Tại sao công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và pháp luật có liên quan, Công ty TNHH được quyền phát hành Chứng khoán [trong đó có trái phiếu], chỉ hạn chế Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần. Quyền phát hành trái phiếu của công ty TNHH được quy định như sau:

“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác [nếu có] của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp; Tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp; Hoặc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.

1.Loại hình và hình thức trái phiếu Công ty TNHH được phát hành

Điều 5 Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp quy định về loại hình và hình thức trái phiếu như sau:

Trái phiếu không chuyển đổi:  

– Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;

– Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi có kèm chứng quyền là công ty cổ phần.

Trái phiếu chuyển đổi:

– Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;

– Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần.

Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử:

Theo quy định này của pháp luật, Công ty TNHH chỉ được phát hành trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm.

“Trái phiếu có bảo đảm” là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.

2.Điều kiện phát hành trái phiếu 

Công ty TNHH phải đáp ứng được các điều kiện đối với trái phiếu không chuyển đổi quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 90/2011/NĐ-CP  như sau:

– Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.

– Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có:

+ Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;

+ Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán [nếu có];

+ Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty.

– Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;

– Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định 90/2011/NĐ-CP .

Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền phát hành trái phiếu của công ty TNHH theo quy định LawKey gửi đến bạn đọc.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
  • 2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ?
  • 2.1 Công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất
  • 2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân
  • 2.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chế độ trách nhiệm hữu hạn
  • 2.4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần:

1. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

7. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Tại Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 cũng có quy định cụ thể về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu [sau đây gọi là chủ sở hữu công ty]. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ?

2.1 Công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất

Đây là dấu hiệu nổi bật để phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với các loại hình công ty khác. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thi số lượng thành viên từ hai đến năm mươi thành viên, đối với công ty cổ phàn thì số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa, đối với công ty hợp danh thì số lượng thành viên hợp danh tối thiểu phải là hai. Tuy nhiên, đặc điểm này lại có phần giống với doanh nghiệp tư nhân, loại hình doanh nghiệp có một chủ, nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là một cá nhân mà không thể là tổ chức như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Luật doanh nghiệp năm 2020, tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Quy định này tiến bộ hơn Luật doanh nghiệp năm 205 ở chỗ đã khẳng định rõ ràng việc tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không được thành lập doanh nghiệp. Trước đây, Luật doanh nghiệp năm 205 hoàn toàn không đề cập vấn đề này,

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 có hai loại hình doanh nghiệp một chủ là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể thuộc sở hữu của một tổ chức, hoặc một cá nhân thì doanh nghiệp tư nhân chỉ do cá nhân làm chủ sở hữu. Như vậy, loại chủ thể có thể làm chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên rộng hơn so với doanh nghiệp tư nhân.

2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giây chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tổ chức có tư cách pháp nhân khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan, về thành lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020 khi có đủ các điều kiện về hồ sơ đăng ký hợp lệ, nộp đủ lệ phí và thực hiện đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật dân sự năm 2015. Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì tùy thuộc vào chủ sở hữu công ty là tổ chức hay cá nhân, tùy thuộc vào số người được đại diện theo ủy quyền do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có những mô hình tổ chức và quản lý khác nhau. Trong đó, có sự sắp xếp, phân công nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn của từng chức danh, từng bộ phận Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng Giám đốc... đồng thời có sự quản lý thống nhất của những người đứng đầu bộ máy.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của mình sang cho công ty, sau khi hoàn thành thủ tục này thì tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của công ty. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định “phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sàn của công ty”. Tài sản của công ty không những độc lập với tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà còn phải độc lập với chính tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công ty. Bên cạnh đó, công ty phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác bằng chính tài sản độc lập đó. Nói cách khác, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, và về nguyên tắc, chủ sở hữu công ty không có trách nhiệm phải trả nợ thay cho công ty.

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập theo Luật doanh nghiệp năm 2020, có cơ cấu tổ chức riêng, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, nên được xem là một chủ thể pháp lý độc lập. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tự nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trong các quan hệ pháp luật tố tụng, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

2.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chế độ trách nhiệm hữu hạn

Tính chịu trách nhiệm hữu hạn xuất hiện từ rất lâu trong lệ của người buôn, lệ dần dần được ghi nhận trong luật. Khác với tập tục chung đó, ở Việt Nam, tính chịu trách nhiệm hữu hạn được du nhập bởi người làm luật, tái hiện nhiều lần trong Luật doanh nghiệp, ví dụ trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Mặc dù các định nghĩa trong các công ty có thể khác nhau, song về cơ bản, trách nhiệm hữu hạn dùng để chỉ phạm vi trách nhiệm của thành viên chứ không phải phạm vi trách nhiệm của pháp nhân, thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình, công ty chịu ưách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Hạt nhân của chế độ trách nhiệm tài sản là trách nhiệm hữu hạn cùa từng thành viên trong phạm vi phần vốn góp của mình. Theo Luật doanh nghiệp hiện hành thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông công ty cổ phần đều chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp, trừ các ngoại lệ nhất định. Vì vậy, đặc điểm chịu trách nhiệm hữu hạn của công tỵ trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực chất là chế độ trậcậ nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Nếu công ty bị thua lỗ, thất bại trong hoạt động kinh doanh dẫn đến phá sản thì chủ sở hữu cũng chi mất số vốn đã đầu tư vào công ty mà không phải dùng đến tài sản riêng không đưa vào hoạt động kinh doanh để trả nợ thay cho công ty.

Chính yếu tố chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh làm nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn trên thương trường khi mà họ biết các yếu tố rủi ro đã được giới hạn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyên khích người dân đầu tư vốn nhàn rỗi vào các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đứng ở góc độ là một đối tác làm ăn với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì đây lại là một nhược điểm cần phải thận trọng.

Sự tồn tại của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cỏ làm triệt tiêu mô hình doanh nghiệp tư nhân?

không loại hình doanh nghiệp nào là hoàn hảo, mỗi mô hình tổ chức kinh doanh đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, có vậy mới đáp ứng được nhu cầu vô cùng đa dạng của các nhà đầu tư. về mặt lý luận, mặc dù doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm tài sàn vô hạn - rủi ro rất lớn cho chủ doanh nghiệp tư nhân, nhung bù lại, chủ doanh nghiệp tư nhân lại có quyền năng rất lớn đối với doanh nghiệp của mình, bao gồm những quyền về tổ chức kinh doanh, tài chính, nhân sự... Trong khi đó, ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu không có được những khả năng linh hoạt như chủ doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tiễn, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có từ Luật doanh nghiệp năm 199 đến nay, nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn nhận được sự lựa chọn đông đảo của các nhà đầu tư. Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy sự tồn tại của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không làm triệt tiêu mô hình doanh nghiệp tư nhân mà góp thêm vào sự đa dạng các loại hình tổ chức kinh doanh cho các nhà đầu tư lựa chọn.

2.4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì chỉ có công ty cổ phần mới được quyền phát hành cổ phần. Với bản chất của công ty cổ phần mang tính đối vốn, việc chuyên nhượng cổ phần về cơ bản khá dễ dàng. Trong khi đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất, nếu phát hành cổ phần sẽ làm tăng số lượng chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không còn là người sở hữu duy nhất vốn điều lệ của công ty, lúc này loại hình công ty ban đầu đã bị thay đổi hoàn toàn về bản chất.

Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2020 chỉ cấm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát hành cổ phần. Do đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn có thể phát hành các loại chứng khoán khác vỉ dụ như trái phiếu để huy động vốn theo quy định pháp luật, hoặc thông qua việc vay, mượn... yếu tố vê huy động vốn cũng là một yếu tố quan trọng để các chủ thể quyết định việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dù không được phát hành cổ phần nhưng vẫn có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh khi được phát hành các loại chứng khoán khác.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề