Thể chế hóa Nghị quyết là gì

Thể chế hoá đường lối của Đảng

01/12/2004

TS. TRẦN THÁI DƯƠNG

Đại học Luật Hà Nội

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn
Ởnước ta, đường lối của Đảng là cơ sở định hướng chính trị cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như hệ thống pháp luật. Thể chế hóa biểu hiện mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật. Vì vậy, nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các lĩnh vực đời sống xã hội đòi hỏi phải phù hợp với thể chế hoá đường lối của Đảng.
Chính trị là lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người khi xã hội đã có sự xuất hiện của nhà nước. Chính trị biểu hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc và các quốc gia, được thể hiện tập trung nhất trong các hoạt động nhà nước. Về hình thức, chính trị thể hiện ở quan điểm, đường lối, cương lĩnh v.v... của các tổ chức, đảng phái, trong đó quan trọng nhất là đảng cầm quyền. Sự vận động các lực lượng xã hội thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của các tổ chức chính trị là nội dung cơ bản của hoạt động chính trị. Như vậy, khái niệm chính trị có thể được tiếp cận dưới ba góc độ chủ yếu là ý thức chính trị, hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực chính trị và các tổ chức chính trị. Quan hệ giữa chính trị và pháp luật: Pháp luật vừa là biện pháp, phương tiện để thực hiện mục tiêu chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức của chính trị, ghi nhận những nội dung của các mối tương quan về chính trị. Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật chủ yếu biểu hiện trong mối liên hệ giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước. Đường lối chính trị của đảng cầm quyền có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xác định nội dung của pháp luật. Pháp luật thể chế hoá đường lối chính trị của đảng cầm quyền, tức là làm cho ý chí của đảng đó thành ý chí chung - ý chí nhà nước. Tuy vậy, pháp luật cũng chịu ảnh hưởng ở mức độ nhất định đường lối, chính sách của các lực lượng chính trị khác trong xã hội. Quan hệ giữa đường lối của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước là biểu hiện tập trung nhất mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật. ở nước ta, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam [Đảng] có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Theo quy định của Hiến pháp, Đảng là lực lượng lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Giữa pháp luật và đường lối của Đảng có mối liên hệ khăng khít, thể hiện ở những điểm sau:
1. Đường lối của Đảng là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ:Quan điểm của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó các thành phần kinh tế cạnh tranh tự do và bình đẳng đã xác định cơ sở chính trị cho việc xây dựng Hiến pháp năm 1992 cũng như các đạo luật quan trọng trên lĩnh vực kinh tế như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp... khi đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Những vấn đề chính trị khi đã thành đường lối của Đảng có giá trị rất to lớn trong đời sống xã hội, tác động mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật nước ta. Vì thế, pháp luật không chỉ là vấn đề chuyên môn mà phải thấm nhuần các quan điểm, đường lối chính trị của Đảng với phương châm: Chính trị làlinh hồn của pháp luật như V.I. Lênin đã nói. 2. Đường lối của Đảng không thay thế vai trò của pháp luật, nhất là trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân hiện nay. Đường lối của Đảng là quan điểm chính trị của một tổ chức đảng trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đường lối của Đảng được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật, đường lối của Đảng đượcluật hoá , được hoá thânvào các quy định pháp luật, các quan hệ pháp luật như chủ thể, khách thể, nội dung quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí... nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước có tính độc lập tương đối bởi sự phân định rõ vị trí, chức năng của Đảng và Nhà nước trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn. Thể chế hoá không phải là việc sao chép máy móc những nội dung trong đường lối của Đảng thành pháp luật. ở khía cạnh khác, đường lối của Đảng mang ý nghĩa và nội dung riêng còn pháp luật có những yêu cầu riêng. Pháp luật không thể phản ánh thụ động các nội dung trong đường lối của Đảng. Hoạt động lập pháp, thi hành và bảo vệ pháp luật là những hoạt động mang tính sáng tạo của Nhà nước. Đảng không thể làm thay Nhà nước trong các hoạt động đó. 3. Sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tất yếu gắn chặt với quá trình thể chế hoá đường lối của Đảng vào thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước. Nói cách khác, hệ thống pháp luật ở nước ta thể hiện kết quả quá trình thể chế hoá đường lối của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó, có thể nhận thức khái niệm về thể chế hoá như sau: Thể chế hoá là hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước trên cơ sở quán triệt định hướng tư tưởng, nội dung cơ bản trong đường lối của Đảng về điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của đất nước. [Xem hộp 1] ở nước ta, Đảng nắm quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Chính điều này quy định việc thể chế hoá thành nguyên tắc cơ bản của nền chính trị nước ta. 4. Một số đặc điểm chung của thể chế hoá đường lối của Đảng: - Đường lối của Đảng được hoạch định trước: Đây là đặc điểm thể hiện tính tiền phong, trách nhiệm to lớn của Đảng đối với đất nước và nhân dân. Lãnh đạo bằng đường lối là phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng, đồng thời quy định đặc điểm của thể chế hoá ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước và hệ thống pháp luật phải phản ánh một cách đầy đủ đường lối của Đảng. - Thể chế hoá thuộc phạm vi hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật. Kết quả của hoạt động thể chế hoá không phải sự là cụ thể hoá, chi tiết hoá đường lối của Đảng mà là kết quả của hoạt động lập pháp. - Thể chế hoá là hoạt động của Nhà nước, hoạt động đó cũng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự kiểm tra, uốn nắn của Đảng đối với hoạt động lập pháp nói chung và thể chế hoá nói riêng không nên theo cơ chế tiền kiểm mà chủ yếu là hậu kiểm [chỉ trừ các vấn đề thuộc về bản chất chế độ chính trị của đất nước]. - Thể chế hoá là hoạt động thể hiện quá trình nhận thức chính trị và nhận thức pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. 5. Kết quả và hạn chế a, Kết quả - Pháp luật đã phản ánh trung thực và kịp thời những quan điểm và chủ trương lớn của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN; - Thể chế hoá đã được quy định thành nguyên tắc pháp luật, Hiến pháp và các đạo luật của Nhà nước ta cũng đã quy định quy trình thể chế hoá đường lối của Đảng thành pháp luật. Quy trình này gồm các bước như nêu sáng kiến lập pháp, quyết định chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn; tổ chức thực hiện ch-ơng trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm soạn thảo, thẩm tra, báo cáo xin ý kiến, thảo luận thông qua dự án, công bố, tổ chức thực hiện; - Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa Nhà nước với các cơ quan của Đảng được củng cố và đã đi vào nền nếp, có hiệu quả;
- Các quy định về việc cho ý kiến của các cơ quan của Đảng đối với các dự án luật, pháp lệnh đang được hoàn thiện; - Kết quả thể chế hoá là đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho quản lí nhà nước và sự vận hành tự do, an toàn của các quan hệ kinh tế - xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định h-ớng XHCN và hội nhập quốc tế. b, Hạn chế - Năng lực thể chế hoá đường lối của Đảng thành pháp luật chưa tương xứng với nhiệm vụ, yêu cầu và tính chất của hoạt động này; - V iệc thể chế hoá nhiều khi còn chậm, không đồng bộ; chương trình lập pháp còn chưa có tính khả thi cao; - Nội dung một số đạo luật còn mang nặng tính chủ trương, chính sách chung, thiếu tính xác định cụ thể về mặt cơ chế pháp lí. Nhiều đạo luật chỉ mang tính định khung, nếu muốn triển khai áp dụng vào thực tiễn phải đợi văn bản dưới luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành; - Công tác pháp điển hoá còn chịu ảnh h-ởng của sự vận dụng một cách cứng nhắc các phạm trù, khái niệm trong khoa học pháp lí. Chẳng hạn, quan điểm phân chia các ngành luật trong khoa học pháp lí lại mang đến cho các nhà lập pháp những ảnh hưởng không nhỏ khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà thiếu chú ý đến tính liên quan, tính đồng bộ của các văn bản đó trong cùng một hệ thống pháp luật. Thiếu nhất quán trong chủ trương và quan điểm về nội dung, phương thức và mức độ điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội; - Có tình trạng cục bộ trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh; nội dung và quan điểm lập pháp có khi xuất phát từ lợi ích của một hoặc một số đối tượng nào đó, đồng thời chỉ nhằm mục tiêu đem lại sự tiện lợi cho cơ quan và cán bộ có thẩm quyền mà chưa xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, lợi ích của người dân; - Chưa huy động có hiệu quả sự tham gia của các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong việc xây dựng dự án luật, pháp lệnh; cơ chế pháp lí cho sự tham gia xây dựng, phản biện các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác của các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp chưa được hoàn thiện; - Quy trình thể chế hoá đường lối của Đảng thành pháp luật của Nhà nước chưa được luật hoá đầy đủ, cụ thể. c, Nguyên nhân - Sự nghiệp đổi mới đất nước chưa hề có mô hình thực tế để tham khảo, học tập; tình hình thế giới nói chung cũng như quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trong khi đó, đường lối của Đảng cần phải đảm bảo tính phù hợp, kịp thời ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của sự thể chế hoá là hệ thống pháp luật; - Năng lực thể chế hoá còn yếu, các điều kiện cần thiết về nhân lực, vật chất chưa tương xứng với yêu cầu lập pháp trong điều kiện mới là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hệ thống pháp luật của nước ta. 6. Các biện pháp xây dựng hệ thống pháp luật, thể hiện được tinh thần, nội dung các quan điểm, đường lối của Đảng, phù hợp với đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội là: - Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và đối với công tác thể chế hoá nói riêng; - Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp và cơ chế xây dựng pháp luật ở nước ta để nâng cao hiệu quả chất lượng công tác thể chế hoá; - Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước để tổ chức tốt việc thi hành pháp luật đã được thể chế hoá; - Phát huy dân chủ, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động thể chế hoá; - Đảm bảo quyền sáng kiến lập pháp của các đại biểu Quốc hội, của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tạo ra nhiều nguồn sáng kiến lập pháp có thể lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thể chế hoá; - Đẩy mạnh việc xây dựng các đạo luật, hạn chế việc ban hành pháp lệnh hay nghị định độc lập, đồng thời, cũng hạn chế việc ban hành văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành các đạo luật; - Phát huy vai trò của các chuyên gia, các nhà khoa học trong việc xây dựng các dự thảo luật; - Mở rộng việc lấy ý kiến nhân dân đối với các dự án luật; - Đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc thể chế hoá đường lối, của Đảng. Nhà nước cần phải tổ chức những chuyên gia giỏi về chính trị kinh tế, xã hội và pháp luật để chuyên phân tích các quan điểm đường lối của Đảng, xác định những nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, xác định những nội dung, quan điểm chính trị cần thể chế hoá thành pháp luật. Sự nhạy cảm về chính trị của cán bộ Đảng đem lại cho họ năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề chính trị nói chung, nhưng đối với các quy định của pháp luật ẩn chứa các vấn đề chính trị thì cán bộ kiểm tra Đảng lại cần có kĩ nănggiải mãcác quan điểm chính trị trong đó để xem xét và đánh giá theo chu trình ngược với chu trình thể chế hoá. Đảng cần có các chuyên gia giỏi về chính trị và pháp luật để phân tích, đánh giá các kết quả của hoạt động thể chế hoá của Nhà nước. Với vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, Đảng đào tạo và giới thiệu cán bộ của Đảng cho các cơ quan nhà nước, thông qua đó đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ các hoạt động nói chung của Nhà nước./.

[Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12 tháng 12/2004]

Video liên quan

Chủ Đề