Sốt vào ban đêm là bệnh gì năm 2024

Trẻ bị sốt về đêm là hiện tượng tuyệt đối không nên coi thường kể cả là sốt nhẹ. Cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi tình trạng này kéo dài 2 – 4 ngày.

Nhiều mẹ có con từ 1-2 tuổi cho biết luôn phải đối mặt với tình trạng bé bị sốt cao đột ngột vào ban đêm, mồ hôi mồ kê đầm đìa. Nhưng buổi sáng bé lại bình thường nên khiến nhiều cha mẹ chủ quan, để bệnh của trẻ phát triển nặng mới đi khám. Vậy triệu chứng trẻ sốt bị về đêm có nguyên nhân do đâu và bố mẹ cần làm gì khi trẻ có triệu chứng này?

1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ bị sốt về đêm

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_sot_ve_dem_1_d0bcc7386c.jpg]Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ sốt nhiều về đêm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt về đêm, những lý do sau đây được cho là phổ biến và thường gặp nhất:

  • Trẻ bắt đầu có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết.
  • Thời tiết thất thường, cơ thể không kịp thích nghi kết hợp với thể trạng yếu khiến bé dễ bị các loại virus tấn công.
  • Trẻ vui chơi đổ nhiều mồ hôi, các lỗ chân lông giãn ra, tiếp xúc với không khí lạnh hoặc phải tắm ngay sau khi đổ nhiều mồ hôi, làm cho khí lạnh có điều kiện xâm nhập vào cơ thể.
  • Trẻ bị sốt do có khối u, nhiễm trùng, uốn ván…
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu xuất hiện sốt về đêm, có thể là do sức đề kháng yếu, kháng thể ở sữa mẹ không đủ mạnh.
  • Trẻ bị sốt về đêm vì mắc những bệnh truyền nhiễm: phát ban, sởi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh tai – mũi – họng.

2. Nên làm gì khi trẻ bị sốt về đêm?

Nên theo dõi thân nhiệt thường xuyên bằng nhiệt kế để xác định chính xác trẻ có bị sốt hay không và sốt bao nhiêu độ. Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ khoảng 37 – 38 độ thì cha mẹ có thể áp dụng cách để hạ sốt đơn giản như chườm khăn ấm. Nhưng khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi đổ nhiều, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp sau:

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_sot_ve_dem_2_4c2cab51dc.jpg]Chườm vùng trán không cho tác dụng hạ sốt nhiều

  • Đo nhiệt độ cho trẻ ở vùng hậu môn, nách, miệng, trán. Nếu nhiệt độ các điểm này đều trên 38 độ C tức là bé đã bị sốt cao.
  • Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm nhẹ để lau cho trẻ.
  • Chọn thuốc hạ sốt phù hợp trẻ nhỏ, so với thuốc uống thì thuốc nhét hậu môn an toàn hơn.
  • Lấy khăn nhỏ, nhúng nước và vắt khô bớt rồi đặt ở nách và bẹn. Tuyệt đối không nên đặt ở vùng ngực vì sẽ có thể gây viêm phổi, cũng không nên đặt ở trán sẽ không cho tác dụng nhiều. Mẹ nên lưu ý thay khăn 2-3 phút/ lần.
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể 15 phút/ lần để đảm bảo trẻ đã được hạ sốt.
  • Thay quần áo mỏng, thông thoáng.

Sau khi thực hiện các phương pháp hạ sốt này, nếu nhiệt độ cơ thể trẻ vẫn chưa giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Không được phép chần chừ vì có thể hiện tượng trẻ bị sốt về đêm không giảm sẽ gây ra co giật vo cùng nguy hiểm.

3. Cha mẹ nên tránh những điều này khi trẻ bị sốt về đêm

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_sot_ve_dem_3_47243cace4.jpg]Nếu trẻ sốt không hạ và có dấu hiệu co giật, cha mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện

  • Không ủ ấm hay mặc quá nhiều quần áo cho bé khi thân nhiệt cao.
  • Tuyệt đối không sử dụng nước đá hay khăn lạnh để đắp lên người trẻ, khăn chườm nên ấm vừa phải.
  • Đối với trường hợp trẻ co giật phải đưa ngay đến bệnh viện, không được vỗ lưng sẽ khiến cơn co giật nghiêm trọng hơn nữa. Nếu trẻ bị sốt về đêm, dù chỉ sốt nhẹ nhưng diễn ra thường xuyên mỗi tối kéo dài 2 – 4 ngày thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay, không được chủ quan hay trì hoãn.

Sốt ở trẻ em được định nghĩa là nhiệt độ đo được ở trực tràng trên 38,5 độ và là triệu chứng của một căn bệnh nào đó chứ sốt không phải là một bệnh độc lập.

- Nguyên nhân sốt đêm do bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gây ra sốt cả về đêm và ban ngày chẳng hạn như sốt virus với biểu hiện cơn sốt đêm cao từ 38,5 cho tới 40 độ kèm theo các triệu chứng như đau nhức đầu, khó chịu, buồn nôn và nôn, sổ mũi, tấy đỏ họng...

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thì sốt thường là triệu chứng của các bệnh do virus và vi khuẩn thông thường chẳng hạn như phổi, cúm, cảm lạnh, viêm dạ dày ruột, viêm/nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hoặc trẻ bị mắc các bệnh liên quan tới rối loạn hệ thần kinh trng ương điều chỉnh nhiệt cũng có thể gây hiện tượng sốt về đêm.

Sốt có thể khiến trẻ bị mất nước nhanh chóng [Ảnh: Internet]

- Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khách quan khác như sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể trẻ không kịp điều chỉnh cũng có thể gây sốt, phổ biến là sốt về chiều tối và sốt về đêm. Hoặc trẻ bị nhiễm lạnh do quá trình vui chơi rồi tắm rửa không đúng cách khiến khí lạnh ngấm dần cho tới ban đêm thì trẻ phát sốt.

2. Cách quản lý cơn sốt của trẻ vào ban đêm

Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc con bị sốt về đêm mà vẫn ngủ thì có nên gọi trẻ dậy để lau mát hay cho uống thuốc không hay tiếp tục để con ngủ; hoặc phân vân không biết có nên đưa trẻ đi bệnh viện...

2.1. Kiểm soát cơn sốt

Sốt cao có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì thế đây là lý do chính đáng để bạn có thể làm mọi thứ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và xoa dịu cơn sốt. Để đạt được mục tiêu này thì Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] khuyến cáo bạn nên thực hiện các bước sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu khi trẻ bị sốt về đêm đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi:

Khi nào bạn cần đánh thức trẻ bị sốt về đêm? [Ảnh: Internet]

- Giữ cho trẻ đủ nước

Sốt có thể khiến trẻ bị mất nước nhanh chóng. Điều này có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng và các triệu chứng có thể ngày một nặng hơn. Vì thế hãy cho trẻ uống bù điện giải và cố gắng cho con bú được càng nhiều càng tốt nếu trẻ đang bú mẹ.

- Mặc quần áo mỏng nhẹ

Mạc dù phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ là quấn/ôm thật chặt khi con bị sốt nhưng điều này chỉ khiến trẻ thêm khó chịu. Bạn nên để nhiệt độ phòng ở mức khoảng 23 - 25 độ và cho con mặc quần áo mỏng nhẹ.

Đừng nghe những lời khuyên chẳng hạn như phải khiến trẻ đổ mồ hôi để hạ sốt - đây không phải là một cách khôn ngoan.

- Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi cần thiết

Như thế nào là chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi cần thiết? Theo khuyến cáo thì khi trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu trẻ bị sốt cao khi chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì bạn cần cho con uống để trẻ có thể dễ chịu hơn khi ngủ.

Về liều lượng, thông thường thuốc hạ sốt như acetaminophen có thẻ sử dụng cho trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi, ibuprofen cho trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên nhưng nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi mà bị sốt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào. Bởi cơn sốt đầu tiên đối với trẻ sơ sinh cực kì quan trọng trong đánh giá bệnh.

Bạn không bao giờ được cho trẻ uống aspirin trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Sử dụng aspirin ở trẻ em bị nhiễm virus có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng.

2.2. Khi nào bạn cần đánh thức trẻ?

Nếu trẻ chỉ sốt ở mức nhẹ và con vẫn có thể ngủ được thì bạn không nên đánh thức trẻ dậy ngay lập tức chỉ để đo nhiệt độ. Bạn nên tiếp tục theo dõi và đo nhiệt độ cách lần để kiểm tra. Trừ khi các triệu chứng sốt của trẻ kèm theo:

- Trẻ thở nhanh, gấp, không đều

- Trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống và sốt cao trên 38 độ C

- Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi sốt cao từ 38,3 độ C trở lên

- Trẻ có các biểu hiện như co giật, khó thở, trợn mắt lên - đây là dấu hiệu của sốt co giật. Nếu như trẻ bị lặp đi lặp lại hoặc cơn co giật kéo dài trên 10 phút thì cần cho trẻ đi cấp cứu gấp

- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.

Nhìn chung cơn sốt của trẻ em là biểu hiện bình thường của phản ứng miễn dịch đang chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng. Vì thế mà ngay cả cơn sốt về đêm khi trẻ đang ngủ cũng đang cho thế cơ thể trẻ đang tích cực tập trung cho việc chống lại nhiễm trùng.

Chủ Đề