Tập đoàn công nghệ lớn nhất the giới

  • Thành lập: 1 tháng 4 năm 1976
  • Người sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne
  • Trụ sở chính: Cupertino, California, Mỹ
  • Giá trị: 156,5 tỷ đô la Mỹ [khoảng 3,286 triệu tỷ đồng]


Đứng đầu danh sách không thể không kể đến Apple với  những sản phẩm công nghệ được thiết kế tinh tế cùng tính năng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh việc cung cấp các thiết bị phần cứng như: iPhone, iPad, iPod, Mac, Apple còn có hệ thống phần mềm đồ sộ, đặc biệt phải kể đến hệ điều hành iOS, OS X, iTunes, iLife, iWork. Với hơn 511 cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới cùng đội ngũ nhân viên hơn 132000 người, Apple đang giữ vững phong độ đứng đầu trong số các nhà cung ứng công nghệ trên thế giới.

2. Samsung

  • Thành lập: 1 tháng 3 năm 1938
  • Người sáng lập: Lee Byung-chul
  • Trụ sở chính: Seocho-gu, Seoul, Hàn Quốc & San Jose, Silicon Valley, California, Mỹ
  • Giá trị: 149 tỷ đô là Mỹ [khoảng 3,129 triệu tỷ đồng]


Samsung là tập đoàn đa quốc gia, đa ngành nghề với phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Các sản phẩm chủ lực của tập đoàn phải kể đến như: điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, chip điện tử, thiết bị viễn thông, may mặc, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, ô tô, hóa chất, điện tử tiêu dùng, linh kiện điện tử, thiết bị y tế, công cụ chính xác, chất bán dẫn, thiết bị lưu trữ, DRAM, tàu biển, máy bay, vệ tinh nhân tạo, thiết bị quân sự.

Với hơn 320,000 nhân viên và có mạng lưới dây chuyền sản xuất phủ khắp 61 quốc gia trên thế giới, Samsung hiện là nhà sản xuất điện thoại và tivi lớn nhất thế giới.

3. Hewlett Packard

  • Thành lập: 1 tháng 1 năm 1939
  • Người sáng lập: William R. Hewlett, David Packard
  • Trụ sở chính: 1501 Page Mill Road, Palo Alto, California, Hoa Kỳ
  • Giá trị: 120,35 tỷ đô là Mỹ [khoảng 2,527 triệu tỷ đồng]

Hewlett Packard [HP Inc, thường gọi là HP] là công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ. HP chuyên sản xuất máy tính cá nhân, máy in và các vật liệu liên quan đến in ấn như in 3D.

HP là công ty sản xuất máy tính lớn nhất thế giới trong những năm trước 2012 trước khi nhường vị thế số một đã nhường cho Lenovo – một công ty sản xuất máy tính đa quốc gia của Trung Quốc.

4. Foxconn

  • Thành lập: 20 tháng 2 năm 1974
  • Chủ tịch: Quách Đài Minh
  • Trụ sở chính: Thổ Thành, Tân Bắc, Đài Loan
  • Giá trị: 117,51 tỷ đô la Mỹ [ khoảng 2,467 triệu tỷ đồng]


Foxconn [Foxconn Technology Group] là thương hiệu công ty của Đài Loan với tên đầy đủ Hon Hai Precision Industry Co. Ltd, là một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới.

Công ty này có mối quan hệ hợp tác sản xuất với các thiết bị nổi tiếng toàn cầu như iPhone, iPad, iPod, Xbox360, Wii U, Kindle, PlayStation 3. Các công ty con của hãng này có nhà máy đặt tại Cộng hòa Séc, Hungary, Mexico, Brasil, Ấn Độ và Việt Nam.

5. IBM

  • Thành lập: 1889, hợp nhất 1911
  • Chủ tịch & CEO: Samuel J. Palmisano
  • Trụ sở chính: Armonk, New York, Hoa kỳ
  • Giá trị: 106,91 tỷ đô la Mỹ [khoảng 2,245 triệu tỷ đồng]

IBM [tên viết tắt của International Business Machines], là tập đoàn công nghệ máy tính đã quốc gia có trụ sở tại Mỹ. IBM là nhà thầu chuyên sản xuất và kinh doanh phần cứng, phần mềm máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công nghệ nano.

IBM là một trong những tập đoàn có nhiều bản quyền sáng chế lớn nhất thế giới với các sáng chế quan trọng mang nhiều đóng góp lớn lao cho nhân loại như máy ATM, đĩa mềm, ổ đĩa cứng, hệ thống mã sản phẩm toàn cầu.

6. Panasonic

  • Thành lập: 1918
  • Người sáng lập: Konosuke Matsushita
  • Trụ sở chính: Kadoma, Osaka, Nhật Bản
  • Giá trị: 99,65 tỷ đô la Mỹ [ khoảng 2,092 triệu tỷ đồng]


Panasonic [tiền thân có tên là Matsushita Electric Industrial Co., Ltd.] là một công ty chế tạo điện tử của Nhật. Ngày đầu thành lập, công ty chỉ phân phối sản phẩm phích cắm điện và đui đèn hai bóng. Còn bây giờ, Panasonic đang đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất tivi.

Ngày 10/01/2008, công ty chính thức đổi tên thành Panasonic Corporation, thống nhất các nhãn hiệu Matsushita, National và Panasonic dưới một tên doanh nghiệp.

7. Toshiba

  • Thành lập: 1939
  • Chủ tịch hội đồng quản trị & CEO: Norio Sasaki
  • Trụ sở chính: Shibaura, Minato, Tokyo, Nhật Bản
  • Giá trị: 74,39 tỷ đô la Mỹ [khoảng 1,562 triệu tỷ đồng]


Tập đoàn Toshiba là một tập đoàn đa quốc gia công nghê cao của Nhật Bản. Toshiba chuyên sản xuất và phân phối các thiết bị điện tử phục vụ cho hoạt động thông tin và liên lạc.

Ngoài ra, Toshiba còn cung cấp các giải pháp kết nối Internet, hệ thống năng lượng, chất bán dẫn, linh kiện điện tử và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp.

8. Microsoft

  • Thành lập: 4 tháng 4 năm 1975
  • Người sáng lập: Bill Gates & Paul Allen
  • Trụ sở chính: Microsoft Redmond Campus, Redmond, Washington, Hoa Kỳ
  • Giá trị: 73,72 tỷ đô la Mỹ [khoảng 1,548 triệu tỷ đồng]

Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Nó cũng được gọi là một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước cho đến nay, Microsoft luôn thống lĩnh ngai vàng hệ điều hành máy tính cá nhân.

Microsoft cung cấp các sản phẩm huyền thoại phải kể đến như: Windows, Office, Microsoft Servers, Microsoft Visual Studio. Tập đoàn này cũng được biết đến với dòng máy chơi game Xbox, Xbox 360.

9. Sony

  • Thành lập: 7 tháng 5 năm 1946
  • Người sáng lập: Masaru Ibuka, Akio Morita
  • Trụ sở chính: Minato, Tokyo, Nhật Bản
  • Giá trị: 67,4 tỷ đô la Mỹ [khoảng 1,415 triệu tỷ đồng]


Công ty công ngiệp Sony là tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản. Sony là một trong những công ty hàng đầu thế giới về điện tử, sản xuất tivi, máy ảnh, máy tính xách tay và đồ dân dụng khác.

Hiện tại, Sony là công ty sản xuất tivi lớn thứ ba thế giới. Khách hàng nhớ đến Sony với một số dòng điện thoại tên tuổi như Ericsson, Xperia hoặc dòng máy chơi game PlayStation. Ngoài ra, Sony còn phát hành các nội dung âm nhạc và phim ảnh.

10. Dell

  • Thành lập: 4 tháng 11 năm 1984
  • Người sáng lập: Michael Dell
  • Trụ sở chính: Round Rock, Texas, Hoa Kỳ
  • Giá trị: 62,07 tỷ đô la Mỹ [khoảng 1.303 triệu tỷ đồng]

Dell Inc là một công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ chuyên về phát triển và thương mại hóa công nghệ máy tính. Sứ mệnh chính của tập đoàn này là sản xuất và đưa ra thị trường những chiếc máy tính đi cùng các sản phẩm và dịch vụ liên quan.

Ngoài ra, Dell cũng cung cấp ra thị trường các thiết bị bộ nhớ, thiết bị chuyển đổi kết nối mạng và một số thiết bị ngoại vi khác. Đây là một trong những nhà cung cấp máy tính cá nhân hàng đầu thế giới.

Công nghệ hiện đang là một trong những lĩnh vực sở hữu tốc độ phát triển nhanh và có tầm liên quan rộng, góp phần định hình nền kinh tế toàn cầuđẩy mạnh thay đổi, thiết lập xu thế mới.

Phía dưới là danh sách tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới trong các lĩnh vực kỹ thuật số, phần mềm, phần cứng, truyền thông, thương mại điện tử, viễn thông,…

1. Apple Inc.

  • Giá trị vốn hóa thị trường: 1,90 ngàn tỷ USD
  • Ngành: Phần cứng, phần mềm, điện tử, công nghệ thông tin,..
  • Doanh thu hàng năm: 260,2 tỷ USD
  • Nhân viên: 137.000 người

Tính đến cuối năm 2020, Apple hiện đang là doanh nghiệp lớn nhất và có giá trị cao nhất trong lĩnh vực công nghệ xét theo giá trị vốn hóa thị trường, lên đến 1,90 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đấy, Apple cũng đang là công ty kỹ thuật số có lợi nhuận cao nhất thế giới với doanh thu hàng năm khoảng 260,2 tỷ đô la.

Táo khuyết có hàng triệu người hâm mộ trung thành trên thế giới, sẵn sàng xếp nhiều hàng dài trong hàng giờ liền để mua các sản phẩm mới.

Đã từng có thời điểm các tín đồ nhà Táo tại New York sẵn sàng xếp hàng liên tục trong 14 ngày để được trở thành một trong những người đầu tiên trải nghiệm và sở hữu iPhone 6.

2. Microsoft. 789,25 Tỷ đô la

  • Ngành: phát triển phần mềm.
  • Sản phẩm: Microsoft Office, Microsoft Windows, Xbox.

Microsoft là doanh nghiệp lớn thứ hai trên thế giới theo vốn hóa thị trường.

Tập đoàn nổi tiếng quốc tế được thành lập vào năm 1975 bởi Bill Gates, một trong những người đàn ông giàu nhất toàn cầu.

Vào thời điểm đó, Microsoft là nhà phát triển phần mềm đầu tiên đề nghị dùng phần mềm đóng gói cho máy tính gia đình, từ đó giúp trải nghiệm PC thân thiện và trực quan.

Phần mềm này – hệ điều hành đĩa Microsoft [MS-DOS] – là một bước đột phá thực sự vì nó cho phép người dùng thường thường có thể thành thục các kỹ năng máy tính PC một cách đơn giản. Hệ thống mang lại cho doanh nghiệp một thành công đáng kinh ngạc và lợi nhuận khổng lồ.

3. Intel

Giá trị thị trường: $ 233,73 tỷ

Tập đoàn Intel [INTC] dường như đã ổn định vị trí thứ hai về doanh thu cho Samsung với tư cách là nhà sản xuất chip xử lý bán dẫn. Mở rộng đám mây cũng là một lĩnh vực quan tâm của Intel.

Trong một tuyên bố, doanh nghiệp chỉ ra rằng việc sử dụng đám mây là một phương tiện tối tân hóa cho các doanh nghiệp.

Vào tháng 11 năm 2016, Intel đã thông báo rằng những cải tiến mà họ đã thực hiện đối với Khung hệ thống có thể mở rộng của Intel sẽ lan truyền điện toán hiệu năng cao đến nhiều ngành công nghiệp hơn.

4. Samsung

Giá trị thị trường: 221,6 tỷ USD

Samsung Electronics Co. Ltd. Được thành lập vào năm 1969 và điều hành ba bộ phận: điện tử tiêu dùng, công nghệ thông tin và giải pháp thiết bị và thông tin di động.

Gần như không có người bên ngoài Hàn Quốc nhận ra rằng doanh nghiệp mẹ Samsung Trên thực tế là một tập đoàn có ích lợi sâu rộng trong mọi lĩnh vực từ đóng tàu đến bảo hiểm nhân thọ.

Theo văn bản này, nó chiếm khoảng một phần năm của toàn bộ hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. Ở nhiều nơi trên thế giới, Samsung nổi tiếng với các thiết bị điện tử. Năm 2014, Samsung đã giới thiệu Galaxy S5 và các thiết bị Samsung Gear tại 125 quốc gia.

5. IBM, Mỹ

Giá trị: 106,91 tỷ USD [khoảng 2,245 triệu tỷ đồng].

Sản phẩm chính IBM cung cấp đó là phần cứng và phần mềm máy tính. Tuy nhiên, tập đoàn này cũng phân phối các dịch vụ tư vấn về hạ tầng trong các lĩnh vực từ công nghệ nano đến máy tính lớn.

IBM cũng được biết đến là tập đoàn nắm trong tay nhiều bản quyền sáng chế nhất thế giới với các sáng chế mang tầm quan trọng lớn lao như máy ATM, đĩa mềm, ổ đĩa cứng, hệ thống mã sản phẩm toàn cầu

6. Sony

  • Tổng doanh thu năm 2019: 75,9 tỷ USD.
  • Tổng lãi ròng năm 2019: 5,3 tỷ USD.
  • Tổng tài sản năm 2019: 213 tỷ USD.
  • Tổng số nhân viên: hơn 117.000 người.

Thuộc thế hệ đàn em sau này của Panasonic, Sony được coi là “bộ mặt” của ngành công nghiệp điện tử nước Nhật vào thời điểm hiện tại.

Họ có sự hiện diện rộng khắp trong ngành điện tử và thậm chí còn lấn sân sang cả hoạt động giải trí, dịch vụ tài chính, bán dẫn. Sony cũng là công ty Nhật Bản đầu tiên tấn công ra thị trường nước ngoài, niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Phía trên đây là các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới mà mình đã tổng hợp lại được. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này!

Nếu có câu hỏi hay bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngại để lại bên dưới một comment để cùng mình giải đáp thắc mắc nhé!

Video liên quan

Chủ Đề