Thèm chổi áo khoác 5 nghĩa là gì

  • Áo nâu ai mặc nên xinh
    Cho duyên em lịch, cho tình anh say

  • Áo đen năm nút viền bâu
    Bạn về xứ bạn biết đâu mà tìm

  • Em lén phụ mẫu, may cho tình nhân cái áo
    Năm bảy bữa rày, cơm cháo không ăn
    Anh tình nhân ơi, chịu phiền nhận áo bận chăng?
    Bởi em may ở dưới bóng trăng, không có đèn

  • Áo ngắn chẳng đắp kín chân
    Sao anh bội bạc muôn phần anh ơi

  • Anh đi đâu, áo khoác áo cài Có thương, cởi bớt áo ngoài ra cho Áo ngoài những bụi cùng tro

    Anh cởi áo giữa, thơm tho mọi mùi

  • Áo anh ai cắt ai may
    Đường tà ai đột, cửa tay ai viền?

  • Xùng xình áo lụa mới may
    Hôm qua thấy bận, bữa nay mất rồi

    • Xùng xình áo lụa mới may,
      Hôm qua còn đó, bữa nay lấy chồng

  • Nhác trông tấm áo vá vai
    Thầy mẹ anh vá hay tài vá nên? Nhác trông tấm áo có duyên Miệng cười hoa nở càng nhìn càng ưa Áo anh em mặc cũng vừa

    Ông Tơ bà Nguyệt khéo lừa đôi ta

  • Ông Phật ngồi cũng phải thắt cười
    Áo em em bận, sao mấy người xỏ tay?

  • Cơm chéo áo, gạo chéo khăn

  • Chàng ràng vì áo cụt nu
    Vì dây lưng đỏ, vì dù cánh dơi

  • Ai làm quên cá dưới ao
    Quên sông tắm mát quên sao trên trời

  • Cờ bạc anh đánh có chừng
    Hết khăn đến áo dây lưng cùng quần.

  • Cái cò lặn lội bờ ao,
    Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay.
    Em về giục mẹ cùng thầy, Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?

    Cái cổ yếm em nó thõng thòng thòng,

    Tay em đeo vòng như bắp chuối non. Em khoe em đẹp em giòn,

    Anh trông nhan sắc em còn kém xuân.

  • Ăn một bát cơm, Nhớ người cày ruộng, Ăn đĩa rau muống, Nhớ người đào ao, Ăn một quả đào, Nhớ người vun gốc, Ăn một con ốc, Nhớ người đi mò, Sang đò, Nhớ người chèo chống, Nằm võng, Nhớ người mắc dây, Đứng mát gốc cây,

    Nhớ người trồng trọt.

  • Thế gian còn dại chưa khôn
    Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành

  • Đứng bên ni thấy chiếc thuyền năm ván Ngó sang bên kia, thấy chiếc quán năm gian Thuyền năm ván đang đợi người thương nhớ Quán năm gian đang đợi người nhớ thương Một em nói rằng thương, Hai em nói rằng nhớ Trách ông trời làm lỡ duyên anh Anh ngồi gốc cây chanh Anh đứng cội cây dừa Nước mắt anh nhỏ như mưa Ướt cái quần cái áo Cái quần anh vắt chưa ráo Cái áo anh vắt chưa khô

    Thầy mẹ gả bán khi mô


    Tiếc công anh lặn suốt giang hồ Trời cao anh kêu không thấu Đất rộng anh kêu nọ thông Những người bòn của bòn công

    Nam mô A Di Đà Phật, anh phủi tay không anh về.

  • Rượu ngon bất luận be sành
    Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

    1. Nâu sồng Màu được nhuộm từ củ nâu và lá của cây sồng; dùng để chỉ quần áo của nhà chùa hay của người dân quê miền Bắc thường mặc.

      Áo nâu sồng

    2. Bạn Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu [phương ngữ Nam Bộ].

    3. Phụ mẫu Cha mẹ [từ Hán Việt].

    4. Rày Nay, bây giờ [phương ngữ].

    5. Đột Cách khâu găm đứng mũi kim để may từng mũi thật khít cho chắc chắn.

    6. Thầy mẹ Cha mẹ [phương ngữ miền Bắc].

      Con đi mười mấy năm trời, Một thân, một bóng, nửa đời gió sương. Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương, Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi! Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,

      Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!


      [Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính]

    7. Nguyệt Lão Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng [xích thằng] để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

      Ông Tơ Nguyệt

    8. Thắt cười Mắc cười, buồn cười [phương ngữ Trung Bộ].

    9. Chàng ràng Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp [để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý].

    10. Ô cánh dơi Ô [dù] hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.

    11. Yếm Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

      Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    12. Thầy Cha, bố [phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ].

    13. Thõng thòng thòng Thõng xuống, trễ xuống.

    14. Có bản chép: Thế gian dại dại, khôn khôn.

    15. Mô Đâu, nào [phương ngữ Trung Bộ].

    16. Giang hồ Từ hai chữ Tam giang [ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang] và Ngũ hồ [năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô] đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.

      Giang hồ tay nải cầm chưa chắc Hình như ta mới khóc hôm qua Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt

      Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.


      [Giang hồ - Phạm Hữu Quang]

    17. Nam mô A Di Đà Phật Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.

    18. Be Bình đựng rượu, làm bằng sành, sứ hoặc đá quý, bầu tròn, cổ dài và hẹp.

      Be rượu bằng sứ

    Video liên quan

    Chủ Đề