The u.s ad investigation on warm water shrimp là gì năm 2024

Theo thông tin mới nhất từ Cục Phòng vệ Thương mại [Bộ Công Thương], ngày 30/8/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ [DOC] đã ban hành kết luận cuối cùng trong đợt rà soát cuối kỳ lần thứ 3 về thuế chống bán phá đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.

Do không nhận được phản hồi từ các nhà sản xuất, xuất khẩu tôm nước ấm, DOC đã tiến hành “rà soát nhanh” trong vòng 120 ngày. Kết luận của rà soát cuối kỳ sẽ áp dụng cho toàn bộ ngành sản xuất mà không phải từng doanh nghiệp cụ thể.

Theo Cục Phòng vệ Thương mại, thông thường DOC sẽ xác định việc dỡ bỏ lệnh áp thuế có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá khi: biên độ phá giá duy trì ở trên mức tối thiểu sau khi lệnh áp thuế được ban hành; ngừng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra sau khi lệnh áp thuế được ban hành; hoặc không còn bán phá giá sau khi lệnh áp thuế được ban hành và lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra giảm đáng kể.

Ngược lại, DOC sẽ thường xác định việc dỡ bỏ lệnh áp thuế không có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán bán phá nếu không còn hành vi bán phá giá sau khi lệnh áp thuế được ban hành và lượng nhập khẩu duy trì ổn định hoặc thậm chí gia tăng.

DOC kết luận rằng việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ 4 quốc gia trên sẽ dẫn tới khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi phá giá.

Đối với Việt Nam, DOC dựa trên thuế suất toàn quốc để xác định bán phá giá có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn. Do đó, DOC sẽ duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá với tôm nước ấm nhập khẩu từ 4 quốc gia trên.

Trước đó, Hoa Kỳ chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm từ Việt Nam và một số quốc gia khác từ năm 2004 và bắt đầu áp dụng thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam kể từ ngày 26/1/2005 với mức thuế từ 4,30% đến 25,76%.

Tháng 7/2016, DOC đã dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá cho 01 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện theo pháp luật Hoa Kỳ trên cơ sở vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO.

Từ đó đến nay, DOC đã tiến hành cuộc rà soát hoàng hôn lần thứ 2, 04 đợt rà soát hành chính tiếp theo [POR10, 11, 12, 13], hủy bỏ 02 đợt rà soát hành chính [POR14, 15] và đang tiến hành đợt rà soát POR16 cho giai đoạn từ ngày 01/02/2021 tới 31/01/2022.

Đáng lưu ý, trong kết luận cuối cùng của đợt rà soát gần nhất [POR13], DOC đã xác định mức thuế chính thức cho 02 bị đơn bắt buộc và 29 công ty được hưởng thuế suất riêng rẽ đều ở mức 0%. Đây là tin vui chung cho ngành tôm Việt Nam và là động lực tốt để các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ.

Từ năm 2014, Việt Nam luôn nằm trong top 03 nước xuất khẩu mặt hàng thủy sản trên toàn thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP], tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 7,6 tỷ USD, tăng khoảng 36,2% so với cùng kỳ năm 2021 [thời điểm cao điểm của dịch Covid-19], trong đó xuất khẩu tôm đạt kim ngạch khoảng 3 tỷ USD, tăng khoảng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội VASEP, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam để xử lý các vấn đề liên quan trong các vụ việc rà soát hành chính, rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm tôm nước ấm của Việt Nam trong thời gian tới.

HÀ NỘI — The US Department of Commerce [DOC] has issued a preliminary conclusion on the anti-subsidy investigation into frozen warm water shrimp originating in Việt Nam, according to the Trade Remedies Authority of Vietnam [TRAV].

The investigation, initiated on November 14, 2023, was conducted by the DOC at the request of the American Shrimp Processors Association with the investigated period from January 1, 2022 to December 31, 2022.

The DOC selected two businesses posting the biggest volumes of the targeted products exported to the US during the investigated period as mandatory defendants.

Considering information from the Vietnamese Government and exporting businesses as well as the US plaintiff, the DOC decided to impose a preliminary anti-subsidy tax rate of 2.84 per cent on a mandatory defendant enterprise and the remaining firms. However, a rate of up to 196.41 per cent was levied on the other mandatory defendant that withdrew from the investigation on January 4, 2024.

TRAV said the DOC will verify information provided by the Government and businesses of Việt Nam to use as a basis for issuing the final conclusion and official tax rates.

The parties concerned can submit their comments on the preliminary conclusion or viewpoints on the case no later than seven days after the final verification report is released. Feedback on other parties’ comments should be submitted no later than five days since the first comment submission deadline.

Relevant sides can also send a written request to the DOC for a hearing on the issues mentioned in the comments and feedback within 30 days since the preliminary conclusion was issued.

The DOC is expected to release the final conclusion on August 5 this year at the latest. After that, the US International Trade Commission [ITC] will issue the final conclusion on damage within 45 days since the DOC’s final conclusion issuance.

TRAV noted that the DOC initially probed into 40 programmes/policies of the Vietnamese Government. On February 5 and 23 this year, it continued to enquire into some others at the request of the US plaintiff, raising the number of programmes/policies investigated in this case to nearly 50 – the biggest among anti-subsidy investigations into Vietnamese exports so far.

TRAV recommended businesses to prepare for and cooperate with the DOC during the coming verification while raising their viewpoints and comments on the preliminary conclusion because their engagement and comments will directly affect the final conclusion. — VNS

Chủ Đề