So sánh lương công chức và viên chức năm 2024

Chưa dám so sánh với lương công chức ở các nước phát triển, mới chỉ so với 3 nước trong khu vực (trong đó có 2 nước có chỉ số GDP xếp sau Việt Nam), mà lương “người nhà nước” của ta vẫn thua khá xa họ. Nghĩ mà chạnh lòng!

Show

Một thông tin vừa được Bộ Nội vụ công bố tuy không mới, nhưng bất cứ ai tâm huyết với nền hành chính công vụ nước nhà không khỏi trăn trở.

Đó là, trong vòng một năm (từ tháng 7-2022 đến hết tháng 6-2023), cả nước có gần 19.000 công chức, viên chức thôi việc; bình quân mỗi tháng có 1.582 người rời khỏi cơ quan nhà nước. Số người thôi việc cơ quan nhà nước trong năm qua tăng gần 260 người mỗi tháng so với thời điểm từ tháng 1-2020 đến tháng 6-2022. Trong ba năm rưỡi qua, toàn quốc có 58.500 người thôi việc cơ quan nhà nước.

So sánh lương công chức và viên chức năm 2024
Một thông tin vừa được Bộ Nội vụ công bố tuy không mới, nhưng bất cứ ai tâm huyết với nền hành chính công vụ nước nhà không khỏi trăn trở.

Đáng nói hơn, số người thôi việc chủ yếu dưới tuổi 50, gần nửa số đó có trình độ đại học và 16% sau đại học. Các địa phương có số người thôi việc cơ quan nhà nước nhiều nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Tiền Giang.

Chuyện “người ra, người vào” bộ máy công quyền là bình thường, nhưng những con số nêu trên không thể coi là chuyện thường, bởi lẽ số người rời bỏ cơ quan nhà nước đã gia tăng bất thường, nhất là trong đó số người có trình độ học vấn cao và kinh nghiệm công tác lâu năm lại chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cho thấy tình trạng “chảy máu chất xám” trong nền công vụ ở nước ta rất đáng quan ngại.

Càng đáng suy ngẫm hơn, trong số 9 địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất thì có tới 5 tỉnh, thành phố (nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố có GRDP bình quân cao nhất cả nước trong năm 2022), gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai. Điều này cũng là chỉ dấu cho thấy, tuy là những địa phương giàu nhất nhì đất nước, nhưng nền công vụ ở đây chưa đủ sức hấp dẫn, “níu kéo” công chức, viên chức khiến họ phải “dứt áo ra đi”.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng nêu trên là tiền lương công chức, viên chức còn thấp. Bức xúc trước vấn đề này, một đại biểu Quốc hội khi đăng đàn mới đây tại nghị trường đã đưa ra con số so sánh: Mức lương trung bình của một công chức ở Việt Nam là trên dưới 10 triệu đồng, trong khi một công chức của Thái Lan là 56 triệu đồng, Malaysia là 29 triệu đồng và Campuchia là 17 triệu đồng. Chưa dám so sánh với lương công chức ở các nước phát triển, mới chỉ so với 3 nước trong khu vực (trong đó có 2 nước có chỉ số GDP xếp sau Việt Nam), mà lương “người nhà nước” của ta vẫn thua khá xa họ. Nghĩ mà chạnh lòng!

Có một thời, nhiều người dân có ước mơ cháy bỏng được vào công tác trong bộ máy công quyền các cấp và vị thế, hình ảnh “người nhà nước” có sức cuốn hút mãnh liệt đối với rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng.

Nhưng khi bước chân vào cơ quan công quyền được dăm bảy năm, đồng lương ba cọc ba đồng cộng với môi trường làm việc ở nhiều nơi “bí bách” khiến nhiều công chức, viên chức “vỡ mộng” rồi tự nguyện rời bỏ công sở đi tìm việc làm khác hoặc chuyển sang khu vực tư dễ kiếm tiền, kiếm sống tốt hơn.

Mấy năm gần đây, nhất là sau đại dịch Covid-19 làm chao đảo cả thế giới, thì nhiều địa phương cấp huyện, cấp xã ở Việt Nam lại bước vào hành trình giải thể, tách ra, nhập vào khiến một bộ phận công chức, viên chức như “ngồi trên đống lửa”, ăn không ngon, ngủ không yên vì không biết “nay ở, mai đi” bất cứ lúc nào. Tình hình đó có lẽ khiến nhiều “người nhà nước” bất an nên họ không còn mặn mà, thiết tha với cái nghiệp làm “công bộc” của dân, cũng là điều dễ hiểu!

Đảng ta đã xác định đặt con người vào trung tâm của sự phát triển và lấy hạnh phúc con người là thước đo của sự phát triển. Đội ngũ công chức, viên chức là “xương sống”, là “linh hồn” của bộ máy công quyền và có vai trò quyết định đến sự thành bại của nền quản trị quốc gia nói chung và nền hành chính các cấp nói riêng, lẽ nào họ lại không được trả lương tương xứng, để họ có thêm hạnh phúc, niềm tin mà tận tâm phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước và cũng là để phòng ngừa thực trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra trong bộ máy công quyền?

Ngày 01/01/2012 vừa qua, Luật Viên chức có hiệu lực, hai năm trước đó, Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực. Đây là lần đâu tiên có 2 luật quy định cụ thể thế nào là cán bộ, công chức và viên chức; những việc cán bộ, công chức và viên chức không được làm; chế độ lương, hình thức kỷ luật khi có vi phạm…. Trước đó, Pháp lệnh Cán bộ, công chức chưa có quy định rõ về những nội dung này dẫn đến tình trạng bản thân người đang làm trong nhà nước nhưng không biết rõ mình là cán bộ, công chức hay viên chức?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Còn Luật Viên chức quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, khác với lao động của công chức mang tính chất quyền lực công.

Còn đơn vị sự nghiệp công lập, đó là “tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.

Về tuyển dụng

Về căn cứ tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Còn theo Luật Viên chức thì việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Về hình thức tuyển dụng: Viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc theo phân cấp). Và sau khi có quyết định tuyển dụng, viên chức phải thực hiện ký hợp đồng làm việc lần đầu nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo thời hạn hợp đồng thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của viên chức theo quy định và phải thực hiện ký hợp đồng.

Trong khi đó, theo Luật Cán bộ, công chức, hình thức tuyển dụng công chức được thực hiện chặt chẽ hơn và bắt buộc phải thông qua thi tuyển (trừ trường hợp được xét tuyển với điều kiện người đó có đủ điều kiện về sức khỏe, văn bằng, độ tuổi, cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn… có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển). Và sau khi có Quyết định tuyển dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chức chỉ thực hiện việc tập sự theo nội dung Quyết định tuyển dụng nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào một ngạch bậc của công chức theo quy định.

Công chức được phân chia theo “ngạch”, còn viên chức thì không được phân thành ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự,… mà được được phân theo chức danh nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Ví dụ viên chức ngạch giảng viên có giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp… Chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm cho viên chức theo các nguyên tắc: làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó, người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét.

Về điều kiện tham gia dự tuyển: Tiêu chuẩn chung cho người tham gia dự tuyển của công chức và viên chức là có quốc tịch Việt Nam, có đơn đăng ký dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp, có đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đối với công chức thì bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên còn đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

Nơi làm việc: Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập như các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao… còn công chức làm việc trong các cơ quan: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội….

Lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

Công chức theo biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập).

Viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp, tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ được quy định là công chức theo quy định của pháp luật; viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau: viên chức có hai năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ; viên chức bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn) hoặc sáu tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn) mà khả năng làm việc chưa hồi phục; khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động hoặc thu hẹp quy mô do những lý do bất khả kháng.... Đối với trường hợp có tranh chấp về hợp đồng làm việc thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.

Các hình thức kỷ luật

Đối với công chức, Luật Cán bộ, công chức quy định “Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi việc”.

Điều 52 Luật Viên chức quy định “Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức và buộc thôi việc” (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức giống như công chức).

Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ công chức

Do đặc thù của Việt Nam, giữa viên chức và cán bộ, công chức luôn có sự liên thông, chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội. Vì vậy, Luật Viên chức có quy định các trường hợp cụ thể về việc chuyển đổi này. Đó là: (1) Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 5 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển; (2) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức đồng thời là quyết định tuyển dụng; (3) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Viên chức; (4) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển sang làm viên chức và được bố trí công việc phù hợp.

Viên chức khác gì so với công chức?

– Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ. – Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.

Công chức xã lương bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng thì mức lương công chức cấp xã cao nhất là 8,964 triệu đồng, chưa kể các khoản phụ cấp.

Khi nào áp dụng bảng lương mới?

Chính thức có 03 bảng lương mới từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương cho những đối tượng nào trong lực lượng vũ trang? Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng ngày 10/11/2023, Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Công chức loại A1 gồm những ai?

Ngạch của công chức loại A1 sẽ bao gồm: Chuyên viên; Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công chứng viên; Thanh tra viên; Kế toán viên; Kiểm soát viên thuế; Kiểm toán viên; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm dịch viên động – thực vật; Kiểm lâm viên chính; Kiểm soát viên đê điều ...