So sánh các công ty ngành bia năm 2024

Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam [VBA] đã từng dự báo lượng tiêu thụ bia trung bình ở Việt Nam [VN] sẽ tăng 65% từ năm 2011 - 2021. Nhưng bước sang đầu năm 2020, khi Nghị định 100 của Chính phủ chính thức có hiệu lực, Hãng tin Bloomberg ước tính mức tiêu thụ bia giảm ít nhất là 25%, trong khi Heineken công bố giảm 4% doanh số bia bán ra.

Nhưng chưa hết, ngay sau đó, dịch Covid-19 lan rộng, đẩy các nhà hàng, quán nhậu vào tình cảnh phải đóng cửa để tuân thủ giãn cách xã hội. Do đó, bia từ một trong những sản phẩm có mức tăng trưởng nóng nhất trong toàn ngành FMCG trở thành lĩnh vực sụt giảm nặng nề nhất. Điều này khiến kết quả kinh doanh trong năm qua của nhiều doanh nghiệp đi xuống.

Kết thúc năm 2020, Sabeco công bố doanh thu thuần giảm 26% so với năm 2019, còn 27.961 tỉ đồng. Trong khi đó, Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội [Habeco] đạt doanh thu 7.464 tỉ đồng, giảm 20% so với năm 2019.

Năm 2021, lãnh đạo Habeco đánh giá dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường trong nước, làm giảm nhu cầu tiêu thụ bia và tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Do đó, Habeco chỉ đặt kế hoạch tiêu thụ 278,2 triệu lít bia, giảm 29,6 triệu lít so với năm 2020 và lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm sâu 60% về mức thấp 255 tỉ đồng.

Trong khi đó, Sabeco vẫn dự kiến doanh thu tăng 20%, đạt 33.491 tỉ đồng. Tuy nhiên, do dự tính chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, một số chi phí của năm ngoái chuyển sang năm nay… nên mục tiêu lợi nhuận chỉ tăng 7%, đạt 5.289 tỉ đồng. Lãnh đạo Sabeco thừa nhận những mục tiêu này được xác lập dựa trên dự báo tích cực hồi cuối năm 2020 về triển vọng phục hồi của nền kinh tế năm 2021. Nhưng thực tế đang diễn ra không như kỳ vọng, đặc biệt khi Covid-19 bùng phát trở lại.

“Nếu riêng thị trường VN, tôi tin sức tiêu thụ sẽ tốt trở lại. Tuy nhiên, nền kinh tế VN đang chịu tác động bên ngoài, theo đó, các hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động công ty. Chúng tôi kỳ vọng khi phổ biến vắc xin, sức tiêu thụ sẽ quay lại bằng hoặc gần bằng trước đây”, Tổng giám đốc Sabeco - Bennett Neo đánh giá.

Bia Saigon Chill - sản phẩm mới của Sabeco nhưng đã gặp phải cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ - Nguồn ảnh: K.N

Áp lực cạnh tranh gay gắt

Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, lãnh đạo Sabeco cho rằng sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn giữa các nhà sản xuất nhằm giành giật thị phần. Chẳng hạn, bất kể tình hình kinh doanh khó khăn năm 2020, Heineken Việt Nam vẫn cho ra mắt Bia Việt. Hai tháng sau, Sabeco tung sản phẩm Bia Lạc Việt cùng phân khúc.

Lần lượt sau đó, các dòng sản phẩm bia dành cho giới trẻ của Heineken và Saigon Chill của Sabeco cùng xuất hiện trên thị trường. Một tay chơi khác là Carlsberg cũng không hề kém cạnh khi tìm cách mở rộng hệ thống phân phối các sản phẩm bia Huda tại miền Bắc…

Nhưng sự cạnh tranh không chỉ dừng ở vấn đề sản phẩm và thị trường. Từ cuối năm 2019 đã bắt đầu xuất hiện tin đồn nhà đầu tư Trung Quốc mua cổ phần Sabeco hay tin đồn ThaiBev muốn rút vốn khỏi Sabeco lại tiếp tục được tung ra. Mặc dù được Bộ Công Thương và doanh nghiệp bác bỏ, những thông tin này đã khiến Sabeco mất thị phần tại một số địa phương.

Thậm chí, sự cạnh tranh không lành mạnh còn một lần nữa được nêu lên khi một số đại lý phản ánh tình trạng bị nhân viên bán hàng của Heineken VN “dọa” cắt tài trợ nếu bán hoặc trưng bày bia của Sabeco. Theo kết luận mới đây của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng [Bộ Công Thương], có hiện tượng nhân viên bán hàng của Heineken VN yêu cầu đại lý hạn chế bán hoặc trưng bày các sản phẩm bia của Sabeco.

Mặc dù đến nay, Heineken VN đã khẳng định công ty không có chính sách này hay chỉ đạo nhân viên thực hiện nhưng theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, qua làm việc, một số đại lý xác nhận trên thực tế có hiện tượng nhân viên bán hàng của Heineken VN yêu cầu đại lý thực hiện việc hạn chế này nhưng không có văn bản thông báo chính thức...

Có thể thấy rằng, sự cạnh tranh trên thị trường bia đã lên đến cao trào và nhiều doanh nghiệp thậm chí không tiếc sử dụng mọi “chiêu trò” để giành giật thị phần.

Trong quý 4/2021, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn [Sabeco – mã SAB] ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt 9.004 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ song lợi nhuận sau thuế đạt 1.400 tỷ đồng giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo SAB, hoạt động kinh doanh đã phục hồi trong quý 4/2021 sau khi các tỉnh phía Nam mở cửa trở lại bình thường sau thời gian tạm dừng vì Covid-19, nhờ vậy doanh thu và lợi nhuận của công ty cao hơn so với quý 3/2021 lần lượt là 110% và 197%.

Trong khi đó, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội [Habeco – mã BHN] lại công bố KQKD quý 4 kém khả quan.

Mặc dù doanh thu thuần đạt 1.956 tỷ đồng tăng 6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn tăng cao và hụt nguồn thu từ hoạt động khác khiến Habeco chỉ lãi sau thuế vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng. Cổ đông không kiểm soát chịu lỗ 8,3 tỷ đồng nên công ty mẹ nhận lãi ròng 9,7 tỷ đồng – giảm mạnh so với con số 254 tỷ đồng của quý 4/2020.

Khép lại năm 2021, hai ông lớn ngành bia cùng ghi nhận doanh thu, lợi nhuận sụt giảm

Trong đó SAB ghi nhận doanh thu đạt 26.374 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.929 tỷ đồng, lần lượt bằng 94% và 80% so với thực hiện trong năm 2020 – Ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 6 năm gần đây.

Đối với Habeco, kết thúc năm 2021 doanh thu giảm 6,6% xuống còn 6.963 tỷ đồng; lãi ròng công ty mẹ cả năm 2021 chỉ đạt 317 tỷ đồng, giảm tới 52,3% so với năm 2020 – Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong lịch sử niêm yết của Habeco.

Được biết, trong năm 2021, SAB dự kiến doanh thu là 33.491 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 5.289 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 7% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, kết thúc năm tài chính, Sabeco chỉ thực hiện được 74% kế hoạch.

Khác với Sabeco, Habeco chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2021 vỏn vẹn 255 tỷ đồng. Theo đó kết thúc năm BHN đã hoàn thành đến 124% kế hoạch. Trước đó cổ đông Habeco từng chất vấn về kế hoạch kinh doanh năm 2021 quá thấp của doanh nghiệp. Lãnh đạo công ty giải thích kế hoạch này được xây dựng để đảm bảo tính khả thi, dự phòng trường hợp dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam.

Khoảng cách thị phần của Habeco ngày càng cách xa so với Sabeco

Tại Việt Nam, Habeco hiện là nhà sản xuất bia nội địa lớn thứ 2, chỉ sau Sabeco. Trong báo cáo phân tích triển vọng ngành bia trước đây của Chứng khoán FPTS từng cho biết Habeco là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần tiêu thụ bia phía Bắc [chiếm 35% lượng tiêu thụ bia cả nước] với thương hiệu Bia Hà Nội và Bia hơi Hà Nội.

Tuy nhiên, phân khúc bia của Habeco chủ yếu là trung bình và giá rẻ với các loại bia vỉa hè, trong khi những năm gần đây người tiêu dùng có xu hướng chọn các loại bia cao cấp hơn. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể tới thị phần của Habeco.

Theo đó khoảng cách về doanh thu giữa Sabeco và Habeco đang ngày càng lớn hơn.

SSI Research đưa ra một trong những cổ phiếu F&B ưa thích trong năm 2022 là SAB

Trong một báo cáo mới đây, SSI Research nhận thấy nhiều công ty bia tăng giá bán trong nửa cuối năm 2021, và một số công ty khác có kế hoạch tăng trong thời gian tới. Việc tăng giá có thể được người tiêu dùng chấp nhận và tác động tích cực đến biên lợi nhuận gộp trong 2022.

Sang năm 2022 trong một báo cáo của SSI Research, SSI cho rằng nhu cầu dần hồi phục từ việc mở cửa trở lại các cửa hàng tiêu thụ trực tiếp sẽ giúp Sabeco tăng trưởng mạnh nhất vào nửa cuối năm 2022 [từ mức so sánh thấp trong Q3/2021]. Ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt mức 18,5% trong năm 2022.

Ngoài ra, mặc dù áp lực chi phí tăng, song SAB vẫn có khả năng tăng biên lợi nhuận trong trung hạn nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí. Đặc biệt, định giá cổ phiếu giảm gần đây có thể là điểm mua vào hấp dẫn cùng câu chuyện thoái vốn Nhà nước 36% cổ phần có thể là yếu tố hỗ trợ cho thị giá cổ phiếu. Báo cáo này bỏ qua đánh giá đối với triển vọng của Habeco.

//cafef.vn/so-gang-loi-nhuan-hai-ong-lon-nganh-bia-sabeco-va-habeco-nam-2021-20220210163151906.chn

Chủ Đề