So sánh ram 4gb và 6gb trên điện thoại năm 2024

Thị trường điện thoại thông minh hiện nay có mức dung lượng RAM rất đa dạng. Bạn có thể tìm thấy những thiết bị cao cấp có bộ nhớ RAM lên đến 12GB hay thậm chí là 16GB. Bên cạnh đó, cũng có những chiếc điện thoại giá rẻ được trang bị chỉ với 4GB RAM. Ở phân khúc tầm trung, có nhiều dòng điện thoại được trang bị 6GB RAM và thường gặp nhất là 8GB RAM.

Nhìn chung, các dòng sản phẩm có giá càng rẻ thì mức dung lượng bộ nhớ RAM càng thấp, trong khi đó các dòng sản phẩm cao cấp và flagship thường cao hơn. Câu hỏi đặt ra là nếu mua điện thoại Android mới, bạn sẽ cần chọn bao nhiêu RAM là đủ? Mức RAM lý tưởng cho điện thoại Android năm 2022 là bao nhiêu? Bạn có cần mức RAM cao hơn để dự phòng cho tương lai không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Mỗi một chiếc máy tính hay điện thoại thông minh đều sử dụng bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên - Random Access Memory (RAM). Khi bạn chạy một chương trình, dữ liệu của nó, và hệ điều hành, tất cả đều được lưu trữ trong RAM. Vảo khoảng 10 năm trước, các thiết bị Android có mức RAM chỉ khoảng 512MB hay 1GB. Tuy nhiên, mức RAM trung bình trên điện thoại đã gia tăng nhanh chóng. Năm 2014, nhiều thiết bị cao cấp có 3GB RAM và đến năm 2017, mức 4GB đã được xem là tiêu chuẩn.

Bất kể là thiết bị của bạn có bao nhiêu RAM, thì nó vẫn là một con số hữu hạn và cần được quản lý một cách hiệu quả. Khi bạn mở một ứng dụng trên điện thoại Android, nó sẽ chiếm một phần bộ nhớ RAM. Các ứng dụng và tựa game đơn giản sẽ chỉ chiếm khoảng vài trăm megabyte. Tuy nhiên, những tựa game nặng đô có thể chiếm đến 1GB và đa số những tựa game nặng có thể sử dụng lên đến 1,5GB RAM.

Với con số 4GB RAM, bạn có đủ bộ nhớ cho một vài ứng dụng và tựa game trung bình chạy cùng với hệ điều hành một cách mượt mà. Tuy nhiên, ở một vài thời điểm, sẽ không còn chỗ trống nào trên RAM.

Để xử lý tình huống này, các thế hệ máy tính tiên tiến sử dụng một kỹ thuật được gọi là swapping (hoán đổi). Những phần bộ nhớ cũ nhất và ít sử dụng nhất sẽ được đưa vào bộ nhớ hoán đổi (swape space), và phần không gian mà chúng chiếm trên RAM sẽ được giải phóng. Nếu cần sử dụng đến phần bộ nhớ kia, thiết bị sẽ sao chép dữ liệu từ bộ nhớ hoán đổi ngược lại vào RAM (swapped-in). Kỹ thuật này cho phép gia tăng dung lượng bộ nhớ để lưu ứng dụng và dữ liệu, tuy nhiên, đổi lại là tốc độ xử lý sẽ chậm hơn so với chỉ sử dụng RAM.

https://youtu.be/NSV9JALapIA

Máy tính PC, máy tính xách tay và máy chủ thường sử dụng bộ nhớ ngoài (ổ cứng, SSD) để làm bộ nhớ hoán đổi. Android cũng tương tự nhưng có chút khác biệt về mặt kỹ thuật. Thay vì chuyển dữ liệu vào bộ nhớ trong, Android nén dữ liệu lại và lưu trữ nó ở trên RAM. Đây được gọi là zRAM - theo truyền thống sử dụng tiền tố “z” cho dữ liệu nén trên hệ điều hành Unix/Linux. Giả sử tỷ suất nén là 50%, 128KB RAM có thể giảm còn 64KB và giải phóng 64KB. Nhân Linux xử lý zRAM theo đúng cách mà nó xử lý bộ nhớ hoán đổi truyền thống. Phần bộ nhớ nén không thể đọc trực tiếp, vì vậy nó cần được giải nén và sao chép trở lại RAM, tương tự như quá trình swapped-in.

Tuy nhiên, bộ nhớ hoán đổi (nhất là zRAM) cũng là nguồn tài nguyên hữu hạn. Nếu điện thoại Android đã hết bộ nhớ hoán đổi, nó sẽ cần phải siết chặt việc quản lý hơn và bắt đầu sàng lọc ứng dụng đang lưu trên bộ nhớ. Kết quả là thiết bị sẽ buộc dừng một số ứng dụng đang chạy để tạo bộ nhớ trống cho những ứng dụng mới mở.

Hiểu một cách đơn giản là thiết bị có bộ nhớ RAM càng lớn thì bạn càng mở được nhiều ứng dụng cùng lúc mà không bị hệ điều hành Android buộc dừng những ứng dụng cũ hơn. Bộ nhớ RAM thấp đồng nghĩa với việc Android sẽ phải thường xuyên xoá ứng dụng đang chạy để giải phóng RAM. Như vậy, mức RAM tối ưu nhất là bao nhiêu?

Để xác định mức RAM lý tưởng, Android Authority đã thực hiện thử nghiệm trên 3 chiếc điện thoại: Samsung Galaxy S21 Ultra với 12GB RAM, OnePlus 9 Pro với 8GB RAM và Pixel 3XL với 4GB RAM. Hai thiết bị của Samsung và Google chạy hệ điều hành Android 12, còn thiết bị của OnePlus chạy Android 11. Mỗi thiết bị sẽ được theo dõi dung lượng RAM còn trống và dung lượng bộ nhớ hoán đổi được sử dụng. Mỗi khi mở một tựa game, chúng ta sẽ xem xét mức RAM mà tựa game đó chiếm dụng, sự thay đổi mức dung lượng RAM còn trống và dung lượng của bộ nhớ hoán đổi. Các bước sẽ được thực hiện tuần tự cho đến khi hệ điều hành buộc dừng một ứng dụng trên bộ nhớ RAM.

Dưới đây là danh sách các tựa game trong thử nghiệm và mức RAM trung bình mà chúng chiếm:

- Subway Surfers - 750MB

- 1945 Airforce - 850MB

- Candy Crush - 350MB

- Brawl Stars - 500MB

- Minecraft - 800MB

- Asphalt 9 - 800MB

- Shadowgun Legends - 900MB

- Elder Scrolls Blades - 950MB

- Genshin Impact - 1.4GB

- Chrome - 2.2GB

Hai thiết bị này nằm ở hai đầu danh sách. Galaxy S21 Ultra có 12GB RAM, trong khi đó Pixel 3XL chỉ có 4GB RAM. Bên dưới là đồ thị thể hiện sự thay đổi của từng thiết bị trong quá trình thử nghiệm. Trục hoành là danh sách các tựa game được mở theo thứ tự. Đường màu xanh dương là mức dung lượng RAM còn trống và đường màu xanh lá cây là mức dung lượng bộ nhớ hoán đổi được sử dụng.

Như bạn thấy, chiếc điện thoại S21 Ultra có thể quản lý dung lượng chính xác theo lý thuyết. Khi dung lượng RAM trống giảm xuống, dung lượng bộ nhớ hoán đổi được sử dụng sẽ tăng lên. Với 12GB RAM, S21 Ultra có thể lưu toàn bộ các tựa game có trong bài thử nghiệm, bắt đầu với Subway Surfers, kế tiếp là 1945 Air Force, sau đó đến Minecraft, Elder Scrolls Blades và cuối cùng là Genshim Impact. Không một trò nào bị buộc dừng. Để ép S21 Ultra đến giới hạn, bài thử nghiểm tiếp tục với trình duyệt Chrome, đến khi mở được 12 tab và Chrome chiếm 2,2GB bộ nhớ RAM, Android mới buộc phải tắt tựa game Minecraft. Khá là ấn tượng.

Quá trình diễn ra trên chiếc điện thoại Pixel 3XL lại khác. Chiếc điện thoại này chỉ có thể giữ được 3 tựa game lần lượt là Subway Surfers, 1945 Airforce và Candy Crush. Khi mở đến tựa game Brawl Stars, Android đã buộc dừng Subway Surfers và xoá nó khỏi bộ nhớ RAM. Đúng như dự đoán, dung lượng RAM thấp đồng nghĩa với việc phải sử dụng bộ nhớ hoán đổi và lưu được rất ít ứng dụng trên RAM, con số có thể chỉ tính trên một bàn tay.

Chiếc điện thoại OnePlus 9 Pro sử dụng trong thử nghiệm này là phiên bản 8GB RAM với tính năng RAMBoost được OnePlus trang bị trên nhiều dòng điện thoại của mình. RAMBoost giúp quá trình quản lý bộ nhớ thông minh hơn. Nó phân tích dung lượng đã sử dụng của thiết bị và giữ các ứng dụng thường dùng trên bộ nhớ RAM, đồng thời tắt những ứng dụng bạn ít khi mở. Thậm chí tính năng này còn mở sẵn một vài ứng dụng mà nó xác định là bạn sẽ sớm sử dụng chúng. Bài thử nghiệm sẽ được thực hiện khi bật và tắt tính năng RAMBoost.

Điểm đáng chú ý đầu tiên khi kích hoạt RAMBoost là mức dung lượng RAM trống tăng đột biến khi mở tựa game Candy Crush. Điều này xảy ra là do tựa game Subway Surfers đã bị buộc dừng dù vẫn còn dung lượng RAM trống và vẫn còn bộ nhớ hoán đổi. Sau đó, tựa game Subway Surfers được mở lại và bài thử nghiệm tiếp tục. Không có vấn đề gì khi mở Brawl Stars và Minecraft. Nhưng đến khi mở Asphalt 9, Android đã buộc dừng Candy Crush và 1945 Air Force.

Khi tắt tính năng RAMBoost, Android xử lý vấn đề theo cách khác. Tất cả các tựa game đều được mở lên mà không gặp vấn đề gì, từ Subway Surfers cho đến Minecraft, không trò nào bị buộc dừng. Đến khi mở Asphalt 9 thì Subway Surfers mới bị buộc dừng.

Điều kỳ lạ khi thử nghiệm trên OnePlus 9 Pro là các ứng dụng bị buộc dừng ngay cả khi vẫn còn tài nguyên trống. OnePlus 9 Pro có 4GB bộ nhớ hoán đổi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 1GB khi Android bắt đầu buộc dừng ứng dụng. Có vẻ như chiếc điện thoại này khá là cứng nhắc trong quản lý bộ nhớ, nhất là khi so với 2 dòng điện thoại trên.

Rõ ràng là 4GB RAM không đủ để sử dụng các tác vụ đa nhiệm ở mức trung bình. Chỉ có khoảng 3 đến 4 tựa game gần nhất mới được lưu trên RAM. Các ứng dụng khác thường sẽ sử dụng ít bộ nhớ hơn game, như vậy có thể cho rằng bạn sẽ mở được khoảng 5 đến 6 ứng dụng cùng lúc trước khi một vài ứng dụng phải tải lại khi bạn mở nó. Khoảng 6GB RAM sẽ giúp bạn giải quyết cơ bản vấn đề này.

12GB RAM trên Galaxy S21 Ultra là con số rất lớn và nó được quản lý rất tốt. Bạn có thể mở ít nhất 15 tựa game, trong đó có một số game nặng, mà vẫn còn một phần dung lượng trống để mở thêm vài tab trên trình duyệt Google Chrome. Sẽ chẳng có người dùng nào có thể than phiền hay thất vọng về khả năng đa nhiệm của chiếc điện thoại này.

Trong khi đó, OnePlus 9 Pro lại khá là khắt khe trong việc quản lý bộ nhớ RAM. Về lâu dài, tính năng RAMBoost nên tối ưu hoá trải nghiệm Android chỉ với 8GB RAM. Nhưng những chiếc điện thoại có 8GB RAM khác dường như lại được quản lý tốt hơn OnePlus 9 Pro.

Dựa trên kết quả thử nghiệm, trang Android Authority khuyến cáo người dùng nên chọn mua thiết bị với 6GB RAM ở phân khúc giá rẻ. Với phân khúc tầm trung và cao cấp, mức 8GB RAM là ổn cho các tác vụ đa nhiệm và đủ để dự phòng trong tương lai gần. Và mức 12GB RAM rõ ràng là một con số hoàn hảo mang lại trải nghiệm tổng thể tuyệt vời, ngay cả với những người dùng khó tính nhất. Tại thời điểm này, mức 16GB RAM dường như chưa thật sự hữu dụng, ngoài trừ để khoe khoang.

Điện thoại Android RAM bao nhiêu là đủ?

Hiện tại, mức RAM 4 - 6 GB nên có ở mọi smartphone để đảm bảo nhu cầu người dùng. RAM từ 4 – 6 GB sẽ là một khoảng dung lượng hợp lý có thể đáp ứng đủ các tác vụ sử dụng hàng ngày của bạn hoặc thậm chí là chiến tốt một vài tựa game mà không cần phải load lại nhiều lần.

Nên sử dụng điện thoại bao nhiêu GB?

Đối với các dòng điện thoại có mức giá tầm trung thường sở hữu bộ nhớ trong khoảng 16 - 64GB, thích hợp những người không yêu cầu quá cao về việc lưu trữ dữ liệu, hoặc không cần tải nhiều ứng về máy. Riêng đối với dòng điện thoại có bộ nhớ từ 128 trở lên sẽ phù hợp hơn với người đam mê chụp ảnh, lưu trữ dữ liệu.

Thanh RAM là gì?

RAM được viết tắt từ Random Access Memory - một trong những yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh vi xử lý. RAM là bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý. RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi mất nguồn điện cung cấp.

RAM của điện thoại là gì?

Bộ nhớ RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ dữ liệu tạm thời, cho phép lưu giữ thông tin trong một thời gian ngắn, hay gọi theo cách khác là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có những đặc tính như: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ.