Tại sao rốn lại bẩn

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách vệ sinh sạch sẽ rốn cho mục đích làm sạch hoặc chăm sóc khi vừa mới bấm khuyên rốn.

  1. 1

    Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh rốn. Tất nhiên, bạn cần phải chuẩn bị tăm bông. Tuy nhiên, không có bộ dụng cụ vệ sinh rốn cố định nào. Thay vào đó, bạn cần sử dụng vô số dụng cụ. Bạn nên tự thử xem dụng cụ nào là phù hợp nhất. Bạn có thể dùng:

    • Nước
    • Dầu em bé
    • Oxy già
    • Cồn Isopropyl
    • Chất làm se khác, chẳng hạn như nước cây phỉ

  2. 2

    Nhúng một đầu tăm bông vào dung dịch mà bạn chọn, sau đó xoa đầu tăm bông quanh rốn. Nhẹ nhàng xoa quanh rốn và tránh chà sâu vào trong rốn.

  3. 3

    Vứt tăm bông cũ đi và lặp lại quá trình vệ sinh bằng tăm bông mới nếu rốn vẫn còn bẩn. Chỉ cần 1-2 lần lau là rốn có thể sạch. Sau khi lau xong, bạn nên dùng gạc sạch nhẹ nhàng lau hết dung dịch còn sót lại trên rốn. Bạn nên đảm bảo chùi sạch sẽ nước, dầu em bé, oxy già hoặc cồn Isopropyl

    • Nếu rốn bị khô, bạn có thể thoa ít thuốc mỡ Neosporin xung quanh rốn. Từ từ thoa theo vòng tròn rồi đi vào giữa rốn, sau đó dùng gạc lau sạch thuốc.

  1. 1

    Nếu muốn chăm sóc rốn sau khi bấm khuyên, bạn nên thấm đẫm rốn bằng nước muối trước. Gỡ khuyên rốn là một việc không hay chút nào vì đó là lúc vi khuẩn cùng các tác nhân gây nhiễm trùng khác xâm nhập vào bên trong rốn. Ngoài ra, đôi khi chỉ cần 10-15 phút, lỗ xỏ khuyên rốn sẽ bắt đầu dính lại. Và thậm chí nếu khuyên rốn không dính lại hoàn toàn, bạn sẽ phải chịu đau đớn khôn cùng khi đeo lại khuyên rốn. Bạn không nên gỡ khuyên rốn mới khi lỗ khuyên chưa lành hẳn, có máu hoặc mủ chảy ra, hoặc có vảy dính vào trang sức. Nếu bấm khuyên rốn, bạn nên kéo khuyên rốn lên càng cao càng tốt sau đó thấm đẫm nước muối. Đảm bảo dùng khăn giấy sạch nhúng nước muối và lau sạch lớp vảy đóng ở lỗ rốn trước khi làm điều này để tránh bị đau. Bạn nên đảm bảo dùng muối BIỂN. Muối I-ốt [muối ăn] không thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu khuyên rốn bị nhiễm trùng, bạn không nên tháo trang sức ra để tránh nhiễm trùng xâm nhập sâu vào bên trong và gây tình huống xấu. Đi khám bác sĩ ngay nếu khuyên rốn bị nhiễm trùng. [1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Cẩn thận lau khô rốn sau khi tắm. Quá nhiều nước và độ ẩm có thể thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển. Bạn nên nhớ rốn là nơi trú ngụ của hơn 1500 vi khuẩn có ích[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn và bạn nên cố gắng tránh để vi khuẩn có hại xâm nhập.

  3. 3

    Nhớ rằng không phải lúc nào cũng nên vệ sinh rốn thường xuyên. Miễn là thường xuyên tắm và sử dụng xà phòng đúng cách để vệ sinh trong và xung quanh rốn, bạn sẽ chẳng phải lo ngại rốn sẽ bị bẩn. Rốn không giống như răng và không cần phải theo dõi liên tục. Bạn cũng có thể ví rốn giống như người anh em tĩnh lặng, thích ở trong phòng cả ngày và tự chuẩn bị bữa ăn.

  • Nếu rốn có mùi hôi và bị tấy đỏ, bạn nên dùng dung dịch vệ sinh rốn được thiết kế riêng cho da nhạy cảm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Nguyên nhân gây hôi rốn phổ biến nhất là vệ sinh rốn bằng xà phòng mà không rửa sạch lại bằng nước, do đó da sẽ bị khô và kích ứng.
  • Bạn cũng có thể dùng tăm bông Q-tip - một loại tăm bông có thương hiệu riêng để vệ sinh rốn.
  • Rốn là khu vực lành lặn và khép kín trên bụng. Không có gì có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua rốn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu bận tâm về vấn đề vệ sinh rốn.
  • Sử dụng oxy già hoặc cồn Isopropyl cũng như tăm bông có thể gây tổn thương cho vết thương hở nếu không cẩn thận. Thay vào đó, bạn nên dùng xà phòng kháng khuẩn và nước muối ấm. Bạn cũng có thể thử thuốc mỡ kháng sinh.
  • Bạn cũng có thể dùng sáp dưỡng ẩm cho rốn. Sau khi thoa sáp dưỡng ẩm, chờ 5-20 phút, sau đó lau sạch bằng khăn giấy. Dư lượng sáp dưỡng ẩm dễ lau sạch.
  • Nước hoa có thể chứa cồn nhưng bạn cũng không nên dùng để vệ sinh rốn để tránh phát ban.

  • Gọi ngay cho người bấm khuyên rốn cho bạn nếu có điều gì bất ổn xảy ra với lỗ khuyên. Nếu sợ lỗ khuyên bị nhiễm trùng, đối tượng bạn cần liên hệ là người bấm khuyên chứ không phải bạn bè vì họ KHÔNG PHẢI là chuyên gia.
  • Khám bác sĩ ngay nếu vô tình làm rốn bị tổn thương trong quá trình vệ sinh.
  • Đi khám bác sĩ nếu rốn bị ngứa hoặc nóng rát để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không sử dụng vật sắc hoặc bẩn để vệ sinh rốn.
  • Cẩn thận khi vệ sinh rốn. Đâm mạnh vào rốn có thể gây đau và tổn thương cho rốn.
  • Nếu bấm khuyên rốn, bạn nên làm theo hướng dẫn của người bấm khuyên. Hạt trang sức có nguy cơ rạn vỡ hoặc vỡ vụn khi tiếp xúc với cồn, thậm chí với một lượng nhỏ nước súc miệng.
  • Để cồn và tăm bông tránh xa tầm tay trẻ em.

  • Tăm bông
  • Nước ấm/dầu em bé

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 43.704 lần.

Chuyên mục: Xăm mình và xỏ khuyên

Trang này đã được đọc 43.704 lần.

1. Rốn có vai trò gì trên cơ thể?

Có khi nào bạn đặt câu hỏi: Rốn giữ vai trò gì trên cơ thể? Không ít người nghĩ rằng rốn chẳng có vai trò gì mà lý do tồn tại của nó trên cơ thể thật không rõ ràng.

Thực ra điều đó không hề đúng. Rốn là một huyệt vị, hơn nữa lại là một huyệt vị đặc biệt nhất trên cơ thể. Đặc biệt ở chỗ rốn là huyệt vị duy nhất có thể dùng tay chạm vào được, dùng mắt nhìn thấy được.

Trong Đông y, rốn được gọi với cái tên Thần khuyết. Huyệt Thần khuyết giữ vai trò liên kết 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt gân cốt của cơ thể.

2. Chăm sóc rốn đúng cách như thế nào?

Là một huyệt vị quan trọng, nhưng hình dạng của rốn khiến cho người ta đặt ra vấn đề cần phải chăm sóc và vệ sinh cho huyệt vị này. Đơn giản là bởi vì rốn lồi lõm và có thể bị chất bẩn từ bên ngoài hoặc những chất bài tiết từ quá trình trao đổi chất.

Nhiều người cho rằng cần phải chăm sóc rốn bằng cách vệ sinh nó và lấy đi những chất bẩn tích tụ lại trong những nếp gấp của rốn. Một số người còn có thói quen dùng móng tay móc chất bẩn từ rốn.

Tuy nhiên, việc ngoáy rốn hoặc vệ sinh rốn không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ da vùng rốn bị tổn thương, viêm nhiễm tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu qua lỗ rốn.

Tối kỵ không được dùng móng tay móc chất bẩn ra từ rốn vì vùng da ở rốn cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Các nhà khoa học cho biết, những chất bẩn tồn tại trong rốn không phải ngẫu nhiên và không có vai trò gì. Những chất thải này giúp lỗ rốn duy trì nhiệt độ bình thường.

Nếu thiếu chúng, nhiệt lượng sẽ bị phát tán nhanh, gây tổn hại đến chức năng dạ dày và ruột.

Tuy nhiên, khi chất thải này tích tụ quá nhiều khiến rốn trở nên mất vệ sinh, bạn có thể làm sạch nhẹ nhàng bằng những vật mềm, ẩm hoặc dùng vật mềm chà sát nhẹ nhàng trực tiếp dưới vòi nước.

Theo Trí thức trẻ

Chắc hẳn đã có rất nhiều bạn cảm thấy khá là... bức bối, khi lỗ rốn của mình thi thoảng lại xuất hiện những cặn bẩn phải không? Vậy những cặn bẩn màu đen ở rốn là gì? Có nên kì cọ không? Bạn sẽ được trả lời ngay dưới bài viết này.

Cặn bẩn màu đen ở rốn là gì ? Có nên kì cọ không?

Chắc hẳn đã có rất nhiều bạn cảm thấy khá là... bức bối, khi lỗ rốn của mình thi thoảng lại xuất hiện những cặn bẩn phải không? Vậy những cặn bẩn màu đen ở rốn là gì? Có nên kì cọ không? Bạn sẽ được trả lời ngay dưới bài viết này.

Cặn bẩn màu đen ở rốn là gì?

Nhiều người gọi nó là “cặn bẩn” nhưng thực tế, lớp vảy màu đen này ở bên trong rốn chính là vật trao đổi chất của da, chủ yếu bao gồm các loại vi khuẩn, tế bào bị bong tróc hay chất thải mồ hôi cùng với các ngoại vật khác như bụi bẩn, đất cát v.v... Những thứ này được tích trữ lâu ngày và xảy ra tác dụng oxi hóa với không khí mà hình thành một lớp vảy trông như đất màu đen ở rốn.

Sự hình thành của cặn bẩn màu đen này thông thường là do hàng ngày bạn không làm tốt công tác vệ sinh, hoặc cũng có thể do bạn vệ sinh không đúng cách mà càng khiến cho tình trạng bám đen ở rốn ngày càng nhiều hơn. Do vị trí của rốn có đặc điểm lõm sâu vào so với làn da bình thường, trong đó lại có những “vết nứt” da nhỏ, với kết cấu sinh lý như vậy nên khiến rốn càng dễ bị bẩn.

Có nên kì sạch lớp cặn bẩn màu đen ở rốn?

Với những lý giải về những cặn bẩn màu đen ở rốn là gì? phía trên thì việc làm sạch rốn là rất cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích bạn dùng móng tay trực tiếp kì bỏ lớp bẩn này. Do làn da ở rốn cực kỳ non yếu, móng tay dễ dàng làm tổn thương da ở vùng này, thậm chí nếu dùng lực mạnh có thể gây chảy máu.

Khi vệ sinh cặn bẩn màu đen ở vùng rốn, nếu móng tay của bạn cũng không đảm bảo sạch thì những vi khuẩn ở móng tay sẽ tiếp xúc và thẩm thấu vào da rốn, gây ra viêm nhiễm, khiến cho sức khỏe của rốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng hơn còn gây tổn thương cho các tổ chức xung quanh rốn.

Các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích bạn dùng móng tay trực tiếp kì bỏ lớp bẩn ở rốn

Làm sao để vệ sinh chất cặn màu đen và đảm bảo sức khỏe cho rốn?

Ngoài những thắc mắc về cặn bẩn màu đen ở rốn là gì? thì việc làm sao để vệ sinh chất cặn màu đen ấy cũng được nhiều người quan tâm.

Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh cá nhân hằng ngày

Mỗi ngày tắm rửa, bạn nên dành ít thời gian để làm sạch rốn. Nhiều người cho rằng đây là bộ phận nhỏ và thường xem nhẹ vai trò của nó đối với sức khỏe nhưng nếu không cẩn thận giữ gìn, theo đó mà nhiều bệnh tật có điều kiện phát sinh do không được vệ sinh đúng cách.

Để loại bỏ lớp cặn bẩn màu đen trong rốn, bạn có thể dùng một cây tăm bông nhúng nước sạch, sau đó nhẹ nhàng chà xát và làm sạch rốn. Ngoài ra, thấm một ít dầu oliu hoặc một số sản phẩm thuốc tiêu viêm để làm mềm lớp bẩn này sẽ khiến việc vệ sinh càng dễ dàng hơn và ít tổn thương làn da rốn hơn.

Như vậy những thắc mắc về “Cặn bẩn màu đen ở rốn là gì?” đã được giải đáp. Qua bài viết này, chúng ta cũng nên chú ý hơn về việc vệ sinh sạch sẽ vùng rốn của mình hơn nữa, tránh viêm nhiễm. Lưu ý, không nên lấy tay để cạy các căn bẩn này. Bạn nên sử dụng tăm bông, thấm nước hoặc dầu oliu để làm mềm căn bẩn, qua đó vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.

Xem thêm:

  • Đau bụng vùng trên rốn có nguy hiểm không?
  • Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh
  • Khám phá 4 ngân hàng Máu cuống rốn

Video liên quan

Chủ Đề