Theo em tại sao tiếng ba của nhân vật con bé lại xé cả ruột gan mọi người

de thi thu vao lop 10 mon ngu van truong thcs xuan la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [162.85 KB, 4 trang ]

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
[THI THỬ VÒNG 1]
Môn: Ngữ văn
Năm học: 2016 - 2017
Thời gian: 120 phút

PHÒNG GD&ĐT QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS XUÂN LA

Phần I: [7 điểm]: Cho đoạn văn:
"Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng nguyên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng,
đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng
kêu thét lên:
- Ba...a...a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là
tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó
vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba
nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên".
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
2. Đoạn văn trên nhắc tới tình huống nào trong truyện? Vì sao tiếng kêu của “con bé” trong truyện
lại "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa"?
3. Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả
ruột gan mọi người, nghe thật xót xa ".
4. Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp làm rõ tình cảm yêu
thương cha thắm thiết, sâu nặng của nhân vật "con bé" trong tác phẩm chứa văn bản trên, trong đoạn
có sử dụng câu bị động và thành phần biệt lập tình thái [gạch chân và chú thích].
5. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca.
Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ
tên tác giả?
Phần II: [3 điểm]
Kết thúc bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:


Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ "Bếp lửa"?
2. Xác định phép tu từ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Trong bài thơ trên, người cháu dù đã đi xa, không được ở bên bà nhưng vẫn luôn hướng về bà để
nhắc nhở mình. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy về những điều em luôn
tự nhắc nhở mình trong cuộc sống?

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


ĐÁP ÁN
PHẦN I:
1. - Đoạn văn trích từ “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng 1.0đ
2

- Tình huống: ông Sáu chia tay mọi người lên đường chiến đấu 0.5đ
- Tiếng kêu "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa " vì:
+ Bất ngờ: ai cũng tưởng con bé sẽ không nhận ba, không gọi ba. 0.5đ
+ Xúc động: tiếng kêu là sự bùng nổ cảm xúc dồn nén bao lâu, vang lên giữa lúc sinh ly tử
biệt 0.5

3. - TPBL phụ chú “xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người” 0.5đ
4. - Hình thức: Đoạn T-P-H 0.25đ; dài 10-12 câu 0.25đ; câu bị động 0.25đ; thành phần tình
thái 0.25đ [Gạch chân và chú thích]

- Nội dung: tình yêu cha của bé Thu.
+ Bảo vệ người ba trong bức ảnh bằng những hành động, thái độ cứng cỏi, bướng bỉnh. 1.0đ
+ Tiễn ba lên đường đánh giặc bằng những hành động, cảm xúc bùng nổ, dữ dội 1.5đ
5

-“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm; Nói với con - Y
Phương 0.5

THAM KHẢO
Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhân vật Thu có một tình cảm yêu thương cha
thắm thiết, sâu nặng [1]. Đầu truyện, ông Sáu bị Thu xa lánh trong suốt 3 ngày phép [2] . Thu
nhất quyết không chịu gọi tiếng “ba” [3]. Dù má doạ đánh, hay là nồi cơm sôi Thu cũng nhất
quyết không gọi “ba” mà chỉ nói trống không hoặc kêu ông sáu là “người ta” [4]. Hành động
của Thu ngày càng quyết liệt: hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe , bị đòn, không
khóc, chạy sang nhà ngoại [5]. Rõ ràng bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu, gan lì [6]. Nhưng
chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con [7]. Lý do
nó không nhận ba thật đơn giản kiểu trẻ con: vết thẹo dài trên má không giống với ảnh ba thì
ông ta nhất định không phải ba rồi [8]. Khi hiểu lầm được bà ngoại giải tỏa, tình cảm trong Thu
như cơn lũ tràn bờ [9]. Lần đầu bé Thu cất tiếng gọi ba - trạng thái tình cảm bấy lâu bị dồn nén
đã bung ra mạnh mẽ, hối hả cuống quýt xen cả hối hận: chạy tới, ôm chặt, hôn ba cùng khắp
trong nước mắt [10]. Em nhất định không cho ba đi, rồi khi biết không thể giữ ba, em đòi ba
mua cho em cây lược, một cách vòi quà đúng với tâm lí của con trẻ [11]. Có thể nói tình cảm bé
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Thu dành cho người cha thật đặc biệt bởi cảnh ngộ éo le của chiến tranh nhưng cũng chính là
sức mạnh đẩy lùi chiến tranh để có ngày hòa bình, thống nhất cho Tổ quốc. [12]
Chú thích: câu bị động là câu 2; thành phần tình thái ở câu 6.
PHẦN II:
1. -Ý nghĩa nhan đề “Bếp lửa”: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ

+ Nghĩa thực: hình ảnh quen thuộc của mỗi gia đình, gắn liền với tuổi thơ của tác giả. 0.25đ
+ Nghĩa biểu tượng: tượng trưng cho tình cảm bà cháu sâu nặng . 0.25đ
2. - Phép liệt kê kết hợp điệp từ : có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả 0.5đ
- Tác dụng: nhấn mạnh hiện tại cháu đã có một cuộc sống thành đạt với bao điều mới lạ 0.5đ
3. -Hình thức : đoạn văn dài 2/3 trang giấy. 0.5đ
- Nội dung: nói những điều bản thân tự nhắc nhở để tiến bộ trong cuộc sống:
+ Trách nhiệm với bản thân. 0.5đ
+ Trách nhiệm với mọi người [gia đình, bạn bè, xã hội…] 0.5đ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



Đọc hiểu - Đề số 2 - THCS

Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.

[Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 198]

Câu 1: [1.0 điểm]

Xác định phép liên kết hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.

Câu 2: [0.5 điểm]

Câu văn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” sử dụng phép tu từ gì?

Câu 3: [0.5 điểm]

Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?

Câu 4: [1.0 điểm]

Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích trên?

Lời giải chi tiết

1.

- Phép liên kết: Lặp từ ngữ

- Từ liên kết: Nó

2.

- Biện pháp tu từ:

+ Liệt kê [hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo].

+ Điệp từ [hôn].

3.

- Nhấn mạnh chi tiết bé Thu hôn lên vết thẹo dài trên mặt ba, nhằm khẳng định tình yêu thương vô bờ, mãnh liệt của bé Thu dành cho cha. Bé Thu được nghe bà ngoại giảng giải, Thu hiểu vết thẹo trên mặt ba là chứng tích tội ác của kẻ thù. Sự nghi ngờ được giải tỏa, nó cảm thấy ân hận, hối tiếc. Tình cảm dành cho cha trào dâng trong phút chia tay. Con bé cuống quýt, hối hận, ăn năn hôn lên cả vết thẹo. Với con bé, tất cả những gì thuộc về ba, nó đều yêu thương tha thiết.

4.

Bé Thu là người có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. Khi những băn khoăn được giải tỏa tình yêu đó được bùng cháy mạnh mẽ, mãnh liệt.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

  • Đọc hiểu - Đề số 3 - THCS

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 3, đề đọc hiểu dành cho học sinh THCS và ôn thi vào lớp 10

  • Đọc hiểu - Đề số 4 - THCS

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 4, đề đọc hiểu dành cho học sinh THCS và ôn thi vào lớp 10

  • Đọc hiểu - Đề số 5 - THCS

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 5, đề đọc hiểu dành cho học sinh THCS và ôn thi vào lớp 10

  • Đọc hiểu - Đề số 6 - THCS

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 6, đề đọc hiểu dành cho học sinh THCS và ôn thi vào lớp 10

  • Đọc hiểu - Đề số 7 - THCS

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 7, đề đọc hiểu dành cho học sinh THCS và ôn thi vào lớp 10

  • Một số phương tiện và phép liên kết trong văn bản

    Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết. Có các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Phú Thọ

Đáp án đề thi môn Văn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 của tỉnh Phú Thọ được cập nhật nhanh và chính xác nhất để các bạn cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi
  • 2. Đáp án

NEW:Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ 2021

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 tỉnh Phú Thọ giúp các em học sinh cùng quý thầy cô giáo và phụ huynh tham khảo:

Đề thi
Văn vào lớp 10 năm 2019 Phú Thọ

Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 của tỉnh Phú Thọgồm 3 câu. Thời gian làm bài là 120 phút.

Câu 1 [2,0 điểm]

Đọc đoạn văn:

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

[Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.198]

Trả lời các câu hỏi sau:

a] Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b] Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

c] Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong đoạn văn.

Câu 2 [2,0 điểm]

Viết một đoạn văn [khoảng 10 câu] theo hình thức tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm tử tế.

Câu 3 [6,0 điểm]

Cảm nhận đoạn thơ sau. Từ đó trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để góp phần vào “mùa xuân của đất nước”.

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

[Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập h ai NXB Giáo dục, 2018, tr.55 và tr.56]

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Phú Thọ

Đáp án dưới đây chưa phải là chính thức, chỉ mang tính chất tham khảo:

Câu 1

a] Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

b] Phép liên kết trên đoạn văn: từ "đó" thế cho "tiếng kêu"

c] Phép tu từ so sánh:

- Tiếng kêu của nó như tiếng xé => Diễn tả tiếng kêu thất thanh, chất chứa yêu thương mà bé Thu dành cho ba mình.

-nhanh như một con sóc... => Tả hành động của bé Thu rất nhanh.

=> Tác giả thể hiện rõ nét khi bà lần đầu tiên bé thu gọi một tiếng ba - vừa thể hiện tình yêu và nỗi mong nhớ suốt bao năm trời bị dồn nén nhưng cũng là một sự dũng cảm, mạnh mẽ của chính cô bé và trong đó có cả cả sự hối hận.

Câu 2

1. Giới thiệu vấn đề: Việc tử tế

2. Bàn luận vấn đề:

- Việc tử tế là gì?

+ Việc tử tế: những việc làm tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức, có ích cho mình và cho mọi người.

+ Người tử tế: là người có tấm lòng tốt, biết quan tâm và chia sẻ, biết đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

+ Người tử tế không từ chối những việc tốt cần làm.

Nêu dẫn chứng về những việc làm tử tế:
+ Những việc tưởng chừng như rất nhỏ mà có ý nghĩa lớn: nhặt một mảnh chai giữa đường để người khác không dẫm phải, một chiếc xe nghiêng đố có nhiều bàn tay cùng dựng dậy, một bạn học sinh nhỏ sau giờ học giúp các cô lao công nhặt rác trên sân trường…

+ Những việc lớn lao cần có sự hi sinh: một nhân viên gác cống xe lửa nhanh tay cứu một em bé chơi trên đường ray, cộng đồng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau của một người bệnh nan y,…

- Vì sao cần lắm những việc làm tử tế trong cuộc sống ?

+ Những việc làm tử tế tuy nhỏ sẽ tạo thành thói quen tốt cho mỗi người, dần dàn hình thành nhân cách cao đẹp.

+ Những việc làm tử tế sẽ làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn, con người có văn hoá hơn. Mọi nỗi đau sẽ vơi đi, và hạnh phúc được chia đều, không còn hận thù, ganh ghét…

+ Mọi người sẽ gắn kết với nhau bằng những việc làm tốt.

+ Những việc làm tử tế luôn được đề cao và người tử tế luôn được xã hội tôn trọng.

- Phê phán:

- Hiện nay trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, dửng dưng, vô cảm với mọi việc đang diễn ra.

- Thậm chí có kẻ lạnh lùng gây ra nỗi đau hoặc phiền toái rắc rối cho người khác: tài xế vô cảm khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại, bạn nhỏ dửng dưng vứt rác, gian thương làm hàng giả bất chấp tính mạng sức khoẻ người tiêu dùng, nhiều công trình thi công vô trách nhiệm làm thất thoát tài sản, gây tai nạn…

- Nhận thức đúng, hành động đúng, biết làm việc tử tế hàng ngày:

+ Hãy chung tay góp sức xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng những hành động tử tế như: làm tốt nhiệm vụ học tập, giúp bạn vượt khó trong học tập, chăm sóc và quan tâm đến người thân trong gia đình….

3. Kết thúc vấn đề: Sống tử tế là sống có tấm lòng, có nghĩa cử đẹp từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp trong xã hội.

Văn mẫu: Bàn về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội

Câu 3 [6,0 điểm]

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải

- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

2. Thân bài

a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả [lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông]

+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng

+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”

+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời

+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”

→ Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng

b. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước

- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

- Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

c. Từ ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải, ta chợt nghĩ tới thế hệ trẻ ngày nay.

- Trong những cuộc chiến tranh, khi đất nước lâm nguy, cống hiến cho quê hương là góp sức mình để giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc.

- Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hoà bình, thống nhất và đang trên đà phát triển, là một người con của đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là phải gắng phấn đấu học tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên, “sánh vai với các cường quốc năm châu”, để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương thay da đổi thịt, lớn mạnh, hùng cường.

- Cống hiến cho đất nước là nghĩa vụ và bổn phận của tất cả người dân Việt Nam.

d. Bài học:

- Mỗi người, với khả năng của mình, hãy cố gắng đóng góp cho đất nước mình để đưa quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Để là người sống có trách nhiệm với đất nước, chúng ta phải sống có mục đích, ước mơ, lí tưởng.

- Tuổi trẻ chúng ta cần tránh xa những tệ nạn xã hội, biết sống một cách lành mạnh và có trách nhiêm. Có như thế, ta mới là người sống có trách nhiệm với đất nước mình bởi mỗi người chỉ có thể có trách nhiệm với người khác khi có trách nhiệm với chính bản thân mình.

3. Kết luận:

-Tình yêu dành cho đất nước là thứ tình cảm máu thịt, luôn cất tiếng gọi những người con hướng về nguồn cội, tổ tiên. Nó đánh thức trong ta trách nhiệm của một người công dân, thôi thúc ta hành động.

- Là một người trẻ tuổi, một thành viên của thế hệ trẻ ngày nay, tôi cũng đang tự nhủ phải từng ngày, từng giờ, cố gắng học tập và phấn đấu thật tốt để có thể đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm nên những “mùa xuân” đẹp tươi của đất nước ta như nguyện ước ngày nào của nhà thơ Thanh Hải.

Văn mẫu tham khảo:Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Phú Thọchính thức được cập nhật ngay sau khi sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọcông bố.

Xem thêm:

  • Đáp án đề thi vào lớp 10 môn tiếng Anh tỉnh Phú Thọ năm 2019
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2019
Cập nhật ngày 10/06/2021 - Tác giả: Tâm Phương
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy
Gửi

Trắc nghiệm Chiếc lược ngà có đáp án - Ngữ văn lớp 9

Trang trước Trang sau

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Nguyễn Dung [Giáo viên Tôi]

Câu 1: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng viết cùng thể loại với tác phẩm nào?

A. Hoàng Lê nhất thống chí

B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

C. Làng

D. Phong cách Hồ Chí Minh

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 2: Tại sao người đọc biết được truyện Chiếc lược ngà viết về vùng đất Nam Bộ?

A. Nhờ tên tác giả

B. Nhờ tên tác phẩm

C. Nhờ tên các địa danh trong truyện

D. Nhờ tên các nhân vật chính trong truyện

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 3: Nội dung văn bản Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì?

A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh

B. Tình đồng chí giữa những người cán bộ cách mạng

C. Tình quân nhân trong chiến tranh

D. Cả A và B đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 4: Đoạn trích trong SGK có mấy nhân vật chính?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 5: Đoạn trích có mấy tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Tình huống 1: Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha

Tính huống 2: Ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh

Câu 6: Người kể truyện trong đoạn trích là ai?

A. Ông Sáu

B. Bé Thu

C. Mẹ bé Thu

D. Bạn ông Sáu

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhân vật bác Ba- bạn ông Sáu là người kể chuyện

Câu 7: Câu văn “trong những ngày hòa bình vừa lập lại… chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi” chủ yếu nhiệm vụ gì?

A. Kể về tình bạn giữa người kể chuyện với ông Sáu

B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông Sáu

C. Giới thiệu tính cách của ông Sáu

D. Giới thiệu nhân vật bé Thu

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 8: Câu văn “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với” nói lên tâm trạng gì của ông Sáu?

A. Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con

B. Yêu thương, mong nhớ con đến da diết

C. Ân hận vì đã xa nhà quá lâu, không chăm sóc cho vợ con

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 9: Câu văn: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy kêu thét lên: “Má! Má” nói lên thái độ gì ở bé Thu trước sự vồ vập của người cha?

A. Ngờ vực, sợ hãi

B. Vui mừng, phấn khởi

C. Lạnh lùng, thờ ơ

D. Ân hận, hối tiếc

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 10: Phép so sánh ở phần in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”

A. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu

B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu

C. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu

D. Nhấn mạnh nỗi tức giận của ông Sáu

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 11: Các chi tiết trong truyện thể hiện nhân vật bé Thu là người thế nào?

- Chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha

- Nhất định không chịu nhờ ông chắt giúp nồi cơm đang sôi

- Hất trứng cá mà ông Sáu gắp cho, làm tung tóe ra mâm cơm

- Bỏ về nhà ngoại, cố ý dây cột xuồng kêu rổn rang thật to

A. Hư hỗn

B. Ương ngạnh

C. Lém lỉnh

D. Láu cá

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 12: Lý do mà bé Thu không chịu nhận ông Sáu là ba?

A. Vì ông Sáu già hơn trước

B. Vì ông Sáu không hiền như trước

C. Vì mặt ông Sáu có thêm vết thẹo

D. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình ba

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 13: Đánh giá như thế nào về phản ứng tâm lí của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha?

A. Đó là những phản ứng hoàn toàn tự nhiên của các em bé, trong đó có Thu

B. Chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ và có tình cảm chân thành

C. Chứng tỏ Thu có một niềm kiêu hãnh, một tình yêu sâu sắc đối với người cha [trong tấm hình] của em

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 14: Câu văn “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 15: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?

A. Xúc động, nghẹn ngào

B. Đau đớn đến tột cùng

C. Sung sướng đến khó tả

D. Giận dữ, phẫn uất

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 16: Từ ngữ địa phương [Nam Bộ] được sử dụng trong bài có tác dụng gì?

A. Cho biết nhà văn chắc chắn phải là người địa phương Nam Bộ

B. Cho biết nhà văn rất am hiểu vùng đất Nam Bộ và muốn tạo dựng một không khí Nam Bộ trong câu chuyện

C. Cho biết nhà văn đã đi và rất am hiểu vùng đất Nam Bộ

D. Cho biết nhà văn đã đi và sống nhiều ở vùng Nam Bộ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 17: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa.

Việc lặp lại bốn lần “cây lược” trong câu văn trên có tác dụng gì?

A. Để nhấn mạnh hình dáng đặc biệt của cây lược

B. Để nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của cây lược

C. Để nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà người cha gửi gắm vào cây lược

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 18: Vì sao cây lược lại có một ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu?

A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách

B. Vì nó chứng tỏ ông là người biết giữ đúng lời hứa với đứa con gái bé bỏng

C. Vì ông đã mất bao nhiêu công sức và thời gian để làm ra chiếc lược

D. Vì lúc bấy giờ việc có được một cây lược làm bằng ngà voi là vô cùng hiếm hoi

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 19: Người kể chuyện trong tác phẩm là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng gì?

A. Vừa dẫn dắt câu chuyện được khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm đối với nhân vật trong truyện

B. Làm cho câu chuyện kể trở nên gần gũi, đáng tin cậy và xúc động

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 20: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà?

A. Xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ

B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí

C. Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp

D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm sâu sắc

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Trang trước Trang sau

Phân tích về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Dàn ý phân tích tình cảm cha con trong truyện Chiếc lược ngà

Dàn ý 1

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.

- Giới thiệu tác phẩm: Chiếc lược ngà

- Giới thiệu khái quát về tình cảm cha con của ông Sáu

II. Thân bài

1. Tóm tắt truyện

2. Phân tích

* Tình cảm của ông Sáu đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà.

a. Trên đường về thăm nhà

=> Tiếng gọi thổn thức của người cha cất lên từ sâu thẳm trái tim của người lính sau bao năm xa cách làm xao động tâm hồn người đọc. Nhưng trái với niềm mong đợi của ông, những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không , ông hẫng hụt bất ngờ khi thấy: “Bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy” khiến ông Sáu sững sờ, thất vọng, rơi vào tâm trạng hụt hẫng.

b. Những ngày ở bên con

- Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông luôn ở bên con không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách an ủi vỗ về nó.

c. Trong những ngày ở khu căn cứ

=> Cho nên, nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con cây lược, trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng.

=> Nhưng đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử! Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

III. Kết bài

Dàn ý 2

I. Mở bài

II. Thân bài

* Tình cảm cha con trong truyện ngắn này được thể hiện từ hai phía: tình cảm của con dành cho cha và tình cảm của cha dành cho con.

1. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

– Khi chưa nhận ra ông Sáu với vết thẹo dài trên mặt, bé Thu đã có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và những lời nói cử chỉ khiến ông Sáu phải đau lòng: [hét toáng lên khi nhìn thấy ba, toàn nói lời trống không, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm cho, hất cái trứng cá…].

=> Tất cả những hành động ấy đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ và tình cảm yêu thương rạch ròi của cô bé.

– Khi nhận ra ông Sáu là cha mình, trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ, hành động của bé Thu đột ngột thay đổi:

2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con

III. Kết bài

Video liên quan

Chủ Đề