Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển

Mục lục

  • 1 Tăng trưởng dân số
    • 1.1 Lịch sử
    • 1.2 Tương lai sau 30 năm nữa
    • 1.3 Di chuyển nhân khẩu
  • 2 Khả năng chống đỡ
  • 3 Các nguồn tài nguyên
    • 3.1 Nước sạch
    • 3.2 Lương thực
      • 3.2.1 Triển vọng toàn cầu
      • 3.2.2 Châu Phi
      • 3.2.3 Châu Á
      • 3.2.4 Châu Mỹ
      • 3.2.5 Dân số như một chức năng của khả năng tiếp cận lương thực
      • 3.2.6 Hậu quả cuộc khủng hoảng nước
    • 3.3 Đất đai
    • 3.4 Năng lượng
    • 3.5 Phân bón
    • 3.6 Giàu và Nghèo
  • 4 Môi trường
  • 5 Thành phố
  • 6 Ảnh hưởng sinh thái theo vùng của Thế giới
  • 7 Những hậu quả của quá tải dân số
  • 8 Các biện pháp giảm nhẹ
    • 8.1 Kiểm soát sinh sản
    • 8.2 Giáo dục và Cho phép hành động
    • 8.3 Định cư ngoài Trái Đất
    • 8.4 Những cách tiếp cận khác và hậu quả
  • 9 Xem thêm
  • 10 Tham khảo
  • 11 Đọc thêm
  • 12 Liên kết ngoài

TTO - Trong khi tỉ lệ sinh ở các nước đang phát triển tăng cao dẫn đến sự bùng nổ dân số nhí, tỉ lệ sinh ở các nước giàu không đủ để duy trì số dân trong nước.

  • 1% dân số thế giới ‘bỏ túi’ 82% của cải trong năm 2017
  • Dân số thế giới có thể vượt 7 tỷ người vào năm 2011

Một sản phụ đút sữa cho con tại bệnh viện ở Brazil - Ảnh: REUTERS

Thông tin do Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe [IHME] được Quỹ Bill và Melinda Gates thành lập tại ĐH Washington công bố ngày 9-11.

Theo AFP, Viện IHME đã sử dụng hơn 8.000 nguồn dữ liệu, trong đó có hơn 600 dữ liệu mới nhất để biên soạn một trong những biểu đồ chi tiết nhất về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Nguồn dữ liệu của Viện IHME bao gồm các điều tra quốc nội, các thông tin trên truyền thông xã hội và các nguồn tài liệu mở trên thế giới.

Biểu đồ chỉ ra rằng trong khi dân số toàn cầu tăng vọt từ 2,6 tỉ dân trong năm 1950 lên 7,6 tỉ dân vào năm 2017 thì sự phát triển dân số rất chênh lệch tùy theo khu vực và thu nhập.

Theo đó, 91 quốc gia - chủ yếu tại châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, không sinh đủ trẻ em để giữ vững số dân hiện nay. Tuy nhiên khả năng sinh sản tại châu Phi và châu Á vẫn tiếp tục tăng, riêng tại Nigeria, trung bình một phụ nữ sinh đến 7 đứa con.

Giáo sư ngành khoa học về đo lường sức khỏe Ali Mokdad của IHME nói với Hãng AFP rằng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển dân số chính là giáo dục.

"Một người phụ nữ học vấn càng cao sẽ tốn nhiều năm đi học và hoãn việc mang thai, do đó sẽ sinh ít hơn" - ông Mokdad giải thích.

Trong khi đó LHQ cũng đưa ra dự đoán phù hợp với biểu đồ của IHME khi ước tính sẽ có hơn 10 tỉ người trên Trái đất vào giữa thế kỷ này.

"Ở châu Á và châu Phi, dân số vẫn đang tăng và con người đang dần có thu nhập khá hơn nếu không có chiến tranh hay bất ổn. Các quốc gia này sẽ có nền kinh tế tốt hơn và dẫn đến tỉ lệ sinh giảm" - ông Mokdad chia sẻ.

Ngoài ra con người cũng sẽ có tuổi thọ dài hơn trước đây. Tuy nhiên điều này cũng sẽ kéo theo nhiều bệnh tật hơn.

"Nhiều thói quen đang làm gia tăng những căn bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư, trong đó có béo phì. Bệnh này tăng lên mỗi năm và chính thói quen của chúng ta góp phần khiến bệnh tăng" - giáo sư Mokdad kết luận.

Qatar - nơi có dân số kỳ lạ nhất thế giới

TTO - Dân số Qatar không cố định mà luôn thay đổi. Tốc độ nhanh tới nỗi việc thống kê dân số phải được tiến hành... mỗi tháng.

Bùng nổ dân số là gì? Gia tăng dân số là gì?

Bùng nổ dân số hay gia tăng dân số là một trạng thái thống kê theo đó số lượng của một sinh vật vượt quá khả năng chống đỡ của môi trường sống của nó. Theo cách nói thông thường, thuật ngữ thường chỉ mối quan hệ giữa số lượng con người và môi trường.

Bùng nổ dân số có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và hệ sinh thái tự nhiên. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên vượt quá 2,1%. Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm… đã trở thành gánh nặng đối với các nước chậm phát triển.

Gia tăng dân số và bùng nổ dân số thế giới

Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề nóng. Một phần do tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở một số khu vực lớn, dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Ngược lại, tỉ lệ sinh quá thấp ở một số quốc gia khiến rất nhiều chính sách kích thích sinh nở ra đời để cải thiện tình trạng già hóa dân số.

Trong đó, vấn đề gia tăng dân số dẫn đến bùng nổ dân số được cả thế giới quan tâm. Từ nửa sau thế kỷ 20, dân số thế giới tăng nhanh và ngày càng nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng lên thêm 80 triệu người và tổng số dân đang dần tiến đến con số 8 triệu dân. 8 triệu dân được dự đoán là dân số thế giới ở năm 2025.

Vậy bùng nổ dân số là gì và diễn ra khi nào?

Bùng nổ dân số là sự gia tăng quá nhanh về dân số trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này vượt ngoài tầm kiểm soát và mức độ chịu đựng của các lĩnh vực liên quan trong đời sống xã hội. Bùng nổ dân số vì thế đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Trên thế giới, các quốc gia vẫn không ngừng chạy đua hàng ngày để giải quyết những vấn đề liên quan đến dân số, đặc biệt là việc gia tăng dân số quá nhanh.

Thống kê dân số nước ta

Số 6 - 2018

DÂN SỐ VỚI PHÁT TRIỂN- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

01/06/2018

Xem cỡ chữ

Việt Nam xác định, phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược của quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi thích ứng với bối cảnh phát triển mới, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu “dân số vàng”; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi mạnh mẽ; dân số già và an sinh xã hội; mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy; di dân và chất lượng cuộc sống... Nói cách khác, yếu tố dân số cần phải được giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, vì dân số vừa là động lực tạo ra phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng sự phát triển để kiến tạo xã hội phát triển ở trình độ cao hơn. Việc chuyển đổi trọng tâm của chính sách dân số, từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển đã được triển khai thực hiện trong thời gian qua và thu được thành quả đáng ghi nhận, tuy nhiên cần tiếp tục đẩy mạnh trên các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật về dân số

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước về “xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” [ký ngày 29/7/1980, phê chuẩn ngày 19/3/1982]. Điểm e, khoản 1, điều 16 của Công ước này ghi rõ: “Quyền tự do và trách nhiệm như nhau khi quyết định về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp để thực hiện những quyền này”. Năm 1994, tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, tại Cai-rô [Ai Cập] Việt Nam cũng ký “Chương trình hành động Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển”. Điều 12 Hiến pháp [sửa đổi, năm 2013] ghi rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…”. Trong những năm gần đây, hàng chục vạn người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Con số này sẽ tăng lên trong quá trình hội nhập, do đó cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật về dân số phù hợp Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và luật pháp quốc tế.

Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển

Quy mô, cơ cấu phân bố dân số đã và đang có xu hướng biến đổi nhanh. Để bảo đảm nguyên tắc con người là trung tâm của phát triển, để kế hoạch có tính thực tiễn, hiệu quả cao thì phải tiến hành dự báo dân số và tính đến yếu tố dân số trong kế hoạch hóa phát triển. Trong đó, trọng tâm là kế hoạch hóa lao động - việc làm, tận dụng cơ cấu “dân số vàng”, kế hoạch hóa giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kế hoạch hóa y tế, đặc biệt chú ý đến cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh. Đồng thời cần xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số. Do dân số biến đổi nhanh và phức tạp, như di dân, việc xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, kịp thời, chính xác và dự báo đáng tin cậy là cơ sở không thể thiếu cho việc lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển

Thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển

Những vấn đề dân số và phát triển, như: [1] Cơ cấu dân số thay đổi nhanh và đã hình thành cơ cấu “dân số vàng”, [2] Già hóa dân số, [3] Mất cân bằng giới tính khi sinh, [4] Di dân, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, [5] Tác động kinh tế - xã hội trong thời kỳ mức sinh thấp, gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân vv..là những vấn đề mới xuất hiện ở Việt Nam. Vì vậy, cần được thông tin, giáo dục, tuyên truyền không chỉ cho người dân mà đặc biệt cần thiết đối với cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị và các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành.

Bên cạnh đó, một số vấn đề được nêu trong Chương trình hành động tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển [năm 1994, Cai-rô, Ai Cập] cần tiếp tục được nghiên cứu và dự báo để có sự thích ứng phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Cụ thể là một số vấn đề sau:

Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia có dân số lớn

Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc [năm 2003] là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con người thì an ninh lương thực của Việt Nam hiện đang được bảo đảm. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức như diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới nhưng do phải tiến hành công nghiệp hóa nên diện tích đất trồng lúa giảm mạnh. Theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, 5,3% tổng diện tích đất cả nước có thể bị ngập lụt, trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng, sẽ đạt khoảng 100 triệu vào năm 2025 và gần 110 triệu vào giữa thế kỷ XXI. Tổng cầu về lương thực ngày càng lớn, trong khi đó tổng cung bị đe dọa bởi thu hẹp diện tích, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch bệnh.

Trong thời kỳ “dân số vàng”, mức sinh thấp, do đó, ở phạm vi hộ gia đình, số con của mỗi cặp vợ chồng ít và trên phạm vi toàn quốc, áp lực dân số lên hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia giảm mạnh: quy mô dân số độ tuổi đi học [từ 5 - 24 tuổi] đã giảm, từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng triệu 29,5 triệu năm 2013. Kết quả này tạo thuận lợi to lớn cho gia đình và xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ, thể hiện ở các thành tựu sau: Tỷ lệ nhập học tăng lên, chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ nữ đi học đã tăng lên, ngang bằng với nam giới, góp phần nâng cao vị thế phụ nữ và thực hiện tốt bình đẳng giới. Điều này sẽ tạo điều kiện để phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm

Đặc điểm nổi bật của dân số trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” là cả số lượng và tỷ lệ dân số có khả năng lao động [từ 15 - 64 tuổi] tăng lên trong 20 năm [1999 - 2019]. Đến năm 2019, tỷ lệ này đạt cực đại, chiếm tới gần 70% tổng dân số. Năm 2013, Việt Nam có 90 triệu dân. Nếu tỷ lệ người trong độ tuổi lao động như năm 1979, tức là chỉ có 52,7% thì chỉ có 47,0 triệu lao động, thực tế là 62,1 triệu, tăng hơn 15 triệu người hay gần 30% so với số liệu giả định. Đây là dư lợi lớn của “dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, khoảng nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi ngành, nghề.Tuy nhiên, lao động đông và tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về: [1] Việc làm [2] Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho hàng chục triệu lao động, đặc biệt là khi tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật [bằng sơ cấp trở lên] hiện còn rất thấp và mất cân đối.

Xây dựng xã hội thích ứng với dân số già

Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy: 72,5% người cao tuổi sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc.

Theo Điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011 có tới 56% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi người 2,7 bệnh. Trong bối cảnh con ít và con cái di cư, sống xa cha mẹ, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi càng trở thành vấn đề lớn. Bên cạnh đó, sự khác biệt thế hệ là rất lớn. Nếu không giải quyết tốt sẽ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột thế hệ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị cho một xã hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội.

Giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh

Sự mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất - nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như khó khăn trong việc kết hôn; nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, do “thừa” nam, “thiếu” nữ nên nam giới không thể kết hôn hoặc kết hôn muộn, vì vậy, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên, mại dâm khó kiểm soát, du lịch tình dục phát triển; gia tăng tội phạm xã hội do khan hiếm phụ nữ nên xảy ra nạn lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, mại dâm,... Hoặc phụ nữ có thể bị ép buộc sinh thêm con, phá thai nhi gái, bất chấp sức khỏe và tính mạng, bị ngược đãi, phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh được con trai.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư

Người di cư có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế ở nơi đến, xóa đói, giảm nghèo ở nơi đi nhưng họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như khó khăn về nhà ở. Nhu cầu nhà ở của dòng người nhập cư rất lớn. Năm 2009, cả nước có gần 1,8 triệu sinh viên, vượt quá khả năng cung cấp chỗ ở của các khu ký túc xá. Bên cạnh đó, hàng triệu lao động nhập cư được thu hút vào các khu công nghiệp và trên 90% số này phải thuê nhà trọ, chỉ khoảng 5% - 7% là được sống trong các nhà ở do doanh nghiệp xây dựng đàng hoàng, sạch đẹp. Số người đăng ký hộ khẩu nơi này, cư trú nơi khác ngày càng lớn. Đối với người di cư chỉ có đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu sẽ gặp khó khăn, bởi hiện nay trong tổng số 676 văn bản có liên quan đến Luật Cư trú được các bộ, ngành và địa phương rà soát, trong đó xác định có 110 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ cho phù hợp với những quy định mới của Luật Cư trú, 154 văn bản hết hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực. Như vậy, nếu sửa đổi được 110 văn bản và bãi bỏ được 154 văn bản hết hiệu lực thì vẫn còn hàng trăm văn bản liên quan đến Luật Cư trú. Vì thế, những người không hộ khẩu sẽ gặp khó khăn về nhà ở, học tập, học nghề, chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác.
Nâng cao chất lượng dân số và chất lượng dân số đầu đời

Theo Pháp lệnh Dân số năm 2003, “chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. Còn trong các văn bản của Đảng và Nhà nước thì thường sử dụng “chỉ số phát triển con người” [Human Development Index - HDI] như là thước đo về chất lượng dân số.

Chất lượng dân số của nước ta thông qua thước đo HDI đã không ngừng tăng qua các năm: từ 0,463 năm 1980 đã đạt 0,629 vào năm 2010 và được xếp vào mức trung bình. Tuy nhiên, so với thế giới, HDI của Việt Nam, năm 2010 xếp thứ 113 trong số 169 nước so sánh.

Việc chuyển trọng tâm chính sách từ dân số-kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển là hướng đi phù hợp với sự biến đổi của thực tế xã hội. Nhìn nhận được những vấn đề đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi này sẽ giúp quá trình chuyển đổi đạt được những thành công mới.

Nguyễn Nguyên Hồng

Các tin khác

  • KINH TẾ XANH TẠO 24 TRIỆU VIỆC LÀM MỚI
  • CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI ĐÃ TỪNG SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT?
  • HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG PHỤ NỮ ASEAN LẦN THỨ 3: AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI, HƯỚNG TỚI TẦM NHÌN ASEAN 2025
  • VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH Ở VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI
  • CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM

  • Tạp chí DS&PT năm 2018
    • TC DS&PT 2018 - Số 1
    • TC DS&PT 2018 - Số 2
    • TC DS&PT 2018 - Số 3
    • TC DS&PT 2018 - Số 4
    • TC DS&PT 2018 - Số 5
    • TC DS&PT 2018 - Số 6
    • TC DS&PT 2018 - Số 7
    • TC DS&PT 2018 - Số 8
    • TC DS&PT 2018 - Số 9
  • Tạp chí DS&PT năm 2019
    • TC DS&PT 2019 - Số 1
    • TC DS&PT 2019 - Số 2
    • TC DS&PT 2019 - Số 3
    • TC DS&PT 2019 - Số 4
    • TC DS&PT 2019 - Số 5

Sự già hóa dân số ở các nước phát triển và bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?

– Năm 2005 dân số thế giới là 6,477 triệu người trong đó các nước đang phát triển chiếm 80 %

– Sự tăng giảm dân số ở các nhóm nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

– Các nước phát triển:

+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp hoặc không tăng

+ Cơ cấu dân số già

* Ảnh hưởng:

  • Thiếu lao động bổ sung
  • Tỉ lệ người già ngày càng nhiều chi phí tiền phúc lợi xã hội cao

– Các nước đang phát triển:

+ Gia tăng dân số nhanh, chiếm đại bộ phận trong dân số tăng lên hàng năm => bùng nổ dân số

+ Kinh tế còn chậm phát triển

* Ảnh hưởng:

  • Gây sức ép rất lớn đến sự phát triển kinh tế
  • Chất lượng cuộc sống [việc làm, y tế, văn hóa, giáo dục ….. ]
  • Môi trường hủy hoại nhanh

Bài viết liên quan

  • Chứng minh cộng hòa Liên Bang Đức là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và một nước có nền công nông ngiệp phát triển cao?
  • Trình bày đặc điểm dân cư của Hoa Kì?
  • Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á? Đặc điểm dân cư, xã hội đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực?
  • Cho biết những đặc điểm nổi bật vị trí địa lí tự nhiên dân cư và xã hội của cộng hòa Liên Bang Đức?
  • Trình bày những đặc điểm tự nhiên kinh tế dân cư xã hội của Mỹ La Tinh?
  • Chứng minh EU là là 1 trung tâm kinh tế lớn và là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?
  • Khái niệm khu vực hóa? Nguyên nhân xuất hiện khu vực hóa? Các tổ chức liên kết khu vực? Hệ quả của khu vực hóa hinh tế?
  • Toàn cầu hóa là gì? Các biểu hiện của toàn cầu hóa? Hệ quả của toàn cầu hóa?

Xem thêm: Nghị luận về vấn đề tài và đức của con người

Bùng nổ dân số, suy thoái môi trường, đói nghèo tiếp tục gia tăng

Sự bùng nổ dân số, suy thoái môi trường, đói nghèo tiếp tục gia tăng đe dọa hàng chục nước đang và chậm phát triển.

Trong những thập kỷ gần đây, dân số trên thế giới tăng với tốc độ nhanh. Càng những năm về sau, dân số thế giới càng tăng nhanh, thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người ngày càng rút ngắn. Năm 1998, dân số thế giới đã đạt 6 tỷ người, năm 2011 dân số thế giới đạt 7 tỷ người, hiện nay trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 100 triệu người. Dự kiến trong những năm tới tốc độ đó sẽ còn nhanh hơn nữa và có thể ổn định vào năm 2025, khi dân số thế giới đạt khoảng 10 tỷ người. Các nước đang phát triển phần lớn là những nước nghèo lại chiếm hơn 90% dân số thế giớivà trên 95% dân số tăng hằng năm của thế giới. Vì vậy đã dẫn đến sự bùng nổ dân số ởcác nước này. Trong đó, những nước nghèo ở châu Phi và khu vực Nam Á lại là những nước có tỷ lệ gia tăng dân sốcao, hiện nay vẫn ở mức 2.53% [năm 2016], nhiều nước nghèo như Uganda, Kenya có mức tăng dân số tới trên 3%.

=> Xem thống kê dân số thế giới

Dân số đông và tăng nhanh ở các nước đang phát triển được coi là nguyên nhân của mọi vấn đề tiêu cực như: kìm hãm sựphát triển kinh tế, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường, giảm sút chất lượng cuộc sống, đói nghèo. Để bảo đảm đời sống cho số dân đông, tăng nhanh, các nước đang phát triển đã tăng cường khai thác tài nguyên, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Kết quả đã làm cho nguồn tài nguyên cả tự nhiên và nhân văn của các nước này đang bị cạn kiệt, suythoái.

Hiện nay, mỗi năm các nước đang phát triển có khoảng 10-20 triệu ha đất canh tác do khai thác và sử dụng không hợp lý đã bị hoang mạc hóa hoặc thoái hóa. Trước năm 1950, diện tích rừng tự nhiên của các nước đang phát triển chiếm khoảng 50% diện tích đất tự nhiên, đến nay ở nhiều nước không còn đến 30% diện tích đất có rừng. Năm 2000, ở châu Phi chỉ còn khoảng 15%, ở Trung Quốc cũng chỉ có 17% diện tích đất tự nhiên có rừng che phủ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do khai thác rừng bừa bãi để lấy gỗ, đốt nương làm rẫy.

Nhiều nước đang phát triển vẫn tiếp tục khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô, các nước OPEC sản xuất và xuất khẩu 40% sản lượng dầu của thế giới.

Ở nhiều nước khác, do nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế – xã hội đã đẩy mạnh việc khai thác các loại tài nguyên khoáng sản và xuất khẩu sang các nước phát triển. Giá nguyên, nhiên liệu trên thế giới ngày càng tăng, có nghĩa là các nước đang phát triển càng xuất khẩu nhiều nguyên, nhiên liệu thì thiệt hại về lợi ích kinh tế càng lớn.

Nhiều nước đang phát triển những năm gần đây coi trọng và đầu tư cho phát triển du lịch. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, vốn, nguồn nhân lực có chất lượng cao nên nhiều nước đã phát triển du lịch theo hướng không bền vững. Phát triển du lịch không đi đôi với bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, không gắn với xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đều bị suy thoái, môi trường bịônhiễm, xói mòn truyền thống văn hóa, giảm sút chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư nghèo.

Do dân số đông và tăng nhanh đã dẫn đến chất thải từ sinh hoạt và sản xuất ngày càng nhiều, chi phí cho làm sạch môi trường thấp nên ở các nước đang phát triển tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [World Health Organization – WHO], hiện nay trên thế giới có 40% dân số không được hưởng các điều kiện vệ sinh cơ bản và hơn 1 tỷ người trên thế giới chủ yếu ở các nước đang phát triển phải sử dụng nguồn nước ônhiễm.

Dân số đông và tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều hạn chế nên các khoản chi tiêu quốc gia cao hơn mức thu nhập, vìvậy ở các nước đang phát triển có mức lạm phát cao và nợ nước ngoài ngày càng nhiều. Mức lạm phát hằng năm thời kỳ 1996 – 2005 của châu Phi là 12,3% ; Trung Đông là 9,6% ; Mỹ La Tinh là 9,1%. Năm 1970, nợ nước ngoài của các nước đang phát triển mới có 610 tỷ USD, nhưng đến năm 2004 đã lên tới 2.724 tỷ USD.

Dân số tăng nhanh, lạm phát, nợ nước ngoài, tỷ lệ thất nghiệp cao, các dự án đầu tư kém hiệu quả, tài nguyên cạn kiệt là những nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng cuộc sống của dân cư giảm sút và đói nghèo gia tăng ở các nước đang phát triển.

Theo đánh giá gần đây của Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng 550 triệu người nghèo có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày, trong đó có tới 238 triệu thanh niên. Ngay tại các nước đang phát triển ở châu Á, nơi được đánh giá là điểm sáng trong phát triển kinh tế ở nhóm các nước đang phái triển, số nguời nghèo có mức thu nhập 2 USD/ngày chiếm tới 1,91 tỷ. Ởchâu Á cũng chiếm 60% dán số có mức thu nhập 1 USD/ngày trên toàn thế giới, trong đó tại Trung Quốc có tới 203 triệu người, Ân Độ là 357 triệu người và các nước Nam Á là 77 triệu người.
Mỗi năm nạn đói ở châu Phi cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người. Sốngười sống cực nghèo ở châu Phi ước tính tới 60 triệu người. Ởchâu Phi và khu vực Nam Á, tỷ lệ dân số trên 10 tuổi không biết chữ khoảng 50%. Báo cáo tình hình nghèo đói trên thế giới của Ngân hàng Thế giới [WB] năm 2004 cho biết : trong 10 năm tới, các nước có nguy cơ không giảm nghèo đói trên thế giới là châu Phi, các nước Nam Á và hầu hết các quốc gia hải đảo Thái Bình Dương.

Tình trạng đói nghèo, thiếu nước sạch và thiếu các điều kiện sinh hoạt, dịch bệnh, tội phạm đang làm xói mòn các thành quả phát triển kinh tế – xã hội ở nhiều nước đang phát triển.

Trong năm 2004, Hội nghị của các nhà lãnh đạo thế giới về chống đói nghèo đã được tổ chức bên lề khóa họp thứ 59 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với mục tiêu thiên niên kỷ: giảm bớt một nửa số người nghèo trên thế giới, phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em, tất cả mọi người được dùng nước sạch, chặn đứng đại dịch AIDS… Những cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới đang nhằm tạo ra một thế giới hòa đồng và bền vững vào năm 2015.

Tuy nhiên, cuộc chiến chống đói nghèo trên thế giới cần phải tiến hành đồng thời với việc giảm tỷ lệ sinh, phát triển dân số hợp lý, phát triển kinh tế và đang cần nhiều thời gian, tài chính và sự nỗ lực của tất cả các quốc gia trong một thời gian dài.

Lựa chọn của ban biên tập

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề