So sánh khac nhau giua vacxin và huyết thanh

Nghiên cứu mới đề nghị việc đưa thêm vắc xin ngừa vi rút gây u nhú ở người [HPV] vào chương trình chủng ngừa cho trẻ em không ảnh hưởng đến tính an toàn hay hiệu quả bảo vệ của bất kỳ loại vắc xin nào trong chương trình.

Bs. Alinea S.Noronha, khoa phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục của trung tâm quốc gia phòng chống HIV/AIDS, viêm gan siêu vi, bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD] và lao thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Atlanta, Georgia, và đồng tác giả đã trình bày trong một bài nghiên cứu tổng quan tài liệu của 9 nghiên cứu được đăng trực tuyến trên tạp chí vắc xin vào ngày 08/01 như sau: “Tính an toàn ở mức độ chấp nhận được và đáp ứng miễn dịch không kém hơn đã được chứng minh khi vắc xin HPV được tiêm đồng thời với các loại vắc xin khác”.

Nhóm nghiên cứu giải thích rằng việc tiêm đồng thời sẽ tăng cơ hội của trẻ để được nhận tất cả các loại vắc xin mà chúng cần. “Tối ưu hóa số lần thăm khám lâm sàng bằng việc chủng ngừa đồng thời nhiều loại vắc xin được khuyến cáo tại các đợt thăm khám chính thức giúp cải thiện tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin do giảm được nguy cơ trẻ bỏ tiêm.

Bs. Noronha và các đồng nghiệp đã tiến hành xem xét tổng công 9 nghiên cứu bao gồm một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng và tám nghiên cứu nhãn mỡ, ngẫu nhiên, có đối chứng được đăng trong khoảng 2008-2012. Trong đó có 4 nghiên cứu sử dụng vắc xin HPV tứ giá và 5 nghiên cứu sử dụng vắc xin nhị giá. Trong mỗi nghiên cứu, có khoảng từ 144 đến 1871 đối tượng, tuổi từ 9-25 tuổi tham gia nghiên cứu. Các vắc xin tiêm đồng thời bao gồm vắc xin ngừa não mô cầu cộng hợp trong 3 nghiên cứu; vắc xin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà vô bào [Tdap] trong 3 nghiên cứu; Tdap và vắc xin bại liệt trong 2 nghiên cứu; vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B trong 2 nghiên cứu; vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A và B trong 1 nghiên cứu.

Mỗi nghiên cứu được đánh giá đáp ứng miễn dịch bằng cách đo tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh hoặc tỷ lệ có kháng thể bảo vệ. Tỷ lệ này là tỷ lệ phần trăm các đối tượng tham gia có nồng độ kháng thể trung bình cao hơn ngưỡng được xác định. Tính không thua kém của vắc xin được xác định bằng cách so sánh nồng độ kháng thể trung bình nhân, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh giữa nhóm được tiêm vắc xin và nhóm đối chứng. Tác giả đã báo cáo tính không kém hơn về đáp ứng kháng thể đối với các vắc xin bạch hầu, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi A, bại liệt và não mô cầu trong nhóm đã tiêm vắc xin đồng thời so với nhóm được tiêm riêng rẽ từng loại vắc xin”.

Tính không kém hơn của đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin ho gà được quan sát trong hầu hết các nghiên cứu [trừ một nghiên cứu] có thử nghiệm vắc xin ho gà. Trong nghiên cứu đó, việc sử dụng đồng thời vắc xin ngừa viêm não mô cầu, Tdap, HPV đã không thỏa mãn tiêu chí không kém hơn đối với tỷ lệ trung bình nhân của pertactin và kháng thể kháng tiêu sợi huyết được định nghĩa là nồng độ kháng thể của nhóm tiêm đồng thời và nhóm đối chứng. Cả 2 loại trên đều là kháng thể kháng ho gà. Có một vài bằng chứng đề nghị vai trò của vắc xin ngừa viêm não mô cầu trong đáp ứng miễn dịch kém hơn của vắc xin ho gà của nhóm tiêm đồng thời so với nhóm đối chứng hơn là vai trò của HPV, tuy nhiên ý nghĩa lâm sàng của vấn đề này vẫn chưa rõ.

Tính an toàn được ghi nhận từ các báo cáo của đối tượng tham gia nghiên cứu trong 30 phút sau tiêm và tại những khoảng thời gian theo dõi khác nhau sau đó. Các triệu chứng thường gặp nhất là các biến cố bất lợi tại vị trí tiêm bao gồm đau, sưng, bầm tím. Tần suất xảy ra các biến cố bất lợi không cố định, nhưng nhìn chung đã có một vài sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm được tiêm đồng thời và nhóm đối chứng.

Mặc dù các tác giả đã không xem xét nghiên cứu của tất cả các loại vắc xin sử dụng đồng thời nhưng họ vẫn đưa ra các dữ liệu hiện có kết luận rằng “vắc xin HPV có tính an toàn và hiệu quả bảo vệ khi tiêm đồng thời với các loại vắc xin khác”.

Bởi vì tỷ lệ bao phủ của vắc xin ngừa HPV thấp hơn mục tiêu đề ra tại Hoa Kỳ nên những phát hiện này có thể cung cấp một sự đảm bảo rằng việc sử dụng vắc xin đồng thời là một chiến lược thông minh.

Những tác giả đã khẳng định không có bất cứ mối quan hệ tài chính liên quan nào.

Nguồn: HPV Vaccine and others saf e, effective when coadministered. Nora MacReady, www.medscape.com/viewarticle/819309, 16th Jan 2014.

Biến độc tố [toxoid] là một độc tố vi khuẩn đã được thay đổi để không có độc nhưng nó vẫn có thể kích thích sự hình thành kháng thể.

Vắc-xin là sự bất hoạt hoạt động toàn phần của vi khuẩn hoặc vi rút [sống hoặc giả độc lực] hoặc một phần không gây bệnh của vi khuẩn và vi rút. Đối với vắc-xin có tại Hoa Kỳ, xem .

Để biết thành phần của mỗi vắc-xin [kể cả chất phụ gia], hãy xem thêm tờ rơi đi kèm vắc-xin.

Vào ngày 6 tháng 10 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã khuyến cáo sử dụng rộng rãi vắc-xin sốt rét Bệnh sốt rét Sốt rét là bệnh nhiễm trùng do các loài Plasmodium gây ra. Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm sốt [có thể theo chu kỳ], ớn lạnh, gay gắt, đổ mồ hôi, tiêu chảy, đau bụng, suy hô hấp,... đọc thêm

RTS, S/AS01 [RTS, S] cho trẻ em ở châu Phi cận Sahara và các khu vực khác có lây truyền bệnh sốt rét Plasmodium falciparum từ trung bình đến cao.

Vắc-xin hiệu quả chưa có cho nhiều bệnh truyền nhiễm quan trọng, bao gồm

  • Hầu hết các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục [ví dụ, nhiễm HIV Nhiễm trùng HIV/AIDS ở người Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV] là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau [HIV-1 và HIV-2] chúng phá hủy tế bào lympho CD4+ và làm giảm khả năng miễn dịch... đọc thêm
    , herpes Genital Herpes Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi rút herpes 1 hoặc 2 ở người. Nó gây ra tổn thương loét bộ phận sinh dục. Chẩn đoán với triệu chứng lâm sàng... đọc thêm
    , giang mai Bệnh giang mai Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra và được đặc trưng bởi 3 giai đoạn có triệu chứng liên tiếp được phân tách bằng các giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn không có triệu... đọc thêm
    , lậu Bệnh lậu Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nó thường nhiễm vào biểu mô của niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng, hầu họng, hoặc kết mạc, gây kích ứng hoặc đau và xuất huyết rải rác... đọc thêm
    , nhiễm chlamydia Nhiễm chlamydia và mycoplasma ở niêm mạc Viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm trực tràng và viêm họng lây truyền qua đường tình dục [không phải do bệnh lậu] chủ yếu do chlamydiae gây ra và ít gặp hơn do mycoplasma. Chlamydiae cũng... đọc thêm
    ]

Một số loại vắc-xin được khuyến cáo thường xuyên cho tất cả người lớn ở những độ tuổi nhất định mà chưa từng được tiêm chủng hoặc không có bằng chứng nhiễm trùng trước đó. Các loại vắc xin khác [ví dụ, , , , ] thường không được chỉ định thường quy mà chỉ được khuyến cáo cho những người và hoàn cảnh cụ thể [xem Lịch tiêm chủng khuyến nghị cho người lớn 2022 của CDC và đối với một căn bệnh cụ thể, ở các phần khác trong CẨM NANG] [ ].

Dù có các hướng dẫn lâm sàng, một số người lớn không tiêm các loại vắc-xin được khuyến nghị. Ví dụ, chỉ có 55,1% trong số người trên > 65 tuổi được tiêm phòng vắc-xin uốn ván trong khoảng thời gian 10 năm. Ngoài ra, tỷ lệ tiêm chủng có xu hướng thấp hơn ở người Da đen, Châu Á và Tây Ban Nha so với người Da trắng.

  • 1. Freedman MS, Bernstein H, and Ault KA: Recommended adult immunization schedule, United States, 2022. Ann Int Med 175[3]:432-443. doi: 10.7326/M22-0036

Vắc-xin nên được sử dụng chính xác như được khuyến cáo trên bao bì; tuy nhiên, đối với hầu hết các vắc-xin, khoảng thời gian giữa các liều có thể kéo dài mà không làm giảm hiệu quả.

Vắc-xin thường được tiêm bắp vào giữa đùi [ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi] hoặc vào cơ delta [ở trẻ vị thành niên và người lớn]. Một số loại vắc-xin được tiêm dưới da. Để biết chi tiết về việc sử dụng vắc xin, hãy xem Hướng dẫn thực hành tốt nhất chung về sử dụng vắc xin của Ủy ban Cố vấn Thực hành Tiêm chủng [ACIP] và Sử dụng vắc xin cho người lớn của Liên minh Hành động Tiêm chủng.

Các bác sĩ lâm sàng nên có một quy trình để đảm bảo rằng tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân được xem lại trong mỗi lần khám để vắc-xin được đưa ra theo khuyến nghị. Cần khuyến khích bệnh nhân [hoặc người chăm sóc] lưu giữ lịch sử [bằng văn bản hoặc điện tử] tiêm chủng của họ và chia sẻ thông tin này với các bác sĩ và cơ sở chăm sóc sức khỏe mới để đảm bảo rằng tiêm chủng cho bệnh nhân được cập nhật.

Nếu một quy trình vắc-xin [ví dụ, viêm gan B hoặc human papillomavirus] bị gián đoạn, các bác sĩ nên đưa ra liều kế tiếp cho lần tiếp theo khi bệnh nhân xuất hiện, với điều kiện khoảng thời gian khuyến cáo giữa các liều đã qua. Họ không nên bắt đầu lại đợt tiêm [tức là với liều 1].

Tiêm chủng đồng thời có thể bao gồm các vắc-xin kết hợp [xem bảng ] hoặc sử dụng ≥ 1 vắc-xin đơn kháng nguyên. Có thể tiêm nhiều hơn một loại vắc-xin cùng lúc bằng các vị trí tiêm và bơm tiêm khác nhau.

Nếu vắc-xin vi rút sống [varicella và MMR] không được tiêm cùng một thời điểm thì cần tiêm cách nhau 4 tuần.

  • 1. Barnes MG, Ledford C, Hogan K: A "needling" problem: Shoulder injury related to vaccine administration. J Am Board Fam Med 25[6]:919–922, 2012. doi: 10.3122/jabfm.2012.06.110334

Hạn chế và thận trọng là những tình trạng làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi đối với vắc-xin hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng tạo ra miễn dịch. Những tình trạng này thường là tạm thời, có nghĩa là có thể được tiêm chủng sau. Đôi khi tiêm chủng được chỉ định khi có biện pháp phòng ngừa vì các tác dụng bảo vệ của vắc-xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng bất lợi đối với vắc-xin.

Chống chỉ định là những tình trạng làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi nghiêm trọng. Không được tiêm chủng khi có chống chỉ định.

Các khuyến cáo khác cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng trứng bao gồm:

  • Chỉ phát ban sau khi tiếp xúc với trứng: Bệnh nhân nên được tiêm vắc-xin cúm theo tuổi.
  • Các phản ứng khác đối với trứng [ví dụ, phù mạch, suy hô hấp, chóng mặt, nôn tái phát và phản ứng cần epinephrine hoặc điều trị cấp cứu khác]: Bệnh nhân có thể được chủng ngừa cúm theo tuổi. Tuy nhiên, cần phải tiêm vắc-xin ở cơ sở y tế và phải được chuyên gia chăm sóc sức khỏe giám sát, người đó có thể nhận ra và xử trí các phản ứng dị ứng nặng.

Chú ý: Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng trước đây đối với vắc-xin cúm, bất kể thành phần nào bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra phản ứng, là một chống chỉ định đối với việc tiêm vắc-xin trong tương lai.

Ủy ban Cố vấn Thực hành Tiêm chủng không còn coi ltiền sử mắc GBS là một dấu hiệu thận trọng cho việc sử dụng vắc-xin liên hợp màng não cầu khuẩn, mặc dù nó vẫn được liệt kê như là một dấu hiệu thận trọng trong gói chích.

Khi sốt cao [nhiệt độ \> 39°C] hoặc bệnh nặng mà không có sốt cần phải trì hoãn tiêm chủng, nhưng các nhiễm trùng nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường [thậm chí với sốt thấp] thì không cần trì hoãn tiêm vắc-xin. Việc thận trọng này sẽ ngăn ngừa sự nhầm lẫn giữa các biểu hiện của căn bệnh tiềm ẩn và các tác dụng bất lợi có thể có của vắc-xin và ngăn ngừa sự chồng chéo các tác dụng bất lợi của vắc-xin lên bệnh tiềm ẩn. Tiêm chủng được hoãn lại cho đến khi khỏi bệnh, nếu có thể.

Mang thai là chống chỉ định tiêm chủng với vắc-xin MMR, vắc-xin cúm [vi rút sống], thủy đậu [varicella], và các loại vắc-xin sống khác.

Các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nói chung sẽ không được chủng ngừa vắc-xin vi sinh vật sống, vì có thể gây nhiễm trùng nặng hoặc tử vong. Nếu suy giảm miễn dịch gây ra bởi liệu pháp ức chế miễn dịch [ví dụ, corticosteroid liều cao [≥ 20 mg prednisone hoặc tương đương ≥ 2 tuần], thuốc chống huyết khối, thuốc điều hòa miễn dịch, hợp chất alkylating, phóng xạ], vắc-xin virus sống nên được trì hoãn lại cho đến khi hệ thống miễn dịch phục hồi sau khi điều trị [khoảng thời gian thay đổi tùy thuộc vào cách sử dụng]. Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bất kỳ tình trạng rối loạn nào trong số nhiều tình trạng rối loạn, bao gồm các tình trạng rối loạn về da liễu, tiêu hóa, thấp khớp và phổi, không nên tiêm vắc xin vi rút sống. Đối với những bệnh nhân được điều trị ức chế miễn dịch lâu dài, bác sĩ lâm sàng nên thảo luận về các nguy cơ và lợi ích của việc tiêm chủng và/hoặc tiêm nhắc lại với chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Không nên tiêm vắc xin vi rút sống cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch, kể cả bệnh nhân đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch.

Bệnh nhân nhiễm HIV thường nên tiêm vắc-xin bất hoạt [ví dụ, bệnh bạch hầu - bệnh uốn ván-bạch hầu [Tdap], polio [IPV], Hib] theo các khuyến cáo thường quy. Mặc dù có cảnh báo chung đối với việc chủng ngừa vắc-xin vi rút sống, bệnh nhân có CD4 ≥ 200/mcL [ví dụ, không bị suy giảm miễn dịch nặng] có thể được tiêm một số vắc-xin vi rút sống, bao gồm bệnh sởi-quai bị-rubella [MMR]. Bệnh nhân nhiễm HIV cần được tiêm chủng cả hai phế cầu liên hợp và polysaccharide [và được tiêm nhắc lại sau 5 năm].

Các liều bổ sung có thể được sử dụng dựa trên sự đánh giá lâm sàng.

Trước khi cấy ghép cơ quan vững chắc, bệnh nhân cần được sử dụng tất cả các loại vắc-xin thích hợp. Bệnh nhân đã được ghép tế bào gốc tạo máu đồng nhất hay tự phát nên được coi là không có miễn dịch và nên tiêm lặp lại tất cả các loại vắc-xin thích hợp. Chăm sóc những bệnh nhân này là việc phức tạp, và quyết định tiêm chủng cho những bệnh nhân này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa huyết học, chuyên gia về ung thư và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.

Vắc-xin sống vi khuẩn bao gồm:

  • Bại liệt [chỉ chế phẩm dùng theo đường uống]

Tại Hoa Kỳ, độ an toàn của vắc xin được đảm bảo thông qua hai hệ thống giám sát: Hệ thống báo cáo biến cố bất lợi của vắc xin [VAERS] của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] và Hệ thống dữ liệu độ an toàn của vắc xin [VSD].

VAERS là một chương trình giám sát được FDA và CDC tài trợ; VAERS thu thập các báo cáo từ các bệnh nhân, những người tin rằng họ gặp các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng. Các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cũng phải báo cáo về các trường hợp sau tiêm chủng và cả các trường hợp họ không chắc chắn liệu có liên quan đến tiêm chủng hay không. Các báo cáo của VAERS được thu thập trên phạm vi toàn quốc và cung cấp những đánh giá nhanh về các nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên, các báo cáo của VAERS chỉ có thể hiển thị mối quan hệ tạm thời giữa tiêm chủng và các tác dụng phụ được cho là có liên quan mà không chứng minh được nguyên nhân. Do đó, báo cáo của VAERS phải được đánh giá thêm bằng các phương pháp khác. Đó là phương pháp sử dụng VSD. Hệ thống này sử dụng dữ liệu từ 9 tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn [MCO] với dữ liệu từ hơn 9 triệu người. Dữ liệu bao gồm thông tin tiêm chủng [ghi nhận trong hồ sơ bệnh án như một phần lịch trình chăm sóc], tiền sử bệnh lý diễn tiến, bao gồm cả các tác dụng phụ. Không giống như VAERS, VSD bao gồm dữ liệu từ cả những bệnh nhân chưa tiêm chủng cũng như đã được chủng ngừa. Do đó, VSD có thể giúp phân biệt các tác dụng phụ thực với các triệu chứng và rối loạn xảy ra ngẫu nhiên sau khi tiêm vắc xin và do đó xác định được tỷ lệ thực của các phản ứng phụ.

Vào thời điểm này, hầu như mọi loại vắc xin cho trẻ em ở Hoa Kỳ đều không chứa thimerosal. Một lượng nhỏ thimerosal tiếp tục được sử dụng trong lọ đa liều vắc-xin cúm và một số loại vắc-xin khác dành cho người lớn. Để biết thông tin về các loại vắc xin có chứa hàm lượng thimerosal thấp, hãy xem trang web của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm [Thimerosal và các loại vắc xin]. Thimerosal cũng có trong nhiều loại vắc xin được sử dụng ở các nước nghèo nguồn lực.

  • 1. Gerber JS, Offit PA: Vaccines and autism: A tale of shifting hypotheses. Clin Infect Dis 48[4]:456-461, 2009. doi: 10.1086/596476

Tiêm chủng có thể là yêu cầu bắt buộc để đi đến các khu vực có bệnh truyền nhiễm lưu hành [xem bảng ]. CDC có thể cung cấp thông tin này; một dịch vụ điện thoại [1-800-232-4636 [CDC-INFO]] và trang web [Travelers' Health] có sẵn 24 giờ/ngày.

Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

See the following Centers for Disease Control and Prevention [CDC] sites for comprehensive information about immunization schedules, recommendations for vaccine administration, vaccine resources for travelers, vaccine safety, and vaccine-related patient-friendly resources:

Chủ Đề