập bảng câu hỏi để phỏng vấn người quản lý, sẽ không quan sát, sẽ không cần tìm hiểu sự phê duyệt của đơn đặt hàng [nếu có] và bảng chỉnh hợp ngân hàng .... ?

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

... chức năng phỏng vấn và quan sát ? chức năng này thuộc về thủ tục hay thử nghiệm ?... ?

Theo mình biết, thì không có "Chức năng phỏng vấn và quan sát". Phỏng vấn [Điều tra] và Quan sát là 2 trong các phương pháp được KTV dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán [được dùng trong các thử nghiệm].

Nội dung trong bài viết #11 của bạn khác với những cái mình biết về kiểm toán, nên mình không muốn thảo luận tiếp vì mình chỉ biết sơ đẳng về kiểm toán thôi.

Sửa lần cuối: 3/11/12

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Có 1 lần hỏi kiểm toán viên thì được hướng dẫn rằng: - Để lập 1 kế hoạch kiểm toán thì trước tiên cần phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ. Trình tự để nghiên cứu hệ thống KSNB thì bao gồm: tìm hiểu, đánh giá, thiết kế thực hiện thử nghiệm, đánh giá lại, thực hiện các thử nghiệm - Trong tìm hiểu hệ thống KSNB dù có hay không tồn tại ở 1 phòng hiện diện hay 1 quy chế nội bộ, thì phương pháp tìm hiểu sẽ là:thu thập nghiên cứu, quan sát và phỏng vấn . . .

- Khi tìm hiểu và đánh giá, bắt đầu chạy các thử nghiệm kiểm soát thì phương pháp thực hiện lại là kiểm tra chứng từ, thực hiện lại các thủ tục kiểm soát, quan sát và phỏng vấn

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Có 1 lần hỏi kiểm toán viên thì được hướng dẫn rằng:
- Để lập 1 kế hoạch kiểm toán thì ...

Ở đây cần phân biệt việc tìm hiểu để có đánh giá sơ bộ ban đầu về KSNB [giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán] với việc thực hiện các TNKS nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán hoạt động hiệu quả của Hệ thống kế toán và KSNB [giai đoạn thực hiện kiểm toán]. Việc tìm hiểu đánh giá ban đầu về KSNB để KTV đưa ra quyết định có hay không thực hiện TNKS để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hiệu quả của KSNB của đơn vị. Và việc KTV quyết định có thực hiện TNKS hay không sẽ ảnh hường đến Nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm toán của TNCB. RR kiểm toán = RR tiềm tàng x RR kiểm soát x RR phát hiện. Muốn RR kiểm toán thấp ở mức chấp nhận được thì: Nếu KTV cho rằng RR kiểm soát là cao => cần thiết kế thủ tục và phạm vi kiểm toán của các TNCB để giảm RR phát hiện xuống ở mức rất thấp => lượng công việc về TNCB sẽ phải tăng lên và anh không cần phải thực hiện các TNKS để thu thập bằng chứng kiểm toán để chứng minh RR kiểm soát là cao. Nếu KTV cho rằng RR kiểm soát là thấp => RR phát hiện có thể được chấp nhận ở mức vừa phải => lượng công việc về TNCB sẽ ít hơn. Muốn vậy, anh phải thực hiện các TNKS để thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh RR kiểm soát là thấp.

@ Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán không thực hiện các thử nghiệm.

Sửa lần cuối: 3/11/12

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Reactions: Ân Âu

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

còn Thử nghiệm kiểm soát thì tùy, ví dụ: 1 đơn vị không có Hệ thống KSNB thì làm sao thực hiện thử nghiệm kiểm soát được.

RR kiểm toán = RR tiềm tàng x RR kiểm soát x RR phát hiện.

- Việc đánh giá ban đầu của 1 rủi ro kiểm soát, KTV sẽ dựa vào đâu để đánh giá ? - Mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá cao, thấp, trung bình thỉ KTV sẽ phải dựa vào kỹ thuật nào để đưa ra đánh giá ?

Ví dụ các thủ tục kiểm soát: Muốn chi tiền thì phải qua những ai xét duyệt, Muốn mua sắm thì trình tự phải làm thế nào, ai là người đề nghị mua hàng, ai là người đặt hàng, ai là người xét duyệt thanh toán, ai là người ghi chép, không có lưu đồ tổ chức, lưu đồ hạch toán... Người ta không có quy định rõ những cái này thì bạn lấy chuẩn nào để mà kiểm tra đối chiếu xem người ta làm có đúng theo quy định không, rồi từ đó mới có kế luận kiểm soát nội bộ có hoạt động hiệu quả không.

- Các thử nghiệm kiểm soát có cần thực hiện để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán? và thử nghiệm kiểm soát sẽ bao gồm những thử nghiệm gì ?

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

- Việc đánh giá ban đầu của 1 rủi ro kiểm soát, KTV sẽ dựa vào đâu để đánh giá ?
- Mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá cao, thấp, trung bình thỉ KTV sẽ phải dựa vào kỹ thuật nào để đưa ra đánh giá ?

Bạn tự tìm hiểu chứ, hỏi mình làm gì, hihi..

- Các thử nghiệm kiểm soát có cần thực hiện để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán? và thử nghiệm kiểm soát sẽ bao gồm những thử nghiệm gì ?

Câu hỏi này giống như trong kế toán bạn hỏi: Tài khoản có cần dùng để định khoản theo dõi đối tượng kế toán? Tài khoản kế toán gồm những loại tài khoản nào? Bạn phải đọc chứ sao lại hỏi mình.

Cuối cùng mình muốn chốt lại 1 câu, trong 1 số cuộc kiểm toán, KTV không dùng các Thử nghiệm kiểm soát, nhưng Thử nghiệm cơ bản thì phải có.

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Chắc phải về đọc lại VAS 400 thôi

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Chắc phải về đọc lại VAS 400 thôi


Đúng rồi, bạn đọc VSA 400 đi, rồi quay lại thảo luận tiếp hoặc cho mình biết kết quả thế nào nhé! Mình chờ bạn...

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản ah tôi xem VAS 400 rồi, trong đó cũng có nói rõ có phải thực hiện thử nghiệm KS hay không để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế toán cũng như hệ thống KSNB và thử nghiệm kiểm soát bao gồm những gì. Nhưng có lẽ suy luận tôi chưa chắc là chính xác và có nói đến sáng thì vấn đề vẫn tồn tại ở 2 suy nghĩ của tôi và bạn, thế nên bạn cứ tiếp tục "độc thoại" để các thành viên khác tham khảo nhé Vì sân khấu là của bạn :004:

chấm hết

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

ah tôi xem VAS 400 rồi, trong đó cũng có nói rõ có phải thực hiện thử nghiệm KS hay không để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế toán cũng như hệ thống KSNB và thử nghiệm kiểm soát bao gồm những gì. Nhưng có lẽ suy luận tôi chưa chắc là chính xác và có nói đến sáng thì vấn đề vẫn tồn tại ở 2 suy nghĩ của tôi và bạn, thế nên bạn cứ tiếp tục "độc thoại" để các thành viên khác tham khảo nhé Vì sân khấu là của bạn :004:

chấm hết

Tôi không biết ý bạn muốn nói là gì??? Việc chưa qua thực hành kiểm toán hoặc chưa có kiến thức thực tế về kiểm toán mà đọc Chuẩn mực thì hiểu chưa hết hoặc hiểu sai chuẩn mực cũng là chuyện bình thường. Chưa kể không thể đọc 1 chuẩn mực mà có thể hiểu hết vấn đề, giống như "Thầy bói xem voi". Cũng vì lý do này mà tôi luôn muốn trao đổi để học hỏi từ người khác. Tôi xin trích ra đây trong Quyển hướng dẫn thực hiện kiểm toán mẫu của VACPA

"1. Phương pháp tiếp cận kiểm toán chung và các nguyên tắc cơ bản khác ...

Chúng tôi cũng lưu ý rằng công ty kiểm toán khi thực hiện Chương trình kiểm toán mẫu này vẫn có 02 lựa chọn: hoặc thực hiện kiểm tra cơ bản 100% hoặc kết hợp kiểm tra cơ bản với kiểm tra kiểm soát [kiểm tra hệ thống] theo mức độ khác nhau: kiểm tra cơ bản là chủ yếu, kiểm tra hệ thống là thứ yếu hoặc ngược lại. Tuy nhiên dù có thực hiện theo phương pháp nào, KTV vẫn bắt buộc phải thực hiện việc tìm hiểu về mặt thiết kế của hệ thống KSNB và đánh giá xem các thủ tục kiểm soát chính có được triển khai không."



Như vậy, Tìm hiểu về Hệ thống KSNB là bắt buộc nhưng thực hiện Thử nghiệm kiểm soát thì không.

Sửa lần cuối: 7/11/12

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Reactions: Nguyễn Đức Hoàng Dương

Page 2

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Chào 2 bác,

Đọc phần tranh luận của 2 bác, ngẫm mãi mà cũng chưa rõ 2 bác không thống nhất với nhau ở điểm gì [thông cảm nhá, tớ cũng già cả rồi].

Thôi thì tớ cũng túm lại vài câu về vấn đề này để có bạn nào vào đọc cũng không bị lơ mơ. Các bác có đồng ý điểm nào thì giơ tay ủng hộ cái, chưa đồng ý điểm nào thì cho biết để anh em cùng thảo luận. Sân khấu là của chung cơ mà J

- Với bất kỳ khách hàng nào, KTV cũng phải tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo VSA 400 thì việc tìm hiểu này bao gồm tìm hiểu môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Các thủ tục kiểm soát sẽ thường được tìm hiểu ở các chu trình trọng yếu/quan trọng [VD: Doanh thu, hàng tồn kho].

- Sau đó, KTV sẽ thực hiện walkthrough để xác nhận lại hiểu biết của mình về HTKSNB; và từ đó đánh giá xem HTKSNB có được thiết kế hiệu quả không.

[i] Nếu HTKSNB không được thiết kế hiệu quả à KTV sẽ thực hiện các thủ tục thử nghiệm cơ bản.


[ii] Nếu HTKSNB được thiết kế hiệu quả à KTV sẽ xem xét liệu có nên thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát để xem HTKSNB có được thực hiện hiệu quả không. Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không sẽ phụ thuộc vào xét đoán và quyết định của KTV khi cân nhắc các yếu tố về tính hiệu quả của các thử nghiệm này.
a. Nếu thử nghiệm kiểm soát được thỏa mãn, HTKSNB được thực hiện hiệu quả à KTV sẽ tin tưởng vào HTKSNB và giảm quy mô của các thử nghiệm cơ bản
b. Nếu thử nghiệm kiểm soát không được thỏa mãn, KTV không thể tin tưởng vào HTKSNB và tăng quy mô của các thử nghiệm cơ bản

Do vậy mục đích của 2 thử nghiệm này hoàn toàn khác nhau:


- Thử nghiệm kiểm soát là để thu thập bằng chứng về việc HTKSNB có được thiết kế và thực hiện hiệu quả hay không

- Thử nghiệm cơ bản là thu thập bằng chứng về các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tài chính, nhằm phát hiện những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính.

Do mục đích khác nhau, các thử nghiệm này hoàn toàn khác nhau:

- Thử nghiệm kiểm soát bao gồm [trích từ VSA 400]:


[i] Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra các chứng từ liên quan đến phiếu chi tiền có được phê duyệt đầy đủ hay không;
[ii] Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng chứng kiểm soát hay không; [iii] Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra lại bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lại biên bản kiểm kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằng chúng có được đơn vị thực hiện hay không.

[nhà tớ chỉ chia 2 loại: Observation & inspection]

- Thử nghiệm cơ bản bao gồm:


[i] Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư
[ii] Quy trình phân tích

Thế cũng tạm đủ nhỉ J

Toggle signature


Great minds discuss ideas; Average minds discuss events; Small minds discuss people.

Keep smiling... :littleang

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Hehe, đoạn trên của tớ là để giái thích cho mục đích và cách sử dụng 2 thử nghiệm này thôi. Ngoài ra, quay lại câu hỏi của chủ top, việc KTV thu thập biên bản đối chiếu công nợ của KH để làm gì? - Nếu sử dụng nó như bằng chứng kiểm toán chứng minh số dư phải thu --> Thử nghiệm cơ bản - Nếu sử dụng để kiểm tra xem thủ tục kiểm soát của khách hàng trong việc quả lý các khoản phải thu --> Thử nghiệm kiểm soát

Có rõ hơn không nhỉ?

Toggle signature


Great minds discuss ideas; Average minds discuss events; Small minds discuss people.

Keep smiling... :littleang

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Chào 2 bác,

Đọc phần tranh luận của 2 bác, ngẫm mãi mà cũng chưa rõ 2 bác không thống nhất với nhau ở điểm gì [thông cảm nhá, tớ cũng già cả rồi]...

Mình với SAA đang chưa thống nhất với nhau: Có phải trong tất cả các cuộc kiểm toán đều phải thực hiện Thử nghiệm kiểm soát hay không?

Mình nói là chỉ có Thử nghiệm cơ bản thì bắt buộc còn thử nghiệm kiểm soát thì tùy vào đánh giá HT KSNB của KTV, bạn SAA nói là cuộc kiểm toán nào cũng phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát, Vậy đó.

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Giờ đã hiểu

Đúng là VSA 400 chẳng nói rõ về lúc nào làm thử nghiệm gì, chỉ đưa ra định nghĩa thôi. Còn khi nào dùng thử nghiệm nào thì là cách tiếp cận của từng KTV & Công ty kiểm toán.

Toggle signature


Great minds discuss ideas; Average minds discuss events; Small minds discuss people.

Keep smiling... :littleang

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Mình ti toe tí về phần này vậy - Thực ra khi đi Kiểm toán, nếu làm thủ tục thử nghiệm Kiểm soát thì mới hiểu sau về doanh nghiệp được [nếu công ty nào cái này mạnh tớ sẽ thích áp dụng cái này hơn]. - Thủ tục thử nghiệm cơ bản: Chỉ áp dụng trong việc check các phần hành, cái này ít hiểu về nội bộ của Công ty hơn. Thông thường một cuộc kiểm toán sẽ tìm hiểu về thủ tục thử nghiệm kiểm soát trước => sau đó nếu ko áp dụng thì sẽ áp dụng thử nghiêm cơ bản Thử nghiệm kiểm soát => áp dụng cho các chu trình: Mua hàng và phải trả, bán hàng thu tiền, lương..... => Áp dụng kiểm toán TOC Thử nghiệm cơ bản: Phàn còn lại và nếu kiểm soát không áp dụng => Sử dụng phương pháp chọn mẫu: SAP, Sampling, Scoping, JSSD Nhưng hiện tại ở VN cái Kiểm soát chưa nhiều, chỉ có ở DN lớn. DN nhỏ thì chưa hiểu cần xây dựng thế nào? Thân

Có gì các bác chỉ giáo thêm

Toggle signature

Nhận báo cáo thuế, hoàn thiện sổ sách kế toán. Tư vấn tính giá thành, lập BCTC [Riêng+Hợp nhất]. Liên hệ Thế Chung: 01668 555 999. Sky: thechung1208. Chi tiết: Xem tại đây

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Bởi thế ............ Bước chân vào cty được kiểm toán mà không tìm hiểu hoạt đông cty, tổ chức kế toán, hệ thống kế toán như thế nào, môi trường kiểm soát ra sao ? thủ tục kiểm soát có hay không ? mà cứ lao vào các thử nghiệm chi tiết như thể hùng hục thì chỉ tốn nhân lực và thời gian thôi. Mà những cái ấy thì không bao giờ sờ sờ ngay trước mắt để đánh giá được.

Có gì chỉ giáo thêm nhé

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Bởi thế... XQ viết một bài dài lòng thòng như vậy để nhấn mạnh hai điều:

[i] Bất kỳ Công ty nào cũng cần phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ - Hay nôm na là các thủ tục kiểm soát mà công ty đó thực hiện - Bất kể công ty đó lớn, nhỏ, to bé


[ii] Việc KTV có làm thử nghiệm kiểm soát thì phụ thuộc vào đánh giá và cân nhắc của KTV về tính tin cậy, hiệu quả của các thủ tục kiểm soát mà Công ty đó có.

Việc tìm hiểu thủ tục kiểm soát và việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát là 2 công việc khác nhau nhé.

Toggle signature


Great minds discuss ideas; Average minds discuss events; Small minds discuss people.

Keep smiling... :littleang

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

..
[i] Bất kỳ Công ty nào cũng cần phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ..
[ii] Việc KTV có làm thử nghiệm kiểm soát thì phụ thuộc vào đánh giá và cân nhắc của KTV về tính tin cậy, hiệu quả của các thủ tục kiểm soát mà Công ty đó có...


Nhất trí với bác XQ, em nói cả mấy bài ở trên cũng là ý này đó.

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Nhưng khổ cái ở VN, đôi khi các Công ty kiểm toán nhỏ thì cứ vào làm phát là lao vào kiểm tra chứng từ. Chứ đâu có tìm hiểu hệ thống hay gì đó đâu

Bài toán muôn thủa mà

Toggle signature

Nhận báo cáo thuế, hoàn thiện sổ sách kế toán. Tư vấn tính giá thành, lập BCTC [Riêng+Hợp nhất]. Liên hệ Thế Chung: 01668 555 999. Sky: thechung1208. Chi tiết: Xem tại đây

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Nhưng khổ cái ở VN, đôi khi các Công ty kiểm toán nhỏ thì cứ vào làm phát là lao vào kiểm tra chứng từ. Chứ đâu có tìm hiểu hệ thống hay gì đó đâu

Bài toán muôn thủa mà


Lý thuyết thì nói vậy, nhưng thực tế thì đối với các Cty nhỏ ngay cả BCTC họ còn không làm, họ chỉ hạch toán thôi rồi ngồi đó chờ kiểm toán vào làm BCTC luôn. Thủ tục thu chi thì.. giám đốc muốn mua gì thì mua chứ đâu cần xét duyệt, báo giá làm gì, bởi vậy, Cty kiểm toán nhỏ chỉ còn cách kiểm tra chi tiết chứ có tồn tại Hệ thống KSNB đâu mà kiểm tra, đánh giá.

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Nhưng khổ cái ở VN, đôi khi các Công ty kiểm toán nhỏ thì cứ vào làm phát là lao vào kiểm tra chứng từ. Chứ đâu có tìm hiểu hệ thống hay gì đó đâu

Nếu vậy thì KTV sẽ cứ auto đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao nhất để bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát, đề tài muôn đời sẽ không có thử nghiệm kiểm soát ở cty vừa và nhỏ xíu này, auto lao vào các thử nghiệm chi tiết. Ngoài lề: Đôi khi việc tìm hiểu hệ thống kiềm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát cũng có những tương đồng, nếu việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro kiểm soát bằng pp: dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây ở cty này, phỏng vấn quan sát và kiểm tra tài liệu sổ sách thì ở những thử nghiệm để thu thập bằng chứng chứng minh những rủi ro này cũng là phỏng vấn, quan sát và kiểm tra chứng từ.

Những công ty nhỏ sẽ không tồn tại HT kiểm soát nội bộ [maybe] nhưng cũng có thể áp dụng những biện pháp ngăn ngừa hạn chế sai sót sai phạm có thể xảy ra như: sổ kế toán đánh dấu trang, ký và đóng dấu đầy đủ chữ ký liên quan, thực hiện đối chiếu số dư ngân hàng, tiền mặt [kg bàn đến việc cty có 2-3 sổ sách, quỹ đen quỹ đỏ ở đây nhé], sữa chửa ghi chép sổ sách kế toán đúng quy định kế toán ---> những cái đó cũng là 1 phần của hệ thống KSNB rồi, nên kg thể nói là kg có mà nó sẽ tồn tại ở dạng nào thôi và KTV phải làm những gì để tìm hiểu thôi [chỉ bàn đến những cty nhỏ, vừa có hệ thống sổ sách kế toán rõ ràng]

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Nếu vậy thì KTV sẽ cứ auto đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao nhất để bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát, đề tài muôn đời sẽ không có thử nghiệm kiểm soát ở cty vừa và nhỏ xíu này, auto lao vào các thử nghiệm chi tiết...


Trời! Bạn làm như các Cty kiểm toán người ta muốn làm 100% thử nghiệm cơ bản vậy, chẳng qua là không thể làm khác được thôi. Vì chi phí cho cuộc kiểm toán mà áp dụng 100% Thử nghiệm cơ bản thông thường là cao hơn [ví dụ: phải kiểm toán tại đơn vị nhiều ngày hơn...]

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Nhưng khổ cái ở VN, đôi khi các Công ty kiểm toán nhỏ thì cứ vào làm phát là lao vào kiểm tra chứng từ. Chứ đâu có tìm hiểu hệ thống hay gì đó đâu

Bài toán muôn thủa mà

Ý của Thechung là cách tiếp cận kiểm toán của các Công ty nhỏ, chứ ko liên quan gì đến quy mô của khách hàng. Tự nhiên nhớ tới 1 lần gặp Ma của 1 Công ty kiểm toán size ko nhỏ, bác ý thẳng thừng ra quan điểm: Cần gì phải gửi thư xác nhận? có rất nhiều thủ tục để thỏa mãn số dư, bọn tớ cứ kiểm tra chi tiết giao dịch trong năm là suy ra thỏa mãn số dư cuối năm rồi!!!

Thế mới biết tư duy kiểm toán là kiểm tra công việc của kế toán ăn sâu như thế nào!!!!

Toggle signature


Great minds discuss ideas; Average minds discuss events; Small minds discuss people.

Keep smiling... :littleang

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc, dù Hệ thống KSNB có tốt đến mấy cũng phãi tiến hành Thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục trọng yếu trên BCTC, còn Thử nghiệm kiểm soát thì tùy, ví dụ: 1 đơn vị không có Hệ thống KSNB thì làm sao thực hiện thử nghiệm kiểm soát được.


Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc?

Không biết Mod Xiangqiang và Thế Chung thấy sao nhỉ? Có trường hợp nào khi đi kiểm toán chỉ cần dùng toàn bộ thử nghiệm kiểm soát mà không cần dùng tới thử nghiệm cơ bản không nhỉ? Hoặc có chăng thì thử nghiệm cơ bản được dùng "cho có lệ", kiểm tra chi tiết 1 mẫu chẳng hạn.

Sửa lần cuối: 29/11/12

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc?

Không biết Mod Xiangqiang và Thế Chung thấy sao nhỉ? Có trường hợp nào khi đi kiểm toán chỉ cần dùng toàn bộ thử nghiệm kiểm soát hoặc bổ sung thêm thủ tục phân tích mà không cần dùng tới thử nghiệm cơ bản không nhỉ? Hoặc có chăng thì thử nghiệm cơ bản được dùng "cho có lệ", kiểm tra 1 mẫu chẳng hạn.

Đọc bài của bác, em không hiểu bác không đồng ý với ý kiến của em hay như thế nào, bác có thể nói rõ hơn 1 chút được không.

@Do bác trích dẫn bài của em nên muốn biết ý của bác thôi, hihi..

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Đọc bài của bác, em không hiểu bác không đồng ý với ý kiến của em hay như thế nào, bác có thể nói rõ hơn 1 chút được không.

@Do bác trích dẫn bài của em nên muốn biết ý của bác thôi, hihi..


Đầu tiên là bạn trích dẫn bài của mình, và bạn khẳng định thử nghiệm cơ bản là bắt buộc, nên mình mới muốn xác nhận lại xem có đúng là bắt buộc phải có thử nghiệm cơ bản trong tất cả các cuộc kiểm toán hay ko thôi. Mình thì ko rành lắm, nên muốn hỏi 2 bác mod nhà mình xem sao.

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Đầu tiên là bạn trích dẫn bài của mình, và bạn khẳng định thử nghiệm cơ bản là bắt buộc, nên mình mới muốn xác nhận lại xem có đúng là bắt buộc phải có thử nghiệm cơ bản trong tất cả các cuộc kiểm toán hay ko thôi. Mình thì ko rành lắm, nên muốn hỏi 2 bác mod nhà mình xem sao.


Giờ thì hiểu rồi, hehe...

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Nếu ai làm kiểm toán thì sẽ hiểu vấn đề này.

Toggle signature

Nhận báo cáo thuế, hoàn thiện sổ sách kế toán. Tư vấn tính giá thành, lập BCTC [Riêng+Hợp nhất]. Liên hệ Thế Chung: 01668 555 999. Sky: thechung1208. Chi tiết: Xem tại đây

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Nếu ai làm kiểm toán thì sẽ hiểu vấn đề này.


Tức là sao hả em? Anh vẫn chưa hiểu, em có thể nói rõ hơn ko? Trả lời kiểu này giống đánh đố nhau quá.

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Cuối cùng mình muốn chốt lại 1 câu, trong 1 số cuộc kiểm toán, KTV không dùng các Thử nghiệm kiểm soát, nhưng Thử nghiệm cơ bản thì phải có.

Sao lại phân vân giữa 2 dòng nước thế ? Trong VSA 400 thì dòng nước chia đôi rõ ràng mà, sao chúng ta lại phân vân giữa đôi dòng như vậy :010:

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Page 3

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Ý của Thechung là cách tiếp cận kiểm toán của các Công ty nhỏ, chứ ko liên quan gì đến quy mô của khách hàng. Tự nhiên nhớ tới 1 lần gặp Ma của 1 Công ty kiểm toán size ko nhỏ, bác ý thẳng thừng ra quan điểm: Cần gì phải gửi thư xác nhận? có rất nhiều thủ tục để thỏa mãn số dư, bọn tớ cứ kiểm tra chi tiết giao dịch trong năm là suy ra thỏa mãn số dư cuối năm rồi!!!

Thế mới biết tư duy kiểm toán là kiểm tra công việc của kế toán ăn sâu như thế nào!!!!


Thực sự thì bài này của XQ ko phải ai cũng hiểu được.

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Thực sự thì bài này của XQ ko phải ai cũng hiểu được.


Thì XQ nói quan niệm "Kiểm toán là kiểm tra công việc của kế toán" đã "ăn sâu" vào tư duy của những người làm công tác kế toán, kiểm toán [kể cả 1 số là Ma của cty kiểm toán], vậy thôi bác!

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Em đang nói đến cách tiếp cận Kiểm toán của một số Công ty kiêm toán ở VN ta, có vẻ các anh chị chưa hiểu ý của em nói. Cái này em phải nói thế nào nhỉ, để cho các anh chị dễ hiểu hơn. Em xin mạo muội nói câu sau: - Áp dụng thủ tục kiểm soát => giảm thiểu rủi ro hệ thống [sai sót lớn]: Có các bước trong thủ tục kiểm soát để kiểm toán [em hay gọi là Test of control - nếu ai muốn trao đổi cái này có thể trao đổi trực tiếp với em qua yahoo nhé] - Còn áp dụng thủ tục cơ bản: Tính ra số mẫu [có phương pháp tính nhất định] => Phải làm nhiều hơn => Không tìm được sai sót lớn..... Việc áp dụng cái gì, do đánh giá của mỗi KTV khi tham gia Job kiểm toán. Tất nhiên là không thể áp dụng kiểm soát cho toàn bộ các phần hành trong báo cáo tài chính được. Em hay làm một số chu trình lớn: Bán hàng thu tiền, mua hàng phải trả, tài sản, lương Còn vấn đề Ma hay không, đó là sử dụng hiểu biết của mỗi người để áp dụng vào thực tế: Nếu áp dụng tốt thì là ma, còn áp dụng không tốt thì gọi là làm kém. Có thể trao đổi tiếp vấn đề và nói trực tiếp, anh em hẹn một buổi để trao đổi nhé. Ai muốn trao đổi để lại yahoo hay sky

Thân

Toggle signature

Nhận báo cáo thuế, hoàn thiện sổ sách kế toán. Tư vấn tính giá thành, lập BCTC [Riêng+Hợp nhất]. Liên hệ Thế Chung: 01668 555 999. Sky: thechung1208. Chi tiết: Xem tại đây

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Mình nghĩ các nội dung trao đổi đến đây có vẻ cũng đã tương đối rõ rồi.

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Còn vấn đề Ma hay không, đó là sử dụng hiểu biết của mỗi người để áp dụng vào thực tế: Nếu áp dụng tốt thì là ma, còn áp dụng không tốt thì gọi là làm kém.

Thân


Ma của trong bài của tớ với Ma mà cậu nói khác nhau nhỉ?

Toggle signature


Great minds discuss ideas; Average minds discuss events; Small minds discuss people.

Keep smiling... :littleang

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc?

Không biết Mod Xiangqiang và Thế Chung thấy sao nhỉ? Có trường hợp nào khi đi kiểm toán chỉ cần dùng toàn bộ thử nghiệm kiểm soát mà không cần dùng tới thử nghiệm cơ bản không nhỉ? Hoặc có chăng thì thử nghiệm cơ bản được dùng "cho có lệ", kiểm tra chi tiết 1 mẫu chẳng hạn.

Hehe, câu này có thể dùng để phỏng vấn tuyển Sinh viên thực tập được đấy nhỉ? Mà bác ham chơi hỏi câu này thì đánh giá thấp Mods qúa:wall:

Mà cũng phải hỏi lại bác, thử nghiệm cơ bản đâu chỉ là vouching nhỉ?

Toggle signature


Great minds discuss ideas; Average minds discuss events; Small minds discuss people.

Keep smiling... :littleang

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Ma của trong bài của tớ với Ma mà cậu nói khác nhau nhỉ?


Khác nhau tí à, nói chung là same same tí. Một con màu đen và một con màu trắng mà =]]

Toggle signature

Nhận báo cáo thuế, hoàn thiện sổ sách kế toán. Tư vấn tính giá thành, lập BCTC [Riêng+Hợp nhất]. Liên hệ Thế Chung: 01668 555 999. Sky: thechung1208. Chi tiết: Xem tại đây

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Đâu cần phỏng vấn tuyển sinh, câu này cũng có thể hỏi trực tiếp những người đã và đang làm cũng được mà bạn. Tư duy kiểm toán và cách tiếp cận kiểm toán của mỗi KTV có thể ảnh hưởng bởi job đang công tác mà Mặc dù:

Đúng là VSA 400 chẳng nói rõ về lúc nào làm thử nghiệm gì, chỉ đưa ra định nghĩa thôi. Còn khi nào dùng thử nghiệm nào thì là cách tiếp cận của từng KTV & Công ty kiểm toán.

Và:

Thế mới biết tư duy kiểm toán là kiểm tra công việc của kế toán ăn sâu như thế nào!!!!

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Đâu cần phỏng vấn tuyển sinh, câu này cũng có thể hỏi trực tiếp những người đã và đang làm cũng được mà bạn. Tư duy kiểm toán và cách tiếp cận kiểm toán của mỗi KTV có thể ảnh hưởng bởi job đang công tác mà Mặc dù:

Và:

Có lẽ dừng đề tài tại đây thì phù hợp nhất nhỉ, vì theo mình thấy các tranh luận này ko hiểu bác chủ top hỏi có hiểu không

Toggle signature

Nhận báo cáo thuế, hoàn thiện sổ sách kế toán. Tư vấn tính giá thành, lập BCTC [Riêng+Hợp nhất]. Liên hệ Thế Chung: 01668 555 999. Sky: thechung1208. Chi tiết: Xem tại đây

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Hehe, câu này có thể dùng để phỏng vấn tuyển Sinh viên thực tập được đấy nhỉ? Mà bác ham chơi hỏi câu này thì đánh giá thấp Mods qúa:wall:

Mà cũng phải hỏi lại bác, thử nghiệm cơ bản đâu chỉ là vouching nhỉ?


Hì hì, sozy, sozy, thật sự không phải tớ có ý đánh giá thấp Mods đâu, chỉ tại tớ thấy bạn nguoilysu quote bài của tớ và khẳng định như thế, nhưng để lâu rồi ko thấy ai nói gì nên tớ phải lôi ra nhắc lại thôi, tớ không muốn có những bạn khác đọc vào và nghĩ giống như thế.

Thật ra hôm qua tớ đã viết 1 bài với ý định giải thích cái bài của XQ, nhưng viết giữa chừng buồn ngủ quá nên đi ngủ mất, để hôm nay viết nốt.

Nếu XQ đã hỏi tới thì tớ cũng xin trình bày tí, hi hi: Tùy vào các công ty mà audit approach và audit methodology của mỗi công ty sẽ khác nhau, tuy nhiên, thông thường 1 cuộc kiểm toán sẽ bao gồm các bước chính: planning, risk assessment, execution, conclusion - reporting - wrap up. Cái mình đang bàn ở đây nằm ở giữa bước 2 và 3 risk assessment, execution, gồm có: 1- Test of control - Subtantive test: thật ra trong này lại chia làm 2: 2+ ARP: analytical review procedure 3+ Test of detail Tớ nói lan man tí về 3 cái trên nhé;


Cái số 1
: trong topic này mọi nguời đọc xong chắc cũng có 1 cái nhìn tổng quan về nó rồi.

Cái số 2: Khi bạn làm 1 cái phân tích số liệu tốt, so sánh các tháng trong năm, so sánh cùng kỳ với năm trước, so sánh với đối thủ cạnh tranh và mặt bằng chung....blah blah blah....và bạn hiểu được lý do tại sao cho các biến động thì bạn cũng đã có khá tự tin về số liệu rồi, về tính trung thực, hợp lý của nó.

Cái này thật tình mà nói thì tớ thấy gần như tất cả các công ty kiểm toán ở VN [kể cả Big4] đều làm cái này chưa kỹ, còn rất qua loa. Trước đây tớ nói chuyện với 1 chú ở Sri Lanka qua VN làm secondment, chú ấy "khen" như sau: ở VN mày hay quá, 1 job với quy mô tương tự tụi tao cần tới 10 người, làm ròng rã trong 1 tháng trời mới xong, thế mà tụi bây chỉ cần 4-5 người làm trong 1 tuần. :wall: Thế mới thấy chất lượng kiểm toán ở VN mình nó "cao" thế nào.

Cái số 3: cái này mọi người còn hay gọi với cái tên khác là vouching, và nói theo cách XQ là "kiểm tra công việc của kế toán" đây. Bước này thì thường làm khá chi tiết [kiểm tra từng chứng từ, từng nghiệp vụ...] nên thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn.

Có một bác Ma. ở công ty VN [thuộc top 2 công ty kiểm toán VN] từng nói với tớ thế này: anh không hiểu tại sao tụi Big4 nó "gan" ghê, dám nhận những Group, những tập đoàn lớn mà tụi nó vẫn làm phà phà, không sợ rủi ro, ko sợ thiếu người, mày tìm hiểu giùm anh với. Tớ đã mang câu hỏi đó đi tìm hiểu và nhận ra rằng: ở Big4 họ cực kỳ tự tin vào phương pháp kiểm toán của họ, phương pháp đó đã được xây dựng cả trăm năm nay, do đó, khi kiểm 1 Group có mười mấy công ty con họ tự tin để 1 staff 1 năm kinh nghiệm đi cùng 1 staff mới vào [thậm chí là thực tập] phụ trách một chi nhánh. Họ chỉ cần đảm bảo staff của họ làm đúng các thủ tục theo yêu cầu công ty, phần còn lại thì Se, Ma, Partner sẽ chịu. Chỉ cần mỗi người trong mắt xích đó thực hiện đúng role của mình là được, nếu có kiện tụng gì hoặc ai nói gì về phương pháp của họ, họ có đủ bằng chứng để tự bảo vệ mình. Còn ở công ty VN, họ không đủ tự tin để bảo đảm cho phương pháp kiểm toán của mình, cho nên thông thường, dù gì, họ cũng chú trọng đi vouching cái cho chắc, dù gì đó cũng là cách để đảm bảo số liệu trên báo cáo, trên sổ sách đúng với thực tế.

Đại khái cách tớ hiểu về bài viết của XQ là như thế, có gì Mods bổ sung hoặc sửa giùm tớ nhé, kiến thức kiểm toán của tớ cũng cũ rồi, ko đảm bảo còn phù hợp nữa.

Do đó, tóm lại, khi kiểm toán một phần hành nào đó nếu chỉ cần làm 1 trong 3 bước trên, không phải lúc nào cũng phải lăm lăm làm thử nghiệm cơ bản đâu. Khi nào bạn thấy công việc bạn làm có thể cho được cái nhìn trung thực hợp lý với số liệu trên báo cáo thôi.

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Hì hì, sozy, sozy, thật sự không phải tớ có ý đánh giá thấp Mods đâu, chỉ tại tớ thấy bạn nguoilysu quote bài của tớ và khẳng định như thế, nhưng để lâu rồi ko thấy ai nói gì nên tớ phải lôi ra nhắc lại thôi, tớ không muốn có những bạn khác đọc vào và nghĩ giống như thế ...

Xuyên suốt trong topic này, ý của em là: Trong một số cuộc kiểm toán, có thể không có Thử nghiệm kiểm soát nhưng Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc. Bác không muốn mọi người nghĩ như thế tức là bác khẳng định cách nghĩ của em là sai rồi đúng không? Bác có hơi chủ quan và quá tin tưởng vào hiểu biết sâu rộng của mình không nhỉ??? Em xin trích lại 1 đoạn trong Hướng dẫn thực hiện chương trình kiểm toán mẫu do VACPA biên soạn:

"5. Phương pháp tiếp cận kiểm toán chung và các nguyên tắc cơ bản khác Phương pháp luận kiểm toán của Chương trình kiểm toán mẫu này là phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro. Theo đó việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục để xử lý rủi ro được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán. Đây là phương pháp kiểm toán được thiết kế phù hợp với phương pháp tiếp cận và nguyên tắc xây dựng hệ thống Chuẩn mực kiểm toán quốc tế có hiệu lực từ 15/12/2009.

Chúng tôi cũng lưu ý rằng công ty kiểm toán khi thực hiện Chương trình kiểm toán mẫu này vẫn có 02 lựa chọn: hoặc thực hiện kiểm tra cơ bản 100% hoặc kết hợp kiểm tra cơ bản với kiểm tra kiểm soát [kiểm tra hệ thống] theo mức độ khác nhau: kiểm tra cơ bản là chủ yếu, kiểm tra hệ thống là thứ yếu hoặc ngược lại. Tuy nhiên dù có thực hiện theo phương pháp nào, KTV vẫn bắt buộc phải thực hiện việc tìm hiểu về mặt thiết kế của hệ thống KSNB và đánh giá xem các thủ tục kiểm soát chính có được triển khai không."

Tại đoạn 46 VSA 400:


"Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dù được đánh giá ở mức độ thấp nhất thì kiểm toán viên vẫn phải thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các loại nghiệp vụ và số dư các tài khoản trọng yếu."
Tai đoạn 49 VSA 400:

"Mức độ đảm bảo đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về báo cáo tài chính là như nhau đối với mọi quy mô của đơn vị kiểm toán. Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị lớn thường không phù hợp với đơn vị nhỏ [Ví dụ: Trong đơn vị lớn, người làm kiểm soát thường độc lập với người làm kế toán, trong khi đơn vị nhỏ, người làm kế toán có thể kiêm nhiệm công việc kiểm soát đã làm hạn chế vai trò của kiểm soát nội bộ. Trong đơn vị nhỏ, công việc kiểm soát thường được tập trung vào một số ít người]. Trường hợp công việc kiểm soát nội bộ bị giới hạn bởi việc không phân chia nhiệm vụ thì ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính phải hoàn toàn dựa trên bằng chứng thu thập được từ thử nghiệm cơ bản."

Nếu nằm trong trường hợp [đoạn chữ đậm] ghi tại đoạn 49 nói trên, bác vẫn thực hiện Thủ nghiệm kiểm soát àh?:wall:

Sửa lần cuối: 5/12/12

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Hi hi, bạn hiểu nhầm ý của tớ rồi, tớ giải thích tí nhé, đây là chỗ tớ không muốn mọi người hiểu nhầm:

Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc, dù Hệ thống KSNB có tốt đến mấy cũng phãi tiến hành Thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục trọng yếu trên BCTC

Còn đây là kết luận của bạn:

Xuyên suốt trong topic này, ý của em là: Trong một số cuộc kiểm toán, có thể không có Thử nghiệm kiểm soát nhưng Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc.


Như vậy tạm gọi là tớ cũng thành công rồi ấy nhỉ. Đúng là chỉ trong một số [thật ra là phần lớn] thôi, không phải trong tất cả đâu bạn.

Còn mấy đoạn chuẩn mực và chương trình mẫu của bạn trích dẫn, nếu bạn đọc kỹ và nhìn nó một cách khái quát hơn, bạn cũng có thể thấy ý của tớ. Tức là tớ chả dám nói gì đi ngoài chuẩn mực cả. Tớ cảm nhận là bạn đang hơi áp đặt chủ quan suy nghĩ khi đọc chuẩn mực và chương trình mẫu.

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

...
... Đúng là chỉ trong một số [thật ra là phần lớn] thôi, không phải trong tất cả đâu bạn.

Thì mình có nói là tất cả đâu, hic...

Còn mấy đoạn chuẩn mực và chương trình mẫu của bạn trích dẫn, nếu bạn đọc kỹ và nhìn nó một cách khái quát hơn, bạn cũng có thể thấy ý của tớ. Tức là tớ chả dám nói gì đi ngoài chuẩn mực cả. Tớ cảm nhận là bạn đang hơi áp đặt chủ quan suy nghĩ khi đọc chuẩn mực và chương trình mẫu.

Mình chưa hiểu lắm ý bạn trong câu này, bạn hiểu nội dung phần trích dẫn trong bài trên của mình là như thế nào nhỉ? Và ý của bạn cụ thể là như thế nào, bạn nêu ra đi cho mọi người cùng thảo luận đi, cứ úp úp mở mở làm gì, hihi...

Theo đoạn 46 VSA 400 thì ý mình : "Thử nghiệm cơ bản là bắt buộc, dù Hệ thống KSNB có tốt đến mấy cũng phãi tiến hành Thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục trọng yếu trên BCTC" là không có gì sai, không biết bạn không muốn mọi người hiểu sai chỗ nào thì nói ra luôn đi [trong trao đổi, thảo luận về công việc, học tập mình cứ hay thích nói thẳng, rõ ràng, hihi...]

Sửa lần cuối: 5/12/12

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Thanks cothant viết một bài khá dài như vậy để mọi người cùng hiểu vấn đề. Cơ bản thì ko có gì để sửa cả: 3 cái bước đó cơ bản là như nhau cả thôi [có thể cách dùng từ khác nhau]

Thân

Toggle signature

Nhận báo cáo thuế, hoàn thiện sổ sách kế toán. Tư vấn tính giá thành, lập BCTC [Riêng+Hợp nhất]. Liên hệ Thế Chung: 01668 555 999. Sky: thechung1208. Chi tiết: Xem tại đây

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Nếu XQ đã hỏi tới thì tớ cũng xin trình bày tí, hi hi: Tùy vào các công ty mà audit approach và audit methodology của mỗi công ty sẽ khác nhau, tuy nhiên, thông thường 1 cuộc kiểm toán sẽ bao gồm các bước chính: planning, risk assessment, execution, conclusion - reporting - wrap up. Cái mình đang bàn ở đây nằm ở giữa bước 2 và 3 risk assessment, execution, gồm có: 1- Test of control - Subtantive test: thật ra trong này lại chia làm 2: 2+ ARP: analytical review procedure 3+ Test of detail Tớ nói lan man tí về 3 cái trên nhé;


Cái số 1
: trong topic này mọi nguời đọc xong chắc cũng có 1 cái nhìn tổng quan về nó rồi.

Cái số 2: Khi bạn làm 1 cái phân tích số liệu tốt, so sánh các tháng trong năm, so sánh cùng kỳ với năm trước, so sánh với đối thủ cạnh tranh và mặt bằng chung....blah blah blah....và bạn hiểu được lý do tại sao cho các biến động thì bạn cũng đã có khá tự tin về số liệu rồi, về tính trung thực, hợp lý của nó.

Cái này thật tình mà nói thì tớ thấy gần như tất cả các công ty kiểm toán ở VN [kể cả Big4] đều làm cái này chưa kỹ, còn rất qua loa. Trước đây tớ nói chuyện với 1 chú ở Sri Lanka qua VN làm secondment, chú ấy "khen" như sau: ở VN mày hay quá, 1 job với quy mô tương tự tụi tao cần tới 10 người, làm ròng rã trong 1 tháng trời mới xong, thế mà tụi bây chỉ cần 4-5 người làm trong 1 tuần. :wall: Thế mới thấy chất lượng kiểm toán ở VN mình nó "cao" thế nào.

Cái số 3: cái này mọi người còn hay gọi với cái tên khác là vouching, và nói theo cách XQ là "kiểm tra công việc của kế toán" đây. Bước này thì thường làm khá chi tiết [kiểm tra từng chứng từ, từng nghiệp vụ...] nên thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn.

Có một bác Ma. ở công ty VN [thuộc top 2 công ty kiểm toán VN] từng nói với tớ thế này: anh không hiểu tại sao tụi Big4 nó "gan" ghê, dám nhận những Group, những tập đoàn lớn mà tụi nó vẫn làm phà phà, không sợ rủi ro, ko sợ thiếu người, mày tìm hiểu giùm anh với. Tớ đã mang câu hỏi đó đi tìm hiểu và nhận ra rằng: ở Big4 họ cực kỳ tự tin vào phương pháp kiểm toán của họ, phương pháp đó đã được xây dựng cả trăm năm nay, do đó, khi kiểm 1 Group có mười mấy công ty con họ tự tin để 1 staff 1 năm kinh nghiệm đi cùng 1 staff mới vào [thậm chí là thực tập] phụ trách một chi nhánh. Họ chỉ cần đảm bảo staff của họ làm đúng các thủ tục theo yêu cầu công ty, phần còn lại thì Se, Ma, Partner sẽ chịu. Chỉ cần mỗi người trong mắt xích đó thực hiện đúng role của mình là được, nếu có kiện tụng gì hoặc ai nói gì về phương pháp của họ, họ có đủ bằng chứng để tự bảo vệ mình. Còn ở công ty VN, họ không đủ tự tin để bảo đảm cho phương pháp kiểm toán của mình, cho nên thông thường, dù gì, họ cũng chú trọng đi vouching cái cho chắc, dù gì đó cũng là cách để đảm bảo số liệu trên báo cáo, trên sổ sách đúng với thực tế.

Đại khái cách tớ hiểu về bài viết của XQ là như thế, có gì Mods bổ sung hoặc sửa giùm tớ nhé, kiến thức kiểm toán của tớ cũng cũ rồi, ko đảm bảo còn phù hợp nữa.

Do đó, tóm lại, khi kiểm toán một phần hành nào đó nếu chỉ cần làm 1 trong 3 bước trên, không phải lúc nào cũng phải lăm lăm làm thử nghiệm cơ bản đâu. Khi nào bạn thấy công việc bạn làm có thể cho được cái nhìn trung thực hợp lý với số liệu trên báo cáo thôi.

Nếu Cothant đã trả lời thì XQ cũng xin trình bày lại thế này:

1. Bất kể cuộc kiểm toán nào cũng phải sử dụng thử nghiệm cơ bản [substantive test]. Cái này là khẳng định bởi nếu KTV thực hiện thủ tục phân tích cũng tức là đang thực hiện thử nghiệm cơ bản.

Còn việc chỉ áp dụng thủ tục phân tích có thể tự tin về tính trung thực hợp lý để đưa ra ý kiến kiểm toán --> em cũng không dám chắc. Theo em, 1 cuộc kiểm toán bao giờ cũng phải thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết[test of detail] thì mới đưa ra được ý kiến. VD: để thỏa mãn số dư tài khoản ngân hàng, các bác có làm được thủ tục phân tích nào ko?

2. Test of detail - Kiểm tra chi tiết: ko phải là vouching.
Nếu bác nói kiểm tra chi tiết là kiểm tra chứng từ thì em tự hỏi ko biết các thủ tục khác như gửi thư xác nhận, đối chiếu, phỏng vấn... thì được phân loại vào thử nghiệm nào?

Thực ra, kiểm tra chi tiết là thu thập các bằng chứng về số dư trên BS và P&L. Còn phương pháp thu thập bằng chứng có đến 7 phương pháp theo ISA, có thể là kiểm tra chứng từ, gửi thư xác nhận, đối chiếu, tính toán lại, phỏng vấn.... Câu nói của em, tư tưởng "kiểm toán là kiểm tra công việc của kế toán" cũng ko thể đánh đồng được với vouching. Để áp dụng được pp vouching, KTV cũng phải áp dụng pp chọn mẫu thì mới ra mẫu đại diện để kiểm tra, rồi đánh giá kết quả kiểm tra để xem có cần phải tăng mẫu kiểm tra không. Còn vụ bác so sánh VN với Srilanka để kết luận chất lượng kiểm toán ở VN thì em cũng pó tay bác rồi... Thứ nhất, ko nên đánh đồng chất lượng kiểm toán VN. Nhìn phí kiểm toán là thấy, chẳng có mặt bằng gì cả.

Thứ hai, chưa chắc Sri Lanka đã là nước có chất lượng kiểm toán cao . Có khi họ chỉ lao vào vouching nên mới mất cả tháng như thế [Đấy là em nói giả dụ thôi nhé]

Còn vụ big4, em ko có comment vì em chưa đầu quân ở đó bao giờ. Nhưng nếu để A1 1 năm + trainee phụ trách 1 công ty con trong Group thì rủi ro kiểm toán cũng cao nhẩy?

Toggle signature


Great minds discuss ideas; Average minds discuss events; Small minds discuss people.

Keep smiling... :littleang

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Bác XQ nói rốt ráo rồi đấy, rất thích bài viết trên của bác, chỉ không thích nick của bác thôi [vì giống người cắt cáp tàu Bình Minh quá, hehe... Đùa tý cho vui]

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Hihi, ồ...hóa ra là vậy à, giờ tớ mới biết, cám ơn XQ nhé [nút like ko biết bị lỗi gì nên bấm ko được].

Toggle signature

Mong được bình thản nắm tay người đi giữa nhân gian.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Mỗi người 1 quan điểm ... Thiết nghĩ nghề kiểm toán ở VN còn tương đối mới mẽ và chưa thực sự phát triển nên có thể nói là giáo trình VACPA gì đó cũng chưa thể nói là tuyệt đối, chỉ là sự kế thừa và triển khai từ VSA mà như mọi người đánh giá là VSA 400 chưa đề cập rõ ràng nữa mà. Hơn nữa cách thức kiểm tra, cách thức sử dụng thử nghiệm còn bị chi phối bởi các "truyển thống" của cty kiểm toán, giống như ngày xưa làm bài làm văn hay làm toán nhìn vào cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề thì sẽ biết sư phụ của người ấy là ai rồi, chuẩn mực quy định chung là 1 chuyện, thực hiện vào thực tế thì là 1 chuyện khác [tồn tại đa số ở VN] Bởi vậy mới có những nhận định của người nước ngoài là vậy. Sáng ra mà nói dài dòng quá :017:

Nút like của tui kg có vấn đề nha Cothant :004:

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

...có thể nói là giáo trình VACPA gì đó cũng chưa thể nói là tuyệt đối, chỉ là sự kế thừa và triển khai từ VSA mà như mọi người đánh giá là VSA 400 chưa đề cập rõ ràng nữa mà...

Kể cả chuẩn mực quốc tế đều có thể thay đổi theo thời gian chứ không riêng gì ở VN. Chúng ta là người thực hiện, chúng ta cần hiểu cho đúng và làm theo. Chúng ta đang bàn cũng là theo cái quy định hiện tại. Nếu hướng dẫn của VACPA không đúng chỗ nào bạn có thể dẫn ra đây cho mọi người mở mang tầm mắt, còn nếu đúng thì phải hiểu theo và làm theo chứ nói 1 câu chung như thế thì ai biết thế nào.

Nói thêm với bạn về Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA [Hội kiểm toán viên hành nghề VN]: Đây là dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ, quy tụ các chuyên gia về kiểm toán có uy tín trong và ngoài nước tham gia thực hiện. Chương trình này không phải là sự kế thừa mà là căn cứ vào các Chuẩn mực kiểm toán hiện tại, các chuẩn mực dự định sẽ ban hành [2013] và các nguyên tắc chung được thừa nhận.

Sửa lần cuối: 6/12/12

Toggle signature

Không có thành công hay thất bại cuối cùng.

Ðề: Phân biệt Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Nếu hướng dẫn của VACPA không đúng chỗ nào bạn có thể dẫn ra đây cho mọi người mở mang tầm mắt, còn nếu đúng thì phải hiểu theo và làm theo chứ nói 1 câu chung như thế thì ai biết thế nào.

Thực tế thì mấy ai hiểu theo và làm theo hay là làm theo truyền thống và "chiêu" của các cty kiểm toán. Cái này có thể mở topic riêng để bạn hùng biện nhé :028:

Toggle signature

WHAT WILL BE WILL BE

Video liên quan

Chủ Đề