Theo đoạn trích sự khác biết giữa người thành công và người thất bại là gì

Tôi tài giỏi bạn cũng thế đọc hiểu - Đề số 1

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn. [...]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ...trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống.

[Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là gì?

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống?

Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?

Theo tác giả, sự khác biệt cơ bản giữa thành công và thất bại là gì?

Xem lời giải

đề chuẩn ngữ văn 2020 số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [148.42 KB, 7 trang ]

Bộ đề chuẩn cấu trúc

ĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ SỐ 2

ĐỌC - HIỂU [3,0 điểm]
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin
rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó
là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi
của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản
thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ
có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính
bạn.
[...]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ
đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học,
đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi
việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành
rất chăm chỉ...trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và
những việc xung quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực,
không thể thay đổi được cuộc sống.
[Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013]
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là gì?
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung quanh mình khiến mình
thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống?
Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN [7,0 điểm]


Câu 1 [2,0 điểm]
Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị
về hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người.
Câu 2 [5,0 điểm]
Nhà thơ Trần Lê Văn cho rằng: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau,
nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy.
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Trang 1


Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
[Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, Tr.89]
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Phần

Nội dung
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Điểm
0,5 điểm

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận/phương thức nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ 0,5 điểm

thất bại là gì?
Điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là: Người
thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống
của họ còn những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đỗ lỗi cho mọi người
ngoại trừ bản thân họ.
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung 1,0 điểm
quanh mình khiến mình thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất
lực, không thể thay đổi được cuộc sống?
I
Đọc hiểu
[3,0 đ]

Tác giả cho rằng: suy nghĩ những người và những việc xung quanh mình khiến
mình thất bại lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay
đổi được cuộc sống vì:
- Khi luôn nghĩ rằng “những người và những việc xung quanh mình khiến mình
thất bại” có nghĩa là con người luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không chịu thừa
nhận những khiếm khuyết, sai lầm, điểm yếu của bản thân... Nói cách khác là lối
sống hèn nhát, giả dối. Họ không dám đối diện với chính mình để thay đổi bản
thân.
- Sống quá phụ thuộc vào những người xung quanh còn làm con người trở nên
thụ động, ỉ lại, dần đánh mất những năng lực tiềm ẩn vốn có của mình dẫn đến
không tự mình thay đổi được cuộc sống theo hướng tích cực
Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?

1,0 điểm

Thí sinh có thể rút ra một bài học bất kì mà mình tâm đắc nhất nhưng phải phù
hợp với nội dung văn bản.


Trang 2


Gợi ý: - Bài học về nguyên nhân dẫn đến thành công và thất bại
- Bài học về làm chủ cuộc sống của bản thân...
Câu 1: Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 2,0 điểm
chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống
của con người.
Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

0,25đ

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25đ

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người.

1,0đ

Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, không bắt buộc nêu hết
được những hậu quả dưới đây nhưng phải có lập luận hợp lí, thuyết phục:
- Không làm chủ cuộc sống, người ta sống theo phản ứng bản năng hơn là sự
điều khiển của ý thức vì thế dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội
- Không làm chủ cuộc sống, con người dễ dàng sống theo sự sắp xếp, định
hướng của người khác, nghĩa là không được sống cuộc đời của chính mình
II
Làm văn
[7,0đ]


0,25đ

Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25đ

Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

Câu 2: Nhà thơ Trần Lê Văn cho rằng: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những 5,0 điểm
nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là
cái buồn đau bi lụy.
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
[Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008,
Tr.89]

Trang 3


Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận


0,25đ

Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu đuợc vấn đề, Thân
bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5đ

Phân tích đoạn thơ thứ 3 của bài thơ để làm rõ: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất
những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không
phải là cái buồn đau bi lụy
Triển khai vấn đề cần nghị luận

3,5đ

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận
- Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì đầu
kháng chiến chống Pháp. Thơ Quang Dũng hấp dẫn bởi chất hồn hậu, lãng mạn,
phóng khoáng, tài hoa. Bài thơ “Tây Tiến ” được sáng tác cuối năm 1948, khi nhà
thơ rời xa đơn vị cũ chưa lâu, thể hiện nỗi nhớ tha thiết về đơn vị cũ và thiên
nhiên, núi rừng miền Tây Bắc.
- Ở đoạn thơ thứ ba, Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người
lính Tây Tiến dù chiến đấu vất vả, hi sinh nhưng vẫn mang vẻ đẹp lãng mạn, hào
hùng đúng như nhà thơ Trần Lê Văn nhận xét: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất
những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không
phải là cái buồn đau bi lụy.
Giải thích nhận định

- Nét buồn đau bi lụy:
Là nỗi buồn làm cho con người trở nên yếu đuối, mất hết ý chí và sức lực
- Nét buồn đau bi tráng:
Có đau thương mất mát nhưng vẫn mạnh mẽ, khỏe khoắn, hào hùng
Ý kiến khẳng định:
Bài thơ Tây Tiến có đề cập đến những vất vả, gian lao, những mất mát, hi sinh
của người lính nhưng không làm con người trở nên bi quan, chán nản mà lại làm
ngời lên bản lĩnh phi thường và khí phách ngang tàng.
Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định
Đoạn thơ phảng phất những nét buồn, những nét đau
- Bức chân dung khắc khổ vì bệnh tật và điều kiện sinh hoạt thiếu thốn
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Trang 4


Quang Dũng đã không né tránh việc miêu tả cuộc sống gian khổ mà người lính
phải chịu đựng: Hình ảnh không mọc tóc, quân xanh màu lá là hậu quả của những
trận sốt rét rừng, của việc thiếu lương thực, thiếu thuốc men... Tất cả làm cho mái
tóc xanh của các chàng trai trẻ không còn nữa, da xanh như tàu lá. Nhà thơ Chính
Hữu trong bài “Đồng chí’’ cũng từng viết về những trận sốt rét rừng như thế:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt người vầng trán ướt mồ hôi
- Những mất mát hi sinh mà người lính phải trải qua nơi chiến trường:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Từ láy tượng hình rải rác diễn tả hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh trải khắp
một vùng biên cương tổ quốc. Nếu tách riêng câu thơ ra khỏi đoạn ta dễ có cảm
giác đang được chứng kiến một bức tranh với màu sắc xám lạnh, u uất như vọng
về từ thời chinh phu tráng sĩ:

Hồn tử sĩ gió về ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn.
[Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn]
- Người lính phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn
Hình ảnh áo bào thay chiếu tái hiện hiện thực thiếu thốn, gian khổ: tiễn đưa
người lính về nơi vĩnh hằng không có một chiếc quan tài, thậm chí không cả
manh chiếu che thân. Câu thơ này gợi ta nhớ tới những vần thơ xót thương cho
đồng đội của Hoàng Lộc:
Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào Cửa Ngàn
Tặng tôi ngày phân tán.
[Viếng bạn]
—> Những nét buồn, nét đau mà Quang Dũng phản ánh trong đoạn thơ có một
thời đã bị phê phán là buồn rơi, mộng rớt, là ủy mị, làm nhụt nhuệ khí chiến đấu
của bộ đội. Tuy nhiên, đó là những nét vẽ chân thực về cuộc sống chiến đấu của
người lính. Nó giúp ta thấm thía hơn cái giá của hòa bình hôm nay và biết quý
trọng nâng niu những hi sinh xương máu của biết bao thế hệ cha anh.
Đoạn thơ toát lên vẻ đẹp bi tráng chứ không hề bi lụy
- Vẻ xanh xao vì đói rét, bệnh tật của người lính Tây Tiến, qua cái nhìn của
Quang Dũng vẫn toát lên sự oai phong, dũng mãnh như những con hổ nơi rừng
Trang 5


thiêng: dữ oai hùm —> Bút pháp lãng mạn đã tạo ra cái nhìn xoáy vào bên trong
để phát hiện ra nguồn sức mạnh nội tâm khiến hình tượng người lính hiện lên ốm
mà không yếu, khắc khổ mà không tiều tụy.
- Sự hòa quyện đẹp đẽ giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu tổ quốc, giữa tinh thần

chiến đấu mạnh mẽ với tâm hồn đậm chất hào hoa, lãng mạn của các chàng trai
vốn xuất thân từ Hà Nội
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
+ Hình ảnh mắt trừng thể hiện ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến trong
nhiệm vụ bảo vệ biên cương, thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình.
+ Hình ảnh đêm mơ Hà Hội dáng kiều thơm lại là phút giây mơ mộng của tâm
hồn trở về mái trường góc phố thân thương. Bên trong cái dữ dội, oai hùng của
người lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương. Họ là
những chàng trai ra đi khi mới mười tám, đôi mươi, chắc hẳn ai cũng ôm ấp trong
tim một bóng hình. Ba chữ dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều thanh lịch của các
thiếu nữ Hà thành như một dòng suối mát lành làm dịu đi cái khắc nghiệt của
chiến trường, đem đến cho người lính niềm tin yêu và hi vọng, tiếp thêm cho họ
sức mạnh để chiến thắng kẻ thù
—> Quang Dũng đã tạo nên một tương phản hết sức đặc sắc - những con người
chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính là con người có một đời sống
tâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng, cầm gươm
theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu
thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về dáng kiều thơm, nhớ về vẻ
đẹp của Hà Nội - Thăng Long xưa.
- Dù có miêu tả những hi sinh mất mát nhưng đoạn thơ vẫn mang đậm cảm
hứng hào hùng, tráng lệ:
+ Ba từ Hán Việt liên tiếp: biên cương - mồ - viễn xứ gợi không khí thiêng
liêng, trang trọng, đã làm nhòe đi nét nghĩa đau thương mà vang về âm thanh hào
hùng. Những nấm mồ hoang lạnh nơi rừng sâu biên giới bỗng trở thành những
mộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng.
+ Tinh thần chiến đấu bất khuất: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Hai chữ
chẳng tiếc đứng giữa dòng thơ vang lên dõng dạc, dứt khoát như lời thề quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh, gợi âm hưởng hào hùng một thuở:
Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi

Nào có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
Trang 6


Ra đi, ra đi thà chết chớ lui
+ Sự hy sinh của người lính còn được tráng lệ hoá qua hình ảnh áo bào và nghệ
thuật nói giảm nói tránh anh về đất. “Áo bào ” gợi hình ảnh tấm áo choàng màu
đỏ của các dũng tướng ra trận thuở xưa. Nghệ thuật nói giảm, nói tránh anh về đất
gợi tư thế ung dung, thanh thản, nhẹ nhõm của người lính khi đón nhận cái chết.
- Âm hưởng bi tráng của dòng sông Mã như một khúc ca chiêu hồn tử sĩ:
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trọng âm của câu thơ dồn vào động từ gầm [nhà thơ không dùng từ kêu hoặc
thét] tạo ra âm điệu trầm rung sông núi. Trong âm hưởng hào hùng và dữ dội của
thiên nhiên, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh
thần bi tráng.
Đánh giá
- Đoạn thơ đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến buổi đầu
chống Pháp. Hình tượng ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát nhưng vượt lên tất
cả vẫn là một khí phách hiên ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng
trân trọng. Đây cũng chính là chất bi tráng của tác phẩm.
- Thể hiện thành công điều đó là nhờ Quang Dũng đã kết hợp hài hòa bút pháp
tả thực và lãng mạn, triệt để phát huy tác dụng của nghệ thuật tương phản đối lập,
giọng thơ trang trọng với nhiều từ Hán - Việt, các hình ảnh giàu tính biểu tượng...
khiến những vần thơ viết về nỗi đau, sự hi sinh mất mát mà vẫn hào hùng, tráng
lệ.
Kết thúc vấn đề
Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25đ


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
Sáng tạo:

0,5đ

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Ấn vào đây để xem tiếp lời giải
Ấn vào đây để tải file Word đề thi này

Trang 7



Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

[1]Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu học thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyên. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn.

[2][...] Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ... trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại”. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sổng.

[Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013]

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn 2021 chuyên Nguyễn Trãi

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn chuyên Nguyễn Trãi [Hải Dương] trong kỳ thi thử tốt nghiệp THPTQG lần 1 về chủ đề sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống.
Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án
Mục lục bài viết

Xem ngay mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021 môn Văn lần 1 của chuyên Nguyễn Trãidựatheo chuẩn cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT từng ra.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPTnàyvà đối chiếu vớiđáp án tham khảo phía dướibạn nhé.

Đề thi thửtốt nghiệp THPT môn Văn 2021

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI THỬ

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I

NĂM 2020 - 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 10/1/2021

Thời gian: 120 phút [không kể thời gian giao đề]

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc văn bản dưới đây:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood.

Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

[Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 [0,5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 [0,5 điểm] Theo đoạn trích, mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” là gì?

Câu 3 [1,0 điểm] Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì đối với lập luận của tác giả?

Câu 4 [1,0 điểm] Anh /Chị có đồng tình với ý kiến “thất bại là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống.

Câu 2 [5,0 điểm]

Cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong hai đoạn văn sau:

… “Hùng vĩ của Sông Đà không chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện…”

… “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô mới nhú lên mấy lá non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp - lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”

[Trích: “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 186 - 191]

HẾT

[Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm]

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn văn 2021

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2. Mặt tích cực của thất bại mà những người thành công luôn dùng: coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân

Câu 3. Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng đối với lập luận của tác giả:

- Là dẫn chứng minh họa cho luận điểm: người thành công luôn dùng thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

- Tăng sức thuyết phục cho lập luận của tác giả, khẳng định sự cần thiết của việc rút kinh nghiệm từ những lần thất bại.

Câu 4.

- HS có thể đồng tình/ phản đối/ đồng tình một phần

+ Đồng tình vì: Khi thất bại, con người càng khao khát thành công nên sẽ nỗ lực hành động hơn nữa. Ngoài ra, thất bại cũng giúp con người có được những bài học bổ ích để tăng khả năng thành công ở những lần sau.

+ Phản đối vì: Thất bại dễ tạo cảm giác chán nản, mất niềm tin vào bản thân và mọi người, không còn nhiệt tình và nỗ lực hành động nữa…

+ Đồng tình một phần: kết hợp hai cách lí giải trên

Phần II. Làm văn

Câu 1

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống.

Có thể theo hướng:

- Chấp nhận thất bại là gì? Là thừa nhận những điều mình chưa làm được mà không né tránh,phủ nhận nó.

- Biểu hiện: không ảo tưởng, không rơi vào trạng thái hoang mang lo sợ khi không đạt được điều mong muốn.

- Sự cần thiết phải chấp nhận thất bại:

+ Là nhận thức đúng về quy luật của cuộc sống: con đường đến với thành công không dễ dàng, đơn giản mà phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách

+ Giúp con người tìm lại sự thanh thản, bình yên trong lòng sau một quá trình nỗ lực hành động nhưng không đạt mục tiêu đề ra.

+ Giúp con người có khả năng nhìn nhận khách quan những mặt còn hạn chế của bản thân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, tìm ra những phương cách khắc phục, sửa chữa.

- Bài học: Cần biết chấp nhận thất bại để vươn lên, đạt thành công trong tương lai.

d. Chính tả, ngữ pháp và sự sáng tạo

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

- Có những cách kiến giải mới mẻ.

Tìm hiểu thêm một tài liệu đặc sắc:đọc hiểu Thái độ quyết định thành công

Câu 2/ Cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong hai đoạn trích

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Hình tượng Sông Đà trong hai đoạn trích

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.

Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, sở trường về thể tùy bút.

Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc năm 1958 của tác giả với mục đích phát hiện và ngợi ca “chất vàng” của thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao động”.

Trong tùy bút này, tác giả đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà với hai nét tính cách đối lập nhau: hung bạo và trữ tình. Điều đó được thể hiện qua những đoạn văn miêu tả quang cảnh đôi bờ

* Cảm nhận hình tượng Sông Đà trong hai đoạn trích

Đoạn văn 1:

- Vị trí: nằm ở phần đầu đoạn trích, miêu tả tính cách hung bạo của Sông Đà qua quang cảnh bờ sông.

- Hung bạo của Sông Đà được gợi ra từ cảnh đá bờ sông dựng vách thành thẳng đứng như bức tường thành che khuất ánh sáng nên “mặt sông lúc đúng ngọ mới có mặt trời”.

- Lòng sông trở nên hẹp và sâu. Độ sâu đó được tác giả ước lượng bằng thị giác: “nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách”… và dùng một hình ảnh của cảm giác: “Ngồi trong khoang đò…đèn điện”. Câu văn là kết quả của sự liên tưởng, so sánh độc đáo, bất ngờ. Qua đó khắc sâu ấn tượng về sự dữ dội của dòng sông và cảm giác ớn lạnh của lòng người trước sức mạnh tự nhiên.

-> Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và ngôn từ giàu sức tạo hình của tác giả.

Câu văn ngắn, ngắt nhịp và co duỗi linh hoạt.

Đoạn văn 2:

- Vị trí: nằm ở phần cuối đoạn trích, miêu tả vẻ đẹp trữ tình của dòng sông qua cảnh vật đôi bờ.

- Cảnh vật bên bờ sông mang vẻ đẹp của một sự sống mới bắt đầu: non tơ, tinh khiết. Tác giả đã khéo chọn những hình ảnh gợi ra vẻ tươi non, mỡ màng của cỏ cây như: “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm…”. Bức tranh khung cảnh thấm đẫm chất thơ và họa được vẽ bằng cả tâm hồn rộng mở với thiên nhiên.

- Khung cảnh yên tĩnh như ngưng đọng thời gian để tác giả nảy sinh những liên tưởng tới quá khứ: “Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Suy tư hướng nội kết hợp so sánh liên tưởng độc đáo, bất ngờ.

- Thiên nhiên hiền hòa, thanh bình như thuộc về một thế giới khác: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Phép so sánh độc đáo, dùng không gian để gợi mở thời gian, mở rộng biên độ làm nổi bật vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, nguyên thuỷ của buổi sơ khai. Trong khung cảnh êm đềm đó, con người và thiên nhiên như có mối giao cảm, để tác giả tưởng tượng đến tiếng nói riêng của con vật lành:“ Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”

- Trước vẻ thanh bình của cảnh vật, tác giả thể hiện suy tư hướng nội: khao khát được thấy sự hiện diện của văn minh cơ khí để dòng sông phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người: “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp - lê…”

- > Đoạn văn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng bất ngờ thú vị, cấu trúc câu văn trùng điệp. Từ ngữ chọn lọc, độc đáo, gieo vần ngắt nhịp như thơ. Hình ảnh lãng mạn, bay bổng. Sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca để miêu tả. Tất cả đã giúp Nguyễn Tuân tái hiện được vẻ trữ tình và thơ mộng của Sông Đà.

* Đánh giá: - Hai đoạn văn thể hiện sự vận động của hình tượng Sông Đà: dòng sông hùng vĩ, thác ghềnh giữa đại ngàn Tây Bắc nhưng lại rất đỗi trữ tình, thơ mộng, từ đó làm nổi bật hai nét tính cách đối lập: hung bạo và trữ tình. Đó cũng chính là “chất vàng” của thiên nhiên Tây Bắc mà tác giả đã cất công tìm kiếm.

- Đặc sắc phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, với những trang viết đầy trí tuệ về vẻ đẹp cảnh sắc non sông, đất nước.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Nguồn: GVBM trường THPT chuyên Nguyễn Trãi [Hải Dương]

-/-

Kết thúc đề thi thử tốt nghiệp THPT 2021 môn Văn lần 1 của chuyên Nguyễn Trãi [Hải Dương]theo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục tại đây. Các em có thể tham khảo thêm đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn của các tỉnhkhác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.

Cập nhật ngày 03/03/2021 - Tác giả: Huyền Chu

1. Người thành công không bao giờ ngừng học hỏi

Xã hội liên tục thay đổi và phát triển trong từng thời kỳ. Kiến thức của bạn cũng vậy, nó liên tục được củng cố, hoàn thành và nâng cao qua từng ngày. Mỗi một ngày bạn sẽ tìm ra một cách mới để giải quyết vấn đề được đặt ra. Để duy trình thành công tỏng một lĩnh vực nào đó, bạn phải nghiên cứu liên tục, họ và trải nghiệm. Những người thành công có sự ham muốn mãnh liệt cho việc học và thu nhận kiến thức.

Người thành công luôn không ngừng học hỏi

Một số người thường đánh đồng học tập với trường học – đó là quan điểm sai lầm. Học tập có thể đạt được theo nhiều cách khác nhau như từ kinh nghiệm cuộc sống, nghiên cứu cá nhân, thí nghiệm, các mối quan hệ...Hãy cố gắng học những điều mới mỗi ngày.

2. Người thành công đặt ra mục tiêu cụ thể trong cuộc sống

Người thành công luôn xác định được con đường mình sẽ đi từ trước, họ biết được mình muốn thu được gì, nơi mà có thể thực hiện điều đó. Họ đưa ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chính bản thân. Người thành công viết ra mục tiêu của họ và thực hiện bằng việc đưa ra list công việc cần là. Mỗi ngày họ thức dậy với một mục đích cụ thể, không có thời gian lãnh phí, không có gì có thể làm sao nhãng họ. Người thành công dự kiến trước kế hoạch trong ngày và sẽ cố gắng hoàn thiện tất cả mọi thứ.

Những người chưa thành công thường có thái độ hờ hững, trễ nải. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy nồng nhiệt và hoàn thành nó dễ dàng. Mỗi ngày bạn làm một thứ và đó là cách để bạn đến gần hơn để đạt được mục tiêu ban đầu. Hãy đưa ra mục tiêu trong cuộc sống và tìm cách để hiện thực hóa chúng.

Video liên quan

Chủ Đề