Tác giả quốc ca việt nam là ai

Sự việc Next Media - đơn vị tiếp sóng trận Việt Nam gặp Lào ở AFF Cup hôm 6/12 trên YouTube - tắt tiếng màn hát Quốc ca của tuyển Việt Nam, khiến nhiều khán giả bức xúc, thắc mắc về cách bảo tồn di sản tinh thần quốc gia.

Dù đơn vị tiếp sóng trận đấu chưa giải thích về động thái tắt tiếng phần hát Quốc ca, nhiều người cho rằng doanh nghiệp chủ động thực hiện điều này do chưa xác định được nguồn gốc bản thu âm, sợ vi phạm bản quyền trên mạng xã hội. Đại diện VFF sau đó cho biết sẽ gửi ban tổ chức AFF Suzuki Cup bản thu âm mới Quốc ca Việt Nam.

Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, đồng hành suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong thời kỳ hòa bình, xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc, được nhiều thế hệ ca sĩ biểu diễn ở các sự kiện long trọng. Năm 2016, đại diện gia đình nhạc sĩ hiến tặng nhạc phẩm cho Nhà nước, nhân dân.

Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng ca khúc "Tiến quân ca" cho Quốc hội và nhân dân tháng 7/2016. Ảnh: Thanh Tùng

Nhạc sĩ Văn Cao chỉ để lại giai điệu, ca từ Tiến quân ca, không chú thích các yếu tố như nhịp điệu, độ mạnh nhẹ, giai điệu, hòa âm, âm sắc, tiết tấu. Nhiều đơn vị, cá nhân sau này tự phát triển những phiên bản khác theo cảm nhận riêng.

Theo điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ, bất kỳ ai cũng có quyền ghi âm, ghi hình, kinh doanh nhạc phẩm này, miễn tôn trọng quyền nhân thân và quyền tác giả [ghi tên tác giả, không được sửa lời, nhạc]. Khi làm mới Quốc ca hồi tháng 10, Tùng Dương không cần xin phép.

Nhiều chuyên gia đề xuất cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sớm đưa ra quy định chuẩn mực hóa Quốc ca.

Tiến sĩ Nguyễn Công Hóa - nguyên Trưởng Ban Quản lý Dự án website Chính phủ - cho biết bản Quốc ca chuẩn được đăng trên Cổng Thông tin Chính phủ từ năm 2005, do Bộ Văn hóa - Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] thực hiện, được thông qua Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ. Đến nay, phiên bản vẫn được sử dụng trong các nghi lễ ngoại giao. Theo ông Hóa, dù có tuổi đời 15 năm, độ phổ biến của bản nhạc không cao, do công tác tuyên truyền chưa tốt.

* Bản Quốc ca được đăng trên Cổng Thông tin Chính phủ

Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh cho rằng về độ kỹ lưỡng âm thanh, hòa âm, phối khí của Quốc ca chỉ sau Thánh ca - là thể loại âm nhạc mang tính đặc thù, gắn liền với sự trang nghiêm, đẹp đẽ, hùng dũng. Để thể hiện điều trên, chỉ có dàn nhạc giao hưởng và đại hợp xướng mới có thể làm được.

Anh nói: "Nếu một bản thu âm không đủ chất lượng về hòa âm phối khí và kỹ thuật thu âm, nhạc phẩm sẽ trở nên lạc lõng, yếu ớt và rời rạc. Tôi đã tìm nghe bản Quốc ca trên Cổng thông tin chính phủ, bản chính thức cho tới lúc này. Tôi nghĩ là bản này được ghi âm khá lâu rồi. Nếu dùng để phát trên các đấu trường quốc tế chắc chắn không thể đáp ứng những điều tôi nói ở trên. Phải tổ chức sản xuất lại một bản ghi âm mới thôi".

Năm 1997, Đài Tiếng nói Việt Nam từng mời nhiều nhạc sĩ đầu ngành về giao hưởng thực hiện một bộ nhạc lễ, trong đó có phần quốc thiều [nhạc nền Quốc ca], do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phối khí. Phiên bản này có sự góp mặt của dàn giao hưởng và hợp xướng, đến nay vẫn được dùng trong lễ thượng cờ ở quảng trường Ba Đình [Hà Nội], phát hàng ngày trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Một số đơn vị như Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cũng sản xuất bản thu riêng, bên cạnh hàng trăm phiên bản do các đơn vị, cá nhân trong, ngoài nước thực hiện.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - nhận định nhiều bản Quốc ca phổ biến nhưng chưa hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật, phối khí lỏng lẻo.

Theo một số chuyên gia, Nhà nước cần thành lập Hội đồng âm nhạc duyệt, xây dựng, thống nhất một bản tổng phổ, thể hiện đúng tinh thần tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao. Ông Đỗ Hồng Quân nói: "Bản nhạc toát lên sự hào sảng, kiên cường, hiên ngang nhưng vẫn nhân văn, chứ không đơn thuần là đánh theo kiểu hành khúc. Anh cũng không thể thêm bộ gõ hay những yếu tố khác vào một cách ngẫu hứng. Như vậy, khi giới thiệu Quốc ca trong những sự kiện lớn, với các nước có nền âm nhạc tiên tiến, họ thấy được sự kỹ lưỡng, trình độ phối khí của Việt Nam. Đây là câu chuyện về kiến thức và kỹ thuật".

Ngoài ra, vấn đề bản quyền Quốc ca nảy sinh khi nhiều nhà sản xuất đưa bài hát lên môi trường số. Để có thể kiếm tiền từ bản ghi mình sở hữu, nhà sản xuất đăng ký tính hợp pháp của nội dung [Content ID], tiến hành trực tiếp với YouTube hoặc gián tiếp qua các đối tác của họ ở Việt Nam. Hệ thống này sau đó cho phép chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung thuộc quyền sở hữu của họ, khiếu nại. Quy định này áp dụng cho tất cả ca khúc, không có cơ chế riêng cho bất cứ Quốc ca của nước nào.

Do đó, ngoài việc thống nhất nội dung, các nhạc sĩ cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần công bố thông tin để các tổ chức, cá nhân biết bản thu nào thuộc sở hữu tư nhân, bản nào của Nhà nước sản xuất, được dùng miễn phí. Đồng thời, Bộ cũng cần đăng ký bản quyền, quy ước về cách sử dụng ca khúc trên các nền tảng số, tránh cho doanh nghiệp phát sóng bị mất tiền oan. Võ Thiện Thanh lấy ví dụ ở nhiều nước châu Âu, người dân được phổ cập thông tin về bản Quốc ca chính thức, miễn phí.

Hà Thu

Thứ ba, 07/12/2021 - 08:01 AM

Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận bóng đá Việt Nam - Lào.

Quyền sở hữu Quốc ca khiến công chúng ngạc nhiên khi lễ chào cờ trước trận bóng đá Việt Nam – Lào phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội bỗng dưng im bặt âm thanh, mà hiện ra dòng chữ: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường. Mong quý vị và khán giả thông cảm”.

Quyền sở hữu khiến Quốc ca bị tắt tiếng trên các nền tảng mạng xã hội tường thuật trận bóng đá Việt Nam – Lào, còn trên chính kênh truyền hình Việt Nam vẫn vang rõ bình thường. Vậy thì, ai đang chi phối quyền sở hữu Quốc ca Việt Nam một cách ngược ngạo như vậy?

Quốc ca Việt Nam được Quốc hội Việt Nam chọn lựa từ ca khúc “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao [1923-1995] sáng tác. Khi nhạc sĩ Văn Cao khi còn sống đã tâm nguyện hiến dâng “Tiến quân ca” cho Tổ quốc, và điều này tiếp tục được các con của nhạc sĩ Văn Cao tái khẳng định. Như vậy, quyền sở hữu Quốc ca Việt Nam thuộc về nhân dân Việt Nam, chứ không thể thuộc về bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.

Mỗi khi Quốc ca Việt Nam được cất lên, dù có cả phần lời hay chỉ có phần nhạc, thì mỗi người Việt Nam đều cảm thấy trân trọng và thiêng liêng. Ngay cả các ca sĩ như Mỹ Linh, Tùng Dương, Minh Quân khi thực hiện MC "Quốc ca" cũng không nhằm mục đích xác lập bản quyền ghi âm, mà nhằm thể hiện sự rung động trái tim minh hướng về tình yêu Tổ quốc.

Ca sĩ Tùng Dương từng có MV "Quốc ca" phát hành trên Youtube.

Trước đây, BH Media từng công khai “xác nhận sở hữu bản quyền” đối với Quốc ca, đã bị dư luận phản đối. BH Media cho rằng, họ được Hồ Gươm Audio [đơn vị sản xuất bản ghi “Tiến quân ca] cho phép quản lý và khai thác. BH Media đưa bản ghi “Tiến quân ca” của Hồ Gươm Audio lên YouTube, nếu có kênh đăng tải video sử dụng bản ghi này sẽ bị YouTube gửi thư thông báo xác nhận bản quyền.

Phải chăng, BH Media đã tạo tiền đề để dẫn đến câu chuyện Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận bóng đá Việt Nam – Lào đêm 6/12? BH Media cho rằng, đơn vị tiếp sóng trận bóng đá Việt Nam – Lào đã tự tắt tiếng bài “Tiến quân ca” để phòng xa, tránh bị mất doanh thu như kênh YouTube của FPT trước đó.

Theo luật, hãng đĩa Marco Polo tự bỏ tiền sản xuất bản ghi “Tiến quân ca” và đã đăng ký bản quyền trên YouTube thì bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này phải xin phép họ. Việc ban tổ chức trận bóng đá vô tư sử dụng bản ghi “Tiến quân ca” của hãng đĩa nước ngoài mà không xin phép đã khiến các kênh YouTube ở Việt Nam tiếp sóng bị mất doanh thu.

Quốc ca Việt Nam được đem ra làm thương mại ư? Quyền sở hữu Quốc ca đã bị thao túng một cách trớ trêu như vậy, là điều không thể chấp nhận.

Xin được nhắc lại, quyền sở hữu Quốc ca Việt Nam thuộc về nhân dân Việt Nam. Không bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào được phép dành quyền sở hữu Quốc ca Việt Nam trên nền tảng mạng xã hội. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng giải quyết thực trạng đáng buồn này.

“Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền…” trong không khí trang nghiêm thuộc phần nghi thức của vô vàn những sự kiện diễn ra ở khắp mọi cấp, ngành, địa phương, mỗi khi âm hưởng bài Quốc ca vang lên hùng tráng ấy là lúc mọi người dân Việt Nam yêu nước đều dường như cùng hòa chung một niềm đồng cảm - niềm đồng cảm về sự thiêng liêng và lòng tự hào.

Đại diện gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao trao văn bản hiến tặng tác phẩm “Tiến quân ca” tại Lễ tiếp nhận và truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: baochinhphu.vn

“Tiến quân ca” là một sáng tác để đời của người nhạc sĩ tài hoa Văn Cao [*] và được ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.

Theo hồi ký của nhà thơ, họa sĩ Văn Thao [con trai nhạc sĩ Văn Cao], “Tiến quân ca” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác cuối năm 1944 tại Hà Nội khi sự nghiệp cách mạng Việt Nam đang có những bước chuyển hết sức quan trọng hướng đến thời điểm lịch sử Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám 1945. Khi đó, nhạc sĩ Văn Cao 21 tuổi và đã từng có một số sáng tác thể hiện rõ lòng yêu nước, có ảnh hưởng rất tích cực trong công chúng và phong trào đấu tranh cách mạng như: “Đống Đa”, “Thăng Long hành khúc ca”…

Nhận thức rõ về tài năng xuất chúng của Văn Cao, một cán bộ Việt Minh có tên là Vũ Quý đã động viên nhạc sĩ tham gia hoạt động cách mạng và thực hiện nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác bài hành khúc cho Mặt trận Việt Minh. Mùa đông năm 1944, “Tiến quân ca” ra đời, được đăng trên trang văn nghệ của Báo Độc Lập và ngay lập tức được sử dụng là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân cùng đứng vào hàng ngũ “Đoàn quân Việt Nam” để cùng “Chung lòng cứu quốc” chuẩn bị Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Gần một năm sau, tháng Tám năm 1945, nhận thấy thời cơ cách mạng đã chín muồi, Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định tổ chức Quốc dân Đại hội tại Tân Trào [Tuyên Quang] để phát động tổng khởi nghĩa. Trước khi mở Đại hội, Bác Hồ đã giao cho nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi [lúc đó là thành viên Tổ Văn hóa Cứu quốc] nhiệm vụ tham khảo ý kiến các đại biểu dự Đại hội và giới nhạc sĩ khi sưu tầm một số bài hát phù hợp thể hiện rõ tư tưởng tiến bộ và cách mạng báo cáo Bác để lựa chọn làm Quốc ca.

Ngày 15/8/1945, sau khi nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định mở Quốc dân Đại hội ngay vào buổi chiều 16/8 [sớm hơn dự kiến] để kịp với diễn biến tình hình. Buổi sáng ngày 16/8, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi trình Bác Hồ ba bài hát: “Diệt phát xít” [Nguyễn Đình Thi], “Chiến sĩ Việt Minh” và “Tiến quân ca” [cùng của Văn Cao] để Bác lựa chọn.

Sau khi nghe nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi tự trình bày từng ca khúc, Bác Hồ nhận xét: Bài “Diệt phát xít” rất hay, ngắn gọn, dễ hát nhưng chủ nghĩa phát xít đã tan rồi nên không còn phù hợp với tình hình. Bác cũng tỏ ý rất thích bài “Chiến sĩ Việt Minh”, nhất là đoạn kết: “Thề phục quốc/ Tiến lên Việt Nam/ Lập quyền dân/ Tiến lên Việt Nam/ Đài hạnh phúc đắp xây tự do/ Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm”. Tuy vậy, bài “Chiến sĩ Việt Minh” hơi dài, khó hát, nếu lựa chọn bài này làm Quốc ca, e rằng nhân dân đứng chào cờ sẽ mỏi chân.

Theo Bác, bài “Tiến quân ca” của Văn Cao là phù hợp hơn cả, vừa ngắn gọn, hùng tráng, dễ hát, dễ phổ biến rộng rãi. Ngay sau đó, Bác Hồ đã quyết định chọn bài “Tiến quân ca” và giao cho nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi khẩn trương cùng đội đồng ca tổ chức luyện tập để ngay trong buổi chiều ngày 16/8 có thể báo cáo trước Đại hội.

Chiều ngày 16/8, Quốc dân Đại hội Tân Trào đã bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Bác Hồ làm Chủ tịch; đồng thời quyết định lựa chọn: lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh là Quốc kỳ, chọn bài “Tiến quân ca” là Quốc ca. Tiếp ngay sau đó, hưởng ứng lời hiệu triệu của Ủy ban Khởi nghĩa, toàn dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 19/8/1945, tại Nhà hát Lớn [Hà Nội], trước hàng nghìn quần chúng cách mạng, nhạc sĩ Văn Cao chỉ huy đội đồng ca thiếu nhi tiền phong hát vang bài “Tiến quân ca” trong niềm tự hào khôn tả. Từ đây, âm hưởng hào hùng của “Tiến quân ca” được dịp lan tỏa, trở thành hồi kèn xung trận, đồng hành, giục giã các tầng lớp quần chúng lao khổ khắp mọi miền đất nước cùng đứng lên giành chính quyền, góp phần làm nên thành công vang dội của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tiếp đó, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, dưới cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng gió mùa thu, hàng chục vạn người dân Thủ đô đã đồng thanh hát vang bài “Tiến quân ca” trong niềm tự hào, phấn khích tột độ. Và trong giờ phút lịch sử trọng đại, dưới ánh Quốc kỳ và âm hưởng Quốc ca thiêng liêng, hùng tráng ấy, Bác Hồ đã thay mặt quốc dân đồng bào đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bốn tháng sau, ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử lịch sử lần đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra thành công trong cả nước. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa đầu tiên đã họp kỳ thứ nhất vào ngày 2/3/1946 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Và trong kỳ họp lịch sử này, “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao đã chính thức được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, “Tiến quân ca” tiếp tục được Quốc hội lựa chọn là Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Tiến quân ca” có hai lời, kết cấu, khúc thức đơn giản, dễ hát, dễ thuộc. So với thời điểm ra đời [1944], giai đoạn sau này, nhất là khi trở thành Quốc ca, nhạc phẩm “Tiến quân ca” được nhạc sĩ Văn Cao chỉnh sửa đôi chỗ về ca từ cho phù hợp hơn. Trong bản gốc khi mới ra đời, ở khổ đầu lời một, ca từ “Đoàn quân Việt Minh đi” sau này được sửa thành “Đoàn quân Việt Nam đi”; trong đoạn tiếp theo, ca từ “Thề phanh thây, uống máu quân thù” được đổi thành “Đường vinh quang xây xác quân thù”; và lời kết “Tiến lên! Cùng thét lên!/ Chí trai là nơi đây ước nguyền!” được sửa thành “Tiến lên! Cùng tiến lên!/ Nước non Việt Nam ta vững bền”.

Ở phần lời hai, đoạn cuối “Từ bao lâu ta nuốt căm hờn/ Vũ trang đâu lên đường/ Hỡi ai! Lòng chớ quên/ Bắc Sơn cùng Đô Lương, Thái Nguyên” cũng được nhạc sĩ Văn Cao sửa thành: “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng/ Tiến mau ra sa trường/ Tiến lên! Cùng tiến lên/ Nước non Việt Nam ta vững bền”.

Ra đời và đồng hành suốt chiều dài lịch sử cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, Quốc ca - “Tiến quân ca” đã trở thành biểu tượng cho ý chí, khát vọng và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Hôm nay, trên chặng đường hội nhập, phát triển, trong không khí hào hùng của những ngày kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [2/9/1945 – 2/9/2020], âm hưởng của Quốc ca - “Tiến quân ca” như càng thêm ngân vọng, lan tỏa, nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc. ______________________________________________                

[*] Nhạc sĩ Văn Cao [15/11/1923-10/7/1995], tên khai sinh: Nguyễn Văn Cao, quê gốc Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định; được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực văn học- nghệ thuật.

Bản gốc phần ca từ của “Tiến quân ca” khi ra đời năm 1944:

Lời một: “Đoàn quân Việt Minh đi/ Chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa/ Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước/ Súng đằng xa vang khúc quân hành ca/ Đường vinh quang xây xác quân thù/ Thắng gian lao đoàn Việt lập chiến khu/ Thề phanh thây uống máu quân thù/ Tiến mau ra sa trường/ Tiến lên! Cùng thét lên!/ Chí trai là nơi đây ước nguyền!”

Lời hai: “Đoàn quân Việt Minh đi/ Sao vàng phấp phới/ Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than/ Cùng chung sức kiến thiết xây đời mới/ Đứng đều lên gông xích ta đập tan/ Dù thây tan xương nát không sờn/ Gắng hy sinh đời ta tươi thắm hơn/ Từ bao lâu ta nuốt căm hờn/ Vũ trang đâu lên đường/ Hỡi ai!Lòng chớ quên/ Bắc Sơn cùng Đô Lương, Thái Nguyên”.

Ca từ của “Tiến quân ca” sau khi được chỉnh sửa và lưu hành đến nay:

Lời một: “Đoàn quân Việt Nam đi/ Chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa/ Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước/ Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca/ Đường vinh quang xây xác quân thù/ Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu/ Vì nhân dân chiến đấu không ngừng/ Tiến mau ra sa trường/ Tiến lên! Cùng tiến lên!/ Nước non Việt Nam ta vững bền”.

Lời hai: “Đoàn quân Việt Nam đi/ Sao vàng phấp phới/ Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than/ Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới/ Đứng đều lên gông xích ta đập tan/ Từ bao lâu ta nuốt căm hờn/ Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn/ Vì nhân dân chiến đấu không ngừng/ Tiến mau ra sa trường/ Tiến lên! Cùng tiến lên/ Nước non Việt Nam ta vững bền”.

Video liên quan

Chủ Đề