Tại sao cựu bộ trưởng vũ ngọc hải đi tù

Trong ngôi nhà bài trí theo phong cách cổ điển nằm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), câu chuyện giữa VnExpress và ông Vũ Quốc Tuấn nhiều lần bị gián đoạn bởi những cú điện thoại báo tin, chia sẻ về sự ra đi đột ngột của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Với giọng nghèn nghẹn, ông Tuấn kể lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong khoảng thời gian 10 năm làm trợ lý cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

"Những năm 80, sản lượng lúa của khu vực đồng bằng Đồng Tháp Mười rất thấp vì nhiễm mặn, nước phèn, có nơi sản lượng chưa đạt 1 tấn trên 1 ha. Ông Kiệt khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước đã quyết định cải tạo vùng đồng bằng này, thau chua rửa mặn, làm thủy lợi, biến lúa một vụ thành hai vụ năng suất cao.

Thời điểm đó, cũng có quan điểm cho rằng tại sao không tập trung cải tạo đồng bằng sông Hồng vốn phì nhiêu. Để thực hiện quyết sách của mình ông Kiệt đã có những tháng ngày thực tế và quy tụ nhiều nhà khoa học hoạt động lâu năm ở miền Nam, ví dụ như Giáo sư Võ Tòng Xuân. Tôi từng xắn quần cùng ông Kiệt lội xuống các cánh đồng ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long...

Ông thường ra tận ruộng hỏi bà con đang dùng giống lúa gì, làm thủy lợi ra sao. Tôi nhớ, có lần xuống một đìa tôm, ông đã lội xuống đầm, cùng bà con vớt từng con tôm. Bữa ấy, ông đã ở lại đìa tôm, nhậu tôm luộc, bàn về cách nuôi tôm như một lão nông.

Tại sao cựu bộ trưởng vũ ngọc hải đi tù

Ông Võ Văn Kiệt, người được đánh giá là "kiến trúc sư của công cuộc đổi mới". Ảnh: PLTPHCM.

Quyết sách táo bạo nữa của ông Kiệt là việc xây dựng đường dây 500KV Bắc Nam. Đây là chủ trương có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí khi đưa ra Quốc hội có một vị tiến sĩ phản đối rằng, trên thế giới chẳng nước nào làm đường dây điện kéo dài hơn 1.000 km. Có người còn cho rằng, ông Kiệt là người miền Nam nên "thiên vị" đưa điện từ Bắc và Nam.

Nhưng ông kiên quyết bảo vệ quan điểm. Điều đó thể hiện sự quyết đoán dựa trên cơ sở tập hợp được trí tuệ của nhiều người, không phải là duy ý chí. Ông hỏi ý kiến chuyên gia và thấy rằng nếu làm lần lượt từng chặng thì không biết bao giờ mới xong. Thế là, dự án đồng loạt khởi công tại nhiều chặng, sau đó ráp nối với nhau. Ông ví cách làm đó là kiểu du kích, "đồng khởi", lấy kinh nghiệm từ trong chiến tranh.

Tôi từng cùng ông Kiệt đi kiểm tra các chặng đường dây, một số chặng phải leo lên những đỉnh núi cao vút. Ông bảo, phải xem anh em thi công làm sao, ăn uống thế nào... Kế hoạch xây dựng 4 năm nhưng dự án hoàn thành chỉ trong 2 năm. Công trình đường dây 500KV Bắc Nam gắn liền với tên tuổi của ông, chứng tỏ tầm chiến lược, dài hạn của một nhà lãnh đạo.

Tại sao cựu bộ trưởng vũ ngọc hải đi tù

Ông Võ Văn Kiệt (áo sậm, ngoài cùng bên phải) trong chuyến kiểm tra đường dây 500KV tại miền Trung, năm 1992. Ảnh tư liệu

Nhiều người ví ông Sáu Dân là "Nhất dạ sinh bá kế", tư duy đổi mới của ông từ cách thức làm những bài diễn văn. Không có chuyện trợ lý viết diễn văn sau đó duyệt mà trước khi viết ông ấy đề ra các ý, sau đó trợ lý thực hiện.

Báo cáo đầu tiên mà tôi làm cho ông Kiệt là Báo cáo về kế hoạch 5 năm tại Đại hội Đảng 6 (1986-1990), ông Kiệt không phải là người chặt chẽ về câu chữ nhưng lại là người rất chặt chẽ về mặt nội dung, ý tứ để tạo điểm mới trong bài của mình. Ông ấy nói không thích những công thức cũ, sáo mòn... Có những báo cáo chúng tôi muốn "tháo tung" ra, không theo công thức sáo mòn để có một cách trình bày mới hơn. Và chính ông Kiệt là người mở ra một cách trình bày khác.  

Ông Kiệt là người cởi mở, có tầm nhìn xa trong việc quy tụ người tài, ngay cả với giới trí thức chế độ cũ. Khi còn làm Bí thư Thành ủy TP HCM, ông đã sử dụng Nguyễn Xuân Oánh (từng làm Phó thủ tướng trong chính quyền Sài Gòn) và giao ông này phụ trách nhóm nghiên cứu kinh tế trực thuộc Thành ủy.

Ngày đó, chúng ta cung cấp nguyên liệu, vật tư theo chỉ tiêu nhà nước nên nhiều xí nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất. Nhiều chuyên gia tâm huyết cũng như nhóm nghiên cứu của ông Oánh đã đề xuất cho nhà máy dệt, nhà máy bia.... của TP HCM được vay tiền ngân hàng, mua nguyên liệu trực tiếp bằng USD, giải quyết khó khăn về nguyên liệu cho các doanh nghiệp.

Sau này, khi ông Kiệt ra Hà Nội làm Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, ông vẫn thường xuyên cử tôi vào để gặp gỡ anh em, truyền đạt ý kiến của ông ấy và nghe những kiến nghị tâm huyết của nhóm ông Oánh và nhóm Thứ Sáu do anh Phan Chánh Dưỡng chủ trì... Tại Hà Nội, từ năm 1993, ông Kiệt cũng tập hợp những nhà khoa học lập thành Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính.

Ông Vũ Quốc Tuấn sinh năm 1927, từng là chuyên gia cao cấp Văn phòng Chính phủ, trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1985-1994.

Đến nay, nhiều người vẫn còn nhớ câu chuyện vị Thủ tướng vào trại giam thăm cựu Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải. Ông Kiệt từng nói với tôi: "Tội của anh Hải pháp luật xử lý, nhưng đứng về mặt con người, anh ấy vẫn là người có công trong việc xây dựng đường dây chiến lược 500KV Bắc Nam". Khi đường dây 500KW hoàn thành, ông Kiệt đã vào trao huy hiệu cho ông Hải.

Những năm đầu đổi mới, đất nước gặp khó khăn về lương thực khi thực hiện chủ trương cải tạo phục vụ công thương. Ông Kiệt vào họp với TP HCM về kìm giá gạo, vừa bay ra Hà Nội thì nghe tin giá trong đó lại bung lên. Bấy giờ bà Ba Thi, Giám đốc công ty lương thực miền Nam gọi điện báo, không giữ được giá nữa, giá thị trường lại bùng lên rồi. Ông Kiệt bảo: "Chị là giám đốc lương thực thành phố, chị chịu trách nhiệm về chuyện này, tôi sẽ kỷ luật chị".

Chồng bà Ba Thi là bạn chiến đấu của ông Kiệt, bản thân chị Thi cũng là cán bộ cách mạng chí cốt, nhưng ông vẫn phê bình thẳng thắn. Nhưng sau đó, khi phân tích lại, ông thấy rằng chủ trương cải tạo là không đúng, ông nói lại với chị Thi là "Giá lên là phải thôi, tôi nói thế, còn chị cứ tiếp tục yên tâm làm việc".

Những ngày về hưu, ông Sáu Dân vẫn nặng lòng với công việc. Ông thường xuyên viết thư gửi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải để góp ý kiến. Gần đây, ông cũng có bài viết về mở rộng Hà Nội. Đấy là những lá thư công khai, còn những lá thư riêng nữa về những chủ trương cụ thể. Ông vẫn xuống các tỉnh, góp ý kiến với địa phương.

Thời gian gần đây, ông Sáu nói với tôi nhiều lần về cải cách bộ máy hành chính. Từng đi nhiều nước, điều ông trăn trở nhất là làm thế nào để bộ máy hành chính của ta phải là bộ máy phục vụ, gần dân hơn, bớt tham nhũng quan liêu. Ông cũng trăn trở làm thế nào để có một thị trường khoa học công nghệ, chấn hưng giáo dục, coi giáo dục thực sự là quốc sách để chấn hưng đất nước.

Trong 10 năm làm việc, tôi thấy hiếm có một nhân vật nào quyết đoán, có tư duy chiến lược kinh tế, chiến lược con người mang tầm vóc thời đại như thế.