Thủ đô khu giải phóng việt bắc ở đâu

19 Tháng 09 Năm 2011 / 6617 lượt xem

Trịnh Tố Long [*]

 Ông Tạ Quang Chiến vinh dự trực tiếp phục vụ Bác Hồ suốt thời kỳ chống Pháp [1947 - 1954] cùng Ban liên lạc cựu cán bộ Chủ tịch phủ ở ATK Việt Bắc rất phiền lòng theo dõi những thông tin về các địa danh mình một thời gắn bó: chưa được hiểu đúng, làm đúng như lịch sử vốn có:

Vài cứ liệu­

Ông Chiến và các vị lão thành nhân chứng sống cung cấp cho người viết bài này nhiều văn bản, sách, tư liệu thông tin chính thức cùng những thư, kiến nghị ... để đối chiếu, xác minh và quan trọng, thấy rõ sự quan tâm, tấm lòng      vô tư, tâm nguyện như thế nào trước vấn đề đặt ra của các bậc tiền bối đáng kính.

Xin dẫn vài ví dụ: Đề án Quy hoạch tổng thể phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, và phát huy Khu di tích lịch sử Cách mạng và Kháng chiến, chiến Khu Việt Bắc [Giai đoạn 1941 - 1954] của Bộ Văn hoá - Thông tin, tháng 3/1998 [gọi tắt Đề án]. Một công trình được nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch - công sức của nhiều ngành chức năng và địa phương từ năm 1962 với đầy đủ các cứ liệu cụ thể từng ngày tháng, địa danh, sự kiện đã diễn ra, gắn với hoạt động chủ yếu của Bác Hồ. Sách Văn phòng Chính phủ 56 năm xây dựng và trưởng thành. Nhiều bản sao công văn, Quyết định, thư riêng, kiến nghị của tập thể, cá nhân gửi các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ về các vấn đề liên quan. Rồi, các cuộc gặp riêng, điện thoại v.v... Song, tình hình vẫn như dẫn liệu dưới đây, thật đáng ngạc nhiên..

Một nhà báo lão thành kể, phải ... 4 lần về chiến khu xưa mới biết "Thủ đô gió ngàn" hoá ra là ... Định Hoá. Bài đăng ở một tờ báo lớn [ngày 22/11/2006] nêu           

rõ: Định Hoá là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các cơ quan đầu não ... ở và làm việc trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược...

Trong cuộc Hội thảo [ngày 6/12/2003] vị lãnh đạo tỉnh sở tại phát biểu          đề dẫn: ... Vùng Định Hoá đã trở thành mảnh đất Cội nguồn của cách mạng Việt Nam ... Giám đốc Sở chức năng nêu rõ hơn: Định Hoá là trung tâm ATK - Thủ đô kháng chiến ... Kể từ đầu năm 1947, hầu hết các cơ quan đầu não kháng chiến..., các lãnh tụ: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng ... đã sống, làm việc Chủ yếu tại Định Hoá...

Sự thực

Thời kỳ 1946 - 1954, Bác Hồ là lãnh tụ tối cao: Chủ tịch Đảng, Nhà nước và Chính Phủ. Văn phòng giúp việc Bác mang mật danh CQ41 hoặc Ban kiểm tra 12 theo thống kê chi tiết về ngày, tháng, địa danh chia ra: Người ở Hà Tây và Phú Thọ; 4 tháng 5 ngày. Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên: 1 năm 7 tháng. Riêng Tuyên Quang: 5 năm 10 tháng 25 ngày. Cộng 7 năm 10 tháng. Quy định chung: trước tháng 8-1945 gọi là Di tích Cách mạng, sau đó, là Di tích Kháng chiến. Bác Hồ trước tháng 8 - 1945, Người từ Cao Bằng về qua Bác Kạn tới Tân Trào, nên không có Di tích "cách mạng" về Bác ở Thái Nguyên. Lịch sử Cách mạng Việt Nam chưa hề đặt ra: đâu là "chiếc nôi" - kể cả Pắc Bó.

Cơ quan đầu não là một cách nói, chỉ cơ quan cao nhất - một nước, một tỉnh, một ngành ... Ngày kháng chiến chống Pháp, đóng trụ sở ổn định lâu dài bên Tuyên Quang, ngoài Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ, còn có                   Ban thường trực Quốc Hội, 13 Bộ - trừ Bộ Quốc phòng, Văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh đóng ổn định bên Định Hoá [cuối năm 1953 cũng chuyển về Yên Sơn Tuyên Quang ở hầm ngầm Kim Quan].

Một sự thật xin đừng quên: bằng Quyết định số 32/2000/QĐ-BVHTT ngày 7/12/2000, do Thứ trưởng Bộ VHTT Lưu Trần Tiêu ký ghi rõ:

Điều 1: Nay công nhận

Di tích lịch sử

địa điểm chủ tịch phủ - thủ tướng phủ thời kỳ 1947 - 1954

xã bình yên, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang.

Chính tại đây, dưới chân núi Thác Dẫng bên bờ sông Phó Đáy, chiều 15/8/2005, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng [đương chức Phó Thủ tướng Thường trực] đã chủ trì lễ động thổ xây dựng Khu di tích Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ [báo Nhân dân 16/8/2005].

 Hiểu về hai chữ Thủ đô

 Theo Từ điển Tiếng Việt, Thủ đô là thành phố [hoặc địa danh - TTL]... nơi làm việc của Chính phủ và các cơ quan trung ương. Ông Hoàng Bình Quân Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang nhấn mạnh: lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh và cả ba bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp, Mặt trận Việt Minh, Liên Việt... đều đóng Đại bản doanh lâu dài trong tỉnh. Nơi đây còn có Nhà khách quốc tế, nơi làm việc của lãnh tụ các nước bạn, các chuyên gia cố vấn nước ngoài...

 Sinh thời, nhà thơ Tố Hữu hơn một lần khi trả lời ai đó hỏi : - Địa danh "Thủ đô gió ngàn" là ở đâu, ông cười hóm hỉnh : - Là Việt Bắc. ở đâu đau đớn giống nòi/ Trông về Việt Bắc mà nuôi trí bền... [theo lời kể của ông Cù Văn Chước được nhà thơ tặng tập thơ "Sáng tháng Năm"]. Tháng 5/1951, đối chiếu với tập Đề án thì từ tháng 3 đến tháng 6/1951, lần thứ tư Bác về ở Thác Dẫng, sau đó tới Hang Bòng, đối diện bên này sông Phó Đáy là hang núi Thia nơi ở của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Từ đó qua Trung Sơn chỗ ở của Bác Tôn, lên khu hầm Kim Quan... đôi bờ sông đều... Xanh mướt nương ngô/ Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...

Cũng thật khớp với câu Bác dặn anh em mỗi khi đi tìm địa điểm mới: Trên có núi, dưới có sông/ Có đất ta trồng, có bãi ta vui/ Tiện đường sang Bộ Tổng [Tư lệnh, qua đèo De]/ Thuận lối tới Trung ương. [Văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh gần đó].

Vậy, Thủ đô gió ngàn... là Sơn Dương Tuyên Quang? – Cũng không! Một hình tượng nghệ thuật trong thơ thôi. Tân Trào là Thủ đô Khu Giải phóng. Việt Bắc là Thủ đô gió ngàn theo Tố Hữu. Trong đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho biết, gồm 3 tỉnh: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn với 8 huyện làm địa bàn chính khi Hồ Chủ tịch giao cho hai vị Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng đi chuẩn bị An Toàn Khu - ATK Việt Bắc: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương và chợ Mới, chợ Đồn [tham luận Hội thảo 12/5/1997: ".... Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc"].

Từ Thủ đô gió ngàn trong thơ, ai đó suy tưởng nên Thủ đô kháng chiến, rồi truyền miệng thành một hiện tượng tự vinh danh lan toả ra các địa phương. Mong rằng không nên “độc quyền” tự tôn "Thủ đô " cho riêng một huyện, tỉnh nào!. Càng hết sức tránh coi mình là chiếc nôi, trung tâm, tiêu điểm..., mảnh đất…, cuội nguồn…, của Cách mạng và kháng chiến cả nước.

Nỗi niềm bậc tiền bối :

Năm ngoái kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ trở lại Việt Bắc lãnh đạo Kháng chiến, bà Phó Chủ tịch UBND Tuyên Quang Vũ Thị Bích Việt về Hà Nội dự họp mặt với các ông bà CQ41 thời ATK. Chỉ còn 1/4 dăm chục vị cố gắng đến dự để nghe tình hình "quê hương thứ hai" năm xưa, nay thế nào. Bà con các dân tộc vẫn nghèo. Cân nhắc lắm, đồng tiền bát gạo dành chi trước cho điện - đường - trường - trại...?

Chúng tôi hỏi ông Chiến mấy lần, lại vẫn cẩn thận phôn nghe từ địa phương : ông Huỳnh - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, ông Tăng bên Uỷ ban, đều được trả lời: Dự án Di tích Ban kiểm tra 12 chưa triển khai được. Các bậc cha chú nhân chứng vừa nén lòng thông cảm, vừa bức xúc mong ngóng, nguyện cầu may có kịp một lần về lại... Thủ đô mà ngắm nhìn bộ mặt tiêu biểu bậc nhất của di sản thiêng liêng ATK Việt Bắc mở đầu cho một trang sử oanh liệt nhất, vẻ vang nhất tới vị thế Việt Nam hôm nay, trang sử thời đại Hồ Chí Minh.

Mong nữa, mai đây Đường Hồ Chí Minh xuyên Việt từ Pắc Bó, qua Tân Trào, xuôi Đền Hùng... cả miền Việt Bắc nối liền các quần thể kiến trúc di sản lịch sử - văn hoá - kinh tế - du lịch toả sáng giữa thiên nhiên kỳ vĩ, niềm tự hào một vùng địa đầu của Tổ Quốc. Muốn vậy, cần bắt đầu từ hôm nay dù đã là muộn, một quy hoạch cấp quốc gia liên thông, thống nhất toàn vùng có điểm nhấn trọng tâm dứt khoát phải là Di tích Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ theo Quyết định 32/2000- không nên để địa phương mạnh ai nấy làm như hiện nay, nhất là trong cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Đất & người Tuyên Quang

Tại sao Tuyên Quang là Thủ đô Khu Giải phóng?

Năm 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã bước vào giai đoạn kết thúc, phong trào cách mạng trong nước ngày càng lan rộng, thời cơ giành chính quyền đang đến gần. Lúc này, căn cứ địa Cao Bằng không còn phù hợp vì cách xa các tỉnh đồng bằng. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đồng chí Võ Nguyên Giáp chọn ngay ở Tuyên Quang hoặc Thái Nguyên một địa điểm phù hợp làm trung tâm liên lạc giữa miền xuôi, miền ngược và ra nước ngoài, là nơi ở và làm việc để Người trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa nay mai.

Nhận được lệnh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã bàn với đồng chí Song Hào và đề xuất với Bác lựa chọn Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang làm nơi đặt “đại bản doanh”. Đây là địa điểm hội tụ đủ các điều kiện: Nằm trong căn cứ địa Việt Bắc, phong trào quần chúng giác ngộ cao, địa thế thuận tiện cả tiến công lẫn phòng ngự, giao thông thuận lợi và nhất là gần Trung ương.


Lễ xuất quân dưới bóng đa Tân Trào chiều 16/8/1945.

Ngày 20 tháng 5 năm 1945, Bác Hồ đến địa phận Tuyên Quang. Thôn Pác Hóp, xã Linh Phú [huyện Chiêm Hóa ngày nay] là địa bàn đầu tiên được thay mặt nhân dân Tuyên Quang đón Bác trên chặng đường từ Pác Bó về Tân Trào. Chiều 21 tháng 5, các đồng chí Chu Văn Tấn và Song Hào đón Bác trước đình Hồng Thái [thuộc xã Kim Trận] và tại ngôi đình này Người đã gặp gỡ, trò chuyện với cán bộ, trực tiếp nắm thêm tình hình địa bàn.

Lúc mới đến Tân Trào, Người được bố trí ở nhà ông Nguyễn Tiến Sự, Chủ nhiệm Việt Minh xã Tân Trào. Sau đó Người chuyển lên ở một cái lán nứa trên sườn đồi Nà Lừa, cách Tân Trào khoảng 1km, là nơi “gần nước và không xa dân”.

Ngày 4 tháng 6 năm 1945, tại căn lán này đã diễn ra cuộc hội nghị đặc biệt quan trọng trên con đường từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa của Cách mạng Việt Nam. Bác Hồ chỉ thị sáp nhập hai chiến khu [Cao - Bắc - Lạng và Hà - Tuyên - Thái] thành Khu Giải phóng gồm 6 tỉnh; xây dựng chính quyền, quân đội cách mạng và Tân Trào trở thành “Thủ đô” của Khu Giải phóng.

Từ đây, một số hoạt động nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nhật đã đi vào hoạt động, đặc biệt là việc khai giảng Trường Quân chính kháng Nhật ở Khuổi Kịch [Đông Bắc Tân Trào], xây dựng sân bay tại xã Thanh La, nhằm tiếp nhận vũ khí, đạn dược và thuốc men của Phe đồng minh.

Để xây dựng Khu Giải phóng vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, Ủy ban chỉ huy lâm thời, các Ủy ban nhân dân cách mạng do Nhân dân cử lên đã ra sức huy động mọi lực lượng trong Khu, từng bước thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đây là những điểm chính trong chương trình kiến quốc của Việt Minh, được vận dụng trong Khu Giải phóng trong giai đoạn quá độ từ khởi nghĩa từng phần lên Tổng khởi nghĩa.

Như vậy, Tân Trào, Tuyên Quang thực sự là trung tâm, một địa bàn cơ động chiến lược đáp ứng những điều kiện: Địa hình tốt, dân tốt, tiện việc liên lạc với nước ngoài... Đây còn là nơi có đồn điền nhiều thóc gạo của thực dân Pháp và địa chủ người Việt mà ta mới tịch thu được. Do đó, khả năng đáp ứng nhu cầu hậu cần tại chỗ cho lực lượng vũ trang và cán bộ hoạt động là rất lớn.

Việc chọn Tân Trào, Tuyên Quang làm trung tâm Khu Giải phóng - căn cứ địa cách mạng thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, Tân Trào cũng được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm Thủ đô Kháng chiến - đại bản doanh để lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược từ tháng 4-1947 đến tháng  5-1954.

Đóng góp của Tuyên Quang

Tự hào là Thủ đô Khu Giải phóng, quân và dân Tuyên Quang đã xây dựng căn cứ địa, cơ sở chính trị vững mạnh, khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã, cấp châu thành công sớm nhất nước, đáp ứng các yêu cầu, điều kiện để Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm nơi đặt đại bản doanh, lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công.

Những sự kiện quan trọng tại Tân Trào
trong Cách mạng Tháng Tám

* Ngày 4-6-1945, tại lán Nà Nưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáp nhập hai chiến khu [Cao - Bắc - Lạng và Hà - Tuyên - Thái] thành Khu Giải phóng; xây dựng chính quyền, quân đội cách mạng và Tân Trào trở thành “Thủ đô” của Khu Giải phóng. * Ngày 13-8-1945 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa và cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. * Ngày 16-8-1945, Quốc dân Đại hội khai mạc tại Tân Trào, nhiệt liệt tán thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; quy định Quốc kỳ là nền đỏ, giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca. * Chiều ngày 16-8-1945, các đại biểu Đại hội tề tựu gần cây đa Tân Trào tiễn đưa bộ đội xuất quân. Đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đọc bản Quân lệnh số 1 và giao nhiệm vụ cho bộ đội về giải phóng Thái Nguyên.

* Sáng ngày 17-8-1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt Quốc dân tại Tân Trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ủy ban giải phóng dân tộc đọc lời tuyên thệ.

Đêm 10-3-1945, cuộc khởi nghĩa Thanh La thắng lợi, là cuộc khởi nghĩa cấp xã giành thắng lợi sớm nhất cả nước. Ngày 16-3-1945, châu Tự Do và Ủy ban cách mạng lâm thời châu Tự Do được thành lập. Đây là chính quyền cấp châu đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang cũng là của cả nước, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang.

Cùng việc xây dựng căn cứ địa, Tuyên Quang còn ủng hộ sức người, sức của xây dựng Thủ đô Khu Giải phóng, dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đáp ứng cao nhất cho nhu cầu của cách mạng.

Ngay từ tháng 5-1945, Ủy ban nhân dân lâm thời các châu: Tự Do, Kháng Địch, Hồng Thái động viên toàn dân ủng hộ hàng chục tấn thóc, gạo nuôi quân; huy động nhân dân vận chuyển hết số thóc, gạo lấy được của Nhật - Pháp hiện còn lại ở các kho trong vùng giải phóng đưa về Tân Trào; đồng thời tiếp tục mở rộng cuộc vận động quyên góp trong toàn dân. Tính đến đầu tháng 8-1945, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã ủng hộ và chuyển đến Tân Trào hơn 100 tấn lương thực, thực phẩm gồm: Thóc, gạo, ngô, trâu, bò, lợn, gà, vịt, rau, củ, quả và hàng tấn muối . Cùng với đó, nhân dân còn ủng hộ ngày công, gỗ, tre, vầu, lá cọ để làm lán trại, nhà ở cho các cơ quan Trung ương.

Một lòng thủy chung với cách mạng, Bác Hồ, nhân dân Tân Trào, Tuyên Quang đã  bảo vệ tuyệt đối an toàn lãnh tụ, cán bộ cách mạng và các cơ quan Trung ương. Ủy ban nhân dân lâm thời các cấp trong khu căn cứ cách mạng Tân Trào đã bố trí lực lượng vũ trang địa phương tăng cường tuần tra canh gác và kiểm soát nghiêm ngặt mọi ngả đường, không để kẻ gian lọt vào khu căn cứ; đồng thời sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ các cơ quan đầu não của Trung ương, bảo vệ cán bộ tham dự Hội nghị thành lập khu giải phóng; Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc và Đại hội Quốc dân Tân Trào.

Khi chủ trương của Đảng về Tổng khởi nghĩa được truyền đi, Tuyên Quang nhận được mệnh lệnh khởi nghĩa sớm hơn các địa phương khác. Các lực lượng kết hợp chặt chẽ với quần chúng cách mạng nổi dậy, liên tiếp hạ các đồn trại quân Nhật đang chiếm đóng ở các huyện rồi tiến lên giải phóng thị xã Tuyên Quang ngày 21 tháng 8 năm 1945.

Sau gần sáu tháng diễn ra hết sức khẩn trương, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Tuyên Quang đã thắng lợi hoàn toàn, đóng góp quan trọng cho thành công rực rỡ của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Với vai trò là trung tâm căn cứ cách mạng, Thủ đô Khu Giải phóng, Tuyên Quang đã góp một phần quan trọng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Từ căn cứ địa Tuyên Quang, với sự có mặt của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lịch sử đất nước - dân tộc sang trang mới. Với những sự kiện quan trọng diễn ra trên căn cứ cách mạng Tuyên Quang, dân tộc Việt Nam đã chấm dứt những năm dài nô lệ, tiến sang kỷ nguyên độc lập, tự do bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là dịp để chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị to lớn của một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc. Với mỗi người dân Tuyên Quang, còn là niềm tự hào không bao giờ tắt về những năm tháng vinh dự được bảo vệ Đảng, cách mạng, bảo vệ Bác Hồ; khởi nguồn cho việc ra đời Nhà nước của dân do dân vì dân.
                                                                                                                 Thái An
                                                                                                      [Theo các tài liệu lịch sử]

Video liên quan

Chủ Đề