Thế nào là từ đồng nghĩa lớp 7

Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa với từ rọi, trông

  • Từ đồng nghĩa với từ rọi: Soi, chiếu
  • Từ đồng nghĩa với từ trông: Nhìn, nhòm, ngó, dòm…

Ví dụ: Từ “trông” có nhiều nghĩa khác nhau:

  • Trông – nhìn [từ đồng nghĩa là ngó, nhòm, liêc…]
  • Trông – chăm sóc [từ đồng nghĩa là giữ gìn, coi sóc…]
  • Trông – đợi [từ đồng nghĩa là chờ, mong, ngóng…

Kết luận: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Ví dụ: So sánh từ “trái” và “quả” dưới đây:

    Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.

                            [Trần Tuấn Khải]

Chim xanh ăn trái xoài xanh

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa

                                   [Ca dao]

Xét ví dụ:

  • Giống nhau: Đều chỉ khái niệm sự vật, sắc thái ý nghĩa giống nhau.
  • Khác nhau: cách gọi tên sự vật, ở miền Bắc gọi bằng quả, ở miền Nam gọi bằng trái.

=>Qủa và trái là từ đồng nghĩa hoàn toàn

Ví dụ 2: Xét nghĩa hai từ bỏ mạng và hi sinh dưới đây:

  • Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
  • Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.

Xét ví dụ:

  • Giống nhau: nói về cái chết của con người. 
  • Khác nhau: 
    • Bỏ mạng: cái chết vô ích, mang sắc thái coi thường, khinh bỉ. 
    • Hi sinh: cái chết cao đẹp, vì lí tưởng, mang sắc thái kính trọng.

=>Bỏ mạng và hi sinh là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

Kêt luận: sgk – trang 114

Ví dụ 1: Thay các từ đồng nghĩa “quả” và “trái”, “bỏ mạng” và “hi sinh” vào các vị trí hoán đổi, ta nhận thấy: 

  • Từ quả và trái hoàn toàn hoán đổi vị trí không làm thay đổi nội dung và sắc thái biểu cảm:
    •  Đem về nấu “trái” mơ chua trên rừng 
    • Con chim xanh ăn “quả” xoài xanh 
  • Từ bỏ mạng và hi sinh không thể hoán đổi được vị trí cho nhau vì sự thay đổi sẽ làm cho câu văn thay đổi về sắc thái ý nghĩa và không đúng với nội dung hiện thực.

Ví dụ 2: Đoạn trích trong “Chinh phụ ngâm” lấy tiêu đề là “Sau phút chia li: mà không phải là “Sau phút chia tay” là vì:

  • Sau phút chia tay: cảm giác bình thường, không thể hiện sắc thái biểu cảm. 
  • Sau phút chia li: từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng, biểu hiện sự đau đớn và nỗi sầu chất chứa trong lòng kẻ ở người đi.

Kết luận: sgk – trang 115

Gan dạ              Nhà thơ

Mổ xẻ               Của cải

Nước ngoài       Chó biển

Đòi hỏi               Năm học

Loài người         Thay mặt

Trả lời:

Gan dạ - dũng cảm              Nhà thơ - thi nhân 

Mổ xẻ - giải phẫu                 Của cải - tài sản 

Nước ngoài - ngoại quốc      Chó biển - hải cẩu 

Đòi hỏi - yêu cầu                   Năm học - niên khóa 

Loài người - nhân loại           Thay mặt - đại diện.

  • Máy thu thanh           
  • Xe hơi
  • Sinh tố                       
  • Dương cầm

Trả lời:

  • Máy thu thanh – Radio
  • Xe hơi – oto
  • Sinh tố - vitamin
  • Dương cầm –piano

Trả lời:

Từ địa phươngTừ toàn dân

Mệ, u, bầm

Bố, thầy

Đậu phộng

Nón

Kiếng

Mãng cầu

Vịt xiêm

Con tru

Nác

Mẹ

Cha

Lạc

Vừng

Kính

Na

Ngan

Con trâu

Nước

a. Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.

b. Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.

c. Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.

d. Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy. 

e. Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.

Trả lời:

a. Đưa- trao

b. Đưa – tiễn

c. Kêu – phàn nàn

d. Nói – trách

e. Đi – mất

  • Ăn, xơi, chén
  • Cho, tặng, biếu
  • Yếu đuối, yếu ớt
  • Xinh, đẹp
  • Tu, nhấp, nốc

Trả lời:

  • xơi: sắc thái lịch sự
  • ăn: sắc thái bình thường
  • chén: sắc thái thô tục
  • Biếu: người biếu có ngôi thứ thấp hơn người nhận.
  • Tặng: không phân biệt ngôi thứ với người nhận.
  • Cho: người cho có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang bằng người nhận.
  • yếu đuối: thiếu hẳn sức mạnh về thể chất và tinh thần.
  • yếu ớt: thiếu sức mạnh về thể chất, không nói về tinh thần.
  • xinh: chỉ người còn trẻ, nhỏ nhắn.
  • đẹp: có ý nghĩa chung, mức độ cao hơn xinh.
  • Nhấp: uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi.
  • Tu: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục. 
  • Nốc: uống nhiều liền một mạch, hết ngay tức khắc.

[tham khảo đề trang 116 – sgk]

Trả lời:

a. [Thành tích , thành quả]

  • Thế hệ mai sau sẽ được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.
  • Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh 2/9.

b. [ngoan cường, ngoan cố]

  • Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
  • Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng.

c. [Nhiệm vụ, nghĩa vụ]

  • Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người. 
  • Thầy hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền chống ma túy.

d. [giữ gìn, bảo vệ] 

  • Em Thúy luôn luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ.
  • Bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.

Trong các từ đồng nghĩa và các cặp câu sau câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa để thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

a. đối xử, đối đãi

  • Nó ........... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng  mến nó.
  • Mọi người đều bất bình trước thái độ ... .. của nó đối với trẻ em

b. trọng đại, to lớn

  • Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ....... đối với vận mệnh dân tộc.
  • Ông ta thân hình ... như hộ pháp.

Trả lời:

a. đối xử, đối đãi

  • đối xứ/ đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng  mến nó.
  • Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em

b. trọng đại, to lớn

  • Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại/ to lớn đối với vận mệnh dân tộc.
  • Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.

Trả lời:

  • Anh ấy sức khỏe bình thường.
  • Hắn chỉ là một kẻ tầm thường.
  • Kết quả hai đội bóng hòa nhau 0 - 0.
  • Kẻ làm ác sẽ có ngày gánh lấy hậu quả.
  • Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.
  • Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác. 
  • Câu tục ngữ ‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’’ đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh. 
  • Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng. 

Trả lời:

  • hưởng lạc = hưởng thụ
  • bao che = che chở
  • giảng dạy = dạy
  • trình bày = trưng bày

Từ đồng nghĩa một dạng từ trong cấu tạo từ buộc chúng ta phải biết và ghi nhớ. Thế nào là từ đồng nghĩa, việc sử dụng từ đồng nghĩa có tác dụng gì?

Nếu bạn đang quan tâm đến nội dung kiến thức từ đồng nghĩa, muốn biết định nghĩa từ đồng nghĩa, các dạng bài tập về từ đồng nghĩa hãy cùng lessonopoly tổng hợp lại kiến thức này một cách cơ bản và dễ nhớ nhất nhé.

Định nghĩa từ đồng nghĩa?

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn [đồng nghĩa tuyệt đối]: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: hổ = cọp = hùm; mẹ = má = u,…

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn [đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái]: Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm [biểu thị cảm xúc, thái độ] hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Ví dụ: ăn = xơi = chén,… [biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến].

Mang = khiêng = vác,… [biểu thị những cách thức hành động khác nhau].

Ví dụ khác: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,…[chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước]. Cụ thể:

+ Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.

+ Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.

+ Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. 

Cách ghi nhớ từ đồng nghĩa với sơ đồ tư duy

Đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông.

– Từ đồng nghĩa với rọi là chiếu, soi, tỏa,…

– Từ đồng nghĩa với trông là nhìn, ngó,…

Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa: 

Cụ thể từng câu:

=> a] coi sóc giữ gìn cho yên ổn.

Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.

=> a] coi sóc giữ gìn cho yên ổn: chăm nom, trông coi, chăm sóc, coi sóc, trông nom,…

  1. b] mong: mong, hi vọng, trông mong, trông ngóng, chờ mong… 

So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau:

– Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. [Trần Tuấn Khải]

– Chim xanh ăn trái xoài xanh,

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. [Ca dao]

=> Hai từ “quả”, “trái” trên hai ví dụ đồng nghĩa với nhau, có thể thay thế nhau trong văn cảnh.

Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau?

– Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.

– Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.

=>  Hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh” giống nhau ở chỗ đều có nghĩa là chỉ cái “chết” nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm cụ thể ở chỗ bỏ mạng có nghĩa là “chết vô ích” một cái chết không có giá trị gì, nó mang sắc thái khinh bỉ, coi thường, còn hy sinh là “chết vì nghĩa vụ, lí tưởng, cao cả”, cái chết có nhiều ý nghĩa, mang sắc thái kính trọng. 

Bạn cũng có thể nghĩ đến từ “thiệt mạng” cũng có nghĩa tương tự là chết nhưng đây là “chết vì tai nạn”.

Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau.

=> Khi thay các từ như đề bài yêu cầu, ta nhận thấy :

– Ta thấy: quả và trái có thể thay cho nhau rõ ràng khi thay cho nhau không làm thay đổi nội dung và sắc thái.

Còn từ bỏ mạng và hi sinh thì không thể hoán đổi cho nhau, vì nếu thay đổi nó sẽ dẫn đến sự thay đổi sẽ làm cho câu văn thay đổi sắc thái ý nghĩa và nội dung hiện thực.

Vậy giữa những từ đồng nghĩa chúng có thể thay thế cho nhau, mà cũng đôi lúc không thể thay thế cho nhau đó là tùy vào ngữ cảnh văn bản.

Ở bài 7, đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?

=> Trả lời: Đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay vì chia ly nó mang sắc thái biểu cảm phù hợp, và phù hợp với thực tế khách quan.

Cụ thể “Chia li” là từ Hán Việt mang sắc thái cổ xưa và trang trọng, thể hiện được sự đau đớn, nỗi sầu. Còn với từ “chia tay” thì không thể hiện được sâu sắc nỗi đau, nỗi sầu.

Câu 1 [trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Các từ Hán Việt đồng nghĩa :

– gan dạ: can đảm

– nhà thơ: thi sĩ

– mổ xẻ: phẫu thuật

– của cải: tài sản

– ngước ngoài: ngoại quốc

– chó biển: hải cẩu

– đòi hỏi: yêu sách

– năm học: niên khóa

– loài người: nhân loại

– thay mặt: đại diện

Câu 2 [trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1] 

Từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa :

– máy thu thanh => ra-di-o

– sinh tố => vitamin

– xe hơi => ô-tô

– dương cầm => pi-a-nô

Câu 3 [trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1] 

Một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân đã cho:

– heo = lợn

– đậu phộng = lạc

– tía, thầy = cha, bố

– má, u, bầm = mẹ

– mè = vừng

– cá lóc = cá quả

Câu 4 [trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Từ đồng nghĩa thay thế :

– đưa => trao

– đưa => tiễn

– kêu => phàn nàn

– nói => phê bình, dị nghị, cười

– đi => mất, qua đời

Câu 5 [trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Phân biệt nghĩa :

Nhóm từGiống nhauKhác nhau
ăn, xơi, chénChỉ hành động tự cho thức ăn nuôi sống vào cơ thể.– ăn: nghĩa bình thường

– xơi: lịch sự, thường dùng trong lời mời

– chén: thông tục, sắc thái suồng sã, thân mật

cho, tặng, biếuTrao cái gì cho ai trọn quyền sử dụng mà không đòi thay đổi lại một cái gì cả.– cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận mang sắc thái bình thường

– tặng: người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận; vật được trao mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến, thể hiện sự long trọng, không phân biệt ngôi thứ

– biếu: người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận, vật được trao chỉ là tiền của, thể hiện sự kính trọng

yếu đuối, yếu ớtDiễn tả sức lực kém– yếu đuối: kém về cả thể chất lẫn tinh thần

– yếu ớt: kém về thể chất, yếu đến mức sức lực, tác dụng coi như không đáng kể.

Yếu ớt không nói về trạng thái tinh thần [Nói tình cảm yếu đuối chứ không nói tình cảm yếu ớt].

xinh, đẹpĐề cập, nói đến hình thức, hoặc phẩm chất được yêu mến– xinh: chỉ người còn trẻ hoặc hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.

– đẹp: hoàn hảo cả vẻ ngoài và phẩm chất

Tu, nhấp, nốcHành động đưa nước vào cơ thể– tu: uống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm mà uống.

– nhấp: uống từ từ, chậm, uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi,thường là để cho biết vị.

– nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.

Câu 6 [trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1] 

Chọn thành ngữ :

  1. [1] – thành quả ; [2] – thành tích
  2. [1] – ngoan cố ; [2] – ngoan cường
  3. [1] – nghĩa vụ ; [2] – nhiệm vụ
  4. [1] – giữ gìn ; [2] – bảo vệ

Câu 7 [trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

   [2] – đối xử

   [2] – to lớn

Câu 8 [trang 117 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Đặt câu :

– Cuộc sống cứ diễn ra bình thường như vậy là tốt rồi.

– Đừng nghĩ rằng mình tầm thường, ai sinh ra cũng có giá trị cả.

– Hãy cố gắng làm việc chăm chỉ, kết quả tốt nhất sẽ đến sớm với bạn.

– Chúng ta luôn phải cân nhắc mọi việc trước khi làm để tránh hậu quả đáng tiếc.

Câu 9 [trang 117 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: Chữa lại từ in đậm :

– hưởng lạc =>hưởng thụ

– bao che => đùm bọc

– giảng dạy => giáo dục

– trình bày => trưng bày

Bạn có thể tham khảo bài học về từ đồng nghĩa tại:

Câu 1:

Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa [được gạch chân] trong các dòng thơ sau :

– Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. [Nguyễn Khuyến]

– Tháng Tám mùa thu xanh thắm. [Tố Hữu ]

– Một vùng cỏ mọc xanh rì. [Nguyễn Du ]

– Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. [Chế Lan Viên]

– Suối dài xanh mướt nương ngô. [Tố Hữu]

=> Đáp án:

– Xanh một màu xanh trên diện rộng.

– Xanh tươi đằm thắm.

– Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.

– Xanh lam đậm và tươi ánh lên.

– Xanh tươi mỡ màng.

Câu 2 :

Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :

a]. Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b]. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.

=> a] Tổ tiên.

Câu 3:

Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

  1. a] Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b]Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.

  1. c] Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kỹ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

=> a]. Chỉ nông dân [từ lạc: thợ rèn]

b]. Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp [từ lạc: thủ công nghiệp]

c]. Chỉ giới trí thức [từ lạc: nghiên cứu]

Câu 4:

Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây …, cây cối đứng…, không gian…, không một tiếng động nhỏ.

=> Lần lượt: yên tĩnh, im lìm, vắng lặng. 

Câu 5:

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

  1. a] Câu văn cần được [đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào] cho trong sáng và súc tích
  2. b] Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa [đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói,đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng].
  3. c] Dòng sông chảy rất [hiền hòa, hiền lành, hiền từ, hiền hậu] giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

=> a] gọt giũa

Câu 6:

Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:

  1. a] Cắt, thái, …
  2. b] To, lớn,…
  3. c] Chăm, chăm chỉ,…

=> a] …xắt, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,…

[Nghĩa chung: chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ [bằng dụng cụ] ]

  1. b] …to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại,…

[Nghĩa chung: Có kích thước , cường độ quá mức bình thường]

  1. c] …siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần,…

[ Nghĩa chung: Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó] 

Câu 7:

Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm:

Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

=> Nhóm 1: hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà thuận, [tiếng hoà mang nghĩa: trạng thái không có chiến tranh, yên ổn]

Nhóm 2: hoà mình, hoà tan, hoà tấu [tiếng hoà mang nghĩa: trộn lẫn vào nhau] 

Câu 8:

Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :

Bảng…. ; vải…. ; gạo…. ; đũa….. ; mắt…. ; ngựa…. ; chó…..

=> Bảng đen, vải thâm, gạo hẩm, đũa mun, mắt huyền, ngựa ô, chó mực.

Hy vọng với nội dung kiến thức về từ đồng nghĩa ở trên chúng tôi đã chia sẻ bạn sẽ dễ dàng hơn trong nhiều bài tập, và hệ thống kiến thức để dễ nhớ hơn. Cấu tạo từ phức tạp và đang dạng bởi vậy để dùng từ một cách chính xác và đúng nghĩa chúng ta sẽ cần biết đến từ đồng nghĩa để làm cho lời nói hay câu văn của mình thêm phần lịch sự và trang trọng trong những hoàn cảnh khác nhau. Lời ăn tiếng nói của bạn có được tôn trọng và đánh giá tốt hay không một phần cũng nhờ vào cách sử dụng và lựa chọn từ phù hợp với ý nghĩa và thông điệp mình muốn truyền tải.

Video liên quan

Chủ Đề