Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn là gì

SINH HỌC 10; Chương II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Đọc bài Lưu

I. Khái niệm sinh trưởng:

1. Sinh trưởng ở vi sinh vật: là sự tăng sinh các thành phần của tế bào -> sự phân chia.

Sự sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.

2. Thời gian thế hệ:

- Là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi phân chia[Kí hiệu: g].

VD: E.Coli 20 phút tế bào phân chia 1 lần.

- Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.

VD: Vi khuẩn lao 1000 phút.

Trùng đế giày 24 giờ.

Nt= N0 .2n

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

1. Nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục:

a. Pha tiểm phát[Pha Lag]

- VK thích nghi với môi trường.

- Số lượng TB trong quần thể không tăng.

- Enzim cảm ứng được hình thành.

b. Pha luỹ thừa[Pha Log]

- VK bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa.

- Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với 1 số chủng và điều kiện nuôi cấy.

c. Pha cân bằng:

Số lượng VSV đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do:

    • Một số tế bào bị phân huỷ.
    • Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.

d. Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do:

- Số tế bào bị phân huỷ nhiều.

- Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.

- Chất độc hại tích luỹ nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục:

- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.

- ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn

PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

1. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là

a. Thời gian một thế hệ

c. Thời gian sinh trưởng và phát triển

b. Thời gian sinh trưởng

d. Thời gian tiềm phát

2. Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút . Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?

a. 64 b.32 c.16 d.8

3. Trong thời gian 100 phút , từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?

a. 2 giờ b. 60 phút c. 40 phút d. 20phút

4 . Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là :

a. 100 b.110 c.128 d.148

5. Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ?

a. 3 b.4 c.5 d.6

6. Thời gian tính từ lúcvi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là :

a. Pha tiềm phát c. Pha cân bằng động

b. Pha luỹ thừa d. Pha suy vong

7. Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là :

a. Vi sinh vật trưởng mạnh c. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng

b. Vi sinh vật trưởng yếu d. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy

8. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha phát ?

a. Tế bào phân chia

c. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ

b. Có sự hình thành và tích luỹ các enzim

d. Lượng tế bào tăng ít

9. Trong môi trường nuôi cấy , vi s inh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở :

a. Pha tiềm phát c. Pha luỹ thừa

b. Pha cân bằng động d. Pha suy vong

10. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng động là :

a. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi

b. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra

c. Số được sinh ra bằng với số chết đi

d. Chỉ có chết mà không có sinh ra.

GV: LÊ THỊ HỒNG LOAN

Tổng số điểm của bài viết là: 31 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề