Tại sao sáng sớm lại có sương mù

Độ ẩm cao và lạnh gây nên sương mù…


Không khí chứa hơi nước có giới hạn nhất định, đạt đến giới hạn lớn nhất gọi là hơi nước bão hòa. Nhiệt độ không khí càng cao, khả năng chứa hơi nước càng nhiểu. Ví dụ 1m3 không khí ở nhiệt độ 4°C có thể chứa lượng hơi nước nhiều nhất 6,36g, ở nhiệt độ 20°C chứa lượng hơi nước nhiều nhất là 17,30 g. Nếu hơi nước chứa trong không khí nhiều hơn hơi nước bão hòa, dưới điều kiện nhiệt độ nhất định, phần hơi nước thừa ra sẽ ngưng kết thành những giọt nước, hoặc tinh thể băng li ti. Khi nhiệt độ không khí ở 4°C, nếu 1m3 không khí chứa 7,36 g hơi nước thì 1g thừa ra sẽ ngưng kết thành nước. Cho nên lượng hơi nước vượt quá bão hòa trong không khí ngưng kết thành nước chủ yếu là tùy thuộc vào nhiệt độ không khí giảm thấp mà gây nên.
Sự khuếch tán nhiệt khiến cho nhiệt độ mặt đất giảm xuống, đồng thời ảnh hưởng đến lớp không khí sát mặt đất, làm cho nhiệt độ của nó giảm xuống. Nếu lớp không khí nằm sát mặt đất tương đối ẩm thì khi nó lạnh đến một mức độ nhất định, một bộ phận hơi nước trong không khí sẽ ngưng kết lại thành những giọt nước li ti trôi nổi trong không khí. Nếu những giọt nước này nhiều sẽ biến thành sương mù, ngăn cản tầm nhìn của ta.
Sương mù ta thường nhìn thấy được hình thành như thế. Cho nên sương mù không phải từ trên trời rơi xuống. Mù và mây đều do nhiệt độ không khí giảm thấp gây nên. Vì vậy trên thực tế có thể nói sương mù là mây nằm sát mặt đất.
Ban ngày nhiệt độ tương đối cao, hơi nước chứa trong không khí nhiều hơn. Nhưng đến đêm, nhiệt độ không khí giảm thấp, khả năng chứa hơi nước của không khí giảm xuống, vì vậy một bộ phận hơi nước hình thành sương mù. Đặc biệt về mùa thu và mùa đông, vì đêm dài và trời ít mây, ít gió, mặt đất tản nhiệt nhanh hơn so với mùa hè, làm cho nhiệt độ mặt đất giảm nhanh. Như vậy khiến cho hơi nước chứa trong không khí gần mặt đất vào nửa sau của đêm đến sáng sớm dễ đạt đến bão hòa, tạo nên sương mù. Do đó sáng sớm mùa thu và mùa đông thường có sương mù. Sương mù phần nhiều được hình thành trong điều kiện những đêm không mây, không gió. Vì vậy sáng hôm sau Mặt Trời chiếu sáng, mặt đất ấm dần lên thì khả năng không khí chứa hơi nước cũng tăng lên, làm cho sương mù mỏng dần, đi đến tan hết. Cho nên người ta thường nói “mười đêm sương có đến chín đêm trời trong sáng”.

Vì sao những đêm có mây hoặc có gió thổi thì không có sương?


Những đêm có mây, mặt đất giống như được đắp một lớp chăn bông, cho nên nhiệt lượng khuếch tán vào trong không trung rất khó, hơn nữa một bộ phận nhiệt bốc lên gặp đám mây phản hồi trở lại mặt đất, bộ phận khác bị mây hấp thu. Lượng nhiệt bị mây hấp thu về sau dần dần lại bức xạ về mặt đất. Cho nên mây giống như trần của một căn phòng, nó có tác dụng bảo vệ nhiệt. Do đó những đêm mây đầy trời thì nhiệt độ không khí gần mặt đất rất khó hạ xuống, nên sương không hình thành được.
Những đêm có gió thổi khiến cho không khí trên và dưới giao lưu với nhau, làm tăng thêm nhiệt độ của lớp không khí gần mặt đất, đồng thời khiến cho hơi nước bị khuếch tán, nên sương rất khó hình thành.

Sương muối được hìnhthành như thế nào?


Những ngày lạnh giá, gió nhỏ, trăng sao trong sáng, sáng sớm mở cửa sổ nhìn ra ngoài ta thấy trên nóc nhà, dưới bãi cỏ có một lớp tuyết trắng mỏng. Nếu bạn lật một viên ngói để nhìn có thể phát hiện thấy mặt dưới của nó cũng có một lớp sương muối trắng như tuyết.
Hằng năm cứ vào hạ tuần tháng 10, bóc lịch ta thường thấy ghi tiết “Sương giáng”. Chúng ta đã từng nhìn thấy tuyết rơi, cũng đã thấy mưa, nhưng có ai đã thấy được sương giáng? Sương muối có phải từ trên trời giáng xuống không? Ban ngày mặt đất vì bị ánh nắng chiếu rọi nên nhiệt độ không khí tương đối cao, nước trên mặt đất thường bốc hơi, như vậy khiến cho lớp không khí gần mặt đất luôn luôn chứa một lượng nước nhất định. Cuối mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân, ban đêm không khí lạnh giá, đặc biệt là những đêm không mây, không gió không khí giá rét tích tụ lại gần mặt đất. Khi lạnh đến dưới 0°C tiếp xúc với những vật lạnh thì hơi nước trong bộ phận đó sẽ bám vào vật thể kết thành tinh thể băng. Đó chính là sương muối. Vì sương muối là hơi nước ngưng kết trên mặt đất, không phải từ trên trời rơi xuống, cho nên dù ở đâu, chỉ cần có điều kiện ngưng kết thì nó sẽ hình thành, có lúc dưới mảnh ngói hoặc phiến đá cũng có thể nhìn thấy sương muối. Cho nên dùng từ sương giáng là chưa chính xác. Tuy nhiên tên gọi của tiết khí này đã truyền lại lâu đời, thành thói quen nên không cần sửa chữa nữa.
Những vật thể lộ thiên, điều kiện hình thành sương muối trong đêm mùa lạnh có khác nhau. Đồ sắt vì tỉ nhiệt nhỏ, sau khi nhiệt lượng khuếch tán dễ trở thành vật lạnh nên sương muối dễ xuất hiện, gỗ có thể khuếch tán nhiệt cả mặt trên và mặt dưới, hơn nữa có thể gác trên mặt nước nên gỗ ngậm hơi nước rất nhiều, do đó cũng dễ thành sương, gạch có nhiều đường nứt và khe rỗng tính năng cách nhiệt tốt, một khi gặp lạnh, nhiệt lượng của các vật khác khó truyền cho nó, cho nên hình thành sương muối rất chậm. Trên mặt đất hai mặt lá cỏ và lá cây đều có thể khuếch tán nhiệt, hơn nữa lá mỏng dễ bị làm lạnh cho nên cũng xuất hiện sương muối. Đất cày bừa tơi xốp vì không dễ hấp thu nhiệt dưới đất truyền lên cho nên bề mặt của nó dễ hình thành sương muối hơn đất vón chặt. Vì điều kiện hình thành sương muối của chúng khác nhau, cho nên sự xuất hiện sương muối của chúng trước sau cũng khác nhau.


 

Bốn mùa đều có sương, chỉ có điều vào mùa thu thường nhiều sương hơn. Vào buổi sáng sớm, bạn chỉ cần lưu ý một chút ở ruộng lúa, cỏ dại ở bên vệ đường và trên màng nhện, sẽ phát hiện thấy nước sương ẩm ướt, đặc biệt là những giọt sương đọng trên mạng nhện như những hạt trân châu lấp lánh.

Thời cổ xưa, người ta coi sương là ngọc bối, cho rằng sương không chỉ rơi từ trên trời xuống, mà còn là rơi từ trên những chòm sao khác nhau, các nhà luyện đan cổ đại rất chú ý đến việc thu nhập hạt sương, họ cho rằng nó giúp nhiều trong việc chế tạo kim thạch và thuốc trường thọ. Có người dùng sương làm thuốc, cho rằng uống nhiều sương có thể chữa được bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Sau này, bản chất của sương mới được hiểu rõ, sương không phải là rơi xuống từ trên bầu trời, càng không phải là rơi từ các chòm sao khác nhau, chúng được hình thành từ hơi nước ở tầng không khí thấp khi gặp phải vật thể lạnh. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp hiện tượng này: vào mùa đông, khi bạn thở vào một ô cửa sổ bằng thuỷ tinh, bạn sẽ phát hiện trên cửa sổ xuất hiện những hạt nước nhỏ; vào mùa hè nếu như bạn để que kem vào thuỷ tinh một lúc liền nhìn thấy bên ngoài cốc thuỷ tinh có hạt nước nhỏ. Đây là kết quả hơi nước trong không khí gặp những vật thể lạnh ngưng tụ mà thành.

READ:  Vì sao dầu không hòa tan vào nước được?

Vào ban đêm những ngày nắng không có mây, nhiệt lượng mặt đất phát tán rất nhanh, nhiệt độ trên cánh đồng nhanh chóng giảm xuống. Nhiệt độ khi đã hạ thấp xuống thì khả năng chứa hơi nước trong không khí cũng giảm theo, hơi nước ở tầng thấp trong không khí rơi xuống ngọn cỏ, rơi trên lá cây, đồng thời kết thành những hạt nước nhỏ, đó chính là quá trình hình thành hạt sương.

Vì sao khi có sương thì thời tiết thường nắng?

Sự hình thành những hạt sương cần có những điều kiện khí hậu nhất định, đó là do sự khống chế của áp khí cao, ít gió, trời quang mây tạnh, nhiệt lượng trên mặt đất tán rất nhanh, nhiệt độ giảm xuống, khi hơi nước gặp phải mặt đất hoặc những vật thể tương đối lạnh thì sẽ hình thành sương.

“Không khí chứa hơi nước có giới hạn nhất định, đạt đến giới hạn lớn nhất gọi là hơi nước bão hòa. Nhiệt độ không khí càng cao, khả năng chứa hơi nước càng nhiều. Ví dụ 1 m3 không khí ở nhiệt độ 4°C có thể chứa lượng hơi nước nhiều nhất 6,36 g, ở nhiệt độ 20°C chứa lượng hơi nước nhiều nhất là 17,30 g. Nếu hơi nước chứa trong không khí nhiều hơn hơi nước bão hòa, dưới điều kiện nhiệt độ nhất định, phần hơi nước thừa ra sẽ ngưng kết thành những giọt nước, hoặc tinh thể băng li ti. Khi nhiệt độ không khí ở 4°C, nếu 1 m3 không khí chứa 7,36 g hơi nước thì 1 g thừa ra sẽ ngưng kết thành nước. Cho nên lượng hơi nước vượt quá bão hòa trong không khí ngưng kết thành nước chủ yếu là tùy thuộc vào nhiệt độ không khí giảm thấp mà gây nên.

Sự khuếch tán nhiệt khiến cho nhiệt độ mặt đất giảm xuống, đồng thời ảnh hưởng đến lớp không khí sát mặt đất, làm cho nhiệt độ của nó giảm xuống. Nếu lớp không khí nằm sát mặt đất tương đối ẩm thì khi nó lạnh đến một mức độ nhất định, một bộ phận hơi nước trong không khí sẽ ngưng kết lại thành những giọt nước li ti trôi nổi trong không khí. Nếu những giọt nước này nhiều sẽ biến thành sương mù, ngăn cản tầm nhìn của ta.

Sương mù ta thường nhìn thấy được hình thành như thế. Cho nên sương mù không phải từ trên trời rơi xuống. Mù và mây đều do nhiệt độ không khí giảm thấp gây nên. Vì vậy trên thực tế có thể nói sương mù là mây nằm sát mặt đất.

Ban ngày nhiệt độ tương đối cao, hơi nước chứa trong không khí nhiều hơn. Nhưng đến đêm, nhiệt độ không khí giảm thấp, khả năng chứa hơi nước của không khí giảm xuống, vì vậy một bộ phận hơi nước hình thành sương mù. Đặc biệt về mùa thu và mùa đông, vì đêm dài và trời ít mây, ít gió, mặt đất tản nhiệt nhanh hơn so với mùa hè, làm cho nhiệt độ mặt đất giảm nhanh. Như vậy khiến cho hơi nước chứa trong không khí gần mặt đất vào nửa sau của đêm đến sáng sớm dễ đạt đến bão hòa, tạo nên sương mù. Do đó sáng sớm mùa thu và mùa đông thường có sương mù. Sương mù phần nhiều được hình thành trong điều kiện những đêm không mây, không gió. Vì vậy sáng hôm sau Mặt Trời chiếu sáng, mặt đất ấm dần lên thì khả năng không khí chứa hơi nước cũng tăng lên, làm cho sương mù mỏng dần, đi đến tan hết. Cho nên người ta thường nói “mười đêm sương có đến chín đêm trời trong sáng”.”

Twitter Facebook LinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề