Khô miệng đắng miệng là bệnh gì năm 2024

Nếu bị khô miệng thường xuyên bạn nên theo dõi và tới bác sĩ vì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh lý khiến miệng bị khô mà không biết.

1.Triệu chứng và nguyên nhân gây khô miệng

Triệu chứng của bệnh khô miệng không đơn độc. Các triệu chứng vùng miệng luôn kết hợp theo sau hiện tượng khô miệng mãn tính, kéo dài; các triệu chứng toàn thân thường có liên quan với khô miệng và là biểu hiện của nhiều rối loạn toàn thân.

Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt, khô môi, khô niêm mạc má. Không có khả năng tiết nước bọt ra từ các tuyến nước bọt chính. Chỉ số răng sâu, mất răng, trám răng tăng. Lưỡi khô và sần sùi. Khả năng nuốt và nói chuyện cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân: Có thể do tác dụng phụ của thuốc khi bạn đang điều trị một số bệnh như trầm cảm, đau dây thần kinh, thuốc giãn cơ, giảm đau. Do bạn mắc bệnh suy giảm miễn dịch, thiếu máu, quai bị, viêm tuyến nước bọt… Tổn thương thần kinh. Chấn thương hoặc phẫu thuật gây tổn thương thần kinh vùng đầu và cổ cũng có thể dẫn đến khô miệng.

Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt, khô môi.

2.Các bệnh liên quan đến khô miệng

Hội chứng Sjogren

Đây bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể là tuyến lệ, tuyến nước bọt Khi mắc hội chứng này, biểu hiện đặc trưng là khô niêm mạc. Phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt.

Hội chứng Sjogren thường xuất hiện kèm theo với các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch khác, hay gặp nhất là viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, viêm gan ứ mật tiên phát, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm động mạch và xơ phổi kẽ. Bệnh cũng có thể xuất hiện đơn độc một mình hội chứng Sjogren.

Người mắc hội chứng Sjogren giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, khó nói, khó nhai và nuốt, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn.

Viêm tuyến nước bọt

Các tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm tuyến nước bọt là phổ biến nhất ở tuyến mang tai và thường xảy ra ở tuyến này. Khi bị viêm tuyến nước bọt bệnh nhân có hội chứng khô miệng giảm tiết nước bọt . Viêm tuyến nước bọt gây tắc nghẽn và giảm tiết nước bọt, vì thế bệnh nhân sẽ thấy nước bọt tiết ít hơn, đặc quánh hơn. Từ đó, bệnh nhân cũng dễ gặp phải các vấn đề răng miệng, tiêu hóa hơn khi tiết nước bọt giảm. Nước bọt giảm khiến hoạt động nhai nghiền thức ăn và tiêu hóa một phần thức ăn ở miệng giảm, vị giác và cảm giác ngon miệng của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.

Hầu hết viêm tuyến nước bọt thường không nguy hiểm, biến chứng cũng không phổ biến song không nên chủ quan. Điều trị bệnh sớm sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Khô miệng và thiểu giảm nước bọt gây ra sự gia tăng đáng kể đối với tỉ lệ sâu răng, trong nhiều trường hợp, nó trở nên trầm trọng và lan tràn. Việc thay đổi môi trường miệng thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển, sự giảm lưu lượng nước bọt và vệ sinh vùng miệng kém sẽ cấu tạo nước bọt. Bệnh viêm nha cũng khiến bệnh nhân khô miệng và thiểu năng nước bọt.

Khô miệng là một biểu hiện của rối loạn cơ thể, triệu chứng của bệnh mãn tính. Điều trị khô miệng tương đối phức tạp và chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi thấy dấu hiệu khô miệng, bệnh nhân cần đến sớm để thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời và có phương hướng điều trị cụ thể. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như lão hóa, lối sống, ăn uống và rèn luyện thân thể.

Khô miệng có thể là biểu hiện kết hợp với một loạt các bệnh toàn thân và thường liên quan tới các cơ quan khác như mũi, mắt, da, âm đạo. Bạn có thể giảm triệu chứng, giảm khó chịu khô miệng khi áp dụng các phương pháp sau:

Bất cứ một biểu hiện khác thường của cơ thể đều có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng khô miệng mệt mỏi. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng này và không loại trừ một số khả năng đó là triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh lý nào đó.

Tìm hiểu chung về tình trạng khô miệng

Trong khoang miệng, nước bọt được cơ thể điều tiết nhằm duy trì độ ẩm môi trường trong miệng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng và hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó lượng nước bọt tiết ra không đủ để giữ ẩm khoang miệng, hiện tượng này được gọi là khô miệng.

Khô miệng mệt mỏi xảy ra khá phổ biến cả ở trẻ em và người lớn

Đây là tình trạng thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Khô miệng khiến bạn luôn có cảm giác miệng khô khốc, có mùi hôi khó chịu và không cải thiện ngay cả khi đã uống nhiều nước.

Khô miệng có thể nhận diện thông qua cảm giác khô, khó chịu ở niêm mạc miệng và họng kèm theo giảm hoặc mất vị giác ở lưỡi. Một số trường hợp khô miệng nghiêm trọng khiến bạn cảm thấy đắng miệng, thậm chí cảm giác nóng rát trong miệng và họng. Tình trạng này không chỉ khiến bạn thường xuyên thấy khát nước mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt, nói chuyện.

Hiện tượng khô miệng rất phổ biến nhưng nếu khô miệng kèm theo cảm giác mệt mỏi, khó chịu thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe. Vì thế bạn không nên chủ quan khi cơ thể gặp phải tình trạng khô miệng mệt mỏi.

Khô miệng mệt mỏi nói lên điều gì?

Cơ thể bị mất nước

Mất nước xảy ra khi lượng nước hấp thụ vào ít hơn lượng nước bị bài tiết ra. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng mất nước ở trẻ em thường phổ biến, diễn biến nhanh và dễ gây biến chứng nghiêm trọng hơn.

Khô miệng mệt mỏi chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất nước không thể chủ quan. Mất nước có thể do bài tiết mồ hôi, tiểu nhiều, tiêu chảy hoặc qua hơi thở. Ngoài khô miệng, mất nước còn để lại nhiều hậu quả như tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, thậm chí sốc, hôn mê, đầu óc lú lẫn,...

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối

Tình trạng khô miệng mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng, điển hình là vitamin B12. Sự thiếu hụt vitamin B12 sẽ cản trở quá trình sản xuất hồng cầu gây thiếu máu và làm cho cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, kèm theo dấu hiệu khô miệng, da xanh xao,... Do đó, bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện tình trạng này.

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra khô miệng và mệt mỏi

Cơ thể bị tác dụng phụ do thuốc

Trong quá trình sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau, kháng histamin, thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị trầm cảm,... người dùng có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, mệt mỏi, đau bụng, dị ứng,... Thông thường tình trạng này không quá nghiêm trọng và sẽ cải thiện khi ngừng thuốc. Tuy nhiên nếu triệu chứng ngày càng nặng hơn, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn bởi người có chuyên môn.

Bệnh lý răng miệng

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng khô miệng mệt mỏi cũng cho thấy bạn đang mắc một số vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tuyến nước bọt,... Ngoài triệu chứng khô miệng, các bệnh này còn gây ra sốt, sưng đau tuyến nước bọt, đau họng, đau đầu,...

Một số bệnh lý toàn thân khác

Ngoài các bệnh lý về hô hấp và răng miệng, triệu chứng khô miệng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như hội chứng Sjogren, trào ngược dạ dày thực quản, quai bị, tiểu đường, đa xơ cứng,... Bên cạnh các bệnh lý phổ biến, hội chứng Sjogren là bệnh rối loạn tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết của cơ thể như tuyến nước bọt, tuyến lệ. Người bệnh bị hội chứng Sjogren có dấu hiệu đặc trưng là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho gây giảm tiết nước mắt và nước bọt.

Cơ thể bị ngộ độc sắt

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể nhận quá nhiều sắt, phổ biến nhất ở trẻ em. Bổ sung quá nhiều sắt có thể gây ngộ độc sắt với các biểu hiện khô miệng, mệt mỏi, nặng hơn gây ra nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, mất nước, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu dùng liều quá cao trong thời gian dài.

Cần làm gì khi bị khô miệng mệt mỏi?

Khô miệng mệt mỏi có thể diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau và thường bị bỏ qua. Điều này rất nguy hiểm bởi khô miệng chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp những vấn đề bất thường cần theo dõi để xử trí kịp thời. Khi bị khô miệng, bạn nên:

  • Đi khám sức khỏe để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Thực hiện các biện pháp khắc phục khô miệng tạm thời như uống nước chanh ấm pha mật ong, uống trà gừng, uống nhiều nước lọc, nhai kẹo cao su,...
    Uống nhiều nước lọc là giải pháp giúp cải thiện khô miệng

Trên đây là những thông tin về tình trạng khô miệng mệt mỏi và mối liên hệ đối với tình trạng sức khỏe. Mặc dù tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhưng không thể thay thế chẩn đoán của bác sĩ. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn hay bỏ sót bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám nếu nghi ngờ bản thân đang mắc các bệnh lý để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đắng miệng là biểu hiện của bệnh gì?

Đắng miệng là hiện tượng thường gặp do thói quen lười vệ sinh răng miệng, stress, khô miệng,... Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải bệnh lý nào đó. Đề kiểm tra chính xác, điều trị kịp thời, Quý khách hãy đến Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám.

Người bệnh bị đắng miệng nên ăn gì?

Bổ sung nhiều trái cây có hàm lượng lớn vitamin C như cam, quýt, bưởi… giúp miệng tiết nhiều nước bọt hơn, giảm nguy cơ bị đắng miệng. Bên cạnh đó, ăn trái cây, nước ép cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, từ đó sức khỏe sẽ nhanh hồi phục hơn.

Làm sao để hết đắng miệng khi uống thuốc?

Nếu ngay sau uống thuốc bạn bị cảm giác đắng miệng quá nhiều thì có thể nhai kẹo ngọt để vị ngọt sẽ làm giảm tức thì vị đắng của thuốc. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi, kiwi... để kích thích tăng tiết nước bọt, giảm vị đắng trong và sau khi uống thuốc.

Làm thế nào để hết đắng miệng khi mang thai?

Một vài mẹo nhỏ khắc phục tình trạng đắng miệng, nhạt miệng:.

Đánh răng thường xuyên với loại kem bạc hà..

Sử dụng bàn chải có mặt lưỡi, để có thể vệ sinh toàn diện..

Dùng chỉ nha khoa để xỉa răng mỗi ngày. ... .

Sử dụng nước súc miệng và súc vào giữa các lần đánh răng. ... .

Vệ sinh miệng bằng nước muối ấm..

Chủ Đề