So sánh đạo đức và pháp luật gdcd 8 năm 2024

Em hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? Là một câu hỏi rất hay nằm trong chương trình GDCD 12 Bài 1.

Điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật mang đến 2 câu trả lời hay nhất, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng trả lời câu hỏi GDCD 12. Đây cũng là một dạng câu hỏi so sánh trọng tâm được áp dụng trong các đề kiểm tra, đề thi học kì.Vậy dưới đây là bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đạo đức là gì?

Đạo đức hay chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

2. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các hành vi trong xã hội. Pháp luật là sự cưỡng bức, cưỡng chế phải thực hiện tác động bên ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình, nếu không tuân thủ thì sẽ bị cưỡng chế tuân thủ và bị xử phạt. Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, mục đích để điều chỉnh xã hội trong giai đoạn đó. Vì thế pháp luật thường xuyên có sự thay đổi và điều chỉnh nếu như không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của xã hội.

3. So sánh đạo đức và pháp luật

*Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật

  • Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội đối với con người
  • Đạo đức và pháp luật giúp con người điều chỉnh hành vi để phù hợp với các quy tắc trong xã hội, qua đó tích cực hơn trong cộng đồng.
  • Đạo đức và pháp luật đều được áp dụng chung cho tất cả mọi người, có tính cộng đồng
  • Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh
  • Pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

*Điểm khác nhau của đạo đức và pháp luật

Tiêu chíĐạo đứcPháp luậtKhái niệmHệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.Nguồn gốc hình thànhTừ thực tế cuộc sống và nhận thức của con ngườiCác quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luậtNội dungNhững triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sốngCác quy tắc xử sự [việc được làm, không được làm...]Hình thức thể hiệnNhiều hình thức: truyền miệng, được ghi chép lại,...1 hình thức: Văn bản pháp luậtPhương thức tác độngGiáo dục, tuyên truyềnGiáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nướcTính chấtKhông bắt buộcBắt buộcKhông thực hiệnKhông bị xử phạtBị xử lý theo quy định của pháp luậtChủ thể ban hànhDo ông cha đúc rút, truyền lại qua quá trình sống lâu dàiCác cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4. Phân biệt đạo đức và pháp luật

*Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

* Khác nhau:

- Đạo đức:

  • Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ.
  • Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện.
  • Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
  • Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận.

- Pháp luật:

  • Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành.
  • Tính chất: Bắt buộc.
  • Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật.
  • Phương thức bảo đảm thực hiện: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Như vậy trong bài viết này Download.vn đã giúp các bạn phân biệt được thế nào là đạo đức, thế nào là pháp luật. Từ đó giúp các bạn nắm được kiến thức về pháp luật.

Khác nhau

- Cơ sở hình thành: Do tục lệ địa phương; do kinh nghiệm, văn hóa...

- Tính chất: tự nguyện, không ép buộc.

- Hình thức thực hiện: qua giáo dục, răn đe, giáo dục...

- Các phương pháp đảm bảo: thông qua dư luận xã hội,

- Cơ sở hình thành: Do nhà nước ban hành.

- Tính chất: bắt buộc chung, áp dụng cho mọi đối tượng.

- Hình thức thực hiện: qua bản bản, quy định, pháp chế...

- Các phương pháp đảm bảo: cưỡng chế, đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.

Pháp luật khác với đạo đức như thế nào?

Pháp luật là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong khi đó, đạo đức là hệ thống những chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá quan hệ ứng xử giữa con người với con người trong xã hội.

Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng gì?

Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các qui tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

Quan hệ đạo đức là gì?

“Đạo đức là một quan hệ xã hội có tính quy tắc, có chuẩn mực, có đánh giá, có giá trị, nhưng không ghi thành văn bản pháp quy, mà thông thường là nếp sống, phong tục tập quán do một cộng đồng nhất định tạo thành khi chung sống với nhau. Các quan hệ đạo đức trong xã hội thường được điều chỉnh bởi dư luận xã hội”[8].

Như thế nào là đạo đức?

Khái niệm đạo đức Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Chủ Đề