Tại sao Trái Đất lại có bốn mùa

Một năm trên Trái Đất được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Theo dân gian ở dĩ có mùa hè nóng bức là do Trái Đất tiến gần đến Mặt Trời, mùa đông lạnh giá là do Trái Đất lùi ra xa Mặt Trời. Đây là cách giải thích theo suy luận, thiếu khoa học. Bản chất là Trái Đất của chúng ta ở trong quỹ đạo vì vậy không có chuyện đến gần hay lùi ra xa mặt. Vậy vì sao Trái Đất lại có hiện tượng mùa? Hãy cùng Giải Đáp Việt tìm hiểu nhé!

Cách mà trái đất xoay quanh mặt trời và tự xoay quanh nó.

Hiện tượng mùa trong năm xảy ra trên Trái Đất là do trục Trái Đất nghiêng 23,5° so với mặt phẳng quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Điều này có nghĩa là bán cầu nằm hướng về phía Mặt Trời sẽ có mùa hè, trong lúc mùa đông diễn ra ở bán cầu còn lại, hướng ra xa Mặt Trời hơn.

Nói theo cách khác, nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi trong quá trình chuyển động. Nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng nhiệt và ánh sáng lớn, lúc ấy là thời kì mùa nóng.

Ngược lại nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng ánh sáng và nhiệt ít hơn. Lúc ấy là thời kì mùa lạnh của nửa cầu đó.

1 năm có 4 mùa.

Trong 1 chu kỳ di chuyển quanh mặt trời, chúng ta có những cột mốc đại diện cho 4 mùa.

  • Ngày 21 tháng 6: rơi vào giữa mùa hè
  • Thu Phân [23/9] : mùa thu
  • Ngày 21 tháng 12: Mùa đông
  • Xuân phân [21/3]: Mùa Xuân

Video liên quan

Chủ Đề