Enzyme có nhiều ở đâu

Enzym tiêu hóa có trong hệ thống đường tiêu hóa của con người đóng vai trò quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn, sự phát triển của cơ thể và giúp cơ thể người ngăn ngừa các loại bệnh. Vậy enzym tiêu hóa là gì? Bạn cần biết những thông tin gì về nó. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Enzym tiêu hóa là gì?

Trước tiên, bạn hãy tìm hiểu thông tin tổng quát để biết được chính xác enzym tiêu hóa là gì.

Enzym tiêu hóa là gì?

Enzym tiêu hóa, còn được gọi là men tiêu hóa, là tập hợp nhóm các enzym có nhiệm vụ phân hủy đại phân tử polyme giúp cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn thông qua các khối phân tử nhỏ hơn sau khi polyme phân hủy.

Enzym tiêu hóa có trong cơ thể người

Enzym tiêu hóa không chỉ là một thành phần tự nhiên của cơ thể người mà còn có trong một số loại thực phẩm. Trong hệ thống tiêu hóa của người, enzym được tìm thấy trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy, ruột non và hệ vi sinh đường ruột. Trong đó, những loại enzym khác nhau sẽ đóng vai trò riêng biệt trong hoạt động tiêu hóa của con người.

Các loại enzym tiêu hóa và vai trò của chúng

Trong hệ thống enzym tiêu hóa, những loại enzym khác nhau sẽ đảm nhận những nhiệm vụ riêng giúp cho hoạt động tiêu hóa của cơ thể người diễn ra thuận lợi.

Đây là loại enzym phân giải protein thành các axit amin, có trong dạ dày, tuyến tụy và ruột. Những enzym này đóng vai trò phân chia tế bào, làm đông máu và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch cơ thể. Khi bạn đang trong tình trạng đói bụng, protease sẽ giúp cân bằng đường ruột và giảm viêm.

Hai loại enzym này có nhiệm vụ phân giải protein khác có trong các loại hoa quả như dứa và đu đủ.

Là một loại men cần thiết đối với quá trình phân hủy carbohydrate, tinh bột và glycogen thành những loại đường đơn [glucozơ] giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Loại enzym này thường được tìm thấy trong tuyến nước bọt và tuyến tụy.

Việc kiểm tra nồng độ amylase có trong máu sẽ giúp cho người bệnh phát hiện những chứng bệnh xuất hiện ở tuyến tụy hoặc các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu như nồng độ amylase tăng cao thì có thể bạn đang mắc các vấn đề về tuyến tụy như: tắc nghẽn, tổn thương hoặc ung thư tuyến tụy, viêm tụy cấp. Trong khi đó, nồng độ amylase máu thấp thì có khả năng đó là biểu hiện của bệnh viêm tụy mạn tính hoặc những chứng bệnh về gan.

Những loại enzym đóng vai trò phân hủy các chất dinh dưỡng để cơ thể dễ dàng hấp thụ

Loại enzym này có trong ruột non, còn được gọi là lactase-phlorizin hydrolase, là một loại men tiêu hóa giúp phân hủy lactose - một loại đường sữa thành loại đường đơn glucozơ và galactose để cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng.

Đây là một loại enzym khác được sản xuất ở ruột non, giúp chuyển hóa sucrose thành những loại đường đơn fructose và glucose khiến cơ thể hấp thụ chúng một cách dễ dàng hơn.

Lipase được tìm thấy trong khoang miệng, tuyến tụy và dạ dày của con người, đảm nhận vai trò tiêu hóa chất béo và dầu mỡ có trong thức ăn hàng ngày, chuyển hóa thành những dạng đơn giúp cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn.

  • Cellulase và hemicellulase

Hai loại enzym tiêu hóa này được sản xuất trong hệ vi sinh đường ruột giúp chuyển các chất carbohydrate và chất xơ có trong thực phẩm mà cơ thể khó tiêu hóa thành những phân tử đơn dễ hấp thụ hơn.

Cellulase và Hemicellulase còn có vai trò giúp cơ thể phân giải các dưỡng chất quan trọng khác như glucose hình thành năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể, chất chống oxy hóa, các loại vitamin, khoáng chất và những chất đa lượng.

Đây là một loại men tiêu hóa có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đóng vai trò như tác nhân phân hủy carbohydrate và chất xơ khó tiêu từ thực vật.

Một loại enzym khác giúp phân hủy carbohydrate có nguồn gốc từ các loại rau và đậu chính là Alpha-galactosidase.

2. Cơ chế hoạt động của enzym tiêu hóa

Để trả lời chính xác câu hỏi enzym tiêu hóa là gì, bạn cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của loại enzym này.

Cấu tạo enzym amylase giúp phá vỡ carbohydrate

Trong cơ thể người, các loại enzym khác nhau được sản xuất và sinh trưởng tại các bộ phận tiêu hóa khác nhau. Enzym amylase có trong nước bọt sẽ bắt đầu hoạt động phá vỡ hợp chất tinh bột có mặt thức ăn khi bạn bắt đầu nhai.

Sau khi thức ăn được nghiền nhỏ đi xuống dạ dày, pepsin là một loại protease - enzym có mặt trong dạ dày sẽ tiếp tục phân hủy các protein có trong thức ăn thành các axit amin dễ tiêu hóa. Ngoài ra, trong dạ dày pepsin sẽ cùng các loại axit dạ dày và các enzym tiêu hóa khác phá vỡ protein.

Tuyến tụy là nơi sản xuất nhiều loại enzym như protease trypsin, chymotrypsin,... sau đó vận chuyển chúng đến phần phía trên của ruột, được gọi là tá tràng.

Cuối cùng, thức ăn sẽ đi xuống phần ruột non, tại đây sản xuất ra các loại enzym tiêu hóa như lactase, sucrase và amylase, hoạt động để phá vỡ nhiều hợp chất hơn có trong thức ăn.

Quá trình thức ăn đi vào cơ thể, các loại enzym tiêu hóa sẽ phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan của hệ thống tiêu hóa để phân hủy thức ăn để cho phép cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết và đào thải những chất còn lại ra ngoài cơ thể.

3. Tác dụng của enzym tiêu hóa

Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể người, có thể kể đến như:

Dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng

Đây là tác dụng quan trọng và dễ dàng nhận thấy nhất của enzym tiêu hóa. Nếu trong cơ thể bạn có đầy đủ các enzym cần thiết thì có thể dễ dàng phân hủy các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, sau đó tiêu hóa và hấp thụ chúng một cách tốt hơn.

Điều này sẽ giúp cơ thể cung cấp năng lượng cần thiết cho mỗi ngày, gia tăng hệ thống miễn dịch và làm chậm lại quá trình lão hóa để giữ cho cơ thể ngày càng khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.

Tránh được các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiêu hóa

Như đã nói, mỗi loại enzym sẽ phụ trách phá vỡ những chất dinh dưỡng khác nhau trong thức ăn. Tại tuyến tụy, các enzym tiêu hóa sẽ giúp phân hủy và tiêu hóa các loại chất béo, đạm và tinh bột có trong chế độ ăn hàng ngày. Việc sản xuất đủ enzym tại tuyến tụy sẽ giúp bạn tránh được những bệnh như khó tiêu, táo bón mãn tính,...

Ngoài ra, các enzym tiêu hóa còn giúp bạn ngăn ngừa và giảm thiểu các chứng bệnh liên quan đến ruột như rò rỉ ruột hoặc hội chứng ruột kích thích. Điều đó giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn và nâng cao được chất lượng cuộc sống.

Những loại thực phẩm bổ sung enzym tiêu hóa

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi enzym tiêu hóa là gì. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày của con người. Enzym tiêu hóa sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Đặc biệt, nó không chỉ được sản sinh bởi cơ thể người mà còn có trong thực phẩm hàng ngày nên bạn có thể dễ dàng bổ sung các loại enzym thông qua chế độ ăn uống.

Hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động được là nhờ sự phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau. Quá trình này cần các enzyme tiêu hóa, giúp phân giải các phân tử như chất béo, protein và carbs thành các phân tử nhỏ hơn để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ.

Các cơ quan trong cơ thể phân giải thức ăn và nước chúng ta uống thành các dạng đơn giản hơn như protein, carb, chất béo và vitamin. Các chất dinh dưỡng này sau đó được chuyển qua ruột non rồi đi vào máu. Cuối cùng, máu sẽ được tim bơm đi nuôi toàn bộ cơ thể.

3 loại enzyme tiêu hóa chính:

Ngoài ra, còn có một số loại enzyme được tạo ra trong ruột non, bao gồm lactose, maltose và sucrose.

Nếu cơ thể không thể tạo đủ enzyme tiêu hóa, các phân tử thức ăn không thể được tiêu hóa đúng cách. Điều này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa như không dung nạp thức ăn hoặc hội chứng ruột kích thích.

Chính vì vậy, ăn các thực phẩm chứa nhiều enzyme tiêu hóa tự nhiên có thể giúp cải thiện tiêu hóa.

Trong bài viết này, WellWay sẽ giới thiệu đến bạn 12 loại thực phẩm có chứa các enzyme tiêu hóa tự nhiên rất tốt và cần thiết cho cơ thể.

1. Dứa

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa một nhóm enzyme tiêu hóa gọi là bromelain [Nguồn].

Những enzyme này là protease, có vai trò phân hủy protein thành các axit amin và hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein [Nguồn].

Trong ẩm thực, bromelain có thể được sử dụng như một chất làm mềm thịt. Ngoài ra, bromelain cũng được sử dụng như một chất bổ sung giúp tiêu hóa protein [Nguồn].

Một nghiên cứu trên những người bị suy tụy cho thấy đa số các bệnh nhân gặp tình trạng tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzyme tiêu hóa. Kết quả cũng cho thấy khi những người này dùng bromelain kết hợp với bổ sung enzyme tuyến tụy, họ được cải thiện tiêu hóa nhiều hơn so với việc chỉ bổ sung enzyme.

2. Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn và cũng rất giàu enzyme tiêu hóa.

Giống như dứa, đu đủ cũng chứa protease giúp tiêu hóa protein. Tuy nhiên, chúng có chứa một nhóm protease khác được gọi là papain [Nguồn].

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ đu đủ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón và đầy hơi.

Một điều cần lưu ý là loại enzyme này sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt nên chúng ta không nên dùng đu đủ chế biến các món ăn cần nhiệt độ cao để nấu chín. Ngoài ra, đu đủ xanh có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, vì ăn đu đủ xanh có thể kích thích các cơn co thắt [Nguồn].

3. Xoài

Xoài là một loại trái cây nhiệt đới rất phổ biến trong mùa hè. Không chỉ thơm ngon, xoài còn giàu protein, chất xơ, vitamin C,… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, xoài chứa các enzyme tiêu hóa amylase – một nhóm enzyme phân hủy carbs từ tinh bột [một loại carb phức tạp] thành đường glucose và maltose.

Tuy nhiên, trong xoài chín có nhiều enzyme amylase hơn. Đây là lý do tại sao xoài trở nên ngọt dần khi chúng bắt đầu chín [Nguồn].

Enzyme amylase cũng được tạo ra bởi tuyến tụy và tuyến nước bọt. Chúng giúp phá vỡ carbs để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Chính vì thế, chúng ta nên nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để enzyme amylase tiếp xúc với thức ăn tốt hơn từ đó quá trình phân hủy cũng đạt hiệu quả cao hơn. [Nguồn].

4. Mật ong

Theo thống kê, người Mỹ tiêu thụ hơn 400 triệu pound mật ong mỗi năm [Nguồn].

Ngoài việc là loại nguyên liệu thơm ngon thì một trong số các lý do quan trọng khác đó là mật ong còn rất giàu các hợp chất có lợi, bao gồm các enzyme tiêu hóa [Nguồn].

Các enzyme được tìm thấy trong mật ong, đặc biệt là mật ong nguyên chất

Khi chọn mua mật ong, bạn nên chú ý chọn loại mật ong nguyên chất của các cơ sở sản xuất uy tín để đảm bảo hàm lượng enzyme tiêu hóa. Bởi vì hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại mật ong giả làm bằng mật mía, nước thủy phân tinh bột hoặc siro.

5. Chuối

Chuối là loại quả quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta và được nhiều người ưa thích. Chuối giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên và rất tốt cho sức khỏe con người. 

Trong chuối chứa amylase và glucosidase, hai nhóm enzyme phân hủy các carbs phức tạp như tinh bột thành các loại đường để cơ thể dễ hấp thụ hơn [Nguồn].

Giống như xoài, lượng enzyme tiêu hóa này được sản xuất ra nhiều hơn khi chuối bắt đầu chín. Đó là lý do tại sao chuối càng chín càng ngọt[Nguồn].

Ngoài hàm lượng enzyme, chuối là một nguồn chất xơ tuyệt vời, giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Một quả chuối vừa [118 gram] cung cấp 3,1 gram chất xơ [Nguồn].

Một nghiên cứu kéo dài hai tháng trên 34 phụ nữ đã chứng minh mối liên hệ giữa việc ăn chuối và sự cải thiện số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Phụ nữ ăn hai quả chuối hàng ngày không có nhiều sự thay đổi số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tuy nhiên, họ cảm thấy dễ chịu và ít bị đầy hơi hơn [Nguồn].

6. Bơ

Quả bơ là một loại trái cây bổ dưỡng, có nhiều chất béo lành mạnh, ít đường và chứa enzyme tiêu hóa lipase. 

Enzyme này giúp tiêu hóa các phân tử chất béo thành các phân tử nhỏ hơn, chẳng hạn như axit béo và glycerol, từ đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn [Nguồn].

Lipase cũng được tạo ra bởi tuyến tụy nên chúng ta không nhất thiết phải bổ sung qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, việc bổ sung lipase có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đặc biệt là sau bữa ăn nhiều chất béo [Nguồn].

7. Kefir

Nấm sữa Kefir được tạo nên nhờ quá trình lên men lactic từ vi khuẩn lactic, giàu enzim và các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. 

Trong quá trình lên men, vi khuẩn tiêu hóa đường tự nhiên trong sữa và chuyển chúng thành axit hữu cơ và carbon dioxide. Quá trình này giúp bổ sung các chất dinh dưỡng, enzyme và các hợp chất có lợi khác [Nguồn].

Kefir chứa nhiều enzyme tiêu hóa, bao gồm lipase, protease và lipase [Nguồn].

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy kefir cải thiện tiêu hóa đường trong sữa ở những người không dung nạp sữa.

8. Dưa bắp cải

Dưa bắp cải muối là món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình, chúng thường được dùng ăn kèm với các món chính trong bữa ăn. 

Quá trình lên men giúp cho dưa bắp cải có nhiều enzyme tiêu hóa. Vì vậy, ăn dưa bắp cải giúp cải thiện quá trình tiêu hóa trong cơ thể chúng ta [Nguồn].

Ngoài việc chứa các enzyme tiêu hóa, dưa cải bắp còn chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ tiêu hóa [Nguồn].

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung các vi khuẩn có lợi có thể làm giảm các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và đau dạ dày ở cả người lớn khỏe mạnh và những người mắc hội chứng ruột kích thích hay viêm loét đại tràng.

Để đảm bảo hàm lượng vi khuẩn có lợi và enzyme tiêu hóa, bạn nên ăn dưa bắp cải sống thay vì nấu chín, vì nhiệt độ có thể làm mất hoạt tính của các enzyme. 

9. Kim chi

Kimchi là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc được làm bằng cách lên men các loại rau củ. Giống như dưa cải bắp và kefir, quá trình lên men giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cũng như các enzyme tiêu hóa cho món kim chi [Nguồn].

Kim chi chứa vi khuẩn Bacillus, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng và tăng cảm giác ngon miệng khi ăn [Nguồn].

Bên cạnh việc hỗ trợ tiêu hóa, kim chi còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của chúng ta. Ăn kim chi còn giúp giảm cholesterol và ngăn chặn các nguy cơ gây ra bệnh tim [Nguồn].

Trong một nghiên cứu trên 100 người trẻ khỏe mạnh, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn nhiều kim chi nhất đã giảm được lượng cholesterol trong máu nhiều nhất. 

10. Miso

Miso là một gia vị phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản, được sản xuất bằng cách lên men đậu nành với muối và nấm koji [Nguồn]. Koji có nhiều loại enzyme tiêu hóa, bao gồm cả lactase, lipase, protease và amylase [Nguồn]. Đó là lý do tại sao miso có thể giúp cơ thể chúng ta cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vi khuẩn trong miso có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến các vấn đề tiêu hóa như bệnh ruột kích thích.

11. Quả Kiwi

Kiwi được xếp đầu bảng các loại trái cây tốt sức khỏe, có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi ruột kết, giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và tiêu hóa.

Kiwi giàu các enzyme tiêu hóa, đặc biệt là một loại protease có tên là Actinidin. Enzyme này giúp tiêu hóa protein và thường được sử dụng để làm mềm các loại thịt cứng [Nguồn].

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy thêm kiwi vào chế độ ăn đã cải thiện quá trình tiêu hóa thịt bò, gluten và protein đậu nành trong dạ dày. Tác dụng này là do enzyme Actinidin trong kiwi.

Nhiều nghiên cứu trên con người cũng đã phát hiện ra rằng ăn kiwi thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi và giúp giảm táo bón.

12. Gừng

Gừng không chỉ được dùng nhiều trong ẩm thực mà còn được sử dụng nhiều trong đông y từ hàng ngàn năm nay.

Gừng chứa protease zingibain, giúp tiêu hóa protein để cơ thể chúng ta hấp thụ dễ dàng hơn. Zingibain thường được sử dụng để làm sữa gừng đông, một món tráng miệng phổ biến của Trung Quốc [Nguồn].

Các nghiên cứu ở người trưởng thành khỏe mạnh và những người mắc chứng khó tiêu cho thấy tiêu thụ gừng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng các loại gia vị, bao gồm cả gừng, đã giúp tăng sản xuất các enzyme tiêu hóa của cơ thể như amylase và lipase.

Tất cả các thực phẩm trên đã được chứng minh là giúp đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Do vậy, bạn rất nên bổ sung ngay 12 thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, giảm các bệnh ở đường tiêu hóa và tăng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng.

Nếu bạn bị đầy hơi kéo dài, đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, bạn có thể bổ sung enzyme tiêu hóa để không gặp các triệu chứng khó chịu. 

Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên xem xét bổ sung enzyme tiêu hóa, vì từ sau độ tuổi 40, khả năng sản xuất enzyme tiêu hóa của cơ thể sẽ giảm. Việc lựa chọn enzyme tiêu hóa của chúng ta sẽ phụ thuộc vào từng vấn đề tiêu hóa cụ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện tiêu hóa như giấm táo, tảo xoắn,… Giấm táo tự nhiên được sử dụng nhiều trong chế độ ăn giàu protein để hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng axit dạ dày. Chúng phá vỡ các peptide phức tạp và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả, giúp loại bỏ các triệu chứng đầy hơi và buồn nôn. Chúng cũng làm tăng sự trao đổi chất liên quan đến chất béo và protein, hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng. Viên uống giấm táo Westcoast được sản xuất từ ​​nước ép táo đã được chuyển đổi thành giấm bằng phương pháp lên men hiện đại. Những phương pháp này đảm bảo để sản xuất một sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm cung cấp tất cả những lợi ích của giấm táo lên men tự nhiên mà không có mùi khó uống.

Video liên quan

Chủ Đề