Thèm đồ ngọt là thiếu chất gì

SKĐS - Đồ ngọt (đường) là một phần của chế độ ăn uống cân bằng khi chúng ta ăn một cách điều độ. Nhưng nếu bạn có cảm giác thèm ăn đường thường xuyên thì sẽ có nhiều nguy cơ với sức khoẻ. Vậy phải làm sao để kiềm chế được cơn thèm đồ ngọt?

Các nhà nghiên cứu mới đây đã thực hiện nghiên cứu khoa học về cảm giác thèm ăn đường của con người và phát hiện này có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác thèm ăn. Tìm hiểu lý do tại sao bạn có những cảm giác thèm ăn này để có thể học cách kiềm chế chúng. 

1. Tại sao chúng ta lại hay thèm ăn đồ ngọt?

Sự thật là hầu hết chúng ta đều thèm đồ ngọt. Các nghiên cứu ước tính rằng có đến 90% dân số trưởng thành có thể cảm thấy thèm ăn và những cảm giác thèm ăn này thường là thức ăn có đường.

Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng cảm giác thèm ăn carbohydrate và các loại thực phẩm có đường khác là do mong muốn cải thiện tâm trạng vì thực tế. tiêu thụ đồ ngọt làm tăng mức serotonin trong não.

Serotonin, còn được gọi là hormone tạo cảm giác tốt, là một chất dẫn truyền thần kinh não giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc của bạn.

Hầu hết chúng ta đều thèm ăn đồ ngọt.

Mặc dù serotonin có thể là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn, nhưng còn có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác như:

Mất cân bằng các chất dinh dưỡng: Nếu bạn ăn một chế độ ăn ít protein, chất béo lành mạnh và chất xơ, bạn có thể bị thay đổi đường huyết ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bạn. Ví dụ, nếu bạn ăn bữa sáng có nhiều đường và ít chất xơ và protein như bánh rán hoặc bánh ngọt, bạn có thể sẽ cảm thấy rất nhanh đói trở lại ngay sau khi ăn và bạn sẽ cảm thấy rất thèm đường.

Căng thẳng tinh thần: Nếu đang gặp căng thẳng bạn thường có xu hướng tìm kiếm sự thoải mái từ thức ăn. Do tác động của đường đối với các hormone tạo cảm giác tốt của bạn, thức ăn ngọt là một lựa chọn tự nhiên khi bạn cảm thấy chán nản.

Thiếu ngủ: Các nghiên cứu khoa học đã xác định rằng, thiếu ngủ thường kéo theo cảm giác thèm ăn ngọt, mặn và nhiều tinh bột. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chúng ta có xu hướng lựa chọn thực phẩm kém khi cảm thấy mệt mỏi.

Tiêu thụ ít calo: Nếu đang nhịn ăn hoặc đơn giản là không tiêu thụ đủ calo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì cảm giác thèm ăn đường của bạn sẽ tăng lên. Điều này là do cơ thể bạn đang khao khát năng lượng nhanh chóng đó.

Ăn nhiều đường: Bạn càng ăn nhiều đường một cách thường xuyên, cơ thể bạn sẽ càng thèm đường hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa các loại thực phẩm thông thường được tiêu thụ và sở thích của bạn đối với loại thực phẩm đó.

Thường xuyên sử dụng chất làm ngọt nhân tạo: Chất làm ngọt không chứa calo có thể làm thay đổi độ nhạy cảm của bạn với đồ ngọt, khiến bạn thèm ăn nhiều đường hơn.

Thiếu hụt magiê: Một số chuyên gia dinh dưỡng đã gợi ý rằng sự thiếu hụt magiê có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn đường. Tuy nhiên bằng chứng cho mối liên hệ này còn có hạn.

Khi bị căng thẳng chúng ta thường có xu hướng ăn đồ ngọt.

2. Ăn đường bao nhiêu là đủ?

Ăn quá nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe. Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nên hạn chế lượng đường ăn vào dưới 10% lượng calo hàng ngày. Nhưng một số chuyên gia cũng như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị giới hạn thấp hơn tới 6% lượng calo hàng ngày .

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, nhiều thực phẩm nghe có vẻ lành mạnh nhưng thực tế lại chứa nhiều đường như mật ong thô, đường mía hữu cơ, mật đường và nước ép trái cây. 

3. Làm thế nào để chống lại cơn thèm đồ ngọt?

Những lời khuyên này có thể giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm lượng đường nạp vào cơ thể. Tuy nhiên cần nhớ rằng, cơ thể bạn cần có thời gian để thích nghi với những thói quen mới, ngay cả khi những thói quen đó là lành mạnh.

3.1. Thận trọng khi sử dụng chất làm ngọt nhân tạo

Thay thế đường bằng chất làm ngọt ít hoặc không có calo có thể giúp cắt giảm lượng calo nhưng việc thường xuyên tiêu thụ những chất làm ngọt nhân tạo chưa chắc đã an toàn.

Người ta cũng cho rằng, tăng cân là một tác dụng phụ có thể xảy ra, mặc dù lượng calo đã giảm. Điều này là do thực tế là chất làm ngọt nhân tạo có thể khuyến khích các hành vi ăn uống làm tăng cảm giác thèm ăn không chỉ đối với đồ ngọt mà còn đối với thực phẩm nói chung.

Thèm đồ ngọt là thiếu chất gì

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/nhung-ly-do-gay-con-them-do-ngot-va-cach-kiem-che-169220426001602434.htm

Giảm thèm ngọt để có chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe vì ăn quá nhiều ngọt sẽ gây tác động tiêu cực của đường đối với sức khỏe. Mặc dù nhiều người trong chúng ta vẫn không dễ giảm hoặc loại bỏ hẳn việc tiêu thụ chất ngọt. 

Một khi đường đã biến mất và các triệu chứng mất đi, cơ thể bạn sẽ tìm thấy sự cân bằng và sức khỏe mới. Nếu không có đường, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ mạnh mẽ hơn, năng lượng và tâm trạng của bạn ổn định hơn và cảm giác thèm ăn của bạn sẽ giảm dần đi. 

Giảm thèm ngọt bằng cách điều chỉnh chất ngọt nhẹ hơn

Sử dụng quá nhiều các loại đường tinh chế làm tăng mức độ thèm ngọt của bạn đến mức độ gây tác hại cho sức khỏe. Nên chọn các chất làm ngọt tự nhiên nhẹ hơn để cơ thể của bạn điều chỉnh và có lợi cho cơ thể. 

Ăn rau ngọt và trái cây nguyên chất

Thực phẩm có độ ngọt nguyên chất nhất là trái cây chín tươi. Khi ăn theo hình thức này, các loại đường tự nhiên của trái cây là sự kết hợp chính xác của các enzym, khoáng chất, vitamin, và chất xơ để cơ thể bạn tiêu hóa khỏe mạnh và sử dụng tối ưu. Các loại rau quả ngọt tự nhiên như khoai mỡ, cà rốt và củ cải đường cung cấp các lợi ích tương tự. Khi ăn thường xuyên, hương vị ngọt ngào êm dịu của chúng có thể giúp giảm thèm ngọt.

Thèm đồ ngọt là thiếu chất gì

Ăn rau và trái cây sẽ kiềm chế cơn thèm đường

Giảm thèm ngọt bằng cách nhai kỹ

Khi ngũ cốc nguyên hạt và các chất bột đường phức tạp khác được chế biến đúng cách và bạn nhai tốt, chúng sẽ tiết ra một vị ngọt tự nhiên làm dịu hệ thống thần kinh và làm giảm thèm ngọt. 

Cân bằng Âm và Dương

Tất cả những gì bạn ăn ảnh hưởng đến sự cân bằng Âm Dương của bạn. Ăn nhiều thực phẩm thuộc một nhóm này gây ra cảm giác thèm ăn cho nhóm đối diện. 

Nên khi ăn những thực phẩm trung hòa, chúng sẽ hỗ trợ một sự cân bằng ổn định.Thức ăn mặn, thịt và pho-mát thuộc Dương. Đường, cà phê và rượu thuộc Âm. Ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại hạt và đậu là những loại thực phẩm trung hòa. Một chế độ ăn uống ổn định từ các loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ cân bằng âm dương của cơ thể và giải phóng bạn khỏi cảm giác thèm ăn. 

Cân bằng protein và chất bột đường

Khi bạn ăn tập trung vào protein (như thịt và pho mát), tự nhiên bạn sẽ thấy thèm của ngọt. Mặt khác, nếu bạn không nhận được đủ chất đạm, bạn cũng có thể thấy có cảm giác thèm đồ ngọt. Ngũ cốc nguyên hạt và đậu có một số lượng cân bằng của các protein và carbohydrate. 

Một lần nữa, chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật với một số lượng khiêm tốn của các sản phẩm động vật (nếu có) là một công cụ tuyệt vời để tránh cảm giác thèm ăn đường. 

Uống nhiều nước giúp giảm thèm ngọt

Mất nước là một nguyên nhân phổ biến của các cơn thèm. Bất cứ khi nào bạn thấy thèm ăn một món ăn ngọt, hãy uống một cốc nước để thay thế. Đây là một cách tuyệt vời để chặn cảm giác thèm ăn của bạn, lại cung cấp nước cho cơ thể và mang lại sự cân bằng lành mạnh.

Thèm đồ ngọt là thiếu chất gì

Uống nhiều nước giúp giảm ngọt hiệu quả hơn

Tập thể dục hoặc hít thở sâu giúp giảm thèm ngọt

Cảm giác thèm ăn cũng có thể do trạng thái thừa axit trong cơ thể gây ra. Tập thể dục và hít thở sâu, thay đổi độ PH của bạn sang trạng thái nhiều kiềm hơn. Những “kĩ thuật” này hữu ích cho việc lưu thông máu và giảm cảm giác thèm ăn của bạn.

Đừng ăn tiệm

Hầu hết các thực phẩm chế biến và món ăn nhà hàng đều chứa nhiều đường, ngay cả khi nó không phải là món ăn ngọt. Khi bạn chế biến thức ăn tại nhà, bạn là người quyết định những nguyên liệu, gia vị cho món ăn. Khi đó sẽ hạn chế được các chất ngọt dư thừa và cũng giảm thèm ngọt.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Thèm cơm là thiếu chất gì?

Nếu bạn thèm quá mức cơm, bột mì hay mì ống điều này cho thấy cơ thể bạn đang đòi hỏi lượng chất bột đường khá lớn. Bệnh nhân tiểu đường thường thiếu Isulin nên không điều tiết được đường huyết và thiếu năng lượng trầm trọng.

Bầu thèm ngọt là thiếu chất gì?

Tuy nhiên theo ý kiến của các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân bà bầu thèm ngọt là do sự thay đổi hormone cộng với cơ thể mẹ bầu thiếu dưỡng chất nên cần bổ sung.

Thèm đồ lạnh thiếu chất gì?

Cảm giác thèm ăn đá lạnh. Theo một nghiên cứu, cảm giác thèm ăn đá mãnh liệt có thể là dấu hiệu bạn bị thiếu sắt nghiêm trọng. Điều này là vì độ cứng của đá có thể giúp bạn cải thiện tinh thần tương tự như khi uống cà phê và làm giảm cảm giác mệt mỏi do thiếu sắt.

Thèm ăn cá là thiếu chất gì?

Thèm ăn cá cảnh báo cơ thể thiếu iốt, thèm ăn chua dấu hiệu gan hoặc túi mật đang có vấn đề...