Tại sao trà đá có màu trắng sữa

TPO - Trà đá có chứa nhiều oxalate, làm tăng nguy cơ sỏi thận, suy thận nếu uống nhiều. Vì vậy, trong thời gian ngắn nếu cơ thể không thể tiêu thụ hết các oxalate dư thừa, uống quá nhiều trà đá có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, suy thận thậm chí là hỏng thận.

Những người không nên uống trà đá

Người bị bệnh hô hấp như: Viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng..., bởi trà đá có tính lạnh, có thể kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Uống nhiều trà đá sẽ khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn hoặc bệnh mãi không khỏi.

Những người bị sỏi thận: Nhiều người nghĩ rằng sỏi thận thì cần uống nhiều nước, bao gồm cả trà đá. Tuy nhiên, trà đá có chứa nhiều oxalate, uống nhiều lại làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Người đang đói: Uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Những người khó ngủ, stress: Trà đá sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn, khó đi vào giấc ngủ, căng thẳng, khó giải tỏa. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Những tác hại khi uống trà đá vỉa hè

Mặc dù không phủ nhận những công dụng của trà xanh đối với sức khỏe con người, nhưng uống trà đá vỉa hè lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bản chất của nước trà xanh là tốt cho sức khỏe nhưng hiểm họa lại đến từ cách chế biến và dụng cụ đựng nước uống.

Nguy cơ mất vệ sinh từ nước đá

Tác hại khi uống trà đá đến từ khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Trà đá vỉa hè tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh rất lớn. Thực tế cho thấy, nguồn nước để làm đá tại các cơ sở làm đá đa số không phải là nước sạch. Việc sử dụng đá bẩn mỗi ngày ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa của bạn. Mặc dù cốc trà được bán cho khách sạch sẽ nhưng không ai đảm bảo rằng đá bạn uống có phải đá sạch hay không. Ngoài ra, dụng cụ đựng đá tại các quán trà đá cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh. Trong quá trình vận chuyển, đá thường dính bụi bẩn và vi khuẩn. Ngoài ra, các loại đá cây còn được đập vụn cho vào hộp xốp để bảo quản, trong khi đó, loại đá này chỉ được dùng để ướp thực phẩm. Việc tiêu thụ các loại nước đá kém vệ sinh sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, dịch tả ngộ độc. Nếu không may uống phải loại nước chứa hóa chất có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận, gây viêm đại tràng mãn tính.

Khuẩn E.coli có trong các loại đồ uống vỉa hè

Một nghiên cứu từng được thực hiện của Viện Thực phẩm chức năng đã xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường phố gồm trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía... phát hiện trà đá chứa E.coli. Đây là vi khuẩn trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Đây có thể coi là một trong nhiều tác hại khi uống trà đá gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Trong bối cảnh không khí đang ngày càng ô nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên ra đường, chủ động đeo khẩu trang đề phòng tránh khói bụi. Do vậy, những người thường xuyên ngồi trà đá vỉa hè thường có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn do sát với đường đi lại, mật độ phương tiện giao thông cao càng làm bụi mịn khuếch tán mạnh hơn.

Dụng cụ đựng nước không được vệ sinh sạch sẽ

Thông thường một quán trà đá thường có nhiều người ra vào, 1 cốc nước sẽ được nhiều người uống trong ngày. Người bán hàng có thể đã rửa sau mỗi lượt khách uống, tuy nhiên không ai biết rằng cốc nước đó có đảm bảo đã sạch sẽ hay chưa. Thử tưởng tượng bạn đang uống nước của một người từng nhiễm virus? Rõ ràng việc dùng chung cốc nước uống có thể làm lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm.

Ngoài ra, không nên uống trà khi

Pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng

Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định, lý tưởng là khoảng từ 56 - 62 độ C. Khi pha trà ở nhiệt độ cao, có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, cũng không nên uống trà quá lạnh hoặc cho quá nhiều đá vào trà. Bởi trà lạnh sẽ gây đờm, dễ viêm đau họng, đặc biệt là vào mùa đông.

Uống trà đã pha từ lâu

Trà cần được uống ngay sau khi bạn đã pha để đảm bảo hương vị trà là tuyệt nhất. Tuy nhiên, đa phần các quán trà đá vỉa hè đều pha sẵn trà từ lâu, các loại trà không rõ nguông gốc. Trà để lâu, để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống trà sau khi ăn

Người Việt Nam thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn. Vì cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch, giúp hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Vì tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Trà đá là thứ đồ uống xuất hiện từ khá lâu, và cho tới nay, dù không được đánh giá là lành mạnh như trà nóng nhưng trà đá cũng được coi là an toàn hơn nước ngọt có ga.

Ở những vùng miền khác nhau, nước trà có những mùi vị và cách pha chế khác nhau. Nhưng tựu chung lại, trà đá là thứ đồ uống xuất hiện từ khá lâu, và cho tới nay, dù không được đánh giá là lành mạnh như trà nóng nhưng trà đá cũng được coi là an toàn hơn nước ngọt có ga. Trà đá hay trà ướp lạnh sẽ cung cấp hầu như tất cả các lợi ích như trà bình thường mặc dù số lượng ít hơn.

Lý do tại sao bạn nên uống trà đá

– Nước trà không đường là lợi hơn so với trà đá ngọt. Trà đá màu xanh lá cây sẽ cung cấp cho bạn tất cả các lợi ích của trà xanh bình thường, ngoài việc lạnh hơn mà thôi.

– Nước trà làm cho bạn sảng khoái đầu óc. Đặc biệt trong mùa hè và sau khi làm việc, chọn nước trà là tốt hơn so với các loại nước ngọt có ga.

– Nước trà có chứa một số chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể chúng ta. Chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ đột quỵ và cơn đau tim, và cũng có thể làm giảm tình trạng viêm.

– Nước trà giống như trà nóng, giúp chống hôi miệng và mảng bám.

– Nước trà đã được chứng minh là hữu ích cho những người có huyết áp cao, vì nó hoạt động như một kháng sinh.

– Hơn nữa, trà xanh lạnh còn tốt cho các kế hoạch giảm cân và ngăn ngừa sâu răng tốt hơn trà đá bình thường.

Lý do tại sao bạn không nên uống trà đá

– Nước trà có chứa nhiều oxalate, làm tăng nguy cơ sỏi thận nếu uống nhiều. Vì vậy, trong thời gian ngắn nếu cơ thể không thể tiêu thụ hết các oxalate dư thừa, uống quá nhiều nước trà có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

– Nếu bạn thích uống trà lạnh đóng chai thì bạn cần nhớ là trà lạnh đóng chai có chứa các chất dinh dưỡng ít hơn so với nước trà tươi được ủ và pha với đá hoặc để lạnh.

– Nước trà, đặc biệt trà lạnh đóng chai, chứa nhiều calo hơn so với trà nóng mới pha. Trong khi trà nóng gần như không có calo, thì trà đá đóng chai có chứa từ 82 – 88 calo

– Mặc dù trà đá có chứa hầu hết những lợi ích mà bạn sẽ nhận được từ trà nóng bình thường, nhưng tỷ lệ phần trăm và lợi ích của các thành phần trong nước trà ít hơn so với trà nóng.

Vì vậy, không thực sự có sự khác biệt rất lớn giữa hai loại trà này. Bạn có thể thưởng thức nước trà trong những tháng mùa hè, và trà nóng của bạn vào những buổi sáng lạnh. Trà đá không đường sẽ tốt hơn nhiều. Đồng thời bạn cũng nên kiểm soát lượng trà tiêu thụ. Tránh tiêu thụ quá nhiều trà sẽ không tốt, cụ thể dễ dẫn đến sỏi thận.

Nếu bạn tự pha chế nước trà ở nhà, hãy tham khảo những giới ý sau:

– Trà xanh, trà ô long và trà trắng tốt hơn trà đen bình thường.

– Thay vì sử dụng túi trà lọc bình thường nên sử dụng túi trà không chứa caffein. Túi trà bình thường có lượng caffeine cao hơn so với những loại túi trà không chứa caffein.

– Ngâm túi trà trong nước nóng cho 4 – 5 phút để có được những lợi ích tối đa của trà. Đun sôi cho 4 – 5 phút sẽ phát hành tất cả các polyphenol hữu ích có trong trà và tốt cho sức khỏe của bạn.

– Nước trà chứa các chất dinh dưỡng ít hơn so với trà nóng bình thường, do đó, thay vì bổ sung thêm rất nhiều đường, hãy thử trà đá không đường

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tôi pha trà nóng thì màu nước trà vẫn bình thường nhưng bỏ đá vào thì nước chuyển màu trắng sữa. Xin hỏi tại sao? Uống nước trà đá này có hại gì không? Phải chăng trà đã bị ướp hóa chất? [Đỗ Thị Thanh Thủy]

Tại sao nước trà chuyển màu khi bỏ đá vào. Ảnh minh họa: Travel fish

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề