Thang điểm đánh giá bộ tieu chí

A. THÔNG TIN CHUNG

CƠ SỞ Y TẾ: 60396

Kiểu đánh giá: 3. Do đoàn của Sở Y tế thực hiện [với BV TW là BYT]Tháng: Tháng 3Lần thứ: 1

B. KẾT QUẢ KIỂM TRA

Mục điểmĐiểmĐiểm có hệ số 1. Thông tin, số liệu hoạt động bệnh viện2020 2. Đánh giá bộ tiêu chí chất lượng *4.33129.900 3. Khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế

3.1. Tỷ lệ % hài lòng người bệnh Nội trú

97.059.705

3.2. Tỷ lệ % hài lòng người bệnh Ngoại trú

88.658.865

3.3.Tỷ lệ % hài lòng Nhân viên

90.099.009 4. Kiểm tra công tác an toàn phòng chống dịch COVID-19

4.1. Có rà soát đánh giá và nhập số liệu trên phần mềm trực tuyến ít nhất 6 lần trong năm

1010

4.2. Kết quả đánh giá theo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn

1459.119

* Số điểm không áp dụng

4 5. Kiểm tra công tác cấp cứu, hồi sức tích cực người bệnh COVID- 19 và người bệnh khác

5.1. Có ít nhất 2 bác sỹ được đào tạo về hồi sức tích cực từ 3 tháng trở lên.

1010

5.2. Có khoa hồi sức tích cực hoặc thành lập mới đơn vị [khoa, trung tâm] hồi sức tích cực theo Đề án 3616. Đơn vị có ít nhất 3 bác sỹ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức tích cực trở lên.

1010 6. Áp dụng CNTT trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng KCB3030 7. Kiểm tra việc phản hồi một số văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước2020 KẾT QUẢ ĐIỂM CHUNG266.598

GHI CHÚ:

20 B1 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện 44 21 B1 Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện 45 22 B1 Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp và xác định vị trí việc làm của nhân lực bệnh viện

47

CHƯƠNG B2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC [3]

23 B2 Nhân viên y tế được đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng nghề nghiệp

48

24 B2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức 50 25 B2 Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực 51

CHƯƠNG B3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ VÀ ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC [4] 26 B3 Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế 53 27 B3 Bảo đảm điều kiện làm việc và vệ sinh lao động cho nhân viên y tế 55 28 B3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải thiện 56 29 B3 Tạo dựng môi trường làm việc tích cực và nâng cao trình độ chuyên môn

57

CHƯƠNG B4. LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN [4]

30 B4 Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công khai 58 31 B4 Triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo dành cho bệnh viện 59 32 B4 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện 60 33 B4 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận 62

PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN [35]

CHƯƠNG C1. AN NINH, TRẬT TỰ VÀ AN TOÀN CHÁY NỔ [2]

34 C1 Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện 63 35 C1 Bảo đảm an toàn điện và phòng cháy, chữa cháy 65

CHƯƠNG C2. QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN [2]

36 C2 Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học 67 37 C2 Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học 69

CHƯƠNG C3. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ [2]

38 C3 Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế 71 39 C3 Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn 72

CHƯƠNG C4. PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN [6]

40 C4 Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn 74 41 C4 Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện

75

STT PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG

42 C4 Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ vệ sinh tay 76 43 C4 Giám sát, đánh giá việc triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện 77 44 C4 Chất thải rắn y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định

78

45 C4 Chất thải lỏng y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định 80

CHƯƠNG C5. CHẤT LƯỢNG LÂM SÀNG [5]

46 C5 Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật 82 47 C5 Nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới 84 48 C5 Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng

86

49 C5 Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị 88 50 C5 Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành và giám sát việc thực hiện

90

CHƯƠNG C6. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI

BỆNH [3]

51 C6 Hệ thống quản lý điều dưỡng được thiết lập đầy đủ và hoạt động hiệu quả 91 52 C6 Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe khi điều trị và trước khi ra viện

93

53 C6 Người bệnh được theo dõi, chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh và phân cấp chăm sóc 95

CHƯƠNG C7. DINH DƯỠNG VÀ TIẾT CHẾ [5]

54 C7 Hệ thống tổ chức thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế được thiết lập đầy đủ

97

55 C7 Bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế 98 56 C7 Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện

99

57 C7 Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý 100 58 C7 Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý trong thời gian nằm viện

101

CHƯƠNG C8. CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM [2]

59 C8 Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm theo phân tuyến kỹ thuật 103 60 C8 Thực hiện quản lý chất lượng các xét nghiệm 105

CHƯƠNG C9. QUẢN LÝ CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG THUỐC [6]

61 C9 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược 106 62 C9 Bảo đảm cơ sở vật chất và các quy trình kỹ thuật cho hoạt động dược 107 63 C9 Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng

109

64 C9 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 110

BỘ TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN VIỆT NAM

1. QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẠO CỦA BỘ TIÊU CHÍ

Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế

là then chốt của toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh.

2. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ

Các tiêu chí chất lượng được ban hành là bộ công cụ để các bệnh viện áp dụng

tự đánh giá chất lượng theo Điều 8 của Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng

7 năm 2013; phục vụ cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý tiến hành đánh giá

chất lượng bệnh viện theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất.

Các tiêu chí chất lượng bệnh viện là công cụ cho các đơn vị kiểm định chất

lượng độc lập tiến hành đánh giá và chứng nhận chất lượng theo Điều 50, 51 của Luật

Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12; Điều 10, Điều 11 của Nghị định số

87/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2011.

Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam năm 2016 được chỉnh sửa, bổ sung

và nâng cấp một số tiêu chí, tiểu mục từ Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện

ban hành thí điểm theo Quyết định sô 4858/QĐ-BYT ngày 3 tháng 12 năm 2013 của

Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. MỤC TIÊU CỦA BỘ TIÊU CHÍ

3. Mục tiêu chung của Bộ tiêu chí

Khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động

cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu

quả và đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế, đồng thời

phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước.

3. Mục tiêu cụ thể của Bộ tiêu chí

  1. Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam.
  2. Hỗ trợ cho các bệnh viện xác định được mức chất lượng tại thời điểm đánh giá để tiến hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.
  3. Định hướng cho bệnh viện xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng.
  4. Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu tư, phát triển bệnh viện.
  5. Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng bệnh viện, thi đua và khen thưởng.

3. Ý nghĩa của Bộ tiêu chí

  1. Là công cụ để cơ quan quản lý hướng dẫn bệnh viện triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng theo Thông tư Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013.
  2. Là căn cứ để bệnh viện triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cao nhất cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.
  3. Là công cụ, thước đo để bệnh viện tự xác định được đang đứng ở đâu trong hệ thống bệnh viện, thông qua việc đánh giá chất lượng, bao gồm tự đánh giá, cơ quan quản lý và tổ chức kiểm định chất lượng độc lập đánh giá.
  4. Góp phần từng bước thay đổi quan điểm của lãnh đạo bệnh viện, quản lý cần hướng đến người bệnh và phát triển con người.
  5. Từng bước đưa hệ thống bệnh viện Việt Nam hội nhập quốc tế.

4. QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHÍ

Các bệnh viện sử dụng Bộ tiêu chí như một công cụ đo lường, “tấm gương” để

so sánh liên tục thực trạng chất lượng đang ở vị trí nào và những việc đã làm được;

không chạy theo thành tích, tự xếp ở mức chất lượng cao hoặc cao hơn thực tế hiện

có mà ít quan tâm đến những việc chưa làm được để cải tiến chất lượng.

Nếu áp dụng sai quan điểm, mục đích của Bộ tiêu chí sẽ không xác định được

thực trạng chất lượng, không biết điểm mạnh, yếu ở đâu; dẫn đến hệ quả không xác

định được hoặc xác định sai vấn đề cần ưu tiên để cải tiến chất lượng. Về mặt lâu dài,

chất lượng bệnh viện sẽ ngày càng giảm đi, người bệnh đến ngày càng ít hơn, nguy

cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của bệnh viện.

5. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong Bộ tiêu chí này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

5. Chất lượng bệnh viện

Là toàn bộ các khía cạnh liên quan đến người bệnh, người nhà người bệnh,

nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu tố

hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh.

Một số khía cạnh chất lượng bệnh viện là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn,

người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời, tiện

nghi, công bằng, hiệu quả...

5. Tiêu chí

Là các yếu tố dùng để đo lường hoặc kiểm tra, giám sát mức độ yêu cầu cần

đạt được ở một khía cạnh cụ thể của chất lượng.

Bộ tiêu chí bao gồm 83 tiêu chí chính thức, được chia làm 5 phần A, B, C, D,

E:

  • Phần A: Hướng đến người bệnh [ 19 tiêu chí]
  • Phần B: Phát triển nguồn nhân lực [ 14 tiêu chí]
  • Phần C: Hoạt động chuyên môn [ 35 tiêu chí]
  • Phần D: Cải tiến chất lượng [ 11 tiêu chí]
  • Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa [4 tiêu chí] Mỗi phần A, B, C, D, E được chia thành các chương. Trong mỗi chương có

một số tiêu chí [mỗi chương có thể được xem xét như là một tiêu chuẩn chất lượng].

Bố cục của Bộ tiêu chí được trình bày theo thứ tự như sau:

  • Phần: A, B, C, D, E
  • Chương: A1, A2, B2, C3...
  • Tiêu chí: A1, A1, B2, C5...
  • Mức: 1, 2, 3, 4, 5.
  • Tiểu mục: 1, 2, 3, 4, 5, 6...

Bộ tiêu chí tiếp tục được bổ sung các tiêu chí khác để bao phủ toàn bộ các hoạt

động của bệnh viện.

7. SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ ÁP DỤNG

  1. Các bệnh viện áp dụng toàn bộ 79 tiêu chí phần A, B, C, D để đánh giá và tính điểm công bố chất lượng.
  2. Nếu bệnh viện hoàn toàn không có trang thiết bị có nguồn từ xã hội hóa hoặc liên doanh, liên kết thì không áp dụng tiêu chí A4.
  3. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có thực hiện khám, chữa bệnh sản, nhi áp dụng các tiêu chí chương E1 và E2 và tính điểm công bố chất lượng.
  4. Nếu bệnh viện có chuyên khoa sản nhưng không đỡ đẻ, không có giường điều trị nội trú thì áp dụng tiêu chí chương E1 để cải tiến chất lượng và không tính vào điểm chung.
  5. Đối với các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, nếu có tiêu chí và tiểu mục nào không phù hợp với đối tượng người bệnh tâm thần thì không áp dụng tiêu chí đó, ví dụ tiêu chí A4 về khảo sát sự hài lòng người bệnh. Các tiểu mục không áp dụng được tính là đạt và bệnh viện tâm thần cần giải trình lý do không áp dụng cho đối tượng người bệnh tâm thần.

8. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

8. Toàn bộ các bệnh viện Nhà nước và tư nhân.

8. Toàn bộ các trung tâm y tế huyện có chức năng khám và điều trị người bệnh

nội trú: đánh giá chất lượng hoạt động của khối điều trị. Trung tâm y tế huyện không có giường bệnh nội trú không áp dụng Bộ tiêu chí này.

8. Đối với bệnh viện có từ 2 cơ sở trở lên:

  1. Đánh giá chất lượng cho toàn bộ các cơ sở.
  1. Mỗi cơ sở tiến hành đánh giá chất lượng theo từng tiêu chí và báo cáo kết quả của từng cơ sở riêng biệt. c. Các cơ sở của bệnh viện đánh giá tiêu chí theo 3 nhóm sau 1 :
  • Các tiêu chí nhóm 1: chỉ cơ sở 1 có; đoàn đánh giá tại cơ sở chính và sử dụng kết quả đánh giá của cơ sở chính cho các cơ sở phụ.
  • Các tiêu chí nhóm 2: đánh giá chung toàn bộ các cơ sở 1, 2, 3... của bệnh viện và áp dụng kết quả chung giống nhau cho cơ sở chính và các cơ sở phụ.
  • Các tiêu chí nhóm 3: Mỗi cơ sở có đặc thù riêng; đánh giá riêng biệt từng cơ sở và mỗi cơ sở có kết quả riêng khác nhau.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ

9. Căn cứ đánh giá

  1. Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quyết định của cơ quản lý có thẩm quyền quy định. b. Dựa trên các hoạt động của bệnh viện cần đánh giá và cải tiến chất lượng.

9. Năm mức đánh giá một tiêu chí

Mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được xây dựng dựa trên năm bậc

thang chất lượng [năm mức độ đánh giá]. Một tiêu chí xem xét các khía cạnh toàn

diện của một vấn đề, bao gồm các nội dung về yếu tố cấu trúc, yếu tố quy trình thực

hiện và kết quả đầu ra. Năm mức độ chất lượng như sau:

- Mức 1: Chất lượng kém [chưa thực hiện, chưa tiến hành cải tiến chất lượng hoặc vi phạm văn bản quy pháp luật, quy chế, quy định, quyết định]. - Mức 2: Chất lượng trung bình [đã thiết lập một số yếu tố đầu vào]. - Mức 3: Chất lượng khá [đã hoàn thiện đầy đủ các yếu tố đầu vào, có kết quả đầu ra].

1 Ví dụ: nếu bệnh viện có 3 cơ sở thì cơ sở 2, 3 sử dụng kết quả đánh giá tiêu chí “Đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ lãnh đạo kế cận” của cơ sở 1 do 3 cơ sở chung 1 ban giám đốc. Đối với các tiêu chí như thiết lập hệ thống tổ chức điều dưỡng, dinh dưỡng, quản lý chất lượng, kiểm soát nhiễm khuẩn... Đoàn đánh giá chung toàn bệnh viện và cả 3 cơ sở áp dụng chung kết quả. Các tiêu chí còn lại, mỗi cơ sở của bệnh viện đều có và mang tính đặc thù riêng thì đánh giá và báo cáo kết quả riêng rẽ từng cơ sở để xác định đúng thực trạng 3 cơ sở với nhau, ví dụ tiêu chí liên quan đến chỉ dẫn, đón tiếp, nhà vệ sinh bệnh viện, môi trường bệnh viện, chăm sóc người bệnh, cung cấp suất ăn bệnh lý...

  1. Mỗi tiêu chí được tính mốc trong 1 năm nếu không có các yêu cầu cụ thể về mặt thời gian [từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau]; hoặc tính từ ngày 1/10 của năm trước đến thời điểm đánh giá. Ví dụ tiêu chí mỗi người một giường, nếu có bất kỳ 1 giường bệnh có hiện tượng nằm ghép 3 người trong khoảng thời gian từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau thì xếp tiêu chí này ở mức 1.
  2. Các tiểu mục cần phỏng vấn ý kiến của nhân viên y tế/người bệnh được đánh giá là đạt nếu phỏng vấn ít nhất 7 người và có từ 5người trở lên trả lời đồng ý 1.
  3. Các tiểu mục cần đánh giá bệnh án, hồ sơ... được đánh giá là đạt nếu kiểm tra ngẫu nhiên ít nhất 7 mẫu và có 5 mẫu trở lên đạt yêu cầu.

9. Phương thức đánh giá các tiểu mục của tiêu chí

  1. Quan sát thực trạng, theo dõi hoạt động.
  2. Tra cứu sổ sách, máy tính, văn bản, nhật ký, tài liệu, số liệu...
  3. Kiểm tra, phỏng vấn nhanh nhân viên y tế/người bệnh/người nhà người bệnh.

9. Phương châm áp dụng đánh giá Bộ tiêu chí

  1. Không bỏ qua những việc chưa làm được. b. Không che giấu những sai phạm [nếu có]. c. Đánh giá nhưng không “đánh đồng” [bệnh viện chưa đạt chất lượng tốt không được đánh giá tương đương bệnh viện có “chất lượng vàng”].

10. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

10. Tính điểm tiêu chí

Tiêu chí được đánh giá đạt mức nào được tính điểm tương ứng với mức đó

[mỗi tiêu chí có giá trị từ 1 đến 5 điểm].

10. Áp dụng hệ số cho một số tiêu chí

Điểm đánh giá tiêu chí của chương C3 [Công nghệ thông tin y tế] và chương

C5 [Chất lượng lâm sàng] được nhân với hệ số 2 khi tính điểm đánh giá trung bình.

Bộ Y tế có thể áp dụng việc tính hệ số với các chương khác và phân công cho Cục

Quản lý Khám, chữa bệnh có hướng dẫn cụ thể cho từng năm nếu cần thiết.

10. Kết quả đánh giá chất lượng chung

Điểm chất lượng chung của bệnh viện được tính là điểm trung bình chung của

tất cả các tiêu chí áp dụng đánh giá:

Cộng tổng số điểm của tất cả các tiêu chí [riêng C3 và C5 nhân điểm với 2]

chia cho tổng số tiêu chí có áp dụng đánh giá cộng thêm 7 tiêu chí chương C3 và C5.

3. Cỡ mẫu này dựa trên bảng thống kê tính cỡ mẫu, có lực mẫu P = 80% [anpha = 0,05] và ngưỡng chấp nhận = 70% [threshold = 70%].

Điểm chất lượng chung được sử dụng để công bố mức chất lượng của bệnh

viện đạt được và so sánh với các bệnh viện khác trên phạm vi địa phương và toàn

quốc.

11. Ý NGHĨA CÁC NỘI DUNG CỦA TIÊU CHÍ VÀ 5 MỨC ĐÁNH GIÁ

Mã số tiêu chí

Mã số tiêu chí: được đánh số theo mã của chương và thứ tự tiêu chí Tên tiêu chí: thể hiện nội dung hoạt động hoặc đích cần hướng tới Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

  • Cung cấp thông tin tiêu chí bắt nguồn từ những văn bản nào.
  • Cung cấp thông tin tại sao cần thực hiện tiêu chí này.
  • Ý nghĩa, tác động với người bệnh, nhân viên y tế và bệnh viện.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

  1. Đánh giá những hiện tượng vi phạm, sai phạm.
  2. Chưa có hoạt động cụ thể.

Mức 2

  1. Là những vấn đề tối thiểu, không thể không có với người bệnh.
  2. Lànhững việc mang tính cấp bách, cần làm hoặc khắc phục ngay.
  3. Là những vấn đề thiết thực, “sát sườn” với người bệnh và nhân viên y tế.

Mức 3

  1. Đánh giá việc thực hiện đúng các các văn bản quy phạm pháp luật.
  2. Đánh giá việc thực hiện đúng các hướng dẫn của ngành.
  3. Là những tiêu chuẩn cơ bản cần đạt được của chất lượng Việt Nam.
  4. Là những việc cần thực hiện được trong vòng 1, 2 năm đối với tất cả các bệnh viện: không phân biệt Nhà nước – tư nhân, đa khoa – chuyên khoa, tuyến trên – tuyến dưới, hạng cao – hạng thấp.

Mức 4

  1. Là những việc có thể thực hiện được trong vòng 1, 2 hoặc 3 năm.
  2. Thời gian hoàn thành mức 4 [và 5] phụ thuộc vào quy mô, điều kiện, khả năng, mức độ quan tâm, ý chí lãnh đạo và quyết tâm của tập thể bệnh viện.
  3. Là đích hướng tới trong giai đoạn ngắn hạn [1 đến 3 năm] để bệnh viện phấn đấu, nhằm mục đích cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt hơn cho người bệnh.
  4. Có thể chưa có trong các văn bản nhưng cần thiết phải làm để nâng cao chất lượng bệnh viện. Lưu ý: Mức 4 tương tự như “câu hỏi thi dành cho học sinh khá và giỏi”.

Mức 5

  • Là những việc khó thực hiện nhưng không phải không thể thực hiện được.
  • Là những mục tiêu lâu dài cần phấn đấu tích cực, bền bỉ và liên tục trong 2, 3, 5 năm hoặc lâu hơn nữa.
  • Bộ Y tế không yêu cầu bắt buộc các bệnh viện phải đạt được mức 5.
  • Hướng tới các tiêu chuẩn cấp quốc tế.

PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH

CHƯƠNG A1. CHỈ DẪN, ĐÓN TIẾP, HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH

A1 Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn khoa học, cụ thể

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

  • Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế bệnh viện.
  • Bệnh viện chỉ dẫn, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho người bệnh sẽ làm giảm thời gian đi khám chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải và nâng cao mức độ hài lòng người bệnh.
  • Thực trạng có một số bệnh viện hướng dẫn không rõ ràng, đầy đủ, gây khó khăn cho người bệnh trong việc tìm đến bệnh viện và các khoa/phòng.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

  1. Thiếu biển hiệu bệnh viện hoặc biển hiệu bị mất chữ, mất nét, méo, xệ.
  2. Chưa có bàn/quầy và nhân viên đón tiếp, hướng dẫn người bệnh.
  3. Giá tiền trông xe ghi không rõ ràng hoặc có dấu hiệu tẩy xóa, thay đổi liên tục.
  4. Giá tiền trông xe thu cao hơn giá theo các quy định hiện hành.

Mức 2

  1. Biển hiệu bệnh viện tại cổng chính và cổng đón người bệnh đầy đủ, rõ ràng, không bị mất chữ hoặc mất nét, méo, xệ.
  2. Trong phạm vi từ 50 - 500m có biển báo bệnh viện tại trục đường chính hướng đến cổng chính [cổng số 1] của bệnh viện.
  3. Trước các lối rẽ từ đường chính vào đường nhỏ có biển báo bệnh viện [trong trường hợp bệnh viện không nằm ở trục đường chính].
  4. Cổng bệnh viện được đánh số: nếu bệnh viện có một cổng không đánh số; nếu có từ 2 cổng trở lên thì cổng chính tiếp đón người bệnh ghi rõ “Cổng số 1”. Các cổng phụ ghi rõ từng số theo một chiều thống nhất từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. Đối với cổng nội bộ có chỉ dẫn rõ ràng “cổng nội bộ cho nhân viên bệnh viện”.
  5. Có biển báo chỉ dẫn đến bãi trông giữ xe trong khuôn viên bệnh viện hoặc ngoài khuôn viên [nếu có]; đồng thời có biển thông báo “đã đầy xe” hoặc “không nhận trông xe” rõ ràng ngay từ cổng bệnh viện, phù hợp với sức chứa của bãi trông giữ xe theo từng thời điểm.
  6. Có bàn hoặc quầy đón tiếp, hướng dẫn người bệnh.
  7. Bàn tiếp đón ở vị trí thuận tiện cho người bệnh tiếp cận, có biển hiệu rõ ràng.
  8. Bàn tiếp đón có nhân viên y tế [mặc đồng phục và mang biển tên hoặc đeo băng vải để người bệnh dễ nhận biết] trực thường xuyên [trong giờ hành chính] tiếp đón, hướng dẫn và giải đáp cho người bệnh.

Mức 3

  1. Trong phạm vi từ 50 – 5 00m có biển báo bệnh viện tại đầy đủ các hướng đến bệnh viện hoặc tại các lối rẽ đến bệnh viện [đối với bệnh viện nằm trong thành phố có biển báo tại trục đường chính hướng đến bệnh viện].
  2. Các điểm trông giữ xe nằm trong khuôn viên bệnh viện có biển báo rõ ràng.
  3. Địa điểm trông giữ xe máy và xe đạp có ranh giới phân khu vực riêng bằng hàng rào, dây chắn...
  4. Địa điểm trông giữ ô tô có hướng dẫn trông giữ ô tô [nếu có cần hướng dẫn các chiều vào – ra hoặc lên – xuống bằng vạch sơn hoặc biển hướng dẫn].
  5. Thời gian trông giữ xe được ghi cụ thể.
  6. Giá tiền trông giữ xe được chia theo thời gian trong ngày [ngày-đêm hoặc giờ], được công bố rõ ràng, cụ thể [không gạch xóa] và không cao hơn giá theo các quy định hiện hành [của Chính phủ và chính quyền địa phương], hoặc miễn phí.
  7. Biển báo giá tiền trông giữ xe [hoặc miễn phí] được treo, đặt ở vị trí cố định ở nơi dễ nhìn thấy.
  8. Bảo đảm thu tiền trông giữ xe không cao hơn giá đã niêm yết của bệnh viện.
  9. Có sơ đồ bệnh viện cụ thể, chú thích, chỉ dẫn rõ ràng tại chỗ dễ quan sát ở khu vực cổng chính và khoa khám bệnh; có dấu hiệu hoặc chỉ dẫn vị trí người xem sơ đồ đang đứng ở vị trí nào trong sơ đồ; chữ viết đủ kích thước cho người có thị lực bình thường [2 mắt có thị lực từ 7/10 trở lên] đọc được ở khoảng cách 3 mét.
  10. Các tòa nhà được đánh dấu theo chữ viết hoa [A, B, C...], hoặc số 1, 2, 3... hoặc tên khoa [khoa Nội, khoa Ngoại...] rõ ràng, tối thiểu đầy đủ các mặt trước của tòa nhà và các mặt sau [nếu nhìn thấy được trong khuôn viên bệnh viện].
  11. Có đầy đủ bàn hoặc quầy đón tiếp, hướng dẫn người bệnh tại tất cả các cổng có tiếp nhận người bệnh.
  12. Trước lối vào mỗi khoa/phòng có biển tên khoa rõ ràng và dễ nhìn, có sơ đồ khoa, thể hiện rõ số phòng, vị trí phòng trong khoa.
  13. Số buồng bệnh được đánh số theo quy tắc thống nhất do bệnh viện tự quy định, thuận tiện cho việc tìm kiếm.
  14. Biển số buồng bệnh và biển chỉ dẫn số buồng bệnh ở vị trí dễ nhìn.

Mức 4

  1. Ô tô, xe máy, xe đạp được đỗ đúng nơi quy định của bệnh viện.
  2. Cầu thang bộ và thang máy [nếu có] được đánh số rõ ràng, theo trình tự do bệnh viện tự quy định.
  3. Trong thang máy có biển ghi thông tin các khoa, phòng của từng tầng và số thang máy để người bệnh thuận tiện, an toàn khi di chuyển [nếu bệnh viện không có thang máy được tính là đạt].
  4. Trước mỗi cửa buồng khám, chữa bệnh có bảng tên các bác sỹ, điều dưỡng phụ trách.
  5. Khoa khám bệnh có vạch màu hoặc dấu hiệu, chữ viết... được dán hoặc gắn, sơn kẻ dưới sàn nhà hướng dẫn người bệnh đến các địa điểm thực hiện các công việc khác nhau như đến phòng xét nghiệm, chụp X-Quang, siêu âm, điện tim, nộp viện phí, khu vệ sinh...[nếu các phòng xét nghiệm, chụp X-Quang, siêu âm, viện phí... nằm ở tòa nhà khác với khoa khám bệnh thì cần có chỉ dẫn bằng hình thức khác rõ ràng, cụ thể].

Mức 5

  1. Có đầy đủ sơ đồ bệnh viện tại các điểm giao cắt chính trong bệnh viện; có dấu hiệu hoặc chỉ dẫn vị trí người xem sơ đồ đang đứng ở vị trí nào trong sơ đồ.
  2. Cầu thang của tòa nhà ghi rõ phạm vi của khoa và phạm vi số phòng.
  3. Biển tên khoa/phòng được viết bằng tối thiểu hai thứ tiếng Việt, Anh trên phạm vi toàn bệnh viện [có thể thêm tiếng thứ ba tùy nhu cầu bệnh viện].
  4. Áp dụng thẻ điện tử và máy tính giá tiền trông giữ xe máy, ô tô hoặc bệnh viện trông xe miễn phí.

năng, nộp tiền, hành lang, sảnh chờ...]. 18. Toàn bộ lối đi giữa các khối nhà trong bệnh viện có mái hiên che nắng, mưa. 19. Người bệnh nặng được nhân viên y tế đưa đi làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng trên phạm vi toàn bệnh viện.

Chủ Đề