Thông tư hướng dẫn nghị định 108 năm 2014 năm 2024

Chi tiết văn bản Số / Ký hiệu 01/2015/TTLT-BNV-BTC Ngày ban hành 14/04/2015 Trích yếu Hướng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về chính sách tin giản biên chế Cơ quan ban hành Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ Lĩnh vực Tổ chức biên chế Loại văn bản Thông tư Tài liệu đính kèm 28_01_2015_TTLT_BNV_BTC.pdf

Thông tư hướng dẫn nghị định 108 năm 2014 năm 2024

- Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi, trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính:

+ Từ 01 đến 06 tháng được trợ cấp 01 tháng tiền lương.

+ Trên 06 tháng đến dưới 12 tháng thì được trợ cấp 02 tháng tiền lương.

Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định = Số tháng được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định) x Tiền lương tháng.

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH.

- Được trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) công tác có đóng BHXH kể từ năm 21 trở đi.

Tiền trợ cấp do có trên 20 năm đóng BHXH = Số năm được trợ cấp (tính từ năm 21 trở đi có đóng BHXH) x ½ x Tiền lương tháng.

Theo đó, Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP với những nội dung chính như sau:

Theo đó, Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP với những nội dung chính như sau:

Các trường hợp tinh giản biên chế:

Đối với trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC quy định các trường hợp tinh giản biên chế là cán bộ, công chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc tối thiểu bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:

Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường có tổng số ngày nghỉ làm việc mỗi năm: 30 ngày đối với những người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày đối với những người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 15năm đến dưới 30 năm và 60 ngày đối với những người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc: 40 ngày đối với những người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày đối với những người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 và 70 ngày đối với những người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Không giao bổ sung biên chế:

Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC cũng quy định, các Bộ, ngành, địa phương được sử dụng không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và 50% biên chế giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật (trừ cán bộ, công chức cấp xã) trong năm của Bộ, ngành, địa phương để tuyển dụng mới công chức, viên chức.

Chế độ tiền lương đối với trường hợp tinh giản:

Tiền lương tháng để tính chế độ là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Tiền lương tháng làm căn cứ để tính chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư liên tịch này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC thực lĩnh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác của năm năm cuối (60 tháng) trước thời điểm tinh giản. Đối với những trường hợp chưa đủ năm năm công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.

Tiền lương tháng hiện hưởng để làm căn cứ tính các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này là tiền lương của tháng liền kề trước thời điểm tinh giản biên chế.

Quy định thời gian để tính chế độ:

Thời gian để tính chế độ là thời gian làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các hội được tính hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người), nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu thời gian tính chế độ có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là 1/2 năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 1 năm.

Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC cũng quy định thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thi hành án cũng được tính vào thời gian công tác để tính chế độ đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phạm tội bị tòa án tuyên phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ mà vẫn được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc.

Thời điểm để tính tuổi đời hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi và thời gian nghỉ hưu trước tuổi được tính theo ngày tháng năm sinh.

Chính sách về hưu trước tuổi:

Thứ nhất, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi, nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Ngoài ra, còn được hưởng các chế độ trợ cấp sau: 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội; ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ hai mươi mốt trở đi.

Thứ hai, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi, nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. Ngoài ra, còn được hưởng các chế độ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01 và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Thứ ba, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi, nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Thứ tư, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC cũng quy định cụ thể về chính sách đối với những trường hợp như: Chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước; Chính sách thôi việc ngay; Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề và Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2015 và có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. Các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2015.