Thông tư hướng dẫn nghị định 29/2021

Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư

* Cơ quan ban hành:Chính phủ.

* Ngày ban hành:26/03/2021.

* Ngày có hiệu lực:26/03/2021.

*Văn bản quy phạm pháp luật bị thay thế:

Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia;

Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia;

Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;

Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

* Nội dung chính:

Ngày 26/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

* Nghị định này quy định về:

- Trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; trình tự, thủ tục thẩm định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.

- Giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.

- Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

- Việc giám sát, đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định này; những vấn đề khác biệt do đặc thù của việc sử dụng các nguồn vốn này, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và điều ước quốc tế liên quan.

* Theo đó, nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công như sau: Đánh giá về hồ sơ; Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia; Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đánh giá về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư;

Bên cạnh đó, cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư chương trình đầu tư công thuộc phạm vi quản lý, việc kiểm tra được thực hiện như sau: Kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình có thời gian thực hiện trên 12 tháng; Kiểm tra khi điều chỉnh chương trình làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.

Ngoài ra, việc đánh giá dự án đầu tư công được thực hiện như sau: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh gia ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động; Dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện:

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương: Điều 64

- Trách nhiệm xây dựng thể chế:

+ Ban hành văn bản mới:Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành:Không.

- Trách nhiệm khác:Không.

Phạm Minh Công

Video liên quan

Chủ Đề