Thủ khoa đại học kinh tế tp hcm 2023

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

  Thủ khoa của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là thí sinh Trương Đức Dũng, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đạt 29,15 điểm, trúng tuyển ngành Khoa học máy tính.

Ngoài ra thủ khoa khối A00 của TP.HCM là Đỗ Viết Lê Phương, với tổng điểm 3 môn xét tuyển là 29,05 điểm, trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật ô tô.

  Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Thủ khoa của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM là thí sinh Huỳnh Thị T. T với tổng điểm 3 môn xét tuyển đạt 27,55, trúng tuyển ngành Công nghệ thực phẩm.

 

Trường ĐH Kinh tế - Luật 

  Thủ khoa của Trường ĐH Kinh tế - Luật là thí sinh Đặng Thị Thanh Trúc [Trường THPT Hóa Châu, Thừa Thiên Huế] với tổng điểm 3 môn xét tuyển đạt 28,85 điểm, trúng tuyển vào ngành Thương mại điện tử, khoa Hệ thống thông tin.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Thủ khoa của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là thí sinh Nguyễn Trần Hoàng Khoa, ở Bình Dương với tổng điểm 3 môn xét tuyển đạt 28,8, trúng tuyển vào ngành Sư phạm Toán học.

  Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM

Thủ khoa của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM là thí sinh Nguyễn Minh Phúc, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đạt 29,2, trúng tuyển ngành Hoá học.

  Trường ĐH Y Dược TP.HCM

Thủ khoa của Trường ĐH Y Dược TP.HCM là thí sinh Nguyễn Ngọc Huy, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đạt 29,75 [Toán: 10, Hóa:  9,75, Sinh học: 10], trúng tuyển ngành Y khoa.

  Trường ĐH Sài Gòn

Thủ khoa của Trường ĐH Sài Gòn thí sinh Lê Hoàng Hạc, ở Tiền Giang, với tổng điểm xét tuyển 3 môn là 28 [Toán: 10; Vật lý: 9; Hoá học: 10], trúng tuyển ngành Sư phạm Toán học.

Trường ĐH Luật TP.HCM

Thủ khoa của Trường ĐH Luật TP.HCM là thí sinh Bùi Hữu Bảo, ở Nha Trang, với tổng điểm xét tuyển 3 môn đạt 29 [Văn: 9,25; Lịch sử: 10; Địa lý: 9,75], trúng tuyển ngành Luật.

Minh Anh/Vietnamnet

Sau khi thực tập, thủ khoa Nguyễn Thị Hồng được một công ty về kiểm toán gửi lời mời làm việc. Cô trở thành nhân viên chính thức của công ty này vào đầu tháng 7 vừa qua.

Sáng 29/7, ĐH Kinh tế [ĐH Quốc gia Hà Nội] tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân năm 2022. Qua đó, Nguyễn Thị Hồng [sinh viên lớp QH2018 - E Kế toán CLC] được xướng tên là thủ khoa đầu ra với GPA 3.9/4. Nữ sinh cũng được lựa chọn để thay mặt cho gần 700 sinh viên phát biểu.

Tân thủ khoa của ĐH Kinh tế mong muốn gửi gắm những tâm tư, tình cảm của bản thân và tất cả sinh viên đến nhà trường. Nữ sinh hy vọng bài phát biểu sẽ là lời cảm ơn chân thành nhất gửi đến thầy cô và các phụ huynh đã cùng đồng hành cùng sinh viên trong những năm tháng theo đuổi việc học.

"Các bạn thân mến, dù cho cuộc sống sau này của chúng ta có như thế nào, các bạn hãy luôn nhớ rằng chúng ta đã từng là sinh viên ĐH Kinh tế, đã từng cháy hết mình với thanh xuân dưới mái trường này", Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại lễ tốt nghiệp.

Chưa từng đặt mục tiêu tốt nghiệp thủ khoa

Nguyễn Thị Hồng nhận được tin tốt nghiệp thủ khoa vào ngày 14/7. Khi đó, cô cảm thấy vỡ òa trong hạnh phúc vì bản thân đã đạt được kết quả vượt ngoài mong đợi. Nữ sinh chia sẻ với Zing rằng cô chưa từng đặt mục tiêu phải tốt nghiệp thủ khoa đầu ra.

Đối với cô sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán, điều quan trọng nhất bản thân cần làm là học hết mình để có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết, phục vụ cho công việc sau này. Cô cũng không đặt nặng vấn đề điểm số mà luôn hướng đến mục tiêu học tập vui vẻ, sống hết mình và có ích.

Nguyễn Thị Hồng đại diện gần 700 sinh viên phát biểu trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: NVCC.

Nguyễn Thị Hồng không đi làm thêm mà dành toàn bộ thời gian để học tập, tham gia câu lạc bộ và thử sức ở những cuộc thi lớn nhỏ. Cô là thành viên tích cực của một câu lạc bộ về kế toán - kiểm toán tại ĐH Kinh tế, thường xuyên tham gia các chương trình hướng nghiệp và trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp.

Năm 2020, nữ sinh vượt qua hàng trăm ứng viên và giành được suất học bổng IMG - Thắp sáng tài năng Việt trị giá 100 triệu đồng. Đối với Hồng, đây là phần thưởng lớn, đồng thời là nguồn động lực để cô tiếp tục vươn lên trong học tập và xây dựng những định hướng tương lai.

Để đạt được những thành tựu trên, Nguyễn Thị Hồng đã phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn. Thời gian đầu khi lên đại học, Hồng khá bối rối vì chưa thể thích ứng với lịch học dày đặc và những cái “deadline trong ngày” của trường đại học. Chưa kể, hai năm cuối học online trong điều kiện dịch bệnh cũng khiến nữ sinh chật vật để hoàn thành các môn chuyên ngành.

Gặp nhiều rào cản khi tiếp cận tri thức trong môi trường đại học, nhưng đối với Hồng, những điều này đã giúp cô có nhiều cơ hội rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Nhờ những ngày học online và làm bài tập liên tục, nữ sinh biết cách đối mặt với áp lực, kể cả trong học tập lẫn công việc.

Cô cũng học được nhiều kỹ năng mới như tư duy logic, đặc biệt, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình là những kỹ năng “đắt giá” nhất mà Hồng có được, giúp cô “ghi điểm” với doanh nghiệp trong thời gian làm thực tập sinh, từ đó tạo bước đệm để nhận được lời mời làm việc ngay sau thời gian thực tập.

Được mời làm việc khi chưa tốt nghiệp

Giống như các sinh viên khác của ĐH Kinh tế, Nguyễn Thị Hồng bắt đầu đi thực tập vào cuối năm 3 đại học. Ban đầu, nữ sinh thực tập theo chương trình của khoa tại Hội Nghề nghiệp Kiểm toán VACPA. Sau đó, cô tiếp tục thi tuyển và trở thành thực tập sinh kiểm toán tại một công ty được đánh giá là công ty thuộc “big4 kiểm toán”.

Hồng thực tập tại công ty này từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022. Gần 4 tháng làm thực tập sinh là quãng thời gian quý giá và đáng nhớ đối với nữ sinh ĐH Kinh tế. Cô được học thêm nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế liên quan nghề kiểm toán - những điều không thể học trong sách vở.

Nữ sinh kể rằng mỗi ngày, cô đều đến văn phòng khách hàng, được tiếp xúc với hồ sơ, chứng từ của nhiều công ty và tiếp xúc với văn hóa doanh nghiệp. Dù bận rộn vì công việc dày đặc, Hồng vẫn cảm thấy vui vẻ vì được làm công việc yêu thích và học được thêm những điều mới mẻ.

Ngoài những kiến thức mới được trau dồi, Hồng còn nhận được mức lương 7 chữ số khi thực tập - khoản thu nhập khá ổn đối với các thực tập sinh trong ngành. Sau khi kết thúc thực tập, nữ sinh nhận lời mời làm việc từ công ty với mức lương cao gấp đôi. Đầu tháng 7 vừa qua, Nguyễn Thị Hồng trở thành nhân viên chính thức của công ty.

Tân thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế cho rằng yếu tố giúp cô nhận được lời mời làm việc chính thức là tinh thần học hỏi, cầu thị và luôn hết mình vì công việc. Nữ sinh nhớ lại khoảng thời gian đầu khi mới thực tập tại công ty, cô bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn vì lý thuyết sách vở và công việc thực tế khác xa nhau. Không nản chí, Hồng tiếp tục tìm hiểu công việc, học hỏi kinh nghiệm của tiền bối trong công ty để làm quen dần với công việc, môi trường mới.

Một yếu tố khác là tinh thần làm việc nhóm, điều mà Hồng học được khi là sinh viên ĐH Kinh tế. Vào những ngày “cao điểm” trong mùa kiểm toán, Hồng và mọi người phải làm việc theo nhóm. Khả năng phối hợp nhịp nhàng cùng đồng đội đã giúp nữ sinh hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao, tránh được những xung đột ngoài ý muốn.

“Mùa kiểm toán, ai cũng bận, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm, mọi người rất dễ tranh cãi, gặp áp lực nặng nề hơn”, nữ sinh nói thêm.

Tân thủ khoa ĐH Kinh tế mong muốn thử sức ở những lĩnh vực mới. Ảnh: NVCC.

Chưa hài lòng với những điều đang có

Nguyễn Thị Hồng tự đánh giá bản thân còn nhiều thiếu sót và cần học hỏi thêm. Nữ sinh lên kế hoạch học thêm để trau dồi ngoại ngữ, phục vụ cho việc học sau này. Ngoài ra, Hồng dự định sẽ tiếp tục theo đuổi các khóa học để lấy chứng chỉ ICAEW - chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế về tài chính, kế toán và kinh doanh.

Không chỉ dừng lại ở tấm bằng cử nhân đại học, nữ sinh ĐH Kinh tế mong muốn bản thân tiến xa hơn bằng việc theo đuổi việc học thạc sĩ về ngành Tài chính - Kế toán tại một đại học ở châu Âu. Hiện, Hồng chưa có mục tiêu cụ thể về nơi theo học. Sắp tới, cô sẽ lựa chọn một trường đại học phù hợp và chuẩn bị hồ sơ để xin học bổng du học.

Nhằm nâng cao cơ hội nghề nghiệp, Nguyễn Thị Hồng mong muốn mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Nữ sinh dự định học thêm về ngành Tư vấn quản trị hoặc Thuế. Cô đánh giá hai ngành học này khá hấp dẫn và mang lại giá trị cao trong công việc sau này.

Thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế khuyên sinh viên không chỉ nên chú trọng kiến thức sách vở mà cần trau dồi thêm những kỹ năng mới phục vụ cho công việc như giao tiếp, làm việc nhóm. Khi làm việc tại doanh nghiệp, khả năng giao tiếp, tương tác với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng chính là “chìa khóa” quan trọng, giúp các bạn mở ra cơ hội làm việc trong tương lai.

Ngoài ra, Hồng cho rằng sinh viên cần lập cho bản thân một kế hoạch tương lai với những mục tiêu rõ ràng. Cách làm này giúp các bạn trẻ không bị mất phương hướng và dễ đánh giá được bản thân đã hoàn thành những gì.

“Bạn không nên áp lực về điểm số. Điều quan trọng là chúng ta học được gì từ những môn học đó, và quan trọng hơn cả là chúng ta đã học được gì sau những lần vấp ngã”, Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Chủ Đề