Tại sao Lightroom không tải được ảnh trên điện thoại

Nguyên nhân không import được ảnh vào Lightroom

Với lỗi Lightroom không import được ảnh có thể do đang có quá nhiều định dạng file khác nhau dẫn đến không đúng định dạng file cần xuất. Thông thường các thiết bị chụp ảnh hiện nay hầu hết đều hỗ trợ file RAW nguyên bản nên người dùng có thể can thiệp chỉnh sửa các thông số hình ảnh khi hậu kỳ. Tuy nhiên, hiện file RAW lại có rất nhiều định dạng khác nhau mà không có một định dạng chung thống nhất nào cả.

Trước tình trạng này, nhà phát triển phần mềm Adobe Lightroom đã quyết định tạo ra một định dạng file RAW riêng cho chính các phần mềm của họ. Khi đó người dùng có thể mở file RAW Lightroom và lưu lại dưới định dạng file RAW của Adobe thay vì các định dạng file RAW có sẵn của thiết bị chụp ảnh. Định dạng file RAW được Adobe lựa chọn chính là .Dng, đây cũng là định dạng lưu trữ file RAW của máy ảnh Leica.

Như vậy khi gặp lỗi không import được ảnh vào Lightroom thì bạn cần chuyển đổi định dạng file RAW của mình về định dạng file .Dng của Lightroom là được.

1. Định dạng file DNG là gì?

Trên các thiết bị ghi hình, chụp ảnh hiện nay thì đều hỗ trợ file RAW – file nguyên bản, người sử dụng có thể can thiệp chỉnh sửa các thông số khi chụp ảnh khi hậu kỳ. Tuy nhiên file RAW có rất nhiều định dạng khác nhau do các nhà sản xuất thiết bị quyết định và chúng không có một định dạng chung nào với nhau. Nếu như các bạn chưa biết phần đuôi mở rộng file RAW trên các thiết bị chụp hình thì các bạn có thể tham khảo bảng thông tin dưới đây.

Tên hãng

Phần mở rộng file RAW

Canon

.crw / .cr2

Nikon

.nef / .nrw

Sony

.arw / .srf / .sr2

Pentax

.ptx / .pef

Olympus

.orf

Leica

.raw / .rwl / .dng

Nhà sản xuất Adobe thấy rằng có quá nhiều định dạng file RAW và họ đã quyết định tạo ra một định dạng file RAW riêng cho chính các phần mềm của mình. Điều này đồng nghĩa với việc khi các bạn mở file RAW Lightroom và lưu lại thì chúng sẽ sử dụng định dạng file RAW của Adobe thay vì định dạng file RAW của thiết bị chụp ảnh. Định dạng file RAW mà Adobe lựa chọn là .Dng và nếu các bạn để ý thì chúng cùng định dạng lưu trữ file RAW của máy ảnh Leica.

Vậy nên trong trường hợp các bạn gặp lỗi Import ảnh trong phần mềm Lightroom thì các bạn chỉ cần chuyển đổi định dạng file RAW của chúng về file .Dng của Lightroom là xong. Chắc chắn 100% lỗi Import sẽ được khắc phục.

Bạn muốn chỉnh sửa bức ảnh của mình trở nên độc đáo nhưng lại ngại các thao tác quá phức tạp? Một phần mềm mà bạn không nên bỏ qua chính là Lightroom đấy, đặc biệt hơn khi Adobe có cả phiên bản Lightroom trên điện thoại cho phép bạn chỉnh ảnh một cách đơn giản và nhanh chóng. Cùng mình theo dõi bài viết dưới đây để có thể nắm rõ cách sử dụng phần mềm cực "xịn" này nhé!

Bài viết được thực hiện trên điện thoại Samsung J7+ với phiên bản Lightroom Android v6.2.1. Bạn cũng có thể thực hiện các thao tác tương tự với các thiết bị di động hệ điều hành Android và IOS khác

Hướng dẫn cách sử dụng Lightroom trên điện thoại cực dễ hiểu

Thay vì cung cấp những kiến thức dài dòng, mình sẽ thao tác trên một tấm ảnh cụ thể và điều chỉnh các thông số để bạn có thể thấy được các nguyên tắc hoạt động khi thay đổi các thông số trên Lightroom phiên bản điện thoại. Bạn cũng có thể tìm một bức ảnh để cùng thực hiện với mình nhé!!!

Trước tiên, để chỉnh sửa ảnh bằng Lightroom trên điện thoại bạn hãy chọn bức ảnh mình cần để đưa vào Lightroom

Bước 1: Chọn icon

để đưa ảnh có sẵn trong máy hoặc
nếu bạn muốn chụp ngay một bước ảnh để đưa vào Lightroom

Bước 2: All Photos > Chọn bức ảnh bạn vừa tải lên

Cách đưa ảnh vào Lightroom trên điện thoại

Sau khi đưa ảnh vào Lightroom, tiếp đến chúng ta sẽ thay đổi các thông số để biết được các hiệu ứng của thông số đó trên ảnh sẽ biến đổi như thế nào

I. Light [Ánh sáng]

1. Nhóm chỉnh tone ảnh

Chọn icon bạn sẽ thấy ngay nhóm thông số này. Nếu bạn đã sử dụng qua Lightroom phiên bản máy tính, các thông số này cũng sẽ có ý nghĩa tương tự với nhóm Tone trong mục Basic

Các thông số điều chỉnh tone màu của ảnh trên phiên bản điện thoại

+ Exposure: tăng, giảm độ sáng của toàn bức ảnh, trượt trái để giảm và phải để tăng độ sáng

+ Contrast: chỉnh độ tương phản giữa vùng tối và vùng sáng trong ảnh, trượt trái để giảm và phải để tăng độ tương phản

+ Whites: là khu vực sáng nhất của ảnh, các pixel của vùng này sẽ bao gồm các sắc độ trắng từ không thể nhìn rõ đến sắc trắng chuẩn. Tăng giảm Whites sẽ giúp bạn điều chỉnh sắc trắng của cả bức ảnh, giúp làm rõ lại những chi tiết quá trắng ban đầu mà ta không thấy được

+ Highlights: là khu vực bao gồm các pixel có độ sáng cao nhưng vẫn rõ nét. Tăng giảm Highlights sẽ giúp bạn điều chỉnh độ sáng của bức ảnh. Có thể xem Highlights là 1 phần nhỏ của Whites

+ Blacks: là khu vực tối nhất trên ảnh, các pixel của vùng này sẽ bao gồm pixel màu đen và cả các sắc đen không thể nhìn thấy trên màn hình. Tăng giảm Blacks cũng sẽ hoạt động tương tự Whites nhưng sẽ tác động tới màu đen

+ Shadows: là khu vực sáng hơn Blacks, thường là khu vực ở gần bóng râm, gồm các chi tiết có thể nhìn thấy hoàn toàn bằng mắt người. Tăng giảm giúp bạn điều chỉnh độ tối của ảnh, được xem là 1 phần nhỏ của Blacks

2. Curve

Curve [giống với Tone Curve trên máy tính] sẽ là một dạng đồ thị giúp bạn chỉnh sửa độ sáng của ảnh chi tiết hơn nhóm chỉnh tone ảnh bên trên ở điểm nó có thể chỉnh cả độ sáng tối theo các kênh màu của hệ màu RGB

Bước 1: Chọn Curve trong mục Light

Chọn Curve trong Lightroom phiên bản điện thoại

Đồ thị sẽ chia làm 4 cột tương ứng với 4 vùng là Shadows, Darks, Lights và Highlights tính từ trái sang phải

Bước 2: Bạn có thể thực hiện chỉnh sửa bằng cách chọn vào các kênh màu và tạo các điểm neo trên đồ thị và di chuyển chúng lên xuống để hiệu chỉnh các thông số Highlights, Lights, Darks và Shadows tương tự như phiên bản máy tính

Giao diện chức năng Curve trên Lightroom Mobile

RGB – kênh trắng [hiệu chỉnh ánh sáng tổng quan tấm ảnh], Red [chỉ hiệu chỉnh sáng tối trên phạm vi kênh màu đỏ], Green [chỉ hiệu chỉnh sáng tối trên phạm vi màu xanh lá], Blue [chỉ hiệu chỉnh sáng tối trên phạm vi màu xanh dương]

Ngoài ra ở Curve, bạn có thể thay đổi được tông màu, cụ thể bạn có thể chuyển màu trên từng kênh như sau:

  • Kênh Red:tăng sáng được màu Đỏ, giảm sáng được màu Xanh ngọc [Cyan]
  • Kênh Green:tăng sáng được màu Xanh lá, giảm sáng được màu Tím [Magenta]
  • Kênh Blue:tăng sáng được màu Xanh dương, giảm sáng được màu Vàng [Yellow]

II. Color [Màu sắc]

1. Nhóm cân bằng trắng

Nhóm này chủ yếu giúp bạn cân bằng lại màu và độ sáng của ảnh, xử lý các trường hợp ám màu

Giao diện các thông số chỉnh cân bằng trắng trên Lightroom điện thoại

+ Temp: cân chỉnh màu trắng nếu ảnh bị ám Vàng hoặc ám Xanh dương [Blue]. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Temp để tạo tone màu ấm [kéo về phía vàng] hay tone màu lạnh [kéo về phía xanh]

+ Tint: cân chỉnh màu trắng nếu ảnh bị ám Hồng hoặc ám Xanh lục [Green]

2. Nhómchỉnh độ đậm nhạt của màu

Giúp điều chỉnh độ bão hòa màu cho tất cả các màu trên bức ảnh

Giao diện các thống số chỉnh độ đậm nhạt màu trên Lightroom điện thoại

+ Vibrance: Giúp tăng độ đậm nhạt màu sắc cho ảnh. Vibrance chỉ tác động đến các màu yếu, nhợt nhạt, chưa bão hòa giúp ảnh tươi hơn. Thông thường người ta thích dùng Vibrance hơn Saturation vì ít bị bệt màu

+ Saturation: Tăng độ đậm nhạt cho toàn bộ màu trên bức ảnh. Dùng Saturation dễ làm ảnh bệt màu vì tăng giá trị cả ở vùng màu đã bão hòa

3. Nhóm Mix

Nhóm này có chức năng tương tự HSL/Color [Hue - Saturation - Luminance] trên máy tính giúp bạn điều chỉnh sắc độc của từng màu một trên ảnh

Bước 1: Chọn Mix tại mục Color

Chọn công cụ màu trong Lightroom phiên bản điện thoại

Bước 2: Chọn màu bạn muốn thay đổi và điều chỉnh 3 thông số bên dưới tương tự như phiên bản máy tính

Thay đổi các thông số từng màu cụ thể trong Lightroom Mobile

+ Hue: điều chỉnh màu, hay nói một cách khác là bạn muốn màu của mình thiên về bên nào hơn. Ví dụ mình đang cho màu cam [+10] tức là cam sẽ ám vàng nhiều hơn

+ Saturation: chỉ mức độ của màu sắc, trượt phải màu sẽ đậm hơn, trượt trái màu sẽ nhạt đi

+ Luminance [Lightness]: độ sáng của màu sắc, quy định ánh sáng của màu sắc sẽ sáng chói hay tối đi

4. Nhóm Granding

Cho phép bạn phủ lên vùng sáng hoặc tối của ảnh một lớp màu tùy chọn, tương tự với Split Toning trên máy tính

Bước 1: Chọn Grading trong mục Color

Mở công cụ Split Toning trên Lightroom Mobile

Ở mục này, bạn chỉ cần quan tâm đến 2 vấn đề chính là màu cho vùng Shadows và Highlights

Bước 2: Chọn màu cho vùng Shadows và Highlights [chọn một điểm trên bảng màu và rê đến vùng màu mình muốn] > Điều chỉnh 3 thông số bên dưới để tạo ra hiệu ứng cho lớp màu bạn vừa chọn

Điều chỉnh các thông số cho màu áp lên vùng Shadows và Highlights

+ Luminance: độ chói của màu, trượt phải sẽ tăng, trượt trái để giảm độ chói của màu

+ Blending: điều chỉnh tỉ lệ hòa trộn màu giữa các pixel màu của vùng Shadows hoặc Highlights với màu được chọn.

Ví dụ bạn chọn màu đỏ áp lên vùng Shadows thì khi trượt Blending sang trái, các vùng màu Shadows sẽ ám màu sắc đỏ nhiều hơn, trượt phải sẽ giảm sắc đỏ

+ Balance: cân bằng màu vùng Highlights và Shadows

Ví dụ, nếu bạn chọn màu đỏ cho vùng Shadows và xanh lục cho vùng Highlights, trượt Balance sang trái thì ảnh sẽ nghiêng về màu vùng Shadows, qua phải sẽ nghiêng về màu vùng Highlights

Thông thường trong 3 thông số này, bạn chỉ cần quan tâm đến Balance để cân bằng màu cho Highlights và Shadows là được

III. Effects [Hiệu ứng]

1. Nhóm chỉnh chi tiết ảnh

Điều chỉnh chi tiết bức ảnh, nên tăng Clarity lên cho hình phong cảnh hay ảnh HDR để nổi rõ các chi tiết, nhưng đối với ảnh chân dung, bạn nên nên giảm bớt Clarity nếu muốn làm cho làn da người mịn màng, mềm mại

Các thông số chỉnh chi tiết ảnh trên phiên bản điện thoại

+ Texture: Làm mịn hoặc nổi bật chi tiết trong ảnh. Trượt sang trái để làm mịn chi tiết, sang phải để làm nổi bật chi tiết. Khi điều chỉnh thanh Texture, màu hay sắc thái của màu sẽ không thay đổi

+ Clarity: Tăng/giảm độ tương phản mạnh mẽ, tạo độ nét cho ảnh nổi bật hơn so với Texture. Clarity cũng sẽ tạo ra ít noise [nhiễu] hơn Sharpen và giữ chi tiết tốt hơn. Lưu ý khi sử dụng Clarity là nó có thể thay đổi độ bão hòa cho tấm ảnh của bạn

+ Dehaze: Giảm sương mù [độ mờ] cho ảnh. Trượt sang phải để giảm độ mờ, làm trong ảnh, trượt qua trái để tăng độ mờ, thường được sử dụng để làm các hiệu ứng sáng tạo. Công cụ này khá giống Contrast là tăng sự khác biệt giữa vùng sáng và tối trên tổng thể ảnh. Đặc biệt, Dehaze sẽ hoạt động tốt trên các khu vực cụ thể mà nó xác định rằng ánh sáng yếu hoặc bị lóa

2. Nhóm chỉnh tối góc và tạo hạt cho ảnh

Tạo hiệu ứng cổ điển cho ảnh. Hiệu ứng của nhóm này sẽ tương tự với Post-Crop Vignetting và Grain trong mục Effects trên Lightroom CC phiên bản máy tính

Giao diện nhóm công cụ Effects trên Lightroom Mobile

Tối góc ảnh

+ Vignette: thông số điều chỉnh khu vực làm tối 4 góc ảnh nhiều hay ít, chức năng này chỉ tạo ra hiệu ứng khi trượt trái, nếu bạn trượt phải sẽ không có nhiều sự thay đổi

+ Midpoint:điều chỉnh độ sáng/tối giữa viền ảnh và bên trong ảnh

+ Feather:làm mịn viền

+ Roundness:độ bo của viền. Độ bo càng lớn thì ảnh tối/sáng theo hình tròn, ngược lại thì bo theo hình chữ nhật

+ Highlights:làm sáng vùng highlights của góc

Tạo hạt cho ảnh

+ Grain: trượt phải để tăng thêm các hạt noise, trượt trái để giảm

+ Size: kích thước các hạt noise thêm vào

+ Roughness: độ thô cứng của các hạt

IV. Detail [Chi tiết]

1. Nhóm chỉnh sắc nét ảnh

Giúp bạn tăng độ nét, làm rõ các chi tiết ảnh bị mờ [giống Sharpening trong mục Effects trên máy tính]

Giao diện nhóm thông số chỉnh sửa độ nét ảnh trên điện thoại

+ Sharpening:số lượng pixel cần làm nét, trượt phải sẽ tăng số lượng pixel và trượt trái để giảm

+ Radius:bán kính vùng làm nét, trượt phải để tăng bán kính vùng chi tiết làm sắc nét, trượt trái để giản bán kính. Nếu tăng thông số quá lớn sẽ làm các chi tiết mất tự nhiên

+ Detail:làm nổi bật cạnh của chi tiết, thông số càng cao thì các chi tiết sẽ càng rõ

+ Masking:nếu thông số là 0 các chi tiết ảnh sẽ có hiện tượng hạt và không đẹp, nên thiết lập 100 để các chi tiết mịn và đều màu nhưng vẫn nổi bật chi tiết ảnh

Lưu ý: Thông thường, bạn chỉ cần quan tâm đến thông số Sharpening, không nên thay đổi các thông số khác quá nhiều

2. Nhóm khử nhiễu ảnh

Giúp xử lý ảnh bị nhiễu hạt do tác động ngoại cảnh hoặc chất lượng thiết bị chụp

Giao diện nhóm thông số khử nhiễu ảnh trên điện thoại

+ Noise Reduction: trượt sang phải để xử lý các chi tiết nhiễu

+ Detail:thông số này hoạt động tương tự như Detail ở phần Sharpening

+ Contrast:độ tương phản của các hạt nhiễu. Giá trị contrast càng lớn giữ được độ tương phản nhưng sẽ tạo ra các đốm mờ, giá trị contrast thấp cho kết quả mượt mà hơn nhưng có độ tương phản thấp hơn

+ Color Noise Reduction:di chuyển thanh trượt sang phải để giảm nhiễu màu

+ Detail:điều khiển ngưỡng nhiễu màu. Giá trị càng cao sẽ bảo vệ các cạnh màu nhạt, giàu chi tiết nhưng có thể khiến màu bị lốm đốm. Giá trị thấp hơn xóa đốm màu nhưng dễ khiến màu bị phai

+ Smoothness:làm mềm hiệu ứng cho các màu có trạng thái lốm đốm

Thông thường, bạn chỉ cần điều chỉnh Noise Reduction và thông số Color Noise Reduction, hạn chế điều chỉnh các thông số còn lại

V. Optics

Hiện nay, các lens máy ảnh đã được nhà sản xuất cải tiến rất nhiều nên hầu như chức năng này không cần chỉnh sửa quá nhiều

Chọn mục Optics > Tích chọn Remove Chromatic Aberation để loại bỏ quang sai > Tích Lens Profile Corrections để nhập thông tin máy ảnh

Chọn công cụ Lens Corrections trên Lightroom Mobile

Ngoài ra, trên phiên bản Lightroom điện thoại cũng có một số chức năng khác như Crop, Selective, Healing, Geometry nhưng bạn phải trả phí để có thể sử dụng [trừ chức năng Crop]

Crop & Rotate [Cắt và xoay ảnh]: giúpbạn cắt ảnh, lựa chọn tỷ lệ của bức ảnh theo mong muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xoay bức ảnh của mình theo chiều ngang, dọc, xoay theo góc với nhiều tùy chọn khác nhau

Selective: giúp chọn chi tiết một vùng ảnh và chỉnh sửa, áp hiệu ứng lên vùng chọn đó

Healing: vá, chỉnh sửa vùng chọn bằng một vùng ảnh tốt hơn. Đây là tính năng giúp xóa mụn, tàn nhang trên mặt,… hay xóa những điểm không cần thiết trên ảnh

Geometry: hiệu chỉnh lại hình dọc, ngang, độ xoay, độ cân hình hoặc tạo viền trắng cho hình

Một số chức năng trả phí trong Lightroom phiên bản điện thoại

Xem thêm:

  • 2 cách làm mịn da và trắng da trong Lightroom cực hiệu quả
  • Cách đăng ký, đăng nhập Lightroom trên điện thoại, máy tính
  • Hướng dẫn chỉnh sửa ảnh dư sáng cực đơn giản trong Lightroom

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã nắm được căn bản về cách dùng Lightroom trên điện thoại cũng như hiểu được cách các thông số Lightroom hoạt động với ảnh. Từ đó, bạn có thể tự chỉnh sửa cho mình những tấm ảnh thật độc đáo trong Lightroom trên điện thoại cực dễ dàng và đơn giản

Cách sử dụng Lightroom trên điện thoại chi tiết từ A - Z

5 / 2 đánh giá

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lỗi Thiết Bị

  • Bùi Đình Quý
  • 06/04/2020
  • 0 Bình luận

Lightroom là phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp được rất rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng để biên tập, chỉnh sửa, thiết kế những bức ảnh mang tính thẩm mỹ cao. Lighroom có sẵn trên 2 nền tảngWindows và MacOS đồng thời được hỗ trợ trên 2 nền tảng di động là Android và IOS với ứng dụng Lightroom Mobile. Trong bài viết này, Thành Trung Mobile sẽ hướng dẫn cách sử dụng Lightroom trên điện thoại, giúp các bạn dễ dàng và thành thạo khi sử dụng ứng dụng này.

Lightroom là phần mềm chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Tham khảo bài viết sau, Điện máy XANH sẽ chia sẻ đến bạn cách sử dụng Lightroom để có được những bức hình đẹp và mang tính thẩm mỹ cao nhé!

1Cách tải và đăng ký tài khoản Lightroom

Bước 1: Tải ứng dụng Lightroom về điện thoại.

Bước 2: Mở ứng dụng và đăng ký tài khoản.

Đầu tiên bạn hãy mở ứng dụng lên. Với ứng dụng này, người dùng có thể đăng ký bằng các tài khoản hoặc như Facebook, Apple hay Google hoặc đăng nhập bằngLightroom Adobe có sẵn.

2Cách chỉnh ảnh bằng ứng dụng Lightroom

Bước 1: Để tải ảnh từ điện thoại lên ứng dụng Lightroom, bạn chọn biểu tượng Library [Thư viện] > Chọn All Photos > Chọn vào biểu tượng thêm ảnh.

Bước 2: Chọn From Camera Roll để tải ảnh từ thư viện điện thoại. Chọn From Files để tải ảnh từ File khác.

Bước 3: Thực hiện chỉnh sửa ảnh với các lựa chọn tùy chỉnh.

- Crop: Công cụ này cho phép bạn cắt ảnh theo tỷ lệ mong muốn. Ngoài ra bạn cũng có thể xoay ảnh theo chiều ngang/dọc hay theo góc độ khác nhau.

- Profiles: Giúp bạn chỉnh ảnh theo chế độ màu hoặc không màu.

- Auto: Chức năng này sẽ tự động chỉnh sửa hình ảnh cho bạn, bao gồm độ sáng, độ bão hòa hoặc màu sắc.

- Light: Để chỉnh độ sáng của bức ảnh trong Lightroom, bạn có thể tìm trong tùy chọn Light để chỉnh các tùy chọn như:

  • Exposure: Tăng độ sáng của vùng sáng
  • Constrast: Điều chỉnh độ tương phản của bức ảnh
  • Hightlights: Làm sáng vùng sáng
  • Shadows: Tạo bóng

- Color:giúp bạn điều chỉnh màu cho bức ảnh trong Lightroom.

  • Temp: Chỉnh nhiệt độ của ảnh
  • Tint: Chỉnh sắc thái cho ảnh
  • Vibrance: Chỉnh độ bão hòa cho vùng bão hòa
  • Saturation: Chỉnh độ bão hòa cho cả bức ảnh

- Effects: Tạo ra những chi tiết nhỏ cho bức ảnh, độ sắc nét và những ứng dụng để tăng chiều sâu cho ảnh.

  • Clarity: Điều chỉnh độ nét của bức ảnh
  • Dehaze: Làm rõ, trong chi tiết của bức ảnh
  • Vignette: Làm sáng hoặc mờ viền của bức ảnh

- Detail: Giúp bạn tăng độ nét, làm rõ các chi tiết ảnh bị mờ.

- Optics: Có tính năng như loại bỏ màu sắc thừa,cho phép hiệu chỉnh ống kính. Nếu bạn cần dùng đến có thể bật lên.

- Geometry:Đây là một trong 3 công cụ phải trả phí trong Lightroom giúp bạn bóp méo ảnh, chỉnh sửa khung ảnh theo mong muốn của mình.

3Cách tải preset lightroom về điện thoại

Bước 1:Tải preset file DNG về máy rồi chọn Mở bằng Safari.

Bước 2: Bấm vào nút 3 chấm [trên cùng góc bên phải]. Sau đó chọn Mở trong.

Bước 3: Nếu màn hình hiện lên có Lightroom thì chọn vào Lightroom, còn không có thì chọn chữ Thêm. Sau đó chọn Lightroom.

Bước 4: Chọn Launch Lightroom Now.

Bước 5: Chọn vào preset vừa thêm. Ấn chọn dấu ba chấm ở góc trên bên phải màn hình.

Bước 6: Chọn Create Preset, nhập tên và bấm dấu Tick là xong.

Mời bạn tham khảo một số mẫu điện thoại thông minh đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn cáchsử dụng Lightroom để chỉnh ảnh . Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho bạn trong việc sử dụng và nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Những lỗi chỉnh ảnh phổ biến với Lightroom và cách khắc phục

  • 1. Không làm thẳng đường chân trời
  • 2. Bỏ qua Histogram
  • 3. Lạm dụng Clarity
  • 4. Làm da quá mềm
  • 5. Thêm quá nhiều màu
  • 6. HDR xấu
  • 7. Lạm dụng Sharpening
  • 8. Áp dụng hiệu ứng quá tay
  • 9. Cắt sai hình dạng
  • 10.Nhiễu ảnh do xử lý quá tay

1. Không làm thẳng đường chân trời

Không có dấu hiệu rõ ràng nào về ảnh chụp nhanh hơn đường chân trời quanh co và đây là điều đầu tiên bạn khắc phục trong Lightroom.

Các đường thẳng trông dễ chịu hơn và đôi khi làm thẳng chúng là một vấn đề đơn giản về logic. Theo nguyên tắc chung, bạn nên luôn luôn thẳng đường chân trời trong bức ảnh phong cảnh [đặc biệt là về biển].

Khi không có đường chân trời rõ ràng như trong một bức ảnh kiến trúc hoặc một bức chân dung trong nhà, bạn hãy tìm kiếm những thứ như khung, kệ, mái nhà... và làm thẳng chúng theo chiều ngang hoặc chiều dọc.

Chọn công cụ Crop, sau đó Straighten Tool nằm bên cạnh thanh trượt Angle. Sau đó, vẽ một đường thẳng vào ảnh dọc theo đường chân trời. Hình ảnh sẽ xoay để đường chân trời hoàn toàn thẳng. Lưu ý rằng các góc của hình ảnh sẽ bị cắt xén khi bạn làm điều này.

2. Bỏ qua Histogram

Bạn nên luôn luôn giữ màn hình của bạn hiệu chỉnh khi bạn đang xử lý ảnh. Nếu màn hình của bạn được đặt quá sáng hoặc quá tối, rất khó để đánh giá mức phơi sáng chính xác.

Cách dễ dàng để tránh vấn đề này là sử dụng biểu đồ để được hướng dẫn. Nó sẽ cho bạn thấy nếu bạn chụp quá sáng, thiếu sáng, hoặc nếu những điểm sáng hoặc bóng tối đang bị cắt bớt.

Nó cũng cảnh báo bạn về màn hình được hiệu chỉnh kém. Nếu biểu đồ biểu thị sự phơi sáng cân bằng nhưng đôi mắt của bạn nói với bạn để làm cho bức ảnh đậm hơn, có thể đó là dấu hiệu cho thấy mức độ sáng màn hình của bạn được đặt quá cao.

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn có kế hoạch in ảnh. Một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất cho vấn đề này là các bản in ra quá tối và hầu như luôn là kết quả của việc đặt màn hình quá sáng.

3. Lạm dụng Clarity

Thanh trượt Clarity có tác dụng làm trong ảnh, làm sáng ảnh. Nó là một biến thể của công cụ tương phản tập trung vào midtone. Nó giúp xác định rõ chi tiết và cấu trúc mà không ảnh hưởng đến vùng sáng và vùng tối của bức ảnh.

Hiệu ứng kết quả không giống với việc làm rõ nét và sử dụng quá nhiều Clarity thường bị nhầm lẫn với việc lạm dụng chế độ làm rõ nét.

Điều này đặc biệt đúng với phiên bản Creative Cloud trước của Lightroom. Công cụ Clarity được sử dụng là công cụ làm mòn mà có thể tạo ra cạnh thô và hiệu ứng quầng xung quanh các đối tượng. Nó đã được cải tiến rất nhiều trong các phiên bản gần đây.

Vì vậy, áp dụng Clarity ít gần như luôn luôn là một điều tốt, tránh xa việc kéo nó vượt xa con số +100. Tốt hơn là sử dụng Adjustment Brush và sơn Clarity chỉ trong những khu vực mà bạn muốn, chẳng hạn như bạn có thể sử dụng Clarity để làm cho đôi mắt của một người mẫu sáng lên, nhưng áp dụng nó lên da của họ sẽ chỉ tăng cường nếp nhăn hoặc các nhược điểm khác.

4. Làm da quá mềm

Điều chỉnh thanh trượt Clarity sang bên phải quá nhiều là một điều không tốt và di chuyển nó sang bên trái quá nhiều cũng vậy.

Clarity thường được sử dụng để làm da mịn màng. Lightroom thậm chí còn có một thiết lập Soften Skin để điều chỉnh thanh trượt Clarity xuống -100, đồng thời thêm một chút độ sắc nét.

Quá trình này sẽ như sau:

  • Chọn Adjustment Brush.
  • Chọn Soften Skin từ menu Effect.
  • Tích vào Show Selected Mask Overlay để có thể xem rõ được bạn đang vẽ vào đâu.
  • Điều chỉnh kích thước chổi và vẽ lên mặt.
  • Bỏ chọn Overlay và bạn đã hoàn thành.

Rắc rối ở đây là hiệu ứng có thể quá mạnh. Bạn muốn làm cho khuôn mặt trở nên đẹp hơn chứ không phải biến thành tượng sáp. Để tránh được điều này, bạn phóng to hình ảnh và từ từ tăng Clarity cho đến khi bạn bắt đầu nhìn thấy một chút cấu trúc và bóng xuất hiện.

Như bạn thấy bức ảnh phía trên, ảnh bên trái được áp dụng vừa đủ độ mịn màng trong khi ảnh bên phải đã sử dụng quá nhiều.

5. Thêm quá nhiều màu

Lightroom có hai công cụ cơ bản để làm việc với màu sắc, đó là Saturation Vibrance. Saturation [Độ bão hòa] điều chỉnh mọi màu sắc trong ảnh theo cùng một lượng và nên được sử dụng rất ít.

Vibrance điều chỉnh màu sắc dựa trên số lượng mỗi màu đã có trong hình ảnh, làm tăng sự sinh động cho các màu ít bão hòa nhất.

Bạn sẽ có được kết quả tốt hơn bằng cách sử dụng Vibrance hơn là Saturation vì công cụ này dễ kiểm soát và thể hiện một cách tinh tế và hiệu quả. Một mẹo sử dụng Vibrance là thiết lập nó ở mức độ mà bạn cảm thấy hài lòng nhất, sau đó ngay lập tức hạ tông xuống điểm 10 hoặc 15. Bạn hầu như không nhận thấy sự khác biệt, và nó chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến bức ảnh của bạn.

6. HDR xấu

Chụp ảnh ở chế độ HDR rất phổ biến. Dải động cao làm tăng số lượng chi tiết trong cả vùng bóng và vùng sáng của một hình ảnh và đặc biệt hiệu quả đối với những cảnh mà máy ảnh của bạn thường phải vật lộn để có độ phơi sáng chính xác. Nhưng có một cách đúng đắn và sai để làm điều đó, và trong Lightroom, rất dễ để làm cho nó sai. Dải động cao tăng chi tiết cho ở vùng sáng và vùng tối của bức ảnh và nó đặc biệt hiệu quả cho hình ảnh mà máy ảnh của bạn thông thường khó khăn điều chỉnh độ phơi sáng chính xác. Nhưng có một cách đúng đắn và sai để làm điều đó, và trong Lightroom, rất dễ để làm cho nó sai. Kéo thanh trượt Highlight xuống, thêm một chút ClarityVibrance và bạn sẽ nhận được một kết quả như sau.

7. Lạm dụng Sharpening

Mọi bức ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số cần làm sắc nét. Làm sắc nét quá nhiều là điều không hề tốt. Nó tạo ra viền xấu xí và thô, thêm quầng sáng xung quanh cạnh của đối tượng, tạo ra một hiệu ứng vẽ tranh trong các khu vực chi tiết [như lá], và cũng có thể làm trầm trọng thêm độ nhiễu trong hình ảnh ISO cao.

Có hai điều bạn có thể làm để cải thiện độ sắc nét:

Phóng to 100%: Sharpening mạnh mẽ hơn nó có thể xuất hiện, và hiệu ứng có thể không được ngay lập tức đáng chú ý khi phóng to ra ngoài.

Sử dụng tùy chọn Masking: Giữ phím Alt để kéo thanh trượt Masking sang bên phải. Các bit trắng sẽ được làm sắc nét, các vùng đen sẽ không. Điều này cho phép bạn hạn chế sắc nét chỉ cho các cạnh và kết cấu, trong khi để lại những vùng trơn nhẵn như bầu trời.

8. Áp dụng hiệu ứng quá tay

Lightroom có một số hiệu ứng mà bạn có thể sử dụng để cải thiện và nâng cao một bức ảnh, nhưng áp dụng quá tay và bức ảnh của bạn sẽ trở nên xấu đi.

Một ví dụ điển hình là công cụ Vignette. Bạn có thể sử dụng nó để thu hút mắt của người xem về một phần cụ thể của hình ảnh, nhưng nó cũng có thể làm cho hình ảnh của bạn trông giống như nó đã được chụp bằng một ống kính rất rẻ tiền.

Trừ khi bạn muốn làm cho bức ảnh của mình có hơi thở cổ điển, bạn nên đặt thanh trượt Feather khoảng 80-100 và giữ Amount thấp khoảng -10 đến -20 là đủ.

9. Cắt sai hình dạng

Lỗi cuối cùng thường ảnh hưởng tới những bức bạn định in. Bạn có thể thoải mái cắt ảnh để loại bỏ các đối tượng không mong muốn và cải thiện khung hình. Thế nhưng nó có thể xảy ra lỗi bất ngờ.

Khi đang dùng các dịch vụ in ảnh online và mua khung hình có sẵn, bạn bị hạn chế về thiết lập kích thước chuẩn và tỷ lệ các cạnh. Thậm chí in và đóng khung ảnh chuẩn kích thước 16 inch x 9 inch cũng có thể trở thành một thách thức.

Công cụ Crop của Lightroom có hàng loạt preset tương ứng với tỷ lệ in thông dụng nhất như 1 x 1 inch, 10 x 8 inch và 7 x 5 inch. Hãy gắn liền với tỷ lệ này nếu bạn định in ảnh.

10.Nhiễu ảnh do xử lý quá tay

Một trong số những tác dụng phụ khó chịu nhất của tất cả các lỗi trên là chúng làm giảm nghiêm trọng chất lượng của ảnh. Tăng độ phơi sáng quá đà, đổ bóng quá nhiều, tăng độ bão hòa, thậm chí cắt xén chi tiết quá mức có thể khiến ảnh trở nên méo mó, ngay cả khi ảnh gốc không có bất kỳ độ nhiễu nào.

Bạn sẽ thấy mọi chi tiết “xuống cấp” nhanh chóng khi xử lý ảnh ở định dạng JPEG hoặc ISO chất lượng cao.

Nếu thấy ảnh nhiễu hơn mong đợi, bạn có thể thử và khắc phục nó bằng công cụ Adjustment Brush. Chiếc cọ này cho phép bạn áp dụng các cấp giảm độ nhiễu hình khác nhau cho từng phần trong ảnh. Ví dụ, bầu trời trong xanh có thể chịu được mức độ nhiễu cao, trong khi vùng có kết cấu nhỏ nên được xử lý nhẹ nhàng hơn để không bị mất chi tiết.

Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất vẫn là tránh tạo nhiễu ảnh ngay từ đầu.

Trên đây là một số lỗi chỉnh sửa ảnh trong Lightroom mà bạn thường mắc phải cũng như các cách khắc phục kèm theo đó. Hãy luôn nhớ rằng áp dụng vừa đủ các công cụ chỉnh sửa sẽ giúp bạn có được bức ảnh đẹp hơn là sử dụng chúng quá tay.

Video liên quan

Chủ Đề