So sánh độ độc của rắn cạp nong cạp nia

Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế [CPI] - Cục thông tin đối ngoại - Bộ thông tin và truyền thông

Center for Press and International Communication Cooperation - Ministry of Information and Communication, Viet Nam

Theo quan niệm dân gian thì người xưa thường có câu 'cạp nong theo đóm ăn tàn', trong đó đóm ở đây là chỉ những bó đuốc [như trong đèn đóm, củi đóm] - một vật dùng để soi sáng trong đêm làm từ cây nứa khô dập ra bó lại dài một 2 mét [do ngày xưa chưa có đèn điện, đèn pin].

Ngoài việc thắp sáng để soi đường thì người xưa còn dùng đuốc để tránh giẫm phải rắn, rết hoạt động về đêm trên đường. Tuy nhiên có một loài rắn cực kỳ nguy hiểm được cho là rất thích ánh đèn đuốc và thường đi phía sau để ăn tàn đuốc rơi xuống đất.

Cạp nong theo đóm ăn tàn. Ảnh: Thành Luân

Loài rắn đó chính là cạp nong [Tên khoa học: Bungarus fasciatus], người xưa tin rằng loài rắn này rất thích tàn đuốc rơi xuống vì chứa nhiều muối kali - một loại muối mà loài rắn này rất thích ăn.

Cũng có quan niệm cho rằng đuốc sáng khiến nhiều côn trùng như bọ cánh cứng hay con thiêu thân lao vào và bị thương hay ngắc ngoải và rắn thường đi theo người cầm đuốc sáng để ăn những con bọ rơi xuống này.

Vậy thực hư của câu chuyện này như thế nào?

Rắn cạp nong còn gọi là rắn mai gầm theo tên gọi dân gian là một loài rắn chỉ hoạt động về đêm, ban ngày chúng chui rúc ẩn náu trong các chỗ tối như hang để tránh ánh sáng mặt trời. Loài rắn này cực độc nhưng di chuyển rất chậm chạp và nhút nhát, sợ người.

So với rắn cạp nia hay nhiều loài rắn khác thì việc rắn mai gầm vào nhà dân trong đêm là điều cực kỳ hiếm thấy. Lý do chính là do loài rắn này rất nhút nhát [thường giấu đầu mình dưới thân khi gặp nguy hiểm].

Xem video:

Cạp nong bỏ chạy khi thấy con người

Những vụ tấn công con người của loài rắn này cũng cực hiếm so với rắn cạp nia, tuy nhiên về nọc độc thì chúng chẳng hề kém cạnh 'người họ hàng' rắn cạp nia [một trong những loài rắn độc nhất châu Á] là bao, người xưa có câu 'mái gầm cắn nằm tại chỗ, rắn hổ còn đem về nhà'.

Câu trên có nghĩa là một khi bị rắn mai gầm [cạp nong] cắn thì nạn nhân thường tử vong chỉ sau vài mươi phút, còn rắn hổ như hổ mang thì dù có độc nhưng vẫn có đủ thời gian để đem nạn nhân về nhà cấp cứu.

Lính Mỹ cũng gọi loài rắn cạp nong là rắn hai bước vì chúng gieo rắc nỗi sợ hãi cho lính Mỹ khi phải hành quân trong đêm giữa rừng rậm. Hai bước ý nói đến việc nếu bị loài rắn cạp nong cắn thì nạn nhân chỉ có thể đi thêm hai bước.

Ngay cả sát thủ đáng sợ của rừng rậm Amazon là rắn độc viper Fer de Lance [Tên khoa học: Bothrops asper] cũng mới chỉ được gọi là 'rắn ba bước', qua đó có thể thấy sự nguy hiểm của loài rắn cạp nong là đáng sợ đến mức nào.

Do tập tính nhút nhát và sợ người của rắn cạp nong cũng như tốc độ di chuyển chậm chạp nên việc rắn cạp nong 'theo đóm ăn tàn' là điều rất khó xảy ra trong thực tế. Việc soi đuốc và thấy rắn cạp nong trên đường là lý do hoàn toàn ngẫu nhiên.

Khi đó, ánh đuốc rất sáng khiến loài rắn thích nghi về đêm như cạp nong bị chói mắt không còn nhìn thấy đường đi và vì sợ hãi nên chúng lao đi nơi khác trốn chạy. Nhưng vì không thấy đường đi nên đôi khi loài rắn này có thể lao thẳng về phía người cầm đuốc gây ra hiểu lầm.

Ngoài ra việc rắn cạp nong ăn côn trùng chết do lao vào lửa của ngọn đuốc cũng chỉ là quan niệm dân gian vì thực tế cạp nong là loài rắn chuyên ăn thịt các loài rắn khác [giống hổ mang chúa] và đa số các loài rắn cũng không có sở thích ăn côn trùng, sâu bọ.

Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia. Đây là một trong những loài rắn cực kỳ quý hiếm trên thế giới và loài rắn này cũng có giá trị kinh tế cao. Nhưng rắn cạp nong và cạp nia là loài rắn cực kỳ độc chúng có thể gây ra cái chết nhanh cho những đối tượng mà bị loài rắn này cắn phải.

Cùng thuộc họ rắn họ Rắn hổ, có kích thước và ngoại hình na ná nhau, người ta phân biệt rắn cạp nong và cạp nia nhờ màu sắc cơ thể khác biệt của chúng.

1. Rắn cạp nong - vàng

Màu sắc của rắn cạp nong là những khúc màu đen - vàng khá đều nhau.

Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau, chúng có khả năng thích nghi rất cao nên phân bố từ rừng núi đến đồng bằng.

Kích thước cơ thể trung bình dài trên 1m, đặc điểm nhận dạng là những khúc màu đen - vàng khá đều nhau, nằm xen kẽ làm vẻ ngoài của loài rắn này rất nổi bật.

Đầu rắn cạp nong lớn và ngắn, mắt tròn. Đuôi của chúng ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc. Nọc độc của chúng mạnh đến nỗi được cho rằng trên tầm rắn hổ mang.

Lớp vảy ở sống lưng của rắn cạp nong có hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên.

2. Rắn cạp nia

Màu sắc của rắn cạp nia lại là khoang đen - trắng xám. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đến đuôi khá phẳng, hẹp dần thành điểm nhọn.

Tại sao rắn cạp nia có độc không?

- Nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu synape và đặc biệt độc tố tiền synape gây liệt mềm kéo dài. Nọc rắn cạp nia miền Bắc và rắn cạp nia miền Nam có thể chứa độc tố kiểu natriuretic peptide tăng thải natri qua thận dẫn tới hạ natri máu.

Rắn gì giống rắn cạp nia?

Trong khi đó, rắn khuyết Trường [Lycodon truongi] có ngoại hình gần giống hoàn toàn rắn cạp nia, những khoang đen trắng xen kẽ của chúng cũng bố trí dày hơn và đều hơn. Tuy nhiên vì không có nọc độc, rắn bò rất nhanh, dễ mất bình tĩnh và phản ứng mạnh nếu bị trêu chọc hoặc bị phát hiện.

Rắn cạp nia có tên gọi khác là gì?

Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là rắn cạp nong, cạp nia, mai gầm, hổ khoang v.v.

Rắn cạp nong cạp nia như thế nào?

Kích thước lớn nặng và thường dài hơn 2,5m. Đối với rắn cạp nong, cạp nia có hình dạng khoang đen - trắng rõ [rắn cạp nia], khoang đen - vàng [rắn cạp nong], thường ở vùng trung du, đồng bằng, khu vực gần nước. Ngoài ra, ở biển thì có rắn biển.

Chủ Đề