Soạn văn bài người lái đò sông đà năm 2024

Tác phẩm người Lái đò sông Đà thể hiện sự quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng của nhà văn trên các phương diện:

- Tác giả miêu tả sông Đà từ những chi tiết cụ thể, sinh động và thực tế

- Tác giả miêu tả từ nhiều góc quan sát độc đáo khác nhau

+ Từ trên máy bay thấy sông Đà như một sợi dây thừng

+ Trực tiếp ngồi trên thuyền tham gia hành trình trên sông Đà

Câu 2 [trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1]:

Để khắc họa hình tượng sông Đà như một con sông hung bạo, tác giả có sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh:

+ Bờ sông, dựng vách thành… có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách như con hàng động huyền bí

+ Khung cảnh mênh mông hàng cây số nước đá…như lúc nào cũng đòi nợ xuýt

+ Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu

- Biện pháp nhân hóa: âm thanh

+ Tiếng nước réo nghe như oán trách, lúc như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo

→ Biện pháp tu từ khiến cho dòng sông Đà trở nên nổi bật với sức mạnh hoang dại, vẻ hùng vĩ, sự dữ tợn, táo bạo trước góc miêu tả tinh tế của tác giả

Câu 3 [trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1]:

Dòng sông Đà trữ tình:

- Sự liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ

- Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với màu sắc

+ Xuân: xanh màu xanh ngọc bích

+ Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa

- Sông Đà gắn bó với con người tựa cố nhân

- Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử- hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa

→ Sông Đà trữ tình, hiền hòa, sự tài hoa của Nguyễn Tuân đã mang lại những áng văn bức tranh trữ tình làm say đắm lòng người

Câu 4 [trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1]:

Hình ảnh người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo

- Con người nhỏ bé đời thường, không vũ khí, không phép màu, có thể thắng được thạch trận đủ 3 lớp

- Người lái đò được miêu tả là người tài năng, nhanh trí, vượt thác như cưỡi ghềnh, xé toang lớp này đến lớp khác trùng vi thạch trận

Kiến Guru có những gợi ý sau để các bạn có thể dễ dàng soạn Người lái đò sông Đà – một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Hi vọng rằng những gợi ý đó sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích để các bạn học sinh có thể trả lời các câu hỏi trong SGK một cách tốt nhất. Không chỉ vậy, các bạn còn hiểu được phần nào nội dung mà nhà văn muốn truyền tải và cả tài năng nghệ thuật của cây bút tài hoa Nguyễn Tuân. Và biết đâu, cách thức tổ chức bài soạn văn Người lái đò sông Đà này có thể làm cơ sở để các bạn tổ chức những bài soạn văn bản khác của mình?

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

Bài soạn Người lái đò sông Đà đầy đủ trước hết cần phải có những dòng viết sơ lược về tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân [1920 – 2002]

Tác giả Nguyễn Tuân [1920 - 2002] vốn là người con của vùng đất Hà Thành, ông quê ở làng Nhân Mục, Thanh Xuân, Hà Nội. Con người đời thường và cá tính văn chương của Nguyễn Tuân đều có sự tác động mạnh mẽ từ bối cảnh xã hội [thời Hán học đã tàn] và đặc biệt là người cha tài hoa bất đắc chí của ông.

Một cách cụ thể hơn, Nguyễn Tuân là người có vốn học uyên thâm và tấm lòng yêu nước sâu sắc, tình yêu ấy được thể hiện qua sự gắn bó bền chặt của nhà văn với những giá trị truyền thống của dân tộc. Không những vậy, ông còn là một người có niềm mê say với cảnh sắc của non nước quê hương.

Đối với Nguyễn Tuân, viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của bản thân mình – một người thích sống tự do, phóng túng và không chịu bó buộc trong khuôn khổ của xã hội đương thời. Có lẽ vì yêu thích cuộc sống tự do mà Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyến đi thực tế và thu nhặt được nhiều vốn kiến thức giàu giá trị trên rất nhiều lĩnh vực khác ngoài văn học: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu,…

\>>> Nắm bắt toàn bộ lượng kiến thức phong phú về môn Ngữ Văn 12 Văn cô Tuyền

2. Tác phẩm Người lái đò sông Đà

Tác phẩm được rút ra từ tập “Sông Đà”. Đây là tập tùy bút được ra đời vào năm 1960, tái bản vào năm 1978. “Sông Đà” gồm có 15 bài cùng với một bài thơ phác thảo.

“Người lái đò sông Đà” là văn bản giàu giá trị thông tin. Tác phẩm có vai trò giống như một công trình nghiên cứu cung cấp cho người đọc những hiểu biết chính xác và thú vị về con sông Đà hùng vĩ và trữ tình.

Blog Kiến Guru sẽ hướng dẫn soạn văn Người lái đò sông Đà qua hai phương diện: Vẻ đẹp thiên nhiên sông Đà và vẻ đẹp con người sông Đà.

1. Vẻ đẹp thiên nhiên sông Đà

a. Hình dáng con sông

Vẻ đẹp thiên nhiên sông Đà đầu tiên hiện lên qua hình dáng con sông. Dưới những dòng viết đầu của Nguyễn Tuân, sông Đà mang dáng dấp của một dòng sông hung bạo. Từ trên cao nhìn xuống, tác giả hình dung dòng sông như một “cái dây thừng ngoằn ngoèo” và còn hay “làm mình làm mẩy với con người”. Dòng sông ấy chính là sự kết hợp của những thác nước dữ dội, những quãng sông, những bờ đá dựng thành vách thành cả cái lòng sông thắt hẹp trông giống như yết hầu.

Sông Đà từ trên cao

Thế nhưng, dòng sông hung bạo ấy lại có lúc hiền hòa đến lạ, đã có khi nó “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Hình ảnh ấy thật dịu dàng tựa hồ như có bóng dáng của người thiếu nữ diễm kiều vậy.

b. Màu nước sông

Sông Đà không chỉ đẹp ở dáng hình mà còn bởi sắc màu nước sông vô cùng đặc biệt của nó. Cùng là nước của một dòng sông ấy vậy mà vào những thời điểm khác nhau, màu của nó lại biến đổi với những sắc độ diệu kì. Có khi “dòng xanh ngọc bích” khi xuân đến, lúc lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa” khi thu về.

Những quan sát tinh tế về màu nước của nhà văn Nguyễn Tuân đã cho thấy sự liên tưởng độc đáo của ông đối với những sự vật, hình ảnh ấy. Sắc xanh của dòng nước có lẽ được cảm nhận qua sự tươi mát tràn đầy sức sống của làn mây cao cao. Còn màu đỏ phản chiếu từ mặt nước phải chăng chính là sắc đỏ của phù sa mà con sông phải oằn mình chở nặng để đắp bồi cho bãi biển xanh tốt.

c. Quang cảnh hai bên bờ

Cảnh sắc hai bên bờ cũng chính là một yếu tố góp phần tạo nên vẻ đẹp cuốn hút của sông Đà. Tác giả đã ví von cảm giác hân hoan khi nhìn thấy bươm bướm, chuồn chuồn rập rờn bay lượn trên bãi bờ sông Đà bằng những dòng viết đầy cảm xúc: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

Không chỉ vậy, tác giả còn diễn tả nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến cổ tích tuổi xưa khi nét hoang dại của quãng sông lặng tờ và đàn hươu ngốn ngọn cỏ gianh đẫm sương đêm hiện diện. Những cảm giác ấy được gọi tên có lẽ vì sợ dây thiện tình của cố nhân và nghệ sĩ.

Xem thêm:

Phân tích bài Người lái đò Sông Đà

Soạn bài Người lái đò Sông Đà dễ hiểu

2. Vẻ đẹp người lái đò sông Đà

a. Vẻ đẹp ngoại hình

Tùy bút Người lái đò sông Đà không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn cuốn hút bởi vẻ đẹp của người lái đò sông Đà. Trước hết, người lái đò sông Đà xuất hiện với vẻ đẹp ngoại hình. Ông là người con mang dáng vẻ đặc trưng của miền sông nước Tây Bắc. Người lái đò ấy xuất hiện với cánh tay lêu nghêu, đôi chân khuỳnh khuỳnh, giọng nói ào ào và nhãn giới thì vòi vọi. Ở ông còn toát lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi của con người gắn bó bền lâu với đất trời, thiên thiên nơi đây bởi những dấu vết in hằn ấy.

Con người vùng sông Đà

b. Vẻ đẹp tính cách, tài năng

Không chỉ đẹp vẻ đẹp ngoại hình mạnh mẽ, người lái đò ấy còn có vẻ đẹp linh hoạt về tài trí và sự hào hoa của một người nghệ sĩ. Đối với người lái đò, sông Đà “như một bản trường ca mà ông đã thuộc lòng, thuộc đến cả dấu chấm xuống dòng” thế nên ông có khả năng “nhớ như đóng đanh vào lòng tất cả những nguồn nước, con thác” và nằm lòng cả quy luật phục kích, binh pháp của thần sông và thần đá.

Ở người lái đò, nổi bật hơn cả có lẽ là sự dũng cảm, khôn ngoan, nhất là những lúc ông chỉ huy con thuyền của mình vượt qua những trùng vi, thạch trận. Mỗi trùng vi, thạch trận ấy là mỗi một thử thách nhưng đồng thời cũng là cơ hội để ông lái đò bộc lộ tài năng, vẻ đẹp của mình.

Ở trùng vi đầu tiên, mặc những hòn đá hung dữ “chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền” và “quyết tâm tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác”, mặc cho sóng thác “thúc gối vào bụng vào hông thuyền” thì ông lái đò vẫn không hề nao núng. Ông vẫn lèo lái con thuyền vượt các cửa tử để lướt đúng vào luồng sinh.

Đến trùng vi thứ hai, bằng sự dày dặn kinh nghiệm, ông lái đò đã giúp con thuyền “tả xung hữu đột” lướt qua tập đoàn cửa tử một lần nữa khiến lũ đá phải “tiu nghỉu cái mặt xanh lè” vì thất vọng, dù trước đó con sông đã chuẩn bị sẵn “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” với “bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử”.

Trùng vi cuối cùng xuất hiện và như dồn hết sức để đánh gục người chỉ huy tài ba. Tuy nhiên, sự mưu trí cùng chất vàng mười đã qua nhiều lần thử lửa ở ông lão đã giúp con thuyền của ông “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước” và hoàn thành những thử thách mà thần sông đặt ra.

Có lẽ việc soạn Người lái đò sông Đà sẽ không còn quá khó khăn với những gợi ý của Blog nhà Kiến, đúng không các bạn? Tóm lại, việc tìm hiểu tùy bút Người lái đò sông Đà có thể giúp các bạn không chỉ có cơ hội học – hiểu về tác giả Nguyễn Tuân mà có thể phần nào cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc qua hình ảnh dòng sông Đà và người lái đò sông Đà. Không chỉ vậy, tác phẩm còn bộc lộ vốn hiểu biết uyên thâm, sự tài hoa nghệ sĩ và cách sử dụng ngôn từ bậc thầy của nhà văn vốn xuất thân từ vùng đất nghìn năm văn hiến.

Chủ Đề