Tại sao nên chơi game

Có nên chơi game hay không ? Đây là băn khoăn mà không chỉ trước đây mà cả bây giờ mình vẫn hay nghĩ tới.

Trước đây mình từng là một đứa chẳng biết chơi game là gì luôn [cái hồi bé bé chưa có mạng ấy, chỉ biết chơi rắn săn mồi thôi.] Sau này công nghệ và internet phát triển, ngày càng có nhiều game. Riết không biết có nên chơi game hay không nữa.

Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi như trên thì mình hy vọng bài viết này sẽ giúp được cho bạn.

Chơi game là gì?

Game là một từ tiếng anh – mà dịch ra thì đó là “trò chơi điện tử”. Có nhiều loại game: bắn súng, nhập vai,.. Mà chủ yếu nó được tạo ra là để phục vụ nhu cầu giải trí của con người [và phụ vụ nhu cầu kiếm tiền của nhà sản xuất]

Nhắc đến chơi game, mình sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh có một [hoặc một nhóm] người, tay cầm điện thoại, hoặc máy tính, cứ hí hoáy cái gì đó. Lúc nhìn vào màn hình chúng ta sẽ thấy những cái giống như là tranh ảnh và có thể chuyển động được.

Ôi, thời buổi này còn ai không biết chơi game là gì nữa phải không nào. Giải thích càng làm vấn đề trở nên phức tạp hơn thôi.

Những tựa game phổ biến hiện nay

Đúng là game có nhiều loại đấy. Nhưng không phải là loại nào cũng hay và có nhiều người chơi.  Có một số cái tên mà nhắc đến chắc ai cũng biết:

  • PUBG Mobile [vâng, pắp-gi các bạn ạ]
  • Minecraft [mai cờ ráp]
  • Liên Minh Huyền Thoại
  • Liên quân

Mình định là cả đời này sẽ chẳng chơi game đâu. Nhưng mà cứ bị dụ dỗ ấy.

Hầy, thực ra cũng không có ai rủ mình chơi game, chỉ là thấy thiên hạ chơi nhiều quá nên mình cũng muốn thử xem thế nào.

Tại sao nên chơi game – Lợi ích của việc chơi game

Nếu là mẹ mình, mẹ sẽ bảo là chơi game rất tốn thời gian, làm cho con người ta xa rời thực tế.

Nhưng cá nhân mình là người đã trải nghiệm rồi nên là mình không cho rằng như thế. [Tác hại sẽ nói ở phần sau nha]

Lý do để bạn cân nhắc đến việc chơi game có thể là:

Lợi ích số 1: Chơi game là một cách tuyệt vời để giải trí

Sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi, về nhà bạn chọn sẽ làm gì?

  • Bạn sẽ lại cắm đầu vào học tiếp, làm tiếp.
  • Xem chương trình TV yêu thích
  • Nấu ăn, ăn, ngủ,…

Dù bạn dành thời gian của mình vào việc gì thì đó cũng là lựa chọn của bạn thôi.

  • Chơi game, bạn được nhập vai vào nhân vật.
  • Ở thế giới game, bạn có những nhiệm vụ thú vị. Nếu bạn làm nhiệm vụ, bạn sẽ được vàng / được tăng sức mạnh,… mà những nhiệm vụ đấy rất đơn giản, rất vui. Nó hoàn toàn khác so với bài tập về nhà và deadline của công ty. Bạn có quyền để chọn làm hay không làm nhiệm vụ đó.
  • Cảm giác nhìn thấy nhân vật trong game của mình được trang bị những món đồ đẹp đẽ, mỗi ngày vào game được gặp và tiếp xúc với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Cũng hay ho lắm chứ.

2. Chơi game giúp tăng khả năng sáng tạo và nhạy bén.

Sự thật là không phải ai cũng chơi game giỏi đâu nhé.

Bạn đừng chỉ thấy một ai đó chơi game rồi vội  vàng kết luận họ là người lười biếng.

Với nhiều người thì: Chơi game là lựa chọn của họ.

  • Chơi game, bạn được nhập vai vào nhân vật.
  • Ở thế giới game, bạn có những nhiệm vụ thú vị.
    Nếu bạn làm nhiệm vụ, bạn sẽ được vàng / được tăng sức mạnh,… Mà hầu như những nhiệm vụ đấy rất đơn giản, rất vui. Nó hoàn toàn khác so với bài tập về nhà và deadline của công ty bởi vì bạn có quyền để chọn làm hay không làm nhiệm vụ đó.
  • Cảm giác nhìn thấy nhân vật trong game của mình được trang bị những món đồ đẹp đẽ
  • Mỗi ngày vào game được gặp và tiếp xúc với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới.

Cũng hay ho phết chứ.

2. Chơi game giúp tăng khả năng sáng tạo và nhạy bén

Sự thật là không phải ai cũng chơi game giỏi đâu nhé.

Đừng chỉ thấy một ai đó chơi game rồi vội vàng kết luận họ là người lười biếng.

Muốn chơi game giỏi đòi hỏi người chơi cần có một bộ kĩ năng hơi bị hịn luôn nhé:

  • Phải nhanh mắt, quanh sát kẻ địch ở đâu trên bản đồ, ngắm bắn cho chính xác
  • Không chỉ nhanh mắt mà tay cũng phải phản xạ nhanh [bởi vì chỉ nhìn thấy mà không hành động thì vẫn chết như thường].
  • Kỹ năng ra quyết định: Tại thời điểm nào thì nên dùng chiêu nào, với tướng nào thì lên bộ trang bị nào,… Một quyết định sai thôi có thể dẫn tới kết cục thảm hại [chết nhiều lần] luôn chứ không đùa được đâu.

3. Chơi game giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn.

Chơi game bản chất là một sở thích. Có người thích vẽ, có người thích đánh đàn,… thì cũng có người thích chơi game.

Khi những người có chung sở thích gặp nhau, họ sẽ có nhiều chủ đề để nói chuyện hơn. Chỉ đơn giản như vậy thôi.

Chơi game là cơ hội để chúng ta gặp và trò chuyện với những người có cùng sở thích. Mà cụ thể ở đây là sở thích chơi game.

Có rất nhiều bạn tìm được hội bận thân thông qua game. Thậm chí nhỏ em mình nó còn lụm được thằng người yêu trên đó luôn ấy chứ. Cách nhau cả nghìn cây số vẫn yêu được. Đỉnh kout!

Game giúp mọi người kéo gần khoảng cách hơn.

Giữa một nhóm người không quen không biết, bạn thấy có đứa móc điện thoại ra, hí hoáy hí hoáy. Bạn thử ngó vào màn hình của nó, rồi nhận ra nó đang chơi con game giống mình.

Thế là hai bạn đã có cái để nói với nhau rồi:

  • Ồ, ông cũng chơi game này à.
  • Cấp độ bao nhiêu rồi?
  • Hôm nào solo một ván không?”.

Game giúp tăng tinh thần đồng đội

Với những cặp đôi yêu xa, chẳng có dịp gặp nhau, không cùng nhau tạo ra những trải nghiệm, dần dần tình cảm rạn nứt. Thay vì thế, mỗi ngày có thể online tầm 15 phút đến 1 tiếng, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụtrong game. Thế là có trải nghiệm!

Nếu bạn có một đứa bạn, ngày nào vào nhà nó cũng thấy nó đang chơi game… Thay vì thở dài ngán ngẩm, bạn có thể thử đăng ký game đó và chơi cùng người bạn ấy.

4. Chơi game còn có thể nổi tiếng

Bây giờ người người chơi game, nhà nhà chơi game. Hàng năm có rất nhiều cuộc thi về game diễn ra.

Nếu bạn chơi game giỏi, bạn hoàn toàn có thể trở thành streamer, youtuber để hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm chơi game. Thông qua đó bạn vừa kiếm được tiền. Đồng thời cũng có nhiều người biết đến bạn hơn.

Thu nhập của một streamer nổi tiếng có khi còn lên đến vài trăm triệu ấy chứ.

Những cái tên nổi đình đám trong thời gian hiện tại là: AS Mobile, G Cao thủ, Dũng Senpai,… Ù ôi nhiều lắm bạn ơi.

Nếu mình nói bạn cũng có thể trở thành một trong số đó, vậy bạn có cân nhắc đến việc chơi game không?

Tại sao bạn không nên chơi game – Tác hại của Game

Chơi game kể ra cũng có nhiều lợi ích phết đấy chứ.

Nhưng cá nhân mình tại thời điểm hiện tại, mình chọn say NO với chơi game.

Lý do là gì?

1. Game tốn nhiều dung lượng

Có trách thì cũng phải trách mình hà tiện và mua em điện thoại cùi bắp quá.

Một game xịn, đồ họa ok thì kiểu gì cũng tốn của bạn một khoản dung lượng kha khá.

Thề chứ, cứ nhắc đến game là phải xuýt xoa vì độ tốn dung lượng của chúng nó. Máy ai xịn thì tải game nặng là không thành vấn đề. Chứ với cái máy dung lượng mini của mình thì mình quyết tâm nói không với  game nhé.

Thay vì tải game, mình có thể tải những ứng dụng hữu ích hơn. Ví dụ như ứng dụng học tiếng anh, ứng dụng lên kế hoạch cho tương lai,…

Đó là một trong những tác hại của việc chơi game đấy. Nếu tải game, cả ngày chỉ chơi game, mình sẽ không thể tải những app hay hơn, có ích cho tương lai của mình hơn.

Mà nhé, máy đểu thì chơi game nó cứ bị giật giật lag lag ấy. Mình không thích trải nghiệm đấy một tí nào. Nội việc chờ vào game thôi mà đã tốn mấy phút, sau thỉnh thoảng mạng yếu thì còn bị AFK, trừ điểm các thứ nữa. Thế nên quyết định xóa đi cho nó lành.

2. Chơi game tốn thời gian – tác hại của chơi game.

Nói thật thì chơi game có yếu tố gây nghiện ấy. Có những ngày mình chỉ định vào chơi một chút thôi, thế mà chơi suốt từ ván này tới ván khác.

Với một đứa kỉ luật kém như mình, việc kiềm chế bản thân để không chơi game quá 3 tiếng /ngày quả thực quá khó.

Thế nên để có thể dành thời gian cho những việc quan trọng hơn, mình nghĩ xóa game là một việc đúng đắn!

3. Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe

Cứ chơi game điện tử tác hại đầu tiên phải kể đến đólà: Hại mắt.

Việc chơi game ảnh hưởng tới mắt, đó là điều không thể tránh khỏi. Vì khi chơi game bạn sẽ phải nhìn, phải chăm chú tập trung vào cái màn hình mà. Bây giờ có thể mắt bạn vẫn tinh lắm. Nhưng về lâu về dài, hậu quả để lại thì chẳng ai biết được.

Thậm chí có nhiều người đam mê quá, bỏ ăn bỏ ngủ để chơi game. Như vậy thì lại càng không tốt.

Uhmm… Đó mới chỉ là hại về mặt thể chất thôi.

Chơi game còn có thêm cái hại về mặt tâm lý nữa. Mời tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

4. Mình chơi game quá ngu

Bạn có biết một loại người chơi game không bao giờ giỏi lên không.

Mặc dù mình học hành không đến nỗi nào nhưng mình chơi game phải công nhận là dở của tệ luôn.

Game chỉ là công cụ để kết nối những đứa chơi giỏi với nhau thôi.

Chứ ngu lâu dốt bền, không chịu học hỏi như mình – mình cảm thấy quá tự ti nên mình chẳng kết nối được với ai qua game. Và các bạn chơi giỏi các bạn ấy lập đội chơi với nhau, mình cũng ngại ít khi chơi cùng các bạn ấy.

Nói chung là chơi game đem lại khá nhiều sự ức chế

Ôi thần linh ơi! Cứ bảo chơi game là để giải trí… Nhưng bạn cứ thử thua tầm chục ván liên tiếp đi xem có còn thấy game giải trí tí nào không.

Nói đi thì cũng phải nói lại: thực ra mình cũng quen nhiều bạn chơi giỏi. Mà lúc các bạn đấy thua [hoặc là đồng đội của bạn ấy chơi ngu quá] thì bạn ấy vẫn ức chế và hận đời như mình thôi. Thậm chí là hơn mình ấy chứ!

Rồi nhiều thành phần gọi là “trẻ trâu” chơi game sau còn lôi nhau ra ngoài đời thực để mà solo thì tớ cũng lạy.

Kết luận – Có nên chơi game không

Một thứ mà mình bỏ vào nó quá nhiều công sức, sau đó nhận lại chỉ là một cái danh hiệu [ảo lòi con mắt] trong khi cuộc sống và công việc đều nát bét. Như thế  thì nên cân nhắc lại.

Mình tự cảm nhận là mình có suy nghĩ khá tiêu cực về game. Không biết chừng một ngày nào đó mình sẽ thay đổi suy nghĩ và trở thành một game thủ chuyên nghiệp thì sao.

Nếu coi game là một sở thích. Vậy thì không phải ai cũng nhất thiết phải biết chơi game. Bạn có thể không chơi game giỏi nhưng bạn biết đánh đàn, biết khiêu vũ. Mình nghĩ như thế sẽ tuyệt hơn.

Tác giả: Quỳnh đến rồi

Video liên quan

Chủ Đề