So sánh cmos và aps-c năm 2024

là một bộ phận quan trọng trong máy ảnh. Nó đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng hình thu được. Vậy cảm biến máy ảnh là gì? Có các loại và kích thước phổ biến nào? Cùng theo dõi trong bài viết của BH Asia ngay bên dưới.

1. Cảm biến máy ảnh là gì?

Cảm biến là một bộ phận quan trọng và chi phí sản xuất cảm biến đôi khi chiếm tới ⅓ giá trị của máy ảnh. Cảm biến có ảnh hưởng lớn tới kích thước ảnh, độ phân giải, độ sâu trường ảnh, dải nhạy sáng, khả năng chụp thiếu sáng, ống kính và hơn nữa là kích thước của máy ảnh.

Thực chất, cảm biến máy ảnh là một tấm silicon có chứa các tế bào quang điện, công dụng của nó là thu nhận ánh sáng và chuyển đổi hình ảnh bạn thấy trên kính ngắm hay màn LCD thành hình ảnh.

Nguồn: Shutterstock

2. Phân loại và kích thước của các loại cảm biến máy ảnh

Hiện nay, CCD và CMOS là hai loại cảm biến được sử dụng trên hầu hết các máy ảnh, cả hai đều có tác dụng biến các tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện tử. Bên cạnh đó, còn nhiều loại cảm biến và có kích thước khác nhau.

CCD - Charge Coupled Device

Cảm biến CCD là một trong những công nghệ cảm biến lâu đời nhất được gắn trên máy ảnh kỹ thuật số, mang đến chất lượng hình ảnh vượt trội hơn so với cảm biến CMOS với dải tương phản động và khả năng kiểm soát nhiễu tốt hơn.

CCD vẫn được sử dụng cho những chiếc máy ảnh giá rẻ, tuy nhiên quá trình lắp ráp khó khăn và tiêu tốn nhiều năng lượng nên các nhà sản xuất sử dụng CMOS để thay thể nó.

Nguồn: Camera techvn

CMOS - Complementary Metal-Oxide Semiconductor

Mặc dù được đánh giá thấp hơn so với cảm biến CCD, nhưng khi công nghệ cảm biến CMOS phát triển và có những bước đột phá mới làm cho chất lượng ảnh được tăng lên đáng kể.

Cảm biến máy ảnh CMOS có nhiều tính chức năng được tích hợp hơn khiến cho nó hoạt động hiệu quả hơn, cần ít năng lượng hơn và khả năng các chế độ chụp tốc độ cao.

Medium Format

Đây là cảm biến có kích thước lớn nhất cho tới thời điểm hiện tại. Về cơ bản, cảm biến Medium Format cho ra hình ảnh chất lượng cao hơn so với máy ảnh sử dụng cảm biến nhỏ hơn, do vậy chúng thu được nhiều ánh sáng hơn để tái tạo hình ảnh.

Do vấn đề về chi phí nên phần lớn cảm biến máy ảnh Medium Format này chỉ được trang bị trên các dòng máy ảnh chuyên nghiệp.

Nguồn: Shutterstock

Full Frame

Cảm biến full frame có kích thước là 36mm x 24mm, tương đương với khung của phim 35mm tiêu chuẩn. Kích thước lớn nên hình ảnh sẽ không bị cắt bớt, hình ảnh cho ra giống như những gì bạn nhìn thấy qua kính ngắm.

Cảm biến máy ảnh này được sử dụng nhiều trong máy ảnh chuyên nghiệp, cả máy ảnh DSLR và Mirrorless.

Nguồn: Adobe

APS-H

APS-H là một loại cảm biến máy ảnh phổ biến nhất cho dành cho cả máy ảnh ống kính thay thế và không thay thế được, nó xuất hiện nhiều trên các dòng máy ảnh DSLR. Với kích thước cảm biến là 28.7mm x 19mm, cảm biến APS-H giúp tăng tốc độ và hiệu suất ISO.

Kích thước nhỏ hơn full frame nhưng lớn hơn APS-C, hệ số crop tương ứng giữa hai khung hình ở mức 1,3 lần. Vì vậy, khi một ống kính 24mm sử dụng cảm biến này sẽ tác động tới độ dài tiêu cự, hiệu quả nó mang lại tương đương với ống kính 31mm.

APS-C

Cảm biến APS- C có kích thước cảm biến máy ảnh gần giống với APS- H, 23.6mm x 15.8mm. Cảm biến này giúp cân bằng tốt giữa tính di động của hệ thống, chất lượng hình ảnh và sự linh hoạt của ống kính. Ngoài ra, APS-H và APS-C còn được gọi là cảm biến crop. Với cảm biến này, khi lắp đặt ống kính bạn cần lấy tiêu cự trên ống kính nhân với 1.3 hoặc 1.6 [dòng máy Canon] hoặc 1.5 [đối với dòng máy Nikon,, Pentax, Sony,..] để có tiêu cự chuẩn full frame.

Micro Four Thirds

Cảm biến micro four thirds là loại cảm biến máy ảnh tiêu chuẩn cho dòng máy DSLR do hãng Olympus và Kodak tạo ra, với kích thước cảm biến chỉ bằng 1/4 cảm biến full frame [17.3mm x 13mm]. Nó được sử dụng cho tất cả mẫu máy ảnh DSLR của Olympus, Panasonic Four Thirds và Micro Four Thirds.

Bên cạnh đó, cảm biến Micro Four Thirds có hệ số crop gấp đôi, tăng gấp đôi độ dài tiêu cự tốt hơn ống kính được gắn. Một số mẫu có sử dụng loại cảm biến này như Olympus OM-D E-M1, Olympus Pen E-PL5 hay Panasonic Lumix GH1.

Nguồn: Shutterstock

CX - cảm biến 1 inch

Định dạng cảm biến CX của Nikon được cho ra mắt năm 2011 và được sử dụng trên máy ảnh Nikon 1. Năm 2012, hãng máy ảnh Sony đã cho phát hành máy ảnh kỹ thuật số Cyber-shot DSC-RX100 có sử dụng cảm biến 1 inch [13.2 x 8 mm] với hệ số crop 2,7 lần.

Loại cảm biến này là một lựa chọn hoàn hảo dành cho các mẫu máy ảnh cầm tay, có kích thước nhỏ gọn, giúp chúng trở nên linh hoạt hơn nhưng không làm giảm đi hiệu suất. Cảm biến máy ảnh CX được lắp đặt phổ biến trong các máy ảnh compact bỏ túi, và ống kính sử dụng trên các máy ảnh này thường bị giới bạn ở khoảng 24mm-70mm hoặc 24mm-100mm.

Ưu điểm của những chiếc máy ảnh sử dụng cảm cảm biến này là chất lượng ảnh tốt, khẩu độ rộng tối đa cho phép thu được nhiều ánh sáng.

Nguồn: mkbhd

Cảm biến 1/1.7 inch

Cảm biến này giúp bạn tách đối tượng khỏi nền dễ dàng và có khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng. Với kích thước cảm biến 7.6mm x 5.7mm, cảm biến 1.7 inch là sự lựa chọn “mặc định” cho các máy ảnh compact. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, loại cảm biến này đã dần bớt đi sứ phổ biến bởi có nhiều lựa chọn tốt hơn thay thế như cảm biến 1 inch.

Casio EX-10 với cảm biến 1/1,7 inch và ống kính F1.8.

Cảm biến 1/2.3 inch

Đây là cảm biến nhỏ nhất được sử dụng trong các máy ảnh hiện nay và thường là các máy ảnh compact bỏ túi. Nó hỗ trợ độ phân giải từ 14 - 24MP với kích thước cảm biến máy ảnh này là 6.3mm x 4.7mm, tuy nhiên các nhà sản xuất đang dần chuyển sang sử dụng những cảm biến có kích thước lớn khiến cho cảm biến này không còn trở nên phổ biến nữa.

3. Chọn máy ảnh cảm biến lớn hơn hay nhỏ hơn

Kích thước cảm biến là một trong những chỉ số về chất lượng hình ảnh. Và các yếu tố khác gây ảnh hưởng là số lượng megapixel, thiết kế của cảm biến máy ảnh và bộ xử lý máy ảnh. Cảm biến máy ảnh lớn hơn thu được nhiều ánh sáng hơn, ít nhiễu hơn, chất lượng tốt hơn, hiệu ứng làm mờ hậu cảnh đẹp mắt,...

Tuy nhiên, cảm biến máy ảnh nhỏ hơn cho phép thu phóng tốt hơn, nếu bạn muốn cho đối tượng đến gần, cảm biến nhỏ hơn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với máy ảnh có cảm biến to. Máy ảnh sử dụng cảm biến nhỏ hơn được thiết kế với ống kính zoom cũng nhỏ hơn. Tuy nhiên, máy ảnh sử dụng cảm biến nhỏ hơn không còn chiếm ưu thế về trọng lượng khi bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua những chiếc máy ảnh full frame nhỏ gọn.

Nguồn: Dpreview

Vậy cảm biến máy ảnh nào phù hợp với bạn? Nếu bạn muốn làm mờ hậu cảnh tối đa và khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng thì nên chọn cảm biến full frame. Hay bạn vừa muốn ảnh chụp đẹp nhưng với ngân sách hạn hẹp, máy ảnh cảm biến APS-C là loại máy ảnh bạn không nên bỏ qua. Và nếu bạn muốn một máy ảnh có ống kính rời thích hợp cho việc di chuyển nhiều hoặc có khả năng thu phóng lớn, bạn có thể lựa chọn máy ảnh cảm biến micro four thirds. Hy vọng với bài viết này đã giúp bạn có thêm hiểu biết về cảm biến máy ảnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của BH Asia.

Chủ Đề