So sánh các thuốc kháng histamin h2

Thuốc chẹn H2 là một nhóm thuốc làm giảm lượng axit được tạo ra bởi các tế bào trong niêm mạc dạ dày. Chúng còn được gọi là 'thuốc đối kháng thụ thể histamin H2'. Các thuốc này bao gồm cimetidine, famotidine nizatidine... với nhiều tên thương hiệu khác nhau.

2. Tác dụng của thuốc chẹn H2 trong điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori

Dạ dày sản xuất axit để giúp tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt vi trùng [vi khuẩn]. Axit này có tính ăn mòn nên cơ thể tạo ra một hàng rào chất nhầy tự nhiên giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị bào mòn [xói mòn]. Khi vi khuẩn H.Pylori xâm nhập vào cơ thể, sẽ tấn công hàng rào chất nhầy tự nhiên này khiến cho axit dạ dày có thể xâm nhập qua lớp niêm mạc, dẫn đến viêm, loét, gây đau...

Histamine là một chất hóa học được sản xuất tự nhiên bởi một số tế bào trong cơ thể, bao gồm các tế bào trong niêm mạc dạ dày, kích thích các tế bào tạo axit [tế bào thành] trong niêm mạc dạ dày giải phóng axit.

Thuốc chẹn H2 sẽ giúp ngăn chặn các tế bào tạo axit trong niêm mạc dạ dày phản ứng với histamine, làm giảm lượng axit trong dạ dày, giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm, loét...

Nếu không can thiệp sớm, viêm loét dạ dày do H.Pylori có thể thúc đẩy ung thư dạ dày.

2. Cảnh giác với tác dụng phụ của thuốc chẹn H2 trong điều trị

Nếu người bệnh được kê đơn thuốc chẹn H2, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Các tác dụng phụ thường nhẹ, bao gồm tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu và đau cơ... Nếu gặp người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết.

- Khi dùng quá liều quy định, có thể gặp: Lú lẫn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, nhịp tim bất thường, khó thở, đổ mổ hôi, đồng tử giãn, huyết áp thấp. Do đó, không dùng thuốc quá 2 tuần khi chưa có ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

- Dùng cimetidine liều cao, kéo dài cũng có liên quan đến chứng vú to ở nam giới, giảm số lượng tinh trùng, liệt dương ở nam giới và tiết sữa ở phụ nữ. Tình trạng này thường hết khi ngừng thuốc.

Ngoài ra, ở bệnh nhân trên 50 tuổi, người có các bệnh về thận, suy gan có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ thần kinh trung ương bao gồm mê sảng, nhầm lẫn, ảo giác và nói lắp.

Tránh lạm dụng khi dùng các thuốc ức chế thụ thể H2 trị loét dạ dày do H.Pylori.

3. Làm thế nào để dùng thuốc an toàn?

Thuốc chẹn H2 có khả năng ức chế tiết acid dạ dày trong 24 giờ. Tác dụng của thuốc chủ yếu vào quá trình tiết acid cơ bản và về đêm, điều này rất quan trọng trong việc chữa lành vết loét dạ dày do vi khuẩn H.Pylori. Để có kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng thuốc trước khi đi ngủ.

Để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần lưu ý:

- Không lạm dụng thuốc cho tất cả các trường hợp đau do các bệnh về tiêu hóa mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

- Các thuốc chẹn H2 đều đi vào sữa mẹ. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Khả năng tương tác với các loại thuốc khác đôi khi có thể xảy ra. Cimetidin có thể làm thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc giảm đau hay làm giảm quá trình chuyển hóa warfarin của cơ thể [một chất làm loãng máu]. Vì vậy nếu phải dùng đồng thời với các thuốc khác, cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ.

- Thuốc chẹn H2 có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin B12, vitamin D, folate và một số chất dinh dưỡng khác của cơ thể. Ngoài ra, những người dùng thuốc chẹn H2 và bổ sung magiê nên uống vào các thời điểm khác nhau trong ngày để giảm nguy cơ tương tác.

- Thuốc cũng có thể được dùng đồng thời với thuốc trung hòa acid nếu muốn giảm nhanh các triệu chứng và thời gian tác dụng kéo dài hơn.

- Trường hợp thuốc chẹn H2 không làm giảm chứng ợ nóng trong vài ngày, chảy máu hoặc khó nuốt nên được báo ngay cho bác sĩ.

4. Một số biện pháp thay đổi lối sống

- Giảm cân: Việc đạt được và duy trì cân nặng vừa phải ở những người thừa cân có thể làm giảm các triệu chứng sản xuất quá nhiều acid dạ dày.

- Bỏ hút thuốc: Tránh hút thuốc thụ động và bỏ hút thuốc, có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.Pylori.

- Nâng cao đầu khi ngủ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng ợ nóng hay trào ngược.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các triệu chứng ợ nóng hay trào ngược. Vì vậy, cần tránh thức ăn có tính acid, nhiều chất béo và cay, đồ uống có cồn, sô cô la, cà phê và bạc hà...

Do đó, chúng ta vẫn phải nhắc đến vai trò và các tác dụng của một nhóm thuốc khác trong điều trị giảm tiết acid dạ dày – nhóm thuốc kháng histamin H2 mà thành viên nổi bật là cimetidin.

Các thuốc thường được sử dụng

Sau khi thử nghiệm hơn 700 hợp chất, cimetidin [biệt dược tagamet] là thế hệ đầu tiên của thuốc kháng H2, ra đời năm 1976; được phép bán ở thị trường vào tháng 8/1977, nhanh chóng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong điều trị loét dạ dày tá tràng, có tác dụng cắt cơn đau nhanh, liền sẹo khoảng 80% sau 6 tuần điều trị. Cimetidin nhanh chóng trở thành thuốc chống loét được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi. Kể từ đó đến nay, cimetidin trở thành một trong những thuốc được kê đơn phổ biến nhất, chỉ đứng sau ranitidin.

Tháng 6/1983, ranitidin - một ức chế thụ thể H2 thứ 2 được chấp nhận, thuốc có cấu trúc hơi khác với cimetidin, gây giảm tiết dịch vị gấp 5 - 10 lần cimetidin khi sử dụng cùng liều. Tuy nhiên, thuốc cũng không làm thay đổi diễn tiến tự nhiên của bệnh. Sau đợt điều trị ngắn hạn mà dừng thuốc, tỷ lệ tái phát là 50% trong vòng 6 tháng, 85% tái phát sau 1 năm. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn cimetidin, chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, ngứa..., ngừng thuốc thì hết.

Tháng 10/1986 và tháng 8/1988, famotidin và nizatidin lần lượt được chấp nhận, có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn cimetidin rất nhiều.

Chỉ định điều trị

Do công thức gần giống với histamin, các thuốc kháng histamin H2 tranh chấp với histamin tại receptor H2 và không có tác dụng trên receptor H1. Tuy receptor H2 có ở nhiều mô như thành mạch, khí quản, tim nhưng thuốc kháng histamin H2 tác dụng chủ yếu tại các receptor H2 ở dạ dày. Thuốc kháng histamin H2 ngăn cản bài tiết dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng tiết histamin tại dạ dày [cường phó giao cảm, thức ăn, gastrin, bài tiết cơ sở]. Do đó, nó không chỉ ức chế sau khi kích thích bằng histamin mà còn cả sau kích thích bằng gastrin hoặc acetylcholin. Liều lượng nhằm làm giảm tiết acid tương đương hiệu quả của cắt dây X [dây thần kinh phế vị].

Tác dụng của thuốc kháng histamin H2 phụ thuộc vào liều lượng, thuốc làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl trong dịch vị.

Vì vậy, thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:

Loét dạ dày-tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid. Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Hội chứng tăng tiết acid dịch vị [hội chứng Zollinger - Ellison].

Làm giảm tiết acid dịch vị trong một số trường hợp loét đường tiêu hóa khác có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày-ruột.

Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa [nóng rát, khó tiêu, ợ chua] do thừa acid dịch vị.

Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ [hội chứng Mendelson].

Chống chỉ định và thận trọng

Chống chỉ định trong những trường hợp: quá mẫn với thuốc.Thận trọng: trước khi dùng thuốc kháng histamin H2, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, đặc biệt ở người từ trung niên trở lên vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư; Có nhạy cảm chéo giữa các thuốc trong nhóm kháng histamin H2.

Dùng thận trọng, giảm liều và/hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc ở người suy thận; Thận trọng ở người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú [ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú].

Tác dụng không mong muốn

Các chất đối kháng H2 có tính chất giống nhau, nó đã được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên, cimetidin dường như gây ra tương tác với các thuốc chuyển hóa ở gan hơn các thuốc khác.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp những triệu chứng bất thường do thuốc gây nên như: tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn, trầm cảm, kích động… hay chứng to vú ở đàn ông, bất lực ở đàn ông, tăng men gan. Viêm gan mạn tính, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm tụy có thể xảy ra. Các phản ứng này cũng sẽ khỏi khi ngừng thuốc… Đây là những tác dụng phụ của thuốc, những triệu chứng này có thể gặp ngay cả ở liều điều trị.

Ngoài ra, các thuốc thuộc nhóm này còn gây tương tác với rất nhiều thuốc khác, vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Chủ Đề