Tại sao bầu trời màu hồng

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Tại sao mây trên trời có nhiều màu sắc khác nhau?

Sự chênh lệch dày mỏng giữa các đám mây rất lớn, đám mây dày có thể đạt đến 7-8 nghìn mét, đám mây mỏng thì chỉ có mấy chục mét.

Những lúc bầu trời âm u, phạm vi phân bố của mây rất rộng, hầu như che phủ cả bầu trời nên ánh sáng mặt trời khó có thể xuyên qua được, vì thế mây có màu xám tối.

Còn những lúc trời nắng ráo hay nhiều mây, lượng mây trên bầu trời rất ít, được mặt trời chiếu sáng, nên hầu hết những đám mây này đều có màu trắng.

Vào mùa hè, trước khi những cơn mưa rào ập đến, mây dông được hình thành trong một phạm vi lớn, loại mây này thường là mây đen, vì chúng rất dày nên ánh sáng mặt trời hầu như không thể xuyên qua được.

Sở dĩ những đám mây vào buổi bình minh và hoàng hôn luôn có màu đỏ là do khi mặt trời sắp mọc hay sắp lặn, ánh nắng mặt trời đều chiếu xiên, nó phải xuyên qua tầng khí quyển rất dày, nên chỉ có ánh sáng đỏ hay cam mới có bước sóng đủ mạnh để chiếu lên các đám mây, khiến chúng bị nhuộm thành một màu cam đỏ rất đẹp.

Các thành phần tạo nên mây đôi khi là các giọt nước, đôi khi là các hạt băng, đôi khi là sự kết hợp hai thành phần trên. Vì thế khi ánh sáng của mặt trời và mặt trăng chiếu vào nó có thể tạo thành các quầng sáng hoặc cầu vồng tuyệt đẹp.

Tổng hợp

Bầu trời hoàng hôn chuyển sang màu đỏ và da cam là do hiện tượng tán xạ của ánh sáng trong khí quyển.

>>> Tại sao có "trăng quầng" và "trăng tán"?

Bầu khí quyển của trái đất có chứa nhiều hạt nhỏ như bụi, tro, phấn hoa, các chất khí và hơi nước, những thành phần trong khí quyển này sẽ phản xạ và tán xạ ánh sáng mặt trời theo các hướng khác nhau trước khi đến mắt con người.


Bầu trời chuyển sang màu đỏ và màu da cam lúc hoàng hôn. [Ảnh: Timm Jensen]

Trong khoảng thời gian mặt trời nằm ở phần thấp trên đường chân trời, quãng đường các tia sáng mặt trời phải chiếu xuyên qua bầu khí quyển dài hơn 30% so với ban ngày. Những ánh sáng có bước sóng ngắn như tím và xanh da trời bị tán xạ nhiều, chỉ còn những ánh sáng có bước sóng dài hơn như vàng, da cam, đỏ ít bị tán xạ được truyền đến mắt người quan sát [màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất trong quang phổ nhìn thấy được]. Vì vậy, khi mặt trời mọc và lặn, bầu trời xuất hiện màu đỏ và màu da cam, MNN cho hay.

Ánh sáng mặt trời là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc. Trong một cơn mưa, hơi nước trong không khí đóng vai trò giống như một lăng kính, nó tách ánh sáng mặt trời thành các ánh sáng đơn sắc có bước sóng khác nhau, đây là lý do tại sao con người thấy cầu vồng.

"Chúng ta thường nghĩ tất cả mọi thứ có màu sắc cụ thể. Tuy nhiên, những màu sắc chúng ta thấy phụ thuộc vào sự phản chiếu ánh sáng của vật thể và đường đi của ánh sáng”, Stephen Corfidi, một nhà khí tượng học từ Cơ Quan Đại Dương và Khí Quyển Quốc Gia Mỹ [NOAA], nói.

Theo Vnexpress

Quá trình tán xạ vật lý khiến bầu trời đôi khi có màu hồng và các màu khác. Trong quá trình này, các hạt ánh sáng nhỏ bị bật ra khỏi các phân tử không khí. Bước sóng, thời gian trong ngày và các quy luật cơ học lượng tử đóng những vai trò quan trọng trong việc xác định màu sắc của bầu trời.

Theo quy luật của cơ chế lượng tử, các nguyên tử và phân tử chỉ hấp thụ các ánh sáng có màu nhất định, chẳng hạn như xanh lục và vàng. Double X Science cho biết, các màu khác sẽ quay trở lại bầu khí quyển khi chạm tới bề mặt của các nguyên tử và phân tử. Màu sắc của ánh sáng phản xạ được xác định bởi bước sóng, cũng biểu thị mức năng lượng. Các màu có bước sóng ngắn hơn, bao gồm xanh lam và tím, có mức năng lượng cao, cường độ cao. Các bước sóng khác, chẳng hạn như các bước sóng có màu cam và đỏ, có sóng dài hơn và ít cường độ hơn. Khi chạm vào bề mặt của các nguyên tử hoặc phân tử khác, các bước sóng bùng nổ, giống như pháo hoa. Giống như pháo hoa, một số sóng tạo ra những vụ nổ màu rực rỡ: chẳng hạn như màu đỏ và hồng, phân tán rộng khi va vào bề mặt rắn và tạo ra những màn hình màu tuyệt đẹp. Sau khi va chạm vào bề mặt, các màu được giải phóng từ các bước sóng trộn lẫn và hòa quyện. Điều này giải thích tại sao bầu trời chuyển sang các màu khác nhau và có thể trông hồng hơn vào một đêm và có màu cam nhiều hơn vào đêm sau.

[Dân trí] - Một phụ nữ đã vô cùng thích thú khi nhìn thấy ánh sáng hồng trên bầu trời đêm khi cô đang lái xe đến Niagara [Mỹ].

Brandi Maureen, công dân bang Niagra đã nhìn thấy một cảnh tượng kỳ lạ ở bang New York: Một vầng sáng lớn màu hồng tím trên bầu trời vào ngày 14/5.

Cô đã dừng lại bên đường và chụp quầng sáng tím hồng soi rọi cánh đồng trước mặt.

Bầu trời hồng rực trong hình elip kỳ lạ

Brandi cho biết: “Ánh sáng khi đó dường như có màu tím đậm nhưng lại có ánh hồng. Có lẽ nó có màu tím hồng.

Chúng tôi tiếp nhiên liệu ở New York và rồi được thấy cảnh tượng kỳ lạ trên bầu trời. Chưa bao giờ chúng tôi nhìn thấy màu sắc kỳ lạ như thế này ở đâu khác. Chúng tôi không biết chuyện quái gì đang xảy ra”.

Bí ẩn bầu trời đêm chuyển màu tím hồng

Brandi đã lấy máy quay lại hình ảnh kỳ lạ của vùng trời.

Trước đó, tháng 2/2018, một vùng trời màu tím cũng xuất hiện ở Phillippin.

Hồi tháng 9/2019, bầu trời chuyển màu tím ở Florida sau khi bão Dorian tràn qua khu vực. Các chuyên gia giải thích đó là kết quả do ánh sáng Mặt Trời lúc hoàng hôn bị tán xạ bởi đám mây giông trong cơn bão.

Còn tại Nhật Bản chiều tối ngày 12/10/2019, bầu trời cũng đổi sang màu tím khi chuẩn bị đón siêu bão Hagibis.

Mới nhất là ngày 10/1/2020, bầu trời ở thị trấn Snowflake, bang Arizona [Mỹ] cũng có màu tím đậm trong điều kiện trời nhiều mây và sương mù.

Các nhà chức trách cho biết màu sắc đặc biệt này do những ngọn đèn cực tím dùng để trồng cần sa y tế ở trang trại Copperstate - nhà cung cấp cần sa y tế lớn nhất ở Arizona [Copperstate có 40 mẫu nhà kính - tương đương với 30 sân bóng đá - sử dụng đèn vào ban đêm để tăng tốc sự phát triển của cần sa] - tạo ra. Ánh đèn phản chiếu trên nền tuyết quanh trang trại, rọi sáng các đám mây trên cao.

Nhân Hà

Theo Stardaily

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Afterglow là một vầng ánh sáng có màu trắng hoặc hồng nhạt dạng vòm trên bầu trời, do ánh sáng mặt trời bị tán xạ bởi các hạt mịn như bụi lơ lửng trong không khí lúc mặt trời lặn. Một vầng afterglow có thể xuất hiện khá lâu sau khi mặt trời lặn phía trên những tầng mây cao nhất trong giờ chạng vạng mờ dần, hoặc bị phản chiếu bởi những bãi tuyết cao ở những vùng núi. Các hạt mịn tạo ra hiệu ứng tán xạ trên các bộ phận cấu thành của ánh sáng trắng.[1] Vầng ánh sáng tương tự afterglow nhưng xảy ra trước lúc mặt trời mọc được gọi là foreglow.

Afterglow trên bến Dadaocheng ở Đài Bắc, Đài Loan

Alpenglow thực sự là vầng ánh sáng đỏ hồng xảy ra rất lâu sau khi mặt trời lặn hoặc rất lâu trước khi mặt trời mọc, do sự tán xạ ngược của ánh sáng mặt trời đỏ bởi các aerosol và các hạt bụi mịn thấp trong khí quyển. Sau khi mặt trời lặn, alpenglow cũng là một dạng afterglow ở phía đối diện được gây ra bởi sự chiếu sáng không trực tiếp của các hạt khí quyển bởi ánh sáng mặt trời khi nó bị khúc xạ và phân tán trong bầu khí quyển của Trái Đất. Vành đai sao Kim là dạng gần giống với alpenglow nhưng nó được gây ra bởi sự tán xạ ngược bởi các hạt mịn và aerosol ở trên cao hơn.

Trong các loại ánh sáng hợp thành ánh sáng mặt trời, các ánh sáng mang năng lượng cao và tần số cao sẽ bị tán xạ nhiều nhất, vì thế các ánh sáng mang năng lượng thấp và tần số thấp còn lại mới có thể đến được người quan sát trên đường chân trời lúc chạng vạng. Sự tán xạ ngược trong khí quyển tiếp tục biến các ánh sáng này thành màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt. Afterglow rõ rệt nhất ở phía gần Mặt Trời nhất, nó càng mờ dần khi càng xa Mặt Trời và khi trời càng tối, các đám mây phản chiếu nó được gọi là ráng. Khoảng thời gian này trong ngày mà hiện tượng này xảy ra được gọi là giờ xanh và được các phần lớn nhiếp ảnh gia và họa sĩ trân trọng, bởi vì nó mang đến những khung cảnh ngoạn mục.[2]

Hiệu ứng này vẫn tồn tại cho đến khi bóng của Trái Đất [đường chạng vạng] vượt qua bầu trời phía trên người quan sát khi màn đêm buông xuống và các ngôi sao xuất hiện; với sao Kim [thiên thể sáng thứ hai sau Mặt trăng trên bầu trời đêm] khi đó có thể nhìn thấy phía trên đường chân trời, đối diện với Vành đai sao Kim ở xung quanh điểm đối nhật.

Sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883, một loạt hình ảnh ráng hoàng hôn đỏ rực đáng chú ý đã xuất hiện trên toàn thế giới. Một lượng lớn bụi cực kỳ mịn đã bị thổi bay lên một độ cao lớn bởi vụ nổ của núi lửa, và sau đó chúng được khuếch tán toàn cầu bởi những cơn gió trong khí quyển cao. Bức tranh của Edvard Munch The Scream có thể mô tả một afterglow xuất hiện trong giai đoạn này.

  • Mặt Trời lặn ở Hồng Kông sau vụ phun trào núi Pinatubo năm 1991

  • Afterglow ở Dresden, Sachsen, Đức

  • Một vầng afterglow ở vùng núi của người Slovenia, gần Thung lũng hồ Triglav

  • Mặt Trời lặn trên đường đua Bates College ở Lewiston, Maine.

  • Một vầng afterglow tại một bến tàu ở Úc

  • Một vầng afterglow trên một khu nhà ở Krakow

  1. ^ “Afterglow”. Word Across. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ “Blue Hour – Magic Hour”. www.timeanddate.com [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.

  • Vành đai của sao Kim
  • Bóng của Trái Đất
  • Gegenschein
  • Bầu trời đỏ vào buổi sáng
  • Mặt Trời lặn
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Afterglow.
Wikisource có văn bản gốc từ các bài viết của 1911 Encyclopædia Britannica Afterglow.
Tra afterglow trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary

  Bài viết liên quan đến khí hậu/khí tượng này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Afterglow&oldid=65795354”

Video liên quan

Chủ Đề