Thôn cửu xã trung lương bình lục ha nam

Gia đình ông Trần Văn Dũng [ Bình Lục, Hà Nam] lâm vào cảnh kinh tế khó khăn, kiệt quê... khi chính quyền thu hồi đất, bồi thường không thỏa đáng.

Mới đây, Phapluatplus.vn [báo Pháp luật Việt Nam] nhận được đơn thư kêu cứu của ông Trần Văn Dũng [SN 1963, trú ở xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam] về việc chính quyền thu hồi đất của gia đình ông để thực hiện dự án Xây dựng cơ sở 2 – Viện vật liệu xây dựng thiếu minh bạch, công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB chưa thỏa đáng làm ảnh hưởng đến tinh thần, vật chất và cuộc sống thường nhật của gia đình.

Đơn thư kêu cứu của gi đình ông Trần Văn Dũng.

Theo phản ánh của ông Dũng, từ năm 2005, gia đình ông đã khai hoang mảnh đất ở khu cánh đồng Đường Thông, thôn Cửa, xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam với diện tích hơn 26 nghìn m2.

Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, năm 2010 ông xây dựng trang trại đa canh: nuôi cá cảnh, chăn nuôi lợn…ước tỉnh tổng tài sản hơn 2 tỷ đồng.

Năm 2015, thực hiện chính sách của nhà nước về thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng cơ sở 2 – Viện vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, việc thực hiện đền bù, hỗ trợ GPMB cho gia đình ông không được minh bạch, chính quyền chỉ hỗ trợ 159 triệu đồng [trong đó nhà cấp 4 và 1200m2 đất].

Theo trình bày của ông Dũng, gia đình ông đã nhiều lần làm việc UBND huyện Bình Lục để tìm phương án tháo gỡ vướng mắc, thống nhất phương án đền bù theo quy định của pháp luật, nhưng không đi đến thống nhất.

UBND huyện Bình Lục cho rằng đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên ruộng trũng sang sản xuất đa canh lúa, cá, cây, gia súc, gia cầm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không bồi thường đối với diện tích ao cá.

Ông Trần Văn Dũng trình bày với PV.

Cũng theo ông Dũng, tất cả đề án của gia đình đều có sự đồng ý của các cấp chính quyền, gia đình sinh sống và phát triển ổn định từ năm 2005 tới nay.

Gia đình ông Dũng đề nghị chính quyền huyện Bình Lục công bố công khai bản quy hoạch dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 – Viện vật liệu xây dựng tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Dự án này do cá nhân hay cơ quan nào làm chủ đầu tư, mục đích thu hồi đất là gì?

Ông Dũng cho rằng: Dự án xây dựng cơ sở 2 – Viện vật liệu xây dựng là dự án lớn cần phải có quy hoạch từ lâu chứ không chỉ căn cứ vào một thông báo số 25/TB- UBND huyện Bình Lục ngày 27/4/2015 về việc thu hồi đất để GPMB thực hiện dự án này của UBND huyện Bình Lục.

Việc công khai bản quy hoạch đảm bảo sự minh bạch trong quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 – Viện vật liệu xây dựng theo đúng tinh thần của Luật đất đai năm 2013.

Ông Dũng cũng trình bày thêm, gia đình ông không hề chống đối với UBND huyện Bình Lục, bản thân gia đình ông chưa nhận được văn bản cưỡng chế đối với diện tích đất, tài sản gắn liền trên đất của gia đình ông.

Bản thân gia đình ông đang trong quá trình thỏa thuận chưa đi đến sự nhất trí với phương án đền bù, GPMB thì công an huyện Bình Lục cho lực lượng an ninh xuống địa bàn đổ đất, san lấp diện tích ao cá của gia đình chưa kịp thu hoạch.

Ông Dũng cho rằng như thế là xâm phạm đến tài sản hợp pháp của công dân, nó gây thiệt hại lớn về kinh tế gia đình.

Gia đình ông cũng đã có đơn yêu cầu xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này theo đúng quy định của pháp luật.

Được biết, gia đình ông Dũng có 5 thành viên, từ trước đến nay kinh tế phụ thuộc phần lớn vào việc phát triển chăn nuôi của đề án trang trai, nay bị chính quyền thu hồi, mà không có sự đền bù thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho gia đình ông.

Khiến kinh tế gia đình trở nên kiệt quệ, nợ tiền ngân hàng, cuộc sống sau này của 5 thành viên không biết ra sao, tương lai con cái ông Dũng sẽ như thế nào?.

Phần ao cá nhà ông Trần Văn Dũng bị chính quyền huyện Bình Lục tự ý san lấp gây thiệt hai lớn về kinh tế đối với gia đình.

Liên quan đến sự việc trên, PV Phapluatplus.vn đã có cuộc trao đổi với ông LS Bùi Xuân Bính - Công ty Luật TNHH Vinh Quang Việt Nam [là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình ông Dũng] cho biết: Căn cứ các hồ sơ, tài liệu mà ông Trần Văn Dũng cung cấp cũng như quá trình làm việc với Ban Bồi thường GPMB, UBND huyện Bình Lục, nhận thấy có nhiều vi phạm trong công tác thu hồi GPMB và bồi thường đối với gia đình ông Dũng.

Cụ thể, luật sư Bùi Xuân Bính phân tích: Thứ nhất, xét về thẩm quyền thu hồi đất, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 66 Luật đất đai năm 2013 thì UBND cấp tỉnh là đơn vị có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trong thông báo số 25/TB-UBND ngày 27/4/2015 thì UBND huyện lại ra thông báo thu hồi là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.

Thứ 2, Về trình tự, thủ tục thu hồi đất trong quá trình thực hiện dự án, đến nay ông Trần Văn Dũng chưa nhận được bất kỳ văn bản nào theo quy định của Luật đất đai như: Quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, quyết định kiểm đếm, quyết định cưỡng chế…Điều này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định cơ bản nhất trong quá trình thu hồi đất.

Thứ 3, về quyền và lợi ích khi bị thu hồi đất, GPMB để thực hiện dự án. Đây là đất thuê để xây dựng kinh tế trang trại, do đó tại điểm g khoản 2 mục II Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 quy định rất rõ, ông Trần Văn Dũng được bảo hộ và thanh toán đầy đủ: “Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi”.

Thứ 4, hành vi cưỡng chế trá hình. UBND huyện Bình Lục 2 lần [lần 1 ngày 25/5/2017, lần 2 ngày 24/7/2018] huy động lực lượng an ninh, dân quân tự vệ, các cán bộ thuộc các phòng ban bảo vệ nhà thầu thi công chỉ đạo đổ đất san lấp mặt bằng khi chưa được bồi thường là vi phạm nghiêm trọng về quá trình thực hiện GPMB.

Bởi vì, lực lượng công an chỉ tham gia đảm bảo an ninh trật tự chứ không hề tồn tại thuật ngữ “bảo vệ nhà thầu” trong luật.

Hơn nữa, giữa hộ dân và nhà thầu không hề có tranh chấp về quyền và lợi ích nên không cần thiết phải có mặt của lực lượng an ninh.

Ngoài ra, ông Trần Văn Dũng cũng phản ánh, UBND Huyện nói có quyết định cưỡng chế nhưng không hề nhận được. Mọi hoạt động diễn ra, không hề có bất kỳ một thông báo bằng văn bản nào, đã làm tổn hại đến tài sản, danh dự của người dân.

Thứ 5, có nhiều dấu hiệu không minh bạch trong quá trình bồi thường, hỗ trợ của UBND huyện BÌnh Lục. Theo phản ánh: có 2 khoản hỗ trợ người dân được nhận:

Khoản thứ nhất: Gần 160 triệu đồng [có phiếu chi từ ngân sách].

Khoản thứ 2, hỗ trợ ngoài phương án là 100 triệu. Người dân yêu cầu xuất trình phiếu chi nhưng không có. Vậy, khoản tiền này từ đâu mà có và ai là người có trách nhiệm chi trả cho dân vẫn là câu hỏi.

Thứ 6, thiếu tôn trọng trong quá trình làm việc. Phía công ty đã 3 lần gửi công văn cho UBND huyện Bình Lục, ban bồi thường GPMB huyện Bình Lục nhưng không có bất kỳ 1 văn bản trả lời nào.

Chỉ có 1 lần duy nhất có cuộc gọi từ ông Thanh, Trưởng ban GPMB của Huyện gọi tới số máy nhân viên công ty mời về họp [ngày 20/4/2018] nhưng rất nhiều lần phía công ty yêu cầu cung cấp biên bản họp nhưng ông Thanh vẫn trì hoãn và liên tục đưa lý do “xin ý kiến”. Đến nay đã quá 6 tháng công ty vẫn chưa nhận được biên bản họp đã ghi tại thời điểm trên.

Theo Luật sư Bùi Xuân Bính: Tại thông báo số 1556/UBND-GTXD ngày 14/7/2016 của UBND tỉnh Hà Nam đã quy định các cơ chế bồi thường không thỏa đáng cho người dân.

Cụ thể: Đối với vật nuôi, tại điểm b khoản 2 Điều 90 luật đất đai có quy định rõ, vật nuôi chưa đến thời điểm thu hoạch thì phải bồi thường thiệt hại thực tế do phải di chuyển sớm nhưng thực tế thì ông Trần Văn Dũng không được bồi thường. Trong bản dự thảo về phương án bồi thường có chỉ rõ: 8081m2 ao cá không được bồi thường, hỗ trợ là trái quy định của luật.

Đối với công trình, vật kiến trúc: Nhiều công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của ông Trần Văn Dũng không được bồi thường như: nhà 100m2, móng trên nền đất thuê, cây cối trong khuân viên 600m2 không được bồi thường. [Quy định cụ thể tại Điều 92 Luật Đất đai 2013].

Chủ Đề