Tại sao điện ảnh là môn nghệ thuật thứ 7

“ Nghệ thuật thứ 7” là tên gọi dành cho điện ảnh, mặc dù thỉnh thoảng vẫn gặp trên báo chí tên gọi này, tuy nhiên rất ít người biết về nguồn gốc của nó. Mười năm trở lại đây lác đác xảy ra một số tài liệu giải thích rằng: “Sở dĩ gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy vì nó ra đời sau 6 nghệ thuật có trước nó”.

Vậy 6 nghệ thuật có trước nó là những nghệ thuật gì? Đáng chú ý không ai cho biết xuất xứ của tên gọi “Nghệ thuật thứ bảy”.

1. Nghệ thuật thứ 7 theo quan điểm Ricciotto Canudo

Người đầu tiên sử dụng cụm từ “Nghệ thuật thứ 7” là Ricciotto Canudo [1879 – 1923]. Ông là người Pháp gốc Ý, là nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, nhà nghiên cứu văn học và nghệ thuật. Cụm từ “Nghệ thuật thứ bảy” được ông dùng không phải để đặt tên cho điện ảnh mà dùng nó khi viết về điện ảnh trong lúc nghiên cứu thuộc tính và mối quan hệ của các kiểu hình nghệ thuật. Lúc đầu ông còn chưa dùng cụm từ “nghệ thuật thứ bảy” mà sử dụng cụm từ “ nghệ thuật thứ sáu” để chỉ điện ảnh.

Năm 1911 ông cho đăng bài “Sự ra đời của nghệ thuật thứ sáu – Tiểu luận về điện ảnh”, trong đó ông bỏ “Thơ” ra, chỉ phân tích thuộc tính của 5 nghệ thuật và điện ảnh được ông gọi là nghệ thuật thứ sáu. Về sau, trong lúc hoàn thiện lý luận của mình, ông đã đưa “Thơ” trở lại và năm 1923 ông xuất bản công trình “Tuyên ngôn của bảy nghệ thuật”.

2. Nghệ thuật thứ 7 theo quan điểm Jean Epstein

Jean Epstein cho rằng có hai nghệ thuật chính là Kiến trúc và Âm nhạc. Kiến trúc có hai nghệ thuật phù trợ là Điêu khắc và Hội họa, hình thành một nhóm. Âm nhạc có hai nghệ thuật phù trợ là Thơ và Múa, hình thành một nhóm.

Hai nhóm nghệ thuật này có những tính chất không giống nhau. Nhóm I có 3 tính chất: đó là nghệ thuật không gian, là nghệ thuật tĩnh và là nghệ thuật tạo hình. Còn nhóm II có 3 tính chất: đó là nghệ thuật thời gian, là nghệ thuật động và là nghệ thuật tiết tấu.

Có thể thấy rằng trong nghiên cứu của mình, khi chọn ra 6 nghệ thuật để phân tích, ông không tùy tiện chọn ra 6 nghệ thuật nào cũng được.

3. Nghệ thuật thứ 7 theo xã hội hiện đại

Điện ảnh không chỉ có một tên gọi là “Nghệ thuật thứ bảy”. Một vài người còn đặt cho điện ảnh những tên khác nữa. Đạo diễn điện ảnh Pháp Abel Gance [1889 – 1981] gọi điện ảnh là “ Nghệ thuật thứ sáu”. Nhà phê bình Emile Viyermose của tạp chí Temps gọi là “Nghệ thuật thứ năm” . Còn đạo diễn điện ảnh Jean Cocteau [ 1889 – 1963] thì gọi điện ảnh là “Nàng Thơ Thứ Mười”.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cho đến ngày nay, đối với toàn bộ các dân tộc trên trái đất này, hai nghệ thuật [chính] với bốn nghệ thuật phù trợ vẫn không thay đổi. Cái còn được gọi là tiến triển của nghệ thuật chỉ là cách chơi chữ khó hiểu mà thôi.

Ngày nay chúng ta biết tổng hợp một cách thần kỳ vô vàn kinh nghiệm của con người. Chúng ta biết kết hợp Khoa học và Nghệ thuật để kiểm soát và cố định nhịp điệu của ánh sáng. Sự kết hợp đó được gọi là Điện Ảnh Nghệ thuật thứ 7”.

Lời kết

Danh xưngmôn thứ 7 dành cho điện ảnh chính thức có từ năm 1923 và môn nghệ thuật thứ 7 dành cho điện ảnh luôn là một danh xưng xứng đáng bởi điện ảnh là loại hình nghệ thuật độc nhất có khả năng tổng hợp tính chất của 6 môn nghệ thuật trên một cách tốt đẹp nhất.

Xem thêm: //nghethuat.vn/nhung-phan-mem-thiet-ke-do-hoa-can-biet/

Hảo Hảo – Tổng hợp, chỉnh sửa

[Nguồn tổng hợp: redsvn, tapchi247, lazi]

Bạn là một người thường xuyên đọc báo, hay tìm hiểu về nghệ thuật chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với môn nghệ thuật thứ 7. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người thắc mắc về nghệ thuật thứ 7 là gì? Nó bắt nguồn từ đâu? Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc đó…

Môn nghệ thuật thứ 7 là gì?

Nằm trong danh sách 7 loại hình nghệ thuật, nên được rất nhiều người chú ý. Các củacông trình nghiên cứu trên thế giới cũng như nước ta về 7 danh sách 7 loại hình nghệ thuật có rất nhiều tuy nhiên việc xác định chính xác về những môn nghệ thuật này không phải đơn giản. Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và đáp ứng nhu cầu giải trí của con người nên điện ảnh – môn nghệ thuật thứ 7 thường xuyên được báo chí nhắc đến và trở nên quen thuộc.

Điện ảnh được coi là môn nghệ thuật thứ 7 trong số 7 môn nghệ thuật. Có thể hiểu một cách đơn giản, điện ảnh là khái niệm gồm các bộ phim được tạo từ khung hình chuyển động, âm thanh, ánh sáng được thu lại để tạo thành một bộ phim.

Nguồn gốc và tên gọi của môn nghệ thuật thứ 7

Nguồn gốc

Nghệ thuật thứ 7 là gì? ra đời bắt nguồn từ nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật người Pháp Ricciotto Canudo. Đầu tiên “điện ảnh” được ông xếp vào nghệ thuật thứ 6 còn nghệ thuật thứ 7 ông dùng để miêu tả tính chất và mối quan hệ giữa các môn nghệ thuật.

Trong “tuyên ngôn của bảy nghệ thuật” thì môn nghệ thuật thứ 7 được ông xếp vào nhóm “nghệ thuật tổng thể” vì theo ông điện ảnh chính là sự tổng hợp của 6 môn nghệ thuật. Điện ảnh là nghệ thuật về cả không gian và thời gian, vừa là nghệ thuật tĩnh vừa là nghệ thuật động, là nghệ thuật tiết tấu và nghệ thuật tạo hình.

Tại sao gọi điện ảnh là môn nghệ thuật thứ 7 

Có rất nhiều tài liệu đã giải thích rằng sở dĩ gọi môn nghệ thuật thứ 7 là điện ảnh vì điện ảnh ra đời sau 6 môn nghệ thuật khác trước đó. Bằng sự tìm tòi và sáng tạo của các nghệ sĩ mà sau khi ra đời điện ảnh đã dần vươn tới trở thành một môn nghệ thuật.

Chính vì điện ảnh là sự tổng hợp của 6 môn nghệ thuật nên việc thưởng thức các tác phẩm về điện ảnh cũng đòi hỏi ta sự am hiểu về các môn nghệ thuật khác. Quá trình hoàn thiện nghệ thuật điện ảnh được các nhà văn, nhà tri thức và các nhà nghiên cứu ủng hộ và đưa ra rất nhiều những phân tích sâu sắc.

Nghệ thuật điện ảnh thứ 7 ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào những năm gần đây. Nếu như trước đây các kênh truyền hình ở Việt Nam chiếu các sản phẩm phim ngoại của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,…thì dạo gần đây những bộ phim “made in Việt Nam” đã chiếm toàn bộ thời gian chiếu của đài.

Những bộ phim chiếu rạp nổi tiếng gần đây như: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Tấm cám chuyện chưa kể,.. Và truyền hình dài tập với những bộ phim đình đám gây xôn xao dư luận như: Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Ngày ấy mình đã yêu,…

Bài viết trên đây chắc đã giúp bạn hiểu nghệ thuật thứ 7 là gì và ý nghĩa tên gọi của môn nghệ thuật thứ 7. Hy vọng với sự hiểu biết đó bạn có thể chọn lọc cho mình những tác phẩm của môn nghệ thuật thứ 7 hấp dẫn để thưởng thức. Ở chuyên mục nghệ thuật đường phố sẽ tiếp tục gửi tới mọi người thêm nhiều thông tin nữa trong những bài viết tới. Mọi người chú ý theo dõi nhé…

Like & Share ủng hộ Mèo Phố nhé.

Góc Điện Ảnh sẽ giới thiệu cụ thể tất cả các lĩnh vực liên quan đến Điện Ảnh từ lịch sử, các khâu sản xuất phim cho đến việc công chiếu phim đến khán giả.

Bạn đang xem: Nghệ thuật thứ 7 là gì

Điện ảnh là một khái niệm rộng dùng để bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động; kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim; hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và ngành công nghiệp thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh.

Chính vì một khái niệm rộng và bao quát, trong bài viết này, Góc Điện Ảnh sẽ giới thiệu cụ thể tất cả các lĩnh vực liên quan đến Điện Ảnh từ lịch sử, các khâu sản xuất phim cho đến việc công chiếu phim đến khán giả.

Ý nghĩa và sự ra đời của Điện Ảnh

Điện ảnh xuất phát từ “cinéma” trong tiếng Pháp là từ rút gọn của “cinématographe”. “Cinématographe” [xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημα – kínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφειν – gráphein có nghĩa là ghi lại] là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.

Khi mới được phát minh, những bộ phim đâu tiên có hình thức việc tái hiện tại những sự việc như một bộ phim tài liệu. Càng về sau, những bộ phim dần được trau chuốt nhằm tạo ra những tác phẩm có chất lượng và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng.

Môn nghệ thuật thứ 7

Chúng ta thường quen gọi điện ảnh là môn nghệ thuật thứ bảy, nguồn gốc của tên gọi này bắt nguồn từ việc phân chia các hình thức nghệ thuật của Hegel. Sáu hình thức nghệ thuật theo quan điểm của Hegel bao gồm:

Georg Wilhelm Friedrich Hegel nhà triết học người ĐứcNghệ thuật thứ 1: Thơ vănNghệ thuật thứ 2: Âm NhạcNghệ thuật thứ 3: Hội HọaNghệ thuật thứ 4: Điêu KhắcNghệ thuật thứ 5: Vũ Kịch [khiêu vũ + sân khấu]Nghệ thuật thứ 6: Kiến trúc

Và sau này, khi điện ảnh được phát minh và dần trở nên phổ biến, công chúng gọi điện ảnh là môn nghệ thuật thứ 7.

Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp nhằm phân biệt với phim truyền hình. Phân loại theo hình thức trình chiếu nên xuất hiện một số từ khác để gọi phim điện ảnh như “màn bạc” hay “màn ảnh lớn” để phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.

La Sortie de l’usine Lumière à Lyon, một trong những “bộ phim” đầu tiên của lịch sử điện ảnh

Lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh thế giới

Cuối thế kỉ 19, trong cuộc đại cách mạng công nghiệp thế giới, hàng loạt những phát minh về công nghệ và kỹ thuật đã góp phần lớn tạo nên những bộ phim điện ảnh đầu tiên. Trong đó, những phát minh nhằm ghi lại hình ảnh chuyển động đóng góp phần quan trọng nhất của Louis Le Prince, Eadweard James Muybridge, Étienne-Jules Marey hay Thomas Edison.

Xem thêm:  Số Hóa Dữ Liệu Bản Đồ — Qgis Là Gì, Giới Thiệu Phần Mềm Qgis

Và bộ phim đầu tiên được công chiếu trong ngày hôm đó chính là đoạn phim La Sortie de l’usine Lumière à Lyon [Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon], được quay vào mùa hè năm 1895, ghi lại cảnh các công nhân rời khỏi nhà máy của nhà Lumière ở Lyon.

Anh em nhà Lumière, cha đẻ của nghệ thuật điện ảnh người quay những thướt phim điện ảnh đầu tiên.

Sự ra đời của “cinématographe” nhanh chóng được công chúng đón nhận nhiệt tình. Ngay lập tức điện ảnh được thương mại hóa đánh dấu dự ra đời của nền công nghiệp điện ảnh.

Năm 1902, bước tiến tiếp theo cho nền điền ảnh với cột mốc kỹ xảo điện ảnh đầu tiên được áp dụng vào một bộ phim điện ảnh. Trong bộ phim Le Voyage dans la lune [Cuộc du hành lên Mặt Trăng] do Georges Méliès thực hiện đã xuất hiện kỹ xảo đầu tiên, hình ảnh Mặt Trăng với khuôn mặt người.

Vào thập niên 1910, đạo diễn Hoa Kỳ D.W.Griffith tiếp tục đưa nền điện ảnh chuyển sang một giai đoạn chuyên nghiệp và quy chuẩn khi chuẩn hóa các thuật ngữ điện ảnh và các công đoạn làm phim. Sau đó ông áp dụng quy trình này để làm nên tác phẩm The Birth of a Nation.

Một cảnh trong phim The Birth of a Nation [1915], đạo diễn D.W. Griffith

Trong giai đoạn những năm 1920, hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh trở nên sôi nổi với sự xuất hiện các trường phái làm phim như trường phái Tiên phong [avant-garde], những người khai sinh ra điện ảnh thể nghiệm [cinéma expérimental] như Fernand Léger, Man Ray, Germaine Dulac, Walter Ruttmann và nhiều người khác. Tuy nhiên trong giai đoạn này những phim điện ảnh vẫn là phim câm, chưa có tiếng động do chưa có kỹ thuật thu âm đồng bộ cho phim và để dẫn dắt câu chuyện hoặc miêu tả các đoạn hội thoại người ta phải sử dụng các bảng chữ [tiếng Anh: intertitle] xen vào giữa các cảnh phim. Chính vì vậy, những bộ phim thường được công chiếu tại các nhà hát nơi những bộ phim sẽ được lồng âm thanh trực tiếp từ những nghệ sĩ trong khán phòng.

Mãi đến năm 1927, bộ phim có tiếng đầu tiên ra đời mang tên The Jazz Singer.

Hình ảnh buổi công chiếu phim The Jazz Singer.

Thập niên 1930 được đánh dấu bằng các bộ phim tuyên truyền của Đức Quốc xã trong đó phải kể tới Olympia [phim 1938] được đạo diễn Leni Riefenstahl thực hiện để quảng bá cho Thế vận hội mùa hè 1936 tổ chức tại Berlin cũng như tuyên truyền hình ảnh của một nước Đức hùng mạnh. Bộ phim này đã mang đến những bước đột phá mới cho nghệ thuật điện ảnh như các góc quay lạ, quay cận cảnh và dựng phim. Cũng chính Leni Riefenstahl vào năm 1936 đã thực hiện bộ phim nổi tiếng Triumph des Willens, một tác phẩm nhằm gây dựng hình ảnh cho Adolf Hitler và các lãnh đạo Đức Quốc xã, Triumph des Willens được coi là bộ phim tuyên truyền xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những bộ phim màu đầu tiên được sản xuất và đến thập niên 1950, thể loại phim màu mới bắt đầu phổ biến. Và cũng trong giai đoạn này, điện ảnh phải cạnh tranh với một phương tiện giải trí khác đang phát triển rất mạnh là truyền hình [vốn vẫn chỉ có hình ảnh đen trắng cho đến giữa thập niên 1960].

Xem thêm: Refactoring Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa Code Smell And Refactoring

Poster quảng cáo cho máy quay Super 8

Năm 1965, với sự ra đời của loại máy quay phổ thông super 8 do hãng Kodak sản xuất, nền điện ảnh của các nghệ sĩ nghiệp dư ra đời. Những bộ phim được thực hiện nghiệp dư này được gọi là các bộ phim loại Z [Z movie, bắt nguồn từ tên gọi các bộ phim loại B – B movie kinh phí thấp của Hollywood], phim loại Z cũng được các đạo diễn nổi tiếng sử dụng như một cách thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình.

Đến cuối thế kỉ 20, khi nền khoa học kỹ thuật số phát triển sang một tầm cao mới, điện ảnh được đánh một dấu mốc quan trọng khi sử dụng các máy quay kỹ thuật và dàn dựng các kỹ xảo điện ảnh và âm thanh trên máy tính, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền điện ảnh thế giới.

Nền Công nghiệp điện ảnh thế giới

Sau khi trình chiếu bộ phim đầu tiên, Anh em nhà Lumière nhận thấy việc thực hiện và trình chiếu các bộ phim có thu tiền tại Grand Café là một lĩnh vực giải trí mang lại rất nhiều lợi nhuận. Đây cũng là điểm đánh dấu cho sự ra đời của ngành công nghiệp điện ảnh. Và sau sự kiện đó, các hãng phim tư nhân được thành lập ngày một nhiều kéo theo sự nổi tiếng của các diễn viên điện ảnh được nhiều người hâm mộ.

Năm 1917, vua hề Charlie Chaplin đã được ký hợp đồng với mức lương kỷ lục thời đó là 1 triệu USD một năm.

Vua hề Charlie Chaplin

Các hãng phim lớn

Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh phát triển nhất với kinh đô điện ảnh Hollywood. Một bộ phim Hollywood có thể được đầu tư tới 200 triệu USD để rồi thu về gần 2 tỷ USD như Titanic. Tuy nhiên khu vực sản xuất nhiều phim nhất phải kể tới Mumbai, kinh đô Bollywood của Ấn Độ.

Hollywood hiện có 6 hãng phim lớn [The Big Six] nơi cho ra đời hầu hết các bộ phim kinh phí lớn của điện ảnh Mỹ. Đó là các hãng:

Fox Entertainment Group [trong đó có xưởng phim Twentieth Century Fox]Paramount Motion Pictures Group [trong đó có xưởng phim Paramount Pictures và DreamWorks SKG]Sony Pictures Entertainment [trong đó có xưởng phim Columbia Pictures, TriStar Pictures và Metro-Goldwyn-Mayer]NBC Universal [trong đó có xưởng phim Universal Studios]Time Warner [trong đó có xưởng phim Warner Bros. Pictures, New Line Cinema và HBO]Buena Vista Motion Pictures Group [trong đó có xưởng phim Walt Disney Pictures]

Ở Hollywood cũng còn một số hãng phim độc lập như Lucasfilm, Ltd. của George Lucas hay Amblin Entertainment của đạo diễn Steven Spielberg.

Ở một số thị trường phim khác như châu Âu và châu Á, các hãng phim thường có quy mô nhỏ và mức kinh phí đầu tư cho phim cũng ít hơn. Ví dụ ở Pháp có thể kể tới Canal+, Pathé hoặc Gaumont [hãng phim lâu đời nhất thế giới còn hoạt động]; ở Hồng Kông có hai hãng phim lớn là Thiệu Thị và Gia Hòa,…

Lịch sử ghi nhận rạp chiếu phim chính thức đầu tiên được xây dựng tại Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ năm 1905. Trước đó các bộ phim thường được chiếu trong các rạp hát [để tiện cho việc bố trí dàn nhạc công tạo âm thanh cho phim]. Kể từ năm 1905, hàng nghìn rạp chiếu tương tự ở Mỹ được ra đời từ việc cải tạo lại các rạp hát có sẵn.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các rạp chiếu phim phải cạnh tranh quyết liệt với truyền hình. Sau đó, sự xuất hiện của các phương tiện lưu trữ thông tin như băng từ VHS, CD và DVD cũng làm nhiều người không đến rạp để thưởng thức phim mới mà họ mua hoặc thuê các CD, DVD phim này về nhà.

Xem thêm:  Tiểu Sử Chồng Thu Minh

Và thời đại hiện nay, Internet trở nên phổ biến đã trở thành công cụ trao đổi phim ảnh [cả hợp pháp và bất hợp pháp] cực kì tiện lợi khiến cho các rạp chiếu phim ngày càng gặp nhiều đối thủ trên lĩnh vực thu hút khán giả.

Theo một nghiên cứu năm 2000 của ngân hàng ABN AMRO thì chỉ có 26% thu nhập của các hãng phim Hollywood đến từ tiền bán vé, 46% đến từ việc bán và cho thuê băng đĩa và 28% đến từ truyền hình

Đánh giá chất lượng phim

Khi điện ảnh trở thành món ăn tinh thần và là một phần không thể thiếu trong nhu cầu giải trí trên toàn thế giới thì việc đánh giá phế bình điện ảnh cũng ngày càng phát triển. Hiểu nôm na việc phê bình điện ảnh là quá trình phân tích và đánh giá chất lượng các sản phẩm điện ảnh. Trước kia, việc phê bình đánh giá phim thường do những nhà phê bình phim chuyên nghiệp hoặc các nhà báo trong lĩnh vực điện ảnh thực hiện và được đăng trên báo hoặc tạp chí danh tiếng. Kể từ khi internet trở nên phổ biến, khán giả ngoài việc tham khảo những bài phê bình phim trên các nguồn uy tín còn có thể đọc các bài review phim trên những website cá nhân hoặc cộng đồng đánh giá phim lớn.

Thông thường các bộ phim được giới phê bình ca ngợi sẽ thu hút nhiều khán giả hoặc ngược lại. Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng đúng, đôi khi các bài phê bình lại có tác dụng ngược lại, người xem có thể lại hào hứng mua vé các bộ phim bị giới phê bình chỉ trích kịch liệt hoặc hờ hững với những bộ phim nghệ thuật được giới phê bình ca ngợi.

Liên hoan phim và giải thưởng điện ảnh

Liên hoan phim và các giải thưởng điện ảnh được thành lập nhằm tôn vinh và đánh giá chất lượng những tác phẩm điện ảnh.

Liên hoan phim là chương trình tập hợp những bộ phim mới, có chất lượng được giới thiệu và công chiếu cho hội đồng ban giám khảo. Hội đồng giám khảo sẽ đánh giá và chấm điểm các tác phẩm dự giải dựa trên những tiêu chí được đề ra.

Các Liên hoan phim thường được tổ chức hàng năm và đây thường là ngày hội văn hóa, nơi tập trung các ngôi sao điện ảnh, các đạo diễn lớn và các nhà sản xuất vớ mục đích quảng bá cho những bộ phim mới hoàn thành của họ.

Một số Liên hoan phim lớn và có uy tín trên thế giới hiện nay gồm có: Liên hoan phim Cannes [Pháp], Liên hoan phim Berlin [Đức], Liên hoan phim Venezia [Ý] và Liên hoan phim Sundance [Mỹ].

Khác với Liên hoan Phim, Giải thưởng điện ảnh được trao bởi các hội nghề nghiệp liên quan đến điện ảnh [thường là Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh hoặc Hội Điện ảnh] bằng việc bỏ phiếu kín để chọn ra những người xứng đáng.

Một số giải thưởng điện ảnh nổi tiếng nhất có thể kể đến là Giải Oscar được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ [Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS], Giải César của Pháp, ở Hồng Kông có Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông.

Video liên quan

Chủ Đề