Tại sao fastfood không uống sữa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa.

Thức ăn nhanh là loại thức ăn không tốt, và tác hại của chúng với con người nói chung, với trẻ em nói riêng đã được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên đối với trẻ em thức ăn nhanh gây tác hại không chỉ bắt nguồn từ bản chất của thức ăn nhanh, mà còn từ các tác động khác do thức ăn nhanh gây ra.

1. Tại sao thức ăn nhanh lại hấp dẫn trẻ em?

Một nghiên cứu đã cho thấy không chỉ bản thân bản chất của thức ăn nhanh gây tác hại cho trẻ, mà thức ăn nhanh còn có khả năng gây ra tác động xấu khác, mà cụ thể là khi trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh thì trong ngày trẻ cũng sẽ ăn các loại thức ăn khác nhiều hơn. Ước tính sau khoảng thời gian là 1 năm, một đứa trẻ có thể tăng thêm tới 6 pound (~ 2,7 kg) từ việc tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh.

Thành phần chất béo, đường và muối trong thức ăn nhanh rất hấp dẫn đối với trẻ em, lý do chính là bởi chúng hợp với khẩu vị cơ bản của đứa trẻ. Chính sự thỏa mãn khẩu vị này kích thích khả năng ăn của trẻ, khiến trẻ ăn nhiều hơn trong ngày.

Hơn nữa trong thức ăn nhanh không chứa nhiều chất xơ, vì lẽ đó trẻ không cảm thấy no sau khi ăn, góp phần khiến trẻ ăn nhiều hơn sau đó. Những khẩu phần thức ăn nhanh lớn được phục vụ ở các cửa hàng thức ăn nhanh đã thúc đẩy tình trạng ăn quá mức và béo phì ở trẻ em.

Tại sao fastfood không uống sữa

Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ bị béo phì ở trẻ em

Thức ăn nhanh gây xáo trộn chế độ ăn của trẻ bởi nó đã chiếm chỗ của các lựa chọn lành mạnh khác. Những đứa trẻ sử dụng thức ăn nhanh có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn các đồ uống bổ sung đường, kèm theo đó là uống ít sữa hơn, ăn ít trái cây và các loại thực vật không chứa tinh bột hơn.

2. Mối liên hệ giữa tiêu thụ thức ăn nhanh và hiện tượng ăn nhiều hơn ở trẻ

Một nghiên cứu quốc gia tại Hoa Kỳ đã thực hiện trên hơn 6000 trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Các trẻ trong diện tham gia nghiên cứu đã thực hiện khảo sát về thành phần thức ăn trong một tuần. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong một ngày nhất định:

  • 30% số trẻ sẽ ăn thức ăn nhanh.
  • Thức ăn nhanh là loại thức ăn chủ yếu của 29 - 38% số trẻ.
  • Những trẻ nằm trong độ tuổi từ 4 tới 8 tuổi ăn thức ăn nhanh sẽ tiêu thụ số đồ ăn trong ngày nhiều hơn 6% so với những trẻ cùng độ tuổi không sử dụng thức ăn nhanh.
  • Những trẻ trong độ tuổi từ 10 tới 14 tuổi tiêu thụ thức ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn 17% so với những trẻ khác.
  • Tính bình quân những trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh hấp thu lượng năng lượng nhiều hơn 15% so với những trẻ khác.

Tại sao fastfood không uống sữa

Trẻ sử dụng thức ăn nhanh hấp thụ nhiều năng lượng hơn trẻ khác

Các nhà nghiên cứu cũng so sánh chế độ ăn của trẻ trong những ngày có và không sử dụng thức ăn nhanh. So với những trẻ không ăn thức ăn nhanh, trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh trung bình mỗi ngày hấp thu nhiều hơn 187 calo. Giữa những trẻ có ăn thức ăn nhanh (nhưng không phải ngày nào cũng ăn), thì những ngày có tiêu thụ thức ăn nhanh sẽ hấp thu nhiều hơn 126 calo so với những ngày không sử dụng thức ăn nhanh.

Riêng bản thân thức ăn nhanh trung bình khiến trẻ thu nhận nhiều hơn 57 calo so với chế độ ăn bình thường, và với mức độ như vậy, sau một năm trẻ có thể tăng thêm 6 pound (~ 2,7 kg) cân nặng nếu như không tập luyện thể dục thể thao đủ để đốt cháy hết lượng năng lượng tăng thêm đó.

Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên sử dụng thức ăn nhanh sẽ tiêu thụ chất béo bão hòa cũng như tổng lượng chất béo nhiều hơn, nhiều đường bổ sung và tổng lượng carbohydrate hơn, hấp thu nhiều năng lượng hơn, đồng thời thu nhận vào cơ thể ít chất xơ hơn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ, cần hạn chế quảng cáo các loại thức ăn nhanh, loại bỏ thức ăn nhanh, thức ăn vặt, các loại đồ uống bổ sung đường khỏi chế độ ăn của trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ duy trì tập luyện thể dục thể thao.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Điều trị dậy thì sớm như thế nào?

XEM THÊM:

  • Khám cận lâm sàng là gì?
  • 13 tác động của thức ăn nhanh đối với cơ thể
  • 12 nguyên nhân gây ung thư dạ dày được các chuyên gia cảnh báo