Thành tố phụ là gì

  1. Quan hệ chính - phụ:

2.1  Khái niệm: Quan hệ chính - phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một thành tố phụ, trong dó chức năng cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính - phụ do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn, còn chức năng cú pháp của thành tố phụ có thể xác định mà không cần điều kiện đó.

Ví dụ: nghe nhạc, xem tivi, bàn gỗ, ghế mây là những tổ hợp từ chính-phụ,không cần đặt các tổ hợp ấy vào 1 kết cấu nào lớn hơn thì cũng biết nhạc ,tivi là bổ ngữ,mây,gỗ là định ngữ.

Xác định chức vụ thành tố chính thì dựa vào bối cảnh tổ hợp xuất hiện đó

Ghế mây rất tiện lợi: Ghế là chủ ngữ

Cô ấy thích ghế mây: Ghế là bổ ngữ

Anh ấy nghe nhạc: nghe là vị ngữ

nghe nhạc rất thú vị: nghe là chủ ngữ

    1. Các kiểu quan hệ chính phụ [QHCP]:

Có thể chia QHCP thành 2 kiểu chính:Quan hệ thực từ với hư từ và Quan hệ thực từ với thực từ.

  1. Quan hệ thực từ với hư từ

Ví dụ: Những ngôi nhà rất tiện nghi

Trong kiểu quan hệ này thì thực từ là thành tố chính, hư từ là thành tố phụ, các hư từ làm thành tố phụ cho danh từ, số từ được gọi là định ngữ, còn các hư từ làm thành tố phụ cho động từ, tính từ được gọi là trạng ngữ

  1. Quan hệ thực từ với thực từ.

Ví dụ: Hoa phong lan rất đẹp.

Trong kiểu quan hệ này, thành tố phụ thường dễ được thay bằng từ nghi vấn hơn thành tố chính. Vd:trong tổ hợp hoa phong lan thì phong lan là thành tố phụ vì nó dễ thay thế bằng từ nghi vấn hơn hoa: hoa phong lan-hoa gì?

Hoặc thành tố phụ có thể thay bằng hư từ. Vd: trong tổ hợp 6 ngôi nhà ,từ 6 là thành tố phụ vì nó dễ thay thế bằng hư từ: 6 ngôi nhà-những ngôi nhà.

  • Quan hệ giữa thực từ với thực từ có những kiểu khác nhau:
  • Quan hệ giữa danh từ với định ngữ.

Ví dụ: nhà tranh, khoa sư phạm, sách ngôn ngữ…

  • Quan hệ giữa động từ hoặc tính từ với bổ ngữ.

Ví dụ: mua hàng, viết thư, đọc báo,giống mẹ…

  • Quan hệ giữa động từ hoặc tính từ với trạng ngữ.

Ví dụ:  Đẹp vì lụa, tốt vì phân.

  1. Quan hệ chủ – vị:

3.1 Khái niệm: Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau, trong đó chức năng cú pháp của cả 2 có thể xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn.

Ví dụ: Em /đánh đàn cho tôi nghe.

           CN          VN

3.2 Các kiểu quan hệ chủ - vị:

Dựa vào các cơ sở khác nhau để phân loại các quan hệ chủ - vị

  • Dựa vào bản chất từ loại của vị ngữ, ta có 2 trường hợp:

* Vị ngữ là động từ hay tính từ

 Ví dụ:  - Cô ấy ngủ.

             - Hoa này rất thơm.

* Vị ngữ là danh từ

Ví dụ:  Tôi là học sinh.

  • Căn cứ vào vị trí của các thành tố:

* Chủ ngữ đứng trước vị ngữ

Ví dụ: Cô ấy hát cho tôi nghe.

* Chủ ngữ đứng sau vị ngữ

Ví dụ: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.

  • Căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố có thể phân biệt trường hợp

*Ý nghĩa chủ động

Ví dụ: Ngoài sân, chú mèo đang say sưa đuổi bướm.

* Ý nghĩa bị động

Ví dụ: Hắn bị ăn đòn.

  1. Quan hệ đề thuyết[QHĐT]:

Theo QHNP chức năng,thì 1 câu được chia ra 2 phần chính:

  • Phần đề: nêu thực thực thể làm xuất phát điểm của phát ngôn, chủ đề thông báo.
  • Phần thuyết: nêu đặc trưng thông báo cho thực thể ở đề

Trật tự đề thuyết trong câu thường tuân thủ Đề trước Thuyết sau

  • Xét về quá trình tư duy, quan hệ đề thuyết biểu thị 1 phán đoán,1 sự phản ánh tương đối của thực tại nhất định vào nhận thức.
  • Xét về quá trình thông báo, quan hệ đề thuyết biểu thị 1 thông báo trong 1 hoàn cảnh giao tiếp nhất đinh
  • Có 3 chỉ tố đánh dấu sự phân chia đề- thuyết: thì,là, mà
  1. Dường như quan hệ đề thuyết còn bị phụ thuộc vào quan hệ chủ- vị

Vd: tham thì thâm    àCâu đơn

          Đ            T

Trời thì tối mà đường thì xa     à câu ghép

    Đ        T          Đ            T

  • QHNP giữa từ tạo ra nhiều tổ hợp lớn nhỏ khác nhau trong câu. Đó là biểu hiện tầng bậc của các quan hệ ngữ pháp trong câu.

2. Mô tả các quan hệ ngữ pháp bằng sơ đồ:

Để vẽ được sơ đồ chúc đài [giá nến] biểu thị các mối QHNP có tính tầng bậc cần dùng thủ pháp lưỡng phân như sau:

  • Đầu tiên chia câu thành 2 bộ phận trực tiếp tạo câu.
  • Tiếp theo Chia mỗi bộ phận vừa được tạo trên thành 2 bộ phận trực tiếp tạo bộ phận.
  • Cứ tiếp tục chia theo cách đó cho đến khi nhận được phần chia nhỏ nhất là từ.

Việc chia sao cho các từ đứng liền nhau có quan hệ ngữ pháp với nhau cùng nằm trong một bộ phận được chia.

  • Sau khi chia xong ta kí hiệu móc vuông nối các bộ phận với nhau theo trình tự ngược chiều với lúc chia,tức là nối các bộ phận nhỏ với nhau trước, nối các bộ phận lớn sau.

Để mô tả được các kiểu quan hệ ngữ pháp giữa các từ,ta quy ước sau

Chủ Đề