Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non

SKKN mầm non giải A cấp huyện: Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 56 tuổi ở trường mầm non Nga Tiến”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [892.15 KB, 22 trang ]

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1


“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà” Tại sao lại có
câu khẩu hiệu như vậy. Bởi vì tai nạn giao thông hiện nay đang là vấn đề nhức
nhối của toàn xã hội, nó gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân
dân.
Theo thống kê Bộ giao thông hàng năm có trên 80% nguyên nhân gây tai
nạn giao thông là do nhận thức của người điều khiển xe tham gia giao thông:
lạng lách, uống rượu bia, đi lấn đường, xe chở khách quá số người quy định, do
trẻ chạy qua đường đột ngột, chơi không đúng chổ, chơi ở lòng đường, vỉa hè,
đi bộ không đúng phần đường quy định,…
Do đó giáo dục an toàn giao thông trong trường mần non nói chung và
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp trẻ em có
những nhận thức ban đầu tuy đơn giản nhưng rất cơ bản để hình thành những
hiểu biết về một số phương tiện giao thông, một số luật đơn giản khi đi đường,
những hành vi đúng khi tham gia giao thông có ý thức tôn trọng luật giao thông
từ nhỏ. Một số nghiên cứu cũng đã khẳng định giai đoạn hiệu quả nhất để giáo
dục trẻ các kiến thức và kỹ năng sống mà trẻ sẽ ghi nhớ suốt đời là lứa tuổi
mầm non. Một trong những bài học hay được rút ra từ các nước trên thế giới là
nội dung giáo dục an toàn giao thông nên bắt đầu từ giáo dục mầm non và cần
được thực hiện liên tục ở các lớp học tiếp theo.
Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người, các b bé
cần có một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta làm sao
cho các em biết đi đường đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn giao
thông.
Nhằm giúp cho cán bộ giáo viên trong trường có thêm tư liệu trong việc
“ Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mẫu giáo” và có thêm một
số kỹ năng truyền thông an toàn giao thông cho các bậc cha mẹ giúp cha mẹ trẻ
biết cách giáo dục trẻ thực hiện luật giao thông, giúp các cháu có một số hiểu


biết về luật giao thông phải đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải. Đi
bộ qua đường phải có người lớn dắt, không chạy nhảy chơi đùa trên đường,
lòng đường có xe cộ lưu thông…nhằm tránh các tai nạn giao thông đáng tiếc
xảy ra cho trẻ. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Nga Tiến”.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Trong những năm gần đây tai nạn giao thông không ngừng gia tăng việc
giáo dục ý thức cho người dân phải có ý thức trong việc tham gia giao thông để
hạn chế tai nạn là một việc làm cần thiết. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT
2


các trường từ Đại học đến Mẫu giáo buộc học sinh phải có ý thức chấp hành
luật lệ giao thông vì lứa tuổi này các cháu rất hiếu động và chưa hiểu biết nhiều
về luật lệ giao thông.
Các trường phối hợp với công an giao thông địa phương giải quyết ùn tắc
giao thông trước cổng trường vào giờ đến và tan trường. Theo thống kê số học
sinh bị tai nạn giao thông trong 5 năm qua, chỉ ở một số [8] tỉnh thành đã lên
đến con số 1.488 em trong đó Mầm non là 190 cháu - tỉ lệ [12,8%] [theo báo
cáo Vụ học sinh sinh viên Bộ GD-ĐT]. Nhằm giúp cho các cán bộ giáo viên
trong trường Mầm non có thêm tư liệu trong việc “Giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ Mẫu giáo” và có thêm một số kỹ năng truyền thông an toàn giao thông
cho các bậc cha mẹ có con dưới 6 tuổi, giúp cha mẹ biết cách giáo dục trẻ thực
hiện luật giao thông, giúp các cháu một số hiểu biết về luật giao thông phải đi
bộ trên lề đường hoặc sát vỉa hè bên phải. Đi bộ qua đường phải có người lớn
dắt đi đúng vạch đường quy định, không chạy nhảy chơi đùa trên vỉa hè, lòng
đường có xe cộ lưu thông... nhằm tránh các tai nạn giao thông đáng tiếc cho
trẻ. Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan
trọng để giao lưu từ nơi này đến nơi khác.

Ở nông thôn cũng có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em,
trong các nguyên nhân gây tai nạn đó có các nguyên nhân khách quan nhưng
cũng có các nguyên nhân chủ quan do lỗi của các em. Và chính là do trẻ không
lắm được luật lệ an toàn giao thông. Vì thế việc giáo dục luật lệ an toàn giao
thông cho trẻ là không thể thiếu được.
Để góp phần giảm thiểu giao thông thì mọi người phải chấp hành nghiêm
luật giao thông, đi đúng phần đường, khi tham gia giao thông, chấp hành các
biển báo giao thông, đèn giao thông. Riêng bản thân tôi cùng với việc giảng dạy
chăm sóc giáo dục trong ngày tôi luôn luôn chú trọng lồng giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ lớp là nội dung tôi nghiên cứu trong năm học này.
II - THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1.Thuận lợi.
* Về phía nhà trường, địa phương: Nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia
mức độ 1 nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ: Phòng nhóm, trang thiết bị giảng
dạy, môi trường giáo dục, đồ dùng, đồ chơi ... đảm bảo cho việc chăm sóc- giáo
dục tốt.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương về công tác truyền
thông, tuyên truyền bằng khẩu hiệu về an toàn giao thông khá đầy đủ.
* Về bản thân: là giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi, tôi luôn tham gia đầy
đủ các lớp tập huấn chuyên môn về các chuyên đề “Giáo dục An toàn giao
3


thông” cho trẻ mẫu giáo, luôn tìm tòi đọc các loại sách, báo, tạp chí giáo dục
nói về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo, tố chức các buổi triển khai
chuyên môn về chuyên đề “Giáo dục An toàn giao thông”.
Công tác phối kết hợp với phụ huynh tốt, huy động trẻ ra lớp theo đúng
độ tuổi 100%
* Về phía trẻ: Trẻ lớp tôi mạnh dạn, thông minh, tự tin khi tham gia vào
các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, các hoạt động trong ngày. Cháu rất

hứng thú trong các hoạt động có lồng ghép chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề về
giáo dục “An toàn giao thông” cho trẻ.
2. Khó khăn:
Đồ dùng cho trẻ học, thực hành về giáo thông mà Sở giáo dục bán chưa
có nhiều, chủ yếu là giáo viên tự làm
Giáo viên chưa tận dụng hết môi trường giáo dục trong và ngoài lớp để
giáo dục trẻ. Chưa làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi, chưa sử dụng, lồng ghép
hết các nội dung giáo dục vào các hoạt động, thời điểm trong ngày. Mặt khác
chưa sáng tạo khi tổ chức các trò chơi về giáo dục giao thông cũng như tổ chức
tốt được ngày hội giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong lớp.
Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến giáo dục an toàn giao thông cho trẻ,
chưa chú ý thường xuyên giáo dục kỹ năng, kiến thức khi tham gia giao thông.
Từ những thực trạng trên tôi đã đi vào khảo sát chất lượng trẻ đầu năm
học với kết quả như sau:
* Kết quả của thực trạng

TT
1

2

3

Nội dung khảo sát
Trẻ nhận biết được
các phương tiện
giao thông và ký
hiệu của một số
biển báo giao thông
đơn giản


Số trẻ
được
khảo
sát

Tốt
Số
trẻ

Tỷ lệ

Kết quả
Đạt
Khá
TB
Số
Số
Tỷ lệ
trẻ
trẻ

Chưa đạt
Tỷ lệ

Số
trẻ

Tỷ lệ


32

7

21.9

9

28.1 10 31.2 6

18.8

Trẻ hiểu biết một số
luật đơn giản khi
tham gia giao thông 32

8

25

9

28.1 9

18.8

28.1 6

Trẻ có khả năng
thực hành một số

phương tiện giao
4


thông.
4

32

5

.21.9 7

21.9 10 31.2 8

25

Trẻ có khả năng
32
nhận biết được hành
vi đúng, sai qua
tranh ảnh và khi
tham gia giao thông.

3

9.4

28.1 12 37.5 8


25

9

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền với phụ huynh để giáo dục ATGT cho trẻ ngay từ
đầu năm học.
Phương pháp giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường là phương
pháp quan trọng bởi đối với trẻ thì nhận thức rất nhanh nhớ nhưng cũng dễ
quên. Do đó khi giáo dục trẻ phải thường xuyên liên tục thì trẻ mới khắc sâu
được kiến thức. Mặt khác ở trường chỉ là những thực hành mô phỏng đơn giản,
còn ở gia đình trẻ được cùng bố mẹ tham gia giao thông rất nhiều. Xuất phát từ
nhận thức đó tôi đã sử dụng các biện pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh
để giáo dục trẻ như sau:
* Tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh đầu năm:
Sau khi khai giảng xong lớp tôi tổ chức họp phụ huynh đầu năm tôi lồng
việc phổ biến “ Một số quy định của trường” và trò chuyện với phụ huynh về
“ Giáo dục An toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo về một số nguyên nhân gây
tại nạn giao thông, đặc biệt là đối với các cháu ở lứa tuổi học mẫu giáo 5-6 tuổi
lớp tôi đang phụ trách.
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, tất cả các bậc phụ huynh của
lớp đều thống nhất cam kết phối hợp cùng nhà trường giáo dục “An toàn giao
thông” như: Khi ngồi xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm cho cả các cháu,
không nên đón hộ, chở 3 hoặc 4 để bảo vệ bản thân mình và thực hiện một số
trật tự “An toàn giao thông.”
Qua buổi họp trường chúng tôi đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về
trật tự “An toàn giao thông”. Song bên cạnh đó còn gửi thêm những kiến thức
cơ bản nhất để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng văn bản, cha mẹ
cần truyền đạt cho con những kiến thức cơ bản, để từ đó tích lũy kỹ năng cho
trẻ và phòng tránh những tai nạn không hay có thể bất ngờ xẩy đến với trẻ.

Nhà trường còn gửi thêm một số thông điệp cho phụ huynh nắm:
+ Khi chở trẻ đi ngoài đường, cha mẹ đảm bảo trẻ được ngồi vị trí an
toàn.
+Tuyệt đối không nên cho trẻ cầm theo bóng bay hoặc khi trẻ vừa ngồi
yên sau vừa xem truyện tranh.
+Nắm chặt tay trẻ mỗi khi phải qua đường, hoặc dẫn trẻ vào siêu thị.
5


+Không nên cho trẻ đi bộ hoặc chạy vào bất cứ nơi nào có xe, ngoài
đường lộ.
+Không để trẻ đi chơi một mình. Khi trẻ ra đường cần có sự để mắt của
người lớn.
+ Không cho trẻ đá bóng ngoài đường.
+Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng cách tuân thủ pháp luật điều khiển
phương tiện giao thông của mình một cách an toàn.
+Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, giấy gói, chai nước giải khát…ra đường
vì vậy dễ gây tai nạn giao thông.
*Tuyên truyền qua hoạt động đón, trả trẻ:
Quan hoạt động đón, trả trẻ trong ngày tôi trò chuyện với phụ huynh để
hướng dẫn cho họ một số kinh nghiệm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ như:
+ Trên đường đi học, đi chơi trên đường bộ bằng xe đạp, xe máy: Khi đi
học, đi chơi ngồi ở đằng sau xe phải đội mũ bảo hiểm, không được đứng lên
yên xe, khi đi ở trên đường phải dạy trẻ nhận biết được đi ở bên phía bên phải,
khi đi đến ngã ba, ngã tư phải quan sát và đi chậm lại. Ngoài ra khi đi trên
đường dạy cho trẻ nhận biết các phương tiện giáo thông khác khi đi trên đường,
và các biển báo giao thông trên đường như: biển báo đường hẹp, biển báo nơi
gần trường học, nơi gần bệnh viện,..những đoạn đường đó không nên đi nhanh.
họ dạy cho trẻ nhận biết một số loại phương tiện giao thông, biển báo khi đi
trên đường.

+ Giáo dục trẻ khi đi xe buýt, ô tô: ngồi an toàn không chạy đùa giỡn
trên xe, không thò đầu thò tay ra ngoài.
+ Giáo dục trẻ khi đi qua đò, chơi thuyền: xuống đò ngồi yên, phải có
người lớn đi cùng, không đùa giỡn trên đò, mặc áo phao khi đi trên đò.
+ Giáo dục trẻ khi đi, chơi một mình: Ở nông thôn hầu hết các cháu mẫu
giáo lớn đã tự đi chơi một mình như sang nhà ông bà, sang nhà bạn, giáo dục
cho trẻ khi đi phía bên tay phải, đi sát bờ lề, đi qua đường phải có người lớn
dắt.
* Tuyên truyền qua góc tuyên truyền với phụ huynh:
Tôi sử dụng góc tuyên truyền với phụ huynh tuyên truyền các nội dung
giáo dục trong chủ đề giao thông với các nhánh cụ thể như sau:
+ Nhánh 1: Phương tiện, biển báo giao thông
+ Nhánh 2: Luật giao thông
Với nhánh 1 tôi liệt kê một số các phương tiện, biển báo giao thông cho
phụ huynh quan sát và yêu cầu phụ huynh về nhà trò chuyện cùng trẻ về các
phương tiện và biển báo cùng trẻ
Với nhánh 2 tôi liệt kê một số bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung
giáo dục về luật giao thông để phụ huynh giáo dục cho trẻ.
6


* Kết quả: Bằng các biện pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh
để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tôi thấy kiến thức hiểu biết về các
phương tiện giao thông và ký hiệu của một số biển báo giao thông ngày càng
nhiều hơn. Tất cả mọi trẻ lớp tôi khi đi học đều đội nũ bảo hiểm.
2. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn giao thông.
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non tôi luôn chú ý xây
dựng và bám theo các nguyên tắc sau; Phải đảm bảo an toàn về thể chất tâm lý
cho trẻ, phải xây dựng trong suốt quá trình thưc hiện chương trình chăm sóc,
giáo dục cụ thể và được tiến hành hằng ngày, nên cần phải đa dạng phong phú

để kích thích sự phát triển của trẻ đồng thời môi trường phải thuận lợi để hình
thành các kĩ năng xã hội cho trẻ. Với tầm quan trọng của môi trường giáo dục
như vậy nên tôi luôn chú ý cố gắng để tạo cho trẻ một môi trường hoạt động
trong và ngoài lớp một cách có khoa học, linh hoạt
Được sự hỗ trợ từ ban giám hiệu, tôi và đồng nghiệp đã sưu tầm, tìm tòi
một số sách vở, tranh ảnh, báo chí có liên quan đến an toàn giao thông để tạo
thành một góc sách về an toàn giao thông. Từ đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho
trẻ đến xem tranh ảnh, hiểu thêm về an toàn giao thông
a. Xây dựng môi trường chung trong lớp
Khi xây dựng môi trường trong lớp tôi luôn chú ý đến tiêu chí an toàn và
môi trường được thực hiện trong suốt chủ để. Chính vì vậy tôi xây dựng môi
trường cho trẻ lớp mình thực hiện chủ đề giao thông như sau .
* Góc chính của chủ đề giao thông: Với nhánh “Các phương tiện giao
thông”
Tôi treo ở vị trí trung tâm lên tường với một mô hình ngã tư đường phố
để trẻ gắn các phương tiện giao thông đi đúng đường hoặc gắn các biển báo,
đèn tín hiệu đúng cho các xe tham gia giao thông. Ngoài ra tôi còn gắn đường
ray cho phương tiện giao thông đường sắt, trên trời có các đám mây cho trẻ gắn
phương tiện giao thông đường không, một góc tôi dán giấy màu lầm biển cho
các phương tiện giao thông đường thuỷ.
Mảng chính gắn lên tường [chỗ thuận tiện cho trẻ] để trẻ vẽ, dán cac
phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

7


[ Hình ảnh xây dựng vị trí trung tâm lớp tôi]
* Góc phân vai: Tôi chuẩn bị những đồ dùng như:
+Va li con, túi du lịch, quần áo và một số hành lí đồ dùng cá nhân khác . Bộ đồ
ăn, bán hàng, búp bê.

+ Sách hướng dẫn du lịch và quảng cáo của các hãng du lịch.
+Ví, thẻ lên tàu, dụng cụ dập lỗ.
+ Hộp đồ dùng chữa xe.
+ Mũ bảo hiểm.
+ Trang phục cảnh sát giao thông.
Mục đích: Tôi hướng dẫn trẻ khi đi du lịch nghỉ mát đi bằng ô tô thì phải
mua vé, trả tiền mới được lên xe, khi ngồi xe không được thò đầu thò tay ra
ngoài.,.Hoặc cho trẻ chơi chú cảnh sát giao thông chỉ đường
* Góc sách- truyện: Tôi chuẩn bị những đồ dùng như:
+ Tranh ảnh các loại phương tiện giao thông, người điều khiển, làm các công
việc về giao thông [ xây dựng đường, sửa đường,xây dựng ga tàu...]
+ Sách tranh về luật đi đường , sách bài tập “ bé học luật giao thông”
+ Mẫu tầu hỏa, ô tô, xe tải, xe buý, tàu thủy, súc vật chuyên chở người và hàng
hóa [ Trâu, bò,voi, ngựa...]
+ Bản đồ giao thông.
+Bằng lái xe, giấy đăng kí xe.
+Bộ chữ cái, chư số.
+ Lô tô, đô mi nô, về qui định và phương tiện giao thông.
+ Que, hột hạt,vở tạo hình, làm quen với toán, tranh thơ, truyện tranh...
Mục đích: Tôi hướng dẫn trẻ làm tập san am bun về luật giao thông, phân loại
theo 4 nhóm của phương tiện giao thông: đường bộ, đường không, đường thủy,
đường sắt.
8


* Góc tạo hình: Tôi chuẩn bị những đồ dùng như:
+ Kéo, hồ, bút, đất nặn, bảng, phấn khuôn in...
+Tạp chí, họa báo, quảng cáo,áp phích về phương tiện giao thông...
+ Giấy bóng kính, giấy nến, nilon, giấy trắng, giấy thủ công...
+ Bìa hộp cát tông, vòng tròn đặt sẵn lỗ

+ Quả hột hạt sỏi đá, vải vụn
Mục đích: Tôi hướng dẫn trẻ vẽ, làm tranh, . về chủ đề giao thông qua đó
giáo dục cho trẻ biết về các phương tiện, biển báo, luật khi tham gia giao thông.
* Góc âm nhạc :Tôi chuẩn bị những đồ dùng như:
+ Băng nhạc, bài hát, về giao thông.
Mục đích: Tôi dạy cho trẻ và cho trẻ nghe những bài hát về giao thông
qua đoa giáo dục trẻ nội dung bài hát có liên qua về các phương tiện, biển báo,
luật giao thông.
* Góc thiên nhiên
+ Sỏi, đá, gỗ, cát, khuôn in các phương tiện giao thông
* Góc xây dựng
+ Các loại phương tiện, khối gạch để xây dựng ngã tư đường phố, xây dựng bến
đỗ , ga ra,..
a. Xây dựng môi trường ngoài lớp:
Môi trường giáo dục ngoài lớp học cũng rất cần thiết để giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ. Chính vì vậy ngay trong đầu năm học tôi phối hợp cùng với
các giáo viên khác để xây dựng môi trường ngoài lớp như sau:
+ Vẽ tranh tuyên truyền về các câu chuyện giáo dục an toàn giao thông
trên các mảng tường để cho trẻ quan sát nhằm mục đích giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ:1 Với hình ảnh mẹ đang chở con đi học có đội mũ bảo hiểm qua
đó giáo dục trẻ phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
Ví dụ:2 Với hình ảnh đèn giao thông trong câu chuyện “ Ba ngọn nến”
để giáo dục tác dụng của đèn giao thông khi đến ngã tư đường phố,..
+ Vẽ sân giao thông: Cùng với nhà trường hàng năm lớp 5 tuổi chúng tôi
năm nào vào đầu năm học cũng kẻ lại sân giáo thông cho trẻ được thực hành
giao thông vào mọi lúc mọi nơi.
Tóm lại: Qua thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ về an toàn
giao thông tôi thấy trẻ:
+ Trẻ tích cực tham gia hoạt động trong môi trường giáo dục. Môi trường

thuận lợi, trẻ dễ quan sát và thực hiện do đó vào thời gian rãnh rỗi, tôi có thể
dẫn trẻ đến xem 1 số tranh ảnh và hướng dẫn về an toàn giao thông.

9


+ Trẻ hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, nhận thức về các phương tiện, các
biển báo giao thông và tác dụng của chúng một cách nhanh nhẹn từ đó mà kiến
thức về luật giao thông của trẻ lớp tôi ngày càng nâng lên rõ rệt.
3. Tích cực làm đồ dùng giáo dục an toàn giao thông.
Như chúng ta đã biết để trẻ chơi, học tập tốt thì phải có đồ dùng học tập
đáp ứng tương đối đầy đủ cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi mua sắm cho hoạt động
giáo dục an toàn giáo thông rất là ít. Mặt khác thì đồ dùng đồ chơi do giáo viên
tự sáng tạo làm ra cũng vô cùng quan trọng vì nó đa dạng, phong phú cho trẻ
khám phá , đặc biệt là đồ chơi mà cô giáo tự làm thì trẻ rất thích xem và trẻ
cũng chú ý khi sử dụng đồ chơi đó vào hoạt động. Từ nhận thức trên, tôi đã
nghiên cứu và làm ra bộ đồ dùng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ như sau
+ Thuyền buồm: Từ can nước rửa bát rửa sạch, dùng dao, kéo, cắt phần
đáy làm thân thuyền, lấy phần thân hộp cắt làm cánh buồm, lắp hộp làm chân
cột buồm, dùng keo nến gắn các bộ phận vừa cắt tạo thành hình những chiếc
thuyền.
+ Máy bay: Cắt các miếng nhựa từ bình đựng nước rửa chén bát đã rửa
sạch thành cánh máy bay, quả bowling làm thân máy bay. Dùng keo gắn cánh
với quả bôling thành hình máy bay.
+ Xích lô: Cắt phần dưới của can nước rửa chén bát, uốn cong tạo hình
xích lô, gắn phần mái che, tay cầm, bánh xe tạo thành xích lô.
+ Xe đạp: Cắt phần thân can nước rửa bát làm bánh xe, luồn que sắt vào
trong ống mút uốn cong theo hình khung xe đạp, gắn các bộ phận lại tạo thành
xe đạp.
+Tàu hoả: Cắt gọt các miếng gỗ vụn thành khối chữ nhật, khoan lỗ luồn

que sắt qua phần dưới của khối chữ nhật và gắn bánh xe, dùng giấy đề can trang
trí các khoang tàu, làm móc nối các khoang tàu lại với nhau.
+ Biển báo: Cắt các miếng nhựa từ các vỏ hộp dầu xả theo các hình biển
báo, dùng que tre gắn chân đế, dùng giấy đề can trang trí theo các loại biển báo.
Đồ dùng phương tiện và biển báo giao thông dùng dạy ở hoạt động: Khám phá
một số phương tiện giao thông, hoạt động góc,…

10


[ Hình ảnh một số đồ chơi tôi đã làm để dạy trẻ nhận biết về biển báo, các
phương tiện giao thông]
* kết quả: Trong năm học qua tôi đã làm được đầy đủ số lượng đồ dùng
để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ với số lượng như sau.
+ 4 bộ đồ dùng dạy phân biệt các loại phương tiện giao thông.
+ 3 bộ đồ dùng dạy nhận biết các biển báo.
+ 2 bộ đồ dùng dạy nhận biết đèn tín hiệu.
+ 2 bộ đồ dùng dạy hoạt động góc.
4. Sáng tác, sưu tầm một số trò chơi, câu đố, tiểu phẩm giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ.
Tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là học mà chơi,chơi mà học. Đặc biệt với
môn học Giáo dục luật lệ ATGT là một hoạt động khó thì việc đưa nhẹ nhàng
các quy tắc quy định của luật lệ ATGT vào trò chơi là một việc không thể thiếu
được. Các trò chơi càng mới lạ,càng sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn. Mà
trên thực tế thì các trò chơi trong chương trình còn ít và nghèo nàn.
11


Tôi thấy rằng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi, việc sáng tạo,
sưu tầm vào các trò chơi, tiểu phẩm mới lạ sẽ gây ấn tượng, thì mới thu hút sự

chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học, cho trẻ cảm
giác học như được vui chơi. Sau đây là một số trò chơi mà tôi sưu tầm xà sáng
tạo cho trẻ mà tôi đã tổ chức được :
.Trò chơi 1: Quan sát màn hình và trả lời câu hỏi đúng sai
a.Mục đích :
- Giúp trẻ nắm vững luật đi đường và tín hiệu của đèn giao thông ở ngã tư
đường phố.
- Củng cố một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
- Tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.
b.Chuẩn bị :
- 1 màn hình và 1 đầu đĩa
- 1 đĩa hình có quay các tình huống về luật lệ ATGG
Ví dụ: 1 số tình huống về luật lệ ATGT:
+ Đèn xanh bật , 3 mẹ con cùng sang đường. Mẹ và bé gái đi theo vạch phấn
trắng. Còn bé trai chạy dưới lòng đường. Trong tình huống này , ai đúng? Ai
sai? Vì sao?
+ Có 2 bạn gái và 2 bạn trai đèo nhau trên xe đạp đi trên đường. Bạn gái ngồi
sau túm áo bạn. Còn bạn trai đứng trên yên xe bám vào vai bạn trai kia. Trong
tình huống này , ai đúng? Ai sai? Vì sao?
- 3 xắc xô
c.Luật chơi :
- Đội nào lắc xắc xô [ hoặc chuông ] nhanh hơn đội đó sẽ giành được quyền trả
lời. Nếu trả lời chưa đúng đội khác sẽ được trả lời.
- Tình huống mà các đội chơi không trả lời được sẽ mời các bạn khán giả tham
dự trả lời [ câu trả lời đúng sẽ có quà tặng ]
d.Cách chơi :
- Chia trẻ ra làm 3 đội , mỗi đội 3 trẻ.
- Khi màn hình bật lên , trẻ phải quan sát màn hình và trả lời câu hỏi của cô.
Sau đó , trẻ phải lắc xắc xô thật nhanh để giành quyền trả lời cho các tình
huống về luật lệ ATGT.

- Các trẻ trong đội cùng tham gia trả lời câu hỏi.
- Đội nào trả lời đúng đội đó sẽ được thưởng 1 phần quà.
e.Ứng dụng :
Trò chơi này đựoc ứng dụng vào tiết học tìm hiểu về luật lệ ATGT hoặc vào
hội thi tìm hiểu về luật lệ ATGT.
Trò chơi 2 : Ô số kì diệu
a.Mục đích :
- Giúp trẻ ôn lại các bài hát , bài thơ có nội dung về giáo dục luật lệ ATGT.
- Tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.
- Ôn luyện các chữ số từ 1 đến 6.
b.Chuẩn bị :
12


Một bảng có gắn các ô số , đằng sau các ô số là các hình ảnh về phương tiẹn
hoặc luật lệ giao thông.
- Các ô số: ô số 1 hình ảnh là 1 chiếc thuyền
ô số 2 hình ảnh là 2 bạn nhỏ đèo nhau trên xe đạp
ô số 3 hình ảnh là mọi người đang đi bộ trên vỉa hè
ô số 4 hình ảnh là 1 chiếc ô tô
ô số 5 hình ảnh là 1 ngã tư đường phố
ô số 6 hình ảnh các phương tiện giao thông đi phía tay phải
c.Cách chơi :
- Trẻ chọn 1 ô số bất kì. Khi ô số được lật , hình ảnh về phương tiện giao
thông sẽ hiện ra. Trẻ nhìn hình ảnh và phải hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ có
nội dung phù hợp với hình ảnh đó.
Ví dụ: Trẻ chọn ô số 1 hình ảnh là chiếc thuyền , trẻ sẽ phải hát hoặc đọc
thơ có nội dung về chiếc thuyền.
Nếu trẻ hát hoặc đọc thơ đúng sẽ được thưởng 1 phần quà.
d.Ứng dụng :

Qua trò chơi này không những ứng dụng hiệu quả ở môn Âm nhạc mà
còn sử dụng vào tiết học KPKH giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ hoặc vào các
hoạt động ngoài trời.
Trò chơi 3 : Đèn hiệu giao thông
a.Mục đích : - Giúp trẻ nhớ được ý nghĩa của đèn hiệu giao thông.
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy , chú ý cho trẻ.
b.Chuẩn bị :
10 đèn đỏ , 10 đèn xanh , 10 đèn vàng bằng xốp hoặc bìa có tay cầm.
c.Cách chơi :
- Cô phát cho mỗi trẻ một đèn tín hiệu xanh , đỏ hoặc vàng
+ Cách 1 :
Khi cô hô được đi. Những trẻ có đèn xanh sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói
“đèn xanh“
Tương tự : Chuẩn bị – “đèn vàng”
Dừng lại – “đèn đỏ”
+ Cách 2 :
Chơi ngược lại :
Khi cô giơ đèn xanh trẻ nói “được đi”
Tương tự : Đèn đỏ – “Đứng lại”
Đèn vàng – “Chuẩn bị
.Trò chơi 4 : Ghép biển báo
a.Mục đích :
- Trẻ biết được 1 số biển báo quen thuộc.
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của các biển báo đó.
- Rèn tính nhanh nhạy cho trẻ.
b.Chuẩn bị :
- 3 bảng dạ to.
- 15 biển báo chưa hoàn chỉnh.
13



- 1 số các chi tiết
Ví dụ :
+ Các biển báo chưa hoàn chỉnh :
+ Các biển báo đã hoàn chỉnh :
+ 3 bàn học hoặc 9 vòng tròn.
c.Cách chơi :
- Cách 1 :
Trẻ đứng tại bàn. Khi có hiệu lệnh , trẻ phải thật nhanh nhặt các chi tiết gắn
vào biển báo sao cho thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong , lần lượt
từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào
ghép nhanh , giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.
- Cách 2 :
Trên bảng cô gắn rất nhiều các biển báo chưa được hoàn thiện. Khi có hiệu
lệnh , trẻ phải nhảy bật qua 3 vòng và lên nhặt các chi tiết gắn thành
biển báo có ý nghĩa. Sau đó , lần lượt từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về
biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh , giới thiệu đúng biển báo hơn
đội đó sẽ chiến thắng.
d.Ứng dụng :
Sử dụng vào tiết GD luật lệ ATGT , hội thi tìm hiểu luật lệ ATGT và hoạt
động ngoài trời.
.Trò chơi 5 : Phân loại các phương tiện giao thông theo vùng hoạt động
a.Muc đích :
Giúp trẻ phân loại các phương tiện giao thong theo vùng hoat động của
chúng
b.Chuẩn bi :
1 bàn cờ
c.Cách chơi :
- 2 đến 4 trẻ chơi.
- Trẻ oẳn tù tì để chọn bạn được chơi trước. Lần lượt từng trẻ quay bàn

quay, khi mũi tên chỉ vào phương tiện giao thông nào thì trẻ chọn phương tiện
giao thông đó và đặt vào đúng vùng hoạt động của chúng.
Ví dụ : Mũi tên chỉ vào máy bay thì trẻ phải xếp máy bay vào phần đường hàng
không ---> Xếp ô tô , xích lô , xe đạp , xe máy , vào phần đường bộ.
d.Ứng dụng :
Sử dụng vào trong tiết học KPKH hoặc hoạt động góc.
.Trò chơi 6 : Sắp xếp lại cho đúng
a.Mục đích :
Giúp trẻ nắm vững 1 số luật đi đường.
b.Chuẩn bị :
- 2 sa bàn ngã tư đường phố
- 1 số phương tiện giao thông đường bộ , người đi bộ.
c.Cách chơi :
- 10 trẻ chơi chia làm 2 đội [ mỗi đội 5 trẻ ]
14


- Trong vòng 2 phút , 2 đội cùng phải sắp xếp vị trí đi , đứng cho các loại
xe và người sao cho đúng luật lệ ATGT.
- Đội nào xếp đúng và nhanh hơn đội đó sẽ thắng
* Câu đố: Nghe câu đố đoán tên biển báo
Vòng tròn ngoài màu đỏ
Mũi tên thẳng nằm trong
Một vạch đỏ kẻ chéo
Biển báo hiệu gì đây? [ Biển cấm đi thẳng]
Ví dụ: Biển gì hình gì kỳ lạ
Có 8 cạnh nối nhau
Nhìn chữ bạn nên biết
Stop! Dừng lại ngay! [ Biển dừng lại]
Qua việc sáng tạo hinh thức tổ chức và cải tiến một số trò chơi trong việc dạy

an toàn giao thông cho trẻ tôi thấy đạt kết quả rõ rệt:
+ Trẻ tích cực hoạt động không nhàn chán mệt mỏi.
+ Thi nhau trả lời các câu hỏi
+ Tự đặt câu hỏi cho cô và các bạn
* Tiểu phẩm :“Anh Hai Lúa chặn đường xe”
“Như chúng ta đã biết tình trạng ách tắc giao thông và tai nạn, nhất là
vùng nông thôn chúng ta đường thì hẹp mà có nhiều người phơi lúa trên đường,
chiếm hết phần đường sẽ làm cản trở giao thông.Thả súc vật, lùa trâu, bò trên
đường sẽ gây tai nạn cho nhiều người khi tham gia giao thông.
Kính thưa quý vị, sau đây chúng con xin kể lại câu chuyện:“Anh Hai
Lúa chặn đường xe”
Bé Khanh trong vai “Anh hai lúa”
Bé Hưng trong vai ‘Ba tèo”
Bé Vương trong vai “Anh cán bộ chi hội nông dân”
- Tiểu phẩm xin được bắt đầu.
Màn 1: Một buổi trưa hè trời oi bức. Anh Hai Lúa được mùa trúng lúa, và anh
mới xây cất căn nhà mới sát bên đường lộ.
Diễn viên: Hai lúa nói: “Không biết bà con ở đây chịu được cũng hay, chớ Hai
Lúa tôi đây là không chịu nổi cảnh này”
- Gì mà đường thì hẹp, xe cộ cứ lao vùn vụt, vun vút bụi ơi là bụi, còn mấy
đứa nhỏ nữa ùa ra đường đá banh có ngày tai nạn xảy ra. Chi bằng mình rinh
cái thùng phi ra chặn khúc này lại thì xe nó đi chậm hơn đỡ phải bụi vào nhà
mà an toàn cho mấy đứa nhỏ nữa.
[Và anh Hai Lúa vác cái thùng phi ra để ngoài đường]
Màn 2:
15


Diễn viên: Ba Tèo , quần áo sốc sết, đang đi làm về.
- Trước khi lên xe để đi nhậu: Ba Tèo lấy vải lau xe, vừa lau vừa nói: Chà,

năm nay nhà nước làm con mương mình năm nay không thất nghiệp, đi làm
kênh mương ngày 80 ngàn, dành dụm mua được chiếc én cà tàn, của thằng bạn
nó bán 500 ngàn, mình chỉ cần cái mũ bảo hiểm là đủ. Cần gì bằng lái, mình chỉ
đi làm trong thôn và đi nhậu chớ có đi đâu xa mà sợ mấy chú công an.
Vai: [Ba Tèo làm động tác đạp xe cho nổ, rú ga vọt, xe lao vào thùng
phi té lộn nhào] Ba Tèo đứng dậy chửi: “Thằng cha nào khéo dựng phi ngoài
đường, làm ông mày té
nhào, thế là đi đời cái xe mới mua 500 ngàn phải bắt thường mới được” [Ba
Tèo hét to] “ Thằng Hai Lúa đâu, bộ khùng hả nhưng không lại đi dựng phi
ngoài đường cản trở lưu thông làm ông té nhào”.
Màn 3: Hai Lúa trong nhà chạy ra .
- Anh cán bộ chi hội nông dân đến.
- Diễn viên cán bộ Hội nông dân: Nói “Hai ông sai hết: Anh Hai Lúa lấy phi
chặn đường gây cản trở giao thông, gây tai nạn cho người tham gia giao thông;
Anh Ba Tèo, đi xe là tham gia giao thông, phải biết luật, phải có bằng lái.
Tôi xin nhắc nhở hai ông, khi tham gia giao thông mười điều ghi nhớ:
1. Bằng lái xe; mũ bảo hiểm hàng đầu;
2. Phanh, đèn, kèn, gương chiếu hậu;
3. Chỉ nên chở một, không chở cồng kềnh, kẻo mà quá khổ;
4. Khi tham gia giao thông không được uống rượu bia, quẹo đầu, quẹo cổ;
5. Khi nhập vào đường xe phải nhìn 2 phía;
6. Không vào nhà thương, bạn phải nhường đường;
7. Cản trở giao thông, không ra hầu tòa, nghĩa trang sẽ đến;
8. Thương vợ mến con, nhớ nhường khoảng cách;
9. Mấy chú loắt choắt, chớ lách chớ luồn. Để ý trước sau, nhất là anh đầu
kéo;
10. Nhậu gió đầu cành, cánh đầu giò,
Đừng bao giờ tăng tốc
Chớ có làm ngốc, mà đi ngược chiều,
Hãy nhớ mười điều là An toàn tuyệt đối.

[Cuối cùng cả ba cùng đồng thanh, Hô to: Là An toàn tuyệt đối]
Tóm lại: Thông giải pháp này tôi đã lồng giáo dục các cháu cách đi bộ
trên đường, cách đi trên các phương tiện giao thông thế nào cho được an toàn,
thấy được hậu quả của các hành động vi phạm luật lệ an toàn giao thông, các
cháu rất thích thú, được đóng vai và được trải nghiệm, qua đó trẻ hiểu thêm một
số kiến thức về luật giao thông đường bộ. Giáo dục các em thực hiện tốt những
quy định khi tham gia giao thông. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, ngồi xe
16


an toàn, nhắc nhở người lớn tuân thủ luật giao thông. Khi đi bộ đi bên tay phải,
sát lề đường. khi qua đường phải có người lớn dắt.
5. Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào các hoạt động.
a. Với các hoạt động học
* Hoạt động âm nhạc:
Cho trẻ hát các bài hát về giao thông
Ví dụ1 : Bài hát: nhớ lời cô dặn, em đi qua ngã tư đường phố, đường em
đi, em đi chơi thuyền…..
Trẻ thực hiện an toàn giao thông qua cảm nhận âm nhạc vì thế tôi tổ chức các
tiết âm nhạc cho trẻ học, khi trẻ hát và thuộc bài hát thì trẻ hiểu được ý nghĩa
của bài hát về an toàn giao thông.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Luật lệ giao thông” cho trẻ tôi nhấn mạnh cho trẻ
biết đâu là vỉa hè, đâu là lòng đường, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, người đi
xe phải đi dưới lòng đường. Khi đến ngã tư người đi bộ phải qua đường đúng
lằn đường quy đònh. Đưa các cháu đến ngã tư để xem đèn tín hiệu giao thông
có 3 màu: đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh. Khi qua ngã tư có tín hiệu đỏ thì dừng
xe, tín hiệu
* Hoạt động tạo hình: Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính
sáng tạo nghệ thuật, giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của trẻ và được
xem như một quá trình đặc biệt lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của trẻ. Với

các hình thức khác nhau trẻ thể hiện những hiểu biết của mình về giao thông
qua các bức tranh về chủ đề giao thông thật đẹp có chức đựng hình ảnh các
phương tiện và luật giao thông.
- Đối với vẽ: Tôi đã cho trẻ vẽ về phương tiện giao thông mà trẻ thích, vẽ luật
giao thông, đèn tín hiệu
- Đối với xé dán: Cho trẻ xé dán các phương tiện giao thông, luật giao thông và
đèn tín hiệu giao thông
* Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:
Trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa thể đọc được truyện ,thơ và quá trình cho
trẻ LQTPVH cần phải đa dạng sinh động nên một trong những yêu cầu lựa
chọn những tác phẩm có nội dung về an toàn giao thông trẻ dễ thuộc và đọc.
Ví dụ 1: Tôi tổ chức cho trẻ theo các hình thức khác nhau để trẻ hứng thú
học và tiếp thu kiến thức dễ dàng. Với bài thơ “ đèn giao thông của tác giả “
Mỹ trang” Tôi đã lên kế hoạch xây dựng giáo án theo câu lạc bộ bé yêu thơ
“ Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với chương trình câu lạc bộ bé yêu thơ
ngày hôm nay. Về dự hôm nay gồm có 3 đội:
+ Đội đèn xanh+ Đội đèn vàng+ Đội đèn đỏ
Thay mặt ban tổ chức tôi xin thông báo nội dung của câu lạc bộ ban yêu
thơ ngày hôm nay gồm 3 phần……
17


Các đội đã sẵn sàng để bước vào phần thứ nhất “ Làm quen tác phẩm mới
chưa! Tác phẩm mới có tên gọi “ Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang
Cứ tổ chức như vậy trẻ tham gia vào tiết học sôi nổi và hiểu được ý nghĩa
của các đèn tín hiệu.
Ví dụ 2: Bài thơ: Chúng em chơi giao thông của tác giả “ Ngô Tô Ngãi”
Tôi tổ chức cho trẻ đọc bài thơ và đi ra ngoài sân trường nơi có la bàn giao
thông vừa đọc và thực hiện luật giao thông theo từng câu thơ:
Sân trường đầy nắng

Đèn đỏ dừng lại
Vui quá bạn ơi
Đèn vàng chớ ngại
Giao thông đường phố
Chờ nhé bạn ơi
Ngã tư mới mở
Cùng học cùng chơi
Đèn hiệu bật lên
Theo lời cô giáo.
Đèn xanh đi liền
Đối với truyện kể về chủ đề giao thông tôi đã lựa chọn thực hiện từ
chuyện kể sang kịch bản. Các tác phẩm được lựa chọn đòi hỏi phải đáp ứng
được yêu cầu giáo dục: luật giao thông được bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ
thể hiện
Ví dụ 3: Truyện kể “ Thỏ con đi học” là câu chuyện có tính kịch cao.
Chuyện có 5 nhân vật: Thỏ bố, thỏ mẹ, thỏ con, chó con, bác gấu, cô giáo. Qua
ngôn ngữ đọc thoại của cô giáo mà thỏ con đã biết lỗi “ Không đùa dỡn chơi
bóng ở lòng lề đường mà chỉ chơi ở sân trường thôi” Từ đó giúp trẻ hình thành
biểu tượng an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông.
b. Với hoạt động ngoài trời:
Tôi luôn cho trẻ được quan sát và trò chuyện về các phương tiện giao
thông thường đi qua cổng trường, họ chở những gì trên ô tô, máy, xe đạp?
những người đi xe máy cần phải đội cái gì trên đầu? Mỗi xe chở mấy người?
Xe nào đi nhanh? Xe nào đi chậm…
Hoặc cho trẻ quan sát xe máy và nói xem còi dùng để làm gì: Thử còi,
thử xi nhan để học về bên phải- trái: Cho trẻ thử ngồi sau xe máy , xe đạp…
Tôi cho trẻ chơi các trò chơi vận động mô phổng hoạt động các phương
tiện giao thông. Qua đó trẻ nhận thức được việc chấp hành đúng luật khi tham
gia giao thông đường bộ.
c. Với hoạt động góc

+ Tôi cho trẻ chơi tại góc phân vai: Đóng vai bác lái xe và hành khách…,
+ Góc xây dựng lắp ghép các loại phương tiện giao thông: xây dựng nhà ga,
bến tàu, xây dựng ngã tư đường phố…,
+ Góc tạo hình : Tô vẽ các phương tiện giao thông và đèn tín hiệu, cắt dán
biển báo giao thông…
d. Với hoạt động thực hành giao thông:
- Yêu cầu: Trẻ nhận biết được ý nghĩa, công dụng của một số biển báo
giao thông.
18


Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ, mô tả và thực hiện đúng quy định
giao thông.
- Chuẩn bị:
+ Hình ảnh giao thông, mô hình giao thông
+ Một số biển báo giao thông cấm đi ngược chiều, cấm rẽ trái, rẽ phải, hướng đi
phải theo.
- Tiến hành:
Cô kể chuyện tình huống trên mô hình: “ thỏ không vâng lời, Bác gấu phạt ai”
Cô đàm thoại cùng trẻ về những tình huống vừa xảy ra trong câu chuyện.
+ Các con vừa thấy những gì?
+ Theo các con, như vậy sẽ ảnh hưởng gì đến chúng ta?
+ Nếu chúng ta không tuân theo các biển báo giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Khi xảy ra tai nạn các con cảm thấy như thế nào?
+ Vậy để mọi người đi đúng luật giao thông, không đỗ xe bừa bãi, chúng ta
phải làm thế nào?
Cô giới thiệu một số biển báo mời trẻ lên chọn và hỏi ý nghĩa của các biển báo
đó. Sau đó cho trẻ thực hành giao thông trên sân trường

[Hình ảnh trẻ lớp tôi đang thực hành giao thông trên sân trường]

Tóm lại: Thông qua các hoạt động thực hành, hoạt động học và các hoạt
động khác trong ngày tôi đã lồng được giáo dục an toàn giao thông cho trẻ một
cách rất nhẹ nhàng, trẻ rất hứng thú mà còn nhận biết và hiểu được rất nhiều nội
dung giáo dục về an toàn giao thông một cách nhanh nhất.
IV. KIỂM NGHIỆM
* Kết quả của cuối năm
TT

Nội dung khảo sát

Số
trẻ
được
khảo
sát

Kết quả
Đạt
Tốt
Khá
Số Tỷ lệ Số
Tỷ

TB
Số

Chưa đạt
Tỷ

Số


Tỷ lệ
19


1

2

3

4

trẻ

trẻ

10 31,3

13 40,6 9

32

10 31,3

Trẻ có khả năng thực
hành một số phương
32
tiện giao thông.


Trẻ nhận biết được
các phương tiện giao
thông và ký hiệu của 32
một số biển báo giao
thông đơn giản
Trẻ hiểu biết một số
luật đơn giản khi
tham gia giao thông

Trẻ có khả năng
nhận biết được hành
vi đúng, sai qua
tranh ảnh và khi
tham gia giao thông.

32

lệ

trẻ

lệ

trẻ

28,1 0

0

9


28.1 12 40,6 0

0

12 40,6

9

28.1 11 34,3 0

0

8

9

28.1 12 40,6 3

9,3

25

Qua thời gian thực hiện chuyên đề “ Giáo dục An toàn giao thông” cho trẻ lớp
tôi bằng các biện pháp tổ chức nêu trên tôi đã thu được kết quả như sau:.
+ 100% Trẻ nhận biết được các phương tiện giao thông và ký hiệu của
một số biển báo giao thông đơn giản
+ 100% Trẻ hiểu biết một số luật đơn giản khi tham gia giao thông
+ 100% Trẻ có khả năng thực hành một số phương tiện giao thông.
+ 90,7 Trẻ có khả năng nhận biết được hành vi đúng, sai qua tranh ảnh và

khi tham gia giao thông. Dạy trẻ là không khó, nếu giáo viên biết đưa ra biện
pháp khả thi. Mỗi cán bộ, giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành luật giao
thông cho học sinh noi theo.
Với những kết quả đạt được ở trên, tôi đã bước đầu đã góp phần nhỏ vào
công tác xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức đội mũ bảo
hiểm khi đi xe gắn máy, ngồi xe an toàn, không đùa giỡn khi ngồi trên xe,
không vức rác khi tham gia giao thông, trẻ có cách xử xự văn minh khi tham
gia giao thông. Và mọi người ai cũng hiểu rằng “An toàn là hạnh phúc của mỗi
nhà”.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận:
- Giáo dục An toàn giao thông cho trẻ là việc làm cấp bách, thực tế và
hoàn toàn có thể thực hiện lâu dài, nhằm ngay từ đầu hình thành cho trẻ có hiểu
biết ban đầu về luật giao thông. các em cần biết nguy hiểm để tránh xa, trái với
nguy hiểm là an toàn.
20


- Ban giám hiệu Nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác
“giáo dục An toàn giao thông” cho học sinh trường Mẫu giáo.
- Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa
phương ủng hộ công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Mẫu giáo.
- Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, lên kế hoạch để bàn bạc, trao
đổi với phụ huynh trong các buổi họp.
-Thường xuyên liên lạc với Ban chấp hành cha mẹ học sinh để họ cùng
vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho phụ huynh cả lơp, nhất là tạo
điều kiện đưa đón các em đi học an toàn.
-Tiết dạy có lồng ghép giáo dục An toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự
nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, làm sao thu hút tất cả
các em cùng tham gia vào các hoạt động. Giáo viên phải sử dụng nhiều hình

thức tổ chức dạy học: trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành,…
- Giáo viên phải dựa và tình hình thực tế ở địa phương để lựa chọn kiến
thức và kỹ năng cơ bản để tình thành cho trẻ những kiến thức đáp ứng được yêu
cầu về an toàn giao thông.
- Đặc biệt trẻ có ý thức thực hiện tốt các quy định của luật giao thông
đường bộ đối với người đi xe đạp, đi bộ, xe gắn máy.
- Làm nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ được học, thực hành giao thông.
2. Đề xuất:
Đề nghị nghành giáo dục tham mưu sản xuất các phương tiện, đồ dùng
đồ chơi, thực hành để hỗ trợ cho giáo viên giáo dục ATGT cho các cháu trong
trường.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về “ Giáo dục An toàn
giao thông cho trẻ 5-6 tuổi” .Kính mong sự góp ý chân thành của các cấp Lãnh
đạo để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Nga Tiến; Ngày 15 tháng 4 năm 2015
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết sáng kiến.

Bùi Thị Lý.

21


22




SKKN giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mần non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [161.55 KB, 15 trang ]

Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo dục An toàn
giao thông cho trẻ Mẫu giáo” .
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
-“An toàn là bạn, tai nạn là thù” Tại sao nói tai nạn là thù, vì tai nạn giao thông
gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Theo thống kê có trên 80%
nguyên nhân gây tai nạn giao thông là do lỗi của người điều khiển xe tham gia giao
thông: lạng lách, uống rượu bia, đi lấn đường, xe chở khách quá số người quy định,
do trẻ chạy qua đường đột ngột, chơi không đúng chổ, chơi ở lòng đường, vỉa hè, đi
bộ không đúng phần đường quy định,…
-Hệ thống giao thông giao thông vận tải bao gồm: giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đường hàng không.
-Nhìn chung hệ thống đường bộ còn bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại
của nhân dân, vì vậy giao thông đường bộ thật sự khó khăn. Do đó nhiệm vụ cấp thiết
đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý
thức tuân thủ luật giao thông. Đối với các em Mẫu giáo, yêu cầu về giáo dục an toàn
giao thông cũng nằm trong mục tiêu chung của ngành giáo dục nói chung và của
trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa nói riêng. Đặc biệt là thực hiện năm “An toàn giao thông
năm 2012”. Hiện nay, Trường Mẫu Giáo quận 1 đã và đang thực hiện các chuyên đề
đầu năm do Phòng Giáo Dục đề ra, trong đó có chuyên đề “ An toàn giao thông” tuy
là học sinh Mẫu giáo, nhưng trường đã thực hiện dạy an toàn giao thông cho trẻ. Tuy
có vẽ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho trẻ hiểu, nhớ mà quan trọng
hơn nữa là trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông.
-Như chúng ta đã biết hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường
có rất nhiều loại xe, người đi lại khá đông đúc tuy có người lớn bên cạnh trẻ. Thật là
1
nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc
gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất
lớn cho bản thân các em cho gia đình và xã hội.
-Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người, các em cần có
một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta làm sao cho các em biết


đi đường đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn giao thông.
-Nhằm giúp cho cán bộ giáo viên trong Trường Mẫu Giáo quận 1 có thêm tư
liệu trong việc “ Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường Mẫu giáo” và có
thêm một số kỹ năng truyền thông an toàn giao thông cho các bậc cha mẹ có con dưới
6 tuổi, giúp cha mẹ biết cách giáo dục trẻ thực hiện luật giao thông, giúp các cháu có
một số hiểu biết về luật giao thông phải đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên
phải. Đi bộ qua đường phải có người lớn dắt, không chạy nhảy chơi đùa trên đường,
lòng đường có xe cộ lưu thông…nhằm tránh các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra
cho trẻ. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong
trường Mẫu giáo”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi tiến hành đề tài này là học sinh Khối Lá, Khối Chồi, Khối Mầm Điểm
chính Trường Mẫu Giáo quận 1 trong năm học 2011-2012.
3. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nghiên cứu lí luận:
Các vấn đề liên quan đến giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Mẫu giáo.
b. Điều tra:
Kết hợp phương pháp tìm hiểu thực hành, trò chơi, trải nghiệm.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận:
2
-Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những
năm gần đây số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì
tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta
nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm
thiểu tai nạn giao thông.
-Để góp phần giảm thiểu giao thông thì mọi người phải chấp hành nghiêm luật
giao thông, đi đúng tốc độ, đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu
bia, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chấp hành các biển báo giao thông, đèn
giao thông.Riêng về phần học sinh Mẫu giáo của trường Mẫu giáo quận 1 , ngay từ

bây giờ đã tham gia giao thông với các hoạt động thiết thực, đội mũ bảo hiểm khi đi
xe gắn máy. Không phải thực hiện đối phó mà thực hiện vì sự an toàn của bản thân
mình. Nên Đảng và Nhà nước đã đưa ra những quan điểm về các giải pháp đảm bảo
an toàn giao thông.
1. Các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về “ Năm
An toàn giao thông”:
-Chính tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã và đang là một vấn đề bức
xúc của toàn xã hội. Nhiều năm qua, Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương,
chính sách và chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông,
giảm ùn tắc. Qua đó, đã đạt được những kết quả tích cực trong lĩnh vực này. Tuy
nhiên, tai nạn giao thông vẫn còn ở mức nghiêm trọng. Hàng năm tai nạn giao thông
đã làm chết và bị thương hàng chục nghìn người. Tính riêng trong năm 2011, mỗi
ngày có khoảng 30 chết, 28 người bị thương vì tai nạn giao thông. Rất nhiều gia đình
có người chết, bị thương vì tai nạn giao thông đã trở nên nghèo hóa, bởi chi phí chăm
sóc người bị tai nạn, mất nhân lực lao động, thiệt hại về vật chất và tinh thần là vô
cùng lớn. Tai nạn giao thông đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngoài, an sinh xã hội và để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng, lâu dài cho
nhiều gia đình và xã hội.
3
-Vì vậy năm 2012 “ Năm An toàn giao thông” như vậy mỗi một ngày trong
năm 2012 là ngày an toàn giao thông. Đây được coi là cuộc vận động lớn của Đảng,
Nhà nước nhằm thiết lập trật tự kỷ cương giao thông hướng tới giảm thiểu tai nạn
giao thông và ùn tắc giao thông.
2. Và chính vì năm 2012 là “Năm An toàn giao thông 2012” nên trong năm
các ban ngành đã đưa ra một số văn bản pháp quy:
-Thực hiện theo Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2012 về việc
hành động “ Năm An toàn giao thông 2012”.
-Thực hiện theo kế hoạch số 164/SGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 01 năm 2012
về việc hành động “Năm An toàn giao thông 2012” và Công văn số 286/SGDĐT-
GDTrH ngày 09 tháng 03 năm 2012 về việc xây dựng chương trình thực hiện An toàn

giao thông năm 2012 và tổ chức hành động An toàn giao thông.
-Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo Dục về giáo dục an
toàn giao thông cho trẻ. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011-2012.
-Sau nhiều năm thực hiện chuyên đề An toàn giao thông, chuyên đề đã được
triển khai sâu rộng trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh
của trường và đạt được nhiều kết quả. Ngoài việc chăm sóc giáo dục các cháu biết học
ăn, học nói, học hát, múa, chơi các trò chơi dân gian….Cùng với việc giảng dạy đó và
các hoạt động chung, hoạt động góc, các thời điểm sinh hoạt trong ngày ở Trường
Mẫu Giáo quận 1 , việc giảng dạy lĩnh vực nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội và
trọng điểm là phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo là một trong
những yêu cầu cơ bản của chương trình giáo dục Mầm non.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn:
-Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa tuy nằm cách xa tỉnh lộ 845, nhưng đường vào
trường là ngay ngã ba quốc lộ, gần trung tâm quận 1 , do số lượng học sinh trên 200
cháu, đa số các cháu đều ở xa trường học. Hằng ngày, phụ huynh đưa đón các cháu
đến trường bằng xe gắn máy, xe đạp đều phải đi trên tỉnh lộ. Nhất là đầu và sau mỗi
buổi học cùng với giờ đi học và giờ tan của các điểm trường tiểu học lân cận, gây ảnh
4
hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông trên đường, dễ dẫn đến tai nạn giao
thông cho phụ huynh và các cháu.
-Nhà trường, hàng năm đều tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường
đăng ký cam kết thực hiện An toàn giao thông. Đa số các cán bộ, giáo viên, nhân viên
đều thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định trong bản cam kết. Không những
giáo viên thực hiện mà còn tổ chức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nắm và thực
hiện tốt việc tham gia an toàn giao thông để đảm bảo tính mạng cho phụ huynh và các
cháu.
-Tuy nhiên, đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc
tham gia giao thông an toàn cho bản thân và cộng đồng. Vì thế, khi sử dụng các
phương tiện tham gia giao thông chưa thực hiện tốt luật giao thông đã quy định như:
các bậc phụ huynh chở con em đến trường còn chở 3;4 cháu trên một xe gắn máy,

thỉnh thoảng còn phóng nhanh vượt ẩu khi bận việc đưa đón cháu đến trường trể, rước
cháu khi trong người có rượu, bia,. Ngoài ra, các bậc phụ huynh không đồng tình
hưởng ứng việc cho cháu đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe gắn máy vì sợ ảnh hưởng đến
sức khỏe của các cháu.
-Với những thực trạng nêu trên, bản thân là một cán bộ quản lý tại trường Mẫu
Giáo quận 1 , tôi xin đưa ra một số biện pháp “ giáo dục an toàn giao thông cho trẻ
Mẫu giáo”.
1. Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương về công tác truyền thông,
tuyên truyền bằng khẩu hiệu về an toàn giao thông.
-Luôn dược sự hướng dẫn và chỉ đạo của ngành, hưởng ứng Năm An toàn giao
thông 2012 và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Hiệu trưởng nhà trường. Nhà
trường đã xây dựng kế hoạch năm học về việc triển khai đầy đủ các chuyên đề đầu
năm học cho tất cả cán bộ, giáo viên của trường.Tạo mọi điều kiện tổ chức sinh cụm
5
chuyên môn cho tất cả tham gia sinh hoạt để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đặc biệt là tổ chức dự giờ, thao, hội giảng theo các chuyên đề.
-Trẻ Mẫu giáo mạnh dạn, thông minh, tự tin khi tham gia vào các hoạt động
học, hoạt động ngoài trời, các hoạt động trong ngày. Cháu rất hứng thú trong các hoạt
động có lồng ghép chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề về giáo dục An toàn giao thông
cho trẻ.
-Bản thân là Phó hiệu trưởng chuyên môn luôn tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn chuyên môn về các chuyên đề “ Giáo dục An toàn giao thông” cho trẻ Mẫu
giáo,luôn tìm tòi đọc các loại sách, báo, tạp chí giáo dục nói về giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ mẫu giáo, tố chức các buổi triển khai chuyên môn về chuyên đề Giáo
dục An toàn giao thông, tôi rất thích dự các tiết dạy có lồng ghép giáo dục an toàn
giao thông, vì khi tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề đó trẻ rất thích, trẻ được
trại nghiệm thực tế thông qua trò chơi, trẻ hiểu và nhớ có thể áp dụng khi đi tham gia
giao thông trên đường cùng gia đình.

b.Khó khăn:
-Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng các hoạt động có lồng ghép chuyên đề giáo
dục an toàn giao thông cho trẻ. Một số giáo viên chưa có sáng tạo trong các trò chơi
giao thông còn gập khuôn.
-Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông
cho trẻ Mẫu giáo, phải tích hợp theo chủ để, tùy đề tài mà lồng ghép. Có những chủ
đề, đề tài rất dễ lồng ghép, có những đề tài rất khô khan, khó lồng ghép.
-Khả năng ghi nhớ của một số trẻ còn hạn chế.
-Trong nhóm hoạt động còn một số trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, không thích tham
gia vào các hoạt động tập thể.
2. Nguyên nhân của thực trạng vấn đề:
-Đa số là giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác chăm sóc giáo
dục các cháu. Khi xây dựng kế hoạch có lồng ghép chuyên đề giáo dục An toàn giao
thông cho trẻ Mẫu giáo thì giáo viên chưa mạnh dạn lồng ghép chuyên đề, khi lồng
6
ghép được thì đưa vào nội dung chưa có tính sang tạo vào trong đề tài, hoặc là chọn
đề tài không phù hợp để lồng ghép.
-Chưa có sự quan tâm từ phía phụ huynh nên trẻ dễ nhớ cũng dễ quên khi học.
-Do đa số trẻ ở nông thôn nên trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin khi tham gia hoạt
động nhóm.
Chương 3. Biện pháp:
-Vì tâm lí học sinh Mẫu giáo thường ham chơi, rất hiếu động nhất là những lúc
các em được chơi tự do không có người lớn đi cùng [ đi chơi, đi học…] nên dễ xảy ra
tai nạn. Nên tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp cụ thể:
1. Các biện pháp:
-Tổ chức các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
-Lồng ghép vào các hoạt động học, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác.
-Tổ chức triển khai chuyên đề An toàn giao thông cho giáo viên.
2. Các biện pháp cụ thể:

2.1. Tổ chức các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
-Đối với phụ huynh học sinh:
Đa số các em được ba mẹ đưa đi học bằng xe gắn máy, xe đạp, có khi các cháu
ngồi sau đội mũ bảo hiểm, có khi không đội, hoặc chở 3, 4 cháu…
Sau khi khai giảng xong trường chúng tôi tổ chức họp phụ huynh đầu năm phổ
biến “ Một số quy định của trường” và trò chuyện với phụ huynh về “ Giáo dục An
toàn giao cho trẻ Mẫu giáo” về “ Một số nguyên nhân gây tại nạn giao thông” đặc biệt
là đối với các cháu ở lứa tuổi học Mẫu giáo. Từ các nguyên nhân thương tâm ấy. nhà
trường, các bậc phụ huynh làm thế nào để thực hiện tốt An toàn giao thông và phối
hợp với nhà trường giáo dục An toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo.
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, tất cả các bậc phụ huynh đều thông
nhất cam kết phối hợp cùng nhà trường giáo dục An toàn giao thông “ Khi ngồi xe
7
gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm” để bảo vệ bản thân mình và thực hiện một số trật
tự An toàn giao thông.
Qua buổi họp trường chúng tôi đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về trật
tự An toàn giao thông. Song bên cạnh đó còn gởi thêm những kiến thức cơ bản nhất
để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cha mẹ cần truyền đạt cho con những
kiến thức cơ bản, để từ đó tích lũy kỹ năng cho trẻ và phòng tránh những tai nạn
không hay có thể bất ngờ xảy đến với trẻ. Nhà trường còn gởi thêm một số thông điệp
cho phụ huynh nắm:
Ví dụ:
+Khi chở trẻ đi ngoài đường, cha mẹ đảm bảo trẻ được ngồi vị trí an toàn.
+Tuyệt đối không nên cho trẻ cầm theo bong bóng hoặc khi trẻ vừa ngồi yên
sau vừa xem truyện tranh.
+Nắm chặt tay trẻ mỗi khi phải qua đường, hoặc dẫn trẻ vào siêu thị.
+Không nên cho trẻ đi bộ hoặc chạy vào bất cứ nơi nào có xe, ngoài đường lộ.
+Không để trẻ đi chơi một mình. Khi trẻ ra đường cần có sự để mắt của người
lớn.

+Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng cách tuân thủ pháp luật điều khiển
phương tiện giao thông của mình một cách an toàn.
+Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, giấy gói, chai nước giải khát…ra đường vì vậy
dễ gây tai nạn giao thông.
2.2. Lồng ghép vào các hoạt động học, hoạt động ngoài trời và các hoạt động
khác.
-Đối với học sinh:
Thông qua các hoạt động:
+Trong tiết học:
Việc giáo dục An toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo được nhà trường dạy lồng
ghép vào các hoạt động học và các hoạt động khác trong chương trình giáo dục Mầm
non.Trẻ thuộc các bài hát, câu đố,thơ, truyện, ca dao, bài vè nói về phương tiện, giao
8
thông. Thông qua các bài hát, câu đố, thơ truyện,… trẻ hiểu thêm về sự tham gia gioa
thông và tuân thủ luật giao thông.
Ví dụ: Chủ đề “ Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì ?” lớp Mầm
+Cho trẻ kể 1 số phương tiện mà trẻ biết về đường bộ, hỏi trẻ đi tham gia giao
thông bằng xe gắn máy thì con sẽ làm gì ? Qua đó cô sẽ giáo dục các cháu phải đội
mũ bảo hiểm khi đi xe máy, phải tuân thủ luật giao thông.
Chủ đề: “ Phương tiện giao thông ” Lớp Chồi, Lớp Lá.
+Cho trẻ kể 1 số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy,cho trẻ nhận
biết tên gọi, màu sắc, hình dạng… Giáo dục cho trẻ khi đi xe máy: phải đội mũ bảo
hiểm cho mình và nhắc nhở người điều khiển xe cũng đội mủ bảo hiểm, không chở
quá số người quy định, không chạy lạng lách, chạy quá tốc độ cho phép, tuân thủ các
đèn tín hiệu và biển báo giao thông trên đường, biết một số biển báo trên đường :
[cấm dừng đậu xe, biển báo sắp tới phần đường dành cho người đi bộ, cấm ô tô chạy
lên cầu, ], không lái xe khi trong người có uống rượu, bia, không đùa giỡn khi tham
gia giao thông.
-Giáo dục trẻ khi đi bộ: đi bộ đi phía bên tay phải, đi sát bờ lề, đi qua đường
phải có người lớn dắt.

-Giáo dục trẻ khi đi xe buýt: ngồi an toàn không chạy giỡn trên xe, không thò
đầu thò tay ra ngoài.
-Giáo dục trẻ khi đi qua đò: xuống đò ngồi yên, phải có người lớn đi cùng,
không đùa giỡn trên đò, mặc áo phao khi đi trên đò.
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi:
Trò chơi: “ Em đi trên dường phố”. Cô điều khiển đèn giao thông, một số trẻ
làm người đi bộ, một số trẻ làm ô tô, xe đạp,…đi đúng quy định theo đèn giao thông
của cô.
Trò chơi: “ Kể đủ 3 thứ” cô hỏi trẻ các phương tiện giao thông hàng ngày mà
trẻ biết. cô nói trên bờ, trẻ sẻ kể theo “trên bờ” hoặc ngược lại “dưới nước”
9
Trò chơi “ Ô tô về bến”, “ Tín hiệu đèn giao thông”, “ Bác tài xế giỏi”, “ Đoàn tàu
hỏa”, “ Máy bay”…
Trò chơi học tập: Trẻ vẽ, xé cắt dán, tô màu các phương tiện giao thông, đọc
thơ, kể chuyên, hát đố, xem phim ảnh về giao thông.
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
Trẻ quan sát các phương tiện qua lại trên đường lộ, qua đó giáo dục trẻ phương
tiện giao thông nào chạy đúng làn đường quy định, người điều khiển xe gắn máy thì
đội mũ bảo hiểm.Qua đó trẻ nhận thức được việc chấp hành đúng luật khi tham gia
giao thông đường bộ.
Các hoạt động khác:
-Cô đọc cho các cháu nghe một số tin trên báo về tai nạn giao thông. Giáo dục
các cháu cách đi bộ trên đường, cách đi trên các phương tiện gia thông thế nào cho
được an toàn, thấy được hậu quả tai hại các hành động vi phạm luật lệ an toàn giao
thông.
-Cô đọc cho các cháu nghe một số tin trên báo về tai nạn giao thông. Giáo dục
các cháu cách đi bộ trên đường, cách đi trên các phương tiện gia thông thế nào cho
được an toàn, thấy được hậu quả tai hại các hành động vi phạm luật lệ an toàn giao
thông.
-Hằng năm, trường có tổ chức cho các em học sinh Khối lá thi “ Bé tìm hiểu an

toàn giao thông” vòng trường và tham gia hội thi “ An toàn giao thông” vòng huyện,
các cháu rất thích thú, được đóng vai và được trải nghiệm, qua đó trẻ hiểu thêm một
số kiến thức về luật giao thông đường bộ.
-Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông:
-Đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, ngồi xe an toàn, nhắc nhở người lớn tuân
thủ luật giao thông.
-Khi đi bộ đi bên tay phải, sát lề đường. Khi qua đường phải có người lớn dắt.
-Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề An toàn giao thông
được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều đó mục
10
đích là nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi cán bộ, giáo viên
không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo. Chúng ta phải xây dựng
một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được
điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu thu thập các thông tin tài liệu về an
toàn giao thông… nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên
truyền để trẻ hiểu và ghi nhớ được sự an toàn khi tham gia giao thông, đồng thời đưa
ra các phương pháp dạy an toàn giao thông cho giáo viên nắm. Tránh sự áp đặt hoặc
chỉ hỏi và cho trẻ nhắc lại lời cô, mà phải cho trẻ thực hành phát huy tính tích cực của
trẻ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tôi đã đưa ra các phương pháp cụ thể:
Phương pháp trò chơi:
+Cho em ở từng khối lớp thực hành ngay trên sân trường
+Khối Mầm: Chơi trò chơi “ Đèn tín hiệu giao thông” tại sân trường
+Khối Chồi: Chơi trò chơi “ Bác tài xế giỏi” bác tài xế phải biết nơi nào dành
cho xe ô tô chạy hoặc khi chạy phải tuân thủ luật giao thông [ đèn tín hiệu].
+Khối Lá: Chơi trò chơi “ Xa bàn giao thông” tham gia giao thông tuân thủ
luật giao thông.
Phương pháp thực hành:
+Khối Mầm: Làm đoàn tàu chạy phía sau cô giáo
+Khối Chồi: Đi theo cô giáo đi thành một hàng, đi bộ dọc ra tới đường lộ lớn
đi sát lề đường rồi trở về cổng trường.

+Khối Lá: Trẻ đi theo tín hiệu biển báo giao thông thường gặp khi đi học.
Phương pháp trắc nghiệm:
+Cho trẻ quan sát tranh, gạch chéo những hành vi sai, tô màu những hành vi
đúng
+Để giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về luật giao thông, cho trẻ làm quen và
nhớ được các biển báo hiệu lệnh chỉ dẫn. Giúp trẻ có hành vi thói quen ban đầu về
chấp hành luật giao thông.
2.3.Tổ chức triển khai chuyên đề An toàn giao thông cho giáo viên.
11
-Đối với giáo viên:
Đầu năm, Nhà trường tổ chức họp triển khai chuyên đề “An toàn giao thông
năm 2012”. Thống nhất và ký cam kết sẽ thực hiện tốt các nội dung về công tác An
toàn giao thông.
Tổ chức sinh hoạt cụm cho tất cả các giáo viên tham gia, học hỏi kinh nghiệm
thông qua các tiết dự giờ, thao hội giảng theo chuyên đề giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ Mẫu giáo.
Rèn cho trẻ có thói quen, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động nhóm,
tập thể.
Ngoài những việc giáo dục ở lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp trò chuyện với phụ
huynh khi đưa, rước trẻ đi học, giáo viên sưu tầm tranh ảnh an toàn giao thông dán
trên góc tuyên truyền để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.
Sưu tầm các tài liệu có liên quan về giáo dục an toàn giao thông, tranh ảnh về
tai nạn giao thông cho trẻ xem ngoài giờ học, hoặc các hoạt động khác trong ngày.
3. Kết quả :
-Với những biện pháp đề ra, qua một năm thực hiện, tôi nhận thấy các em học
sinh Mẫu giáo thực hiện chuyên đề giáo dục an toàn giao thông cho trẻ rất tốt và đạt
kết quả như sau:
-Đối với các phụ huynh học sinh: làm gương cho các cháu noi theo luôn chấp
tốt luật giao thông, tham gia gioa thông an toàn. Phụ huynh đưa đón rước cháu trật tự
không chen lấn. Phụ huynh đều đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy đưa đón trẻ

đến trường.
-Đối với các em học sinh:
+Có ý thức khi ngồi trên xe máy đều ngồi ở vị trí an toàn [ trẻ ngồi ở phía
trước, trẻ lớn ngồi phía sau an toàn và đội mũ bảo hiểm],biết giữ an toàn khi đi trên
các phương tiện giao thông, biết không gây cản trở giao thông, không chơi đùa dưới
lòng lề đường và những nơi không an toàn.
+Biết một số biển báo cấm, biển chỉ dẫn trên đường dến trường.
12
+Thông qua các bài hát, thơ, câu đố, truyện,…về giao thông, cũng góp phần
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
+Thông qua hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, trẻ được thực hành một
số hành vi khi tham gia giao thông, hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
-Đối với giáo viên:
+Đã thực hiện đúng theo cam kết đầu năm học tham gia giao thông an toàn,
chấp hành nghiêm luật giao thông, không có trường hợp nào vi phạm giao thông
đường bộ.
PHẦN KẾT LUẬN
1.Bài học kinh nghiệm:
-Qua thời gian thực hiện chuyên đề “ Giáo dục An toàn giao thông cho trẻ Mẫu
Giáo”. Dạy trẻ là không khó, nếu giáo viên biết đưa ra biện pháp khả thi. Mỗi cán bộ,
giáo viên là tấm gương sang về chấp hành luật giao thông cho học sinh noi theo.
-Ban giám hiệu Nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục An
toàn giao thông cho học sinh trường Mẫu giáo.
-Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa phương
ủng hộ công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Mẫu giáo.Liên hệ chặt chẽ
với phụ huynh học sinh, lên kế hoạch để bàn bạc, trao đổi với phụ huynh trong các
buổi họp.
-Thường xuyên liên lạc với Ban chấp hành cha mẹ học sinh để họ cùng vận
động tuyên truyền về an toàn giao thông cho phụ huynh cả lơp, nhất là tạo điều kiện
đưa đón các em đi học an toàn.

-Tiết dạy có lồng ghép giáo dục An toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự nhiên,
không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, làm sao thu hút tất cả các em cùng
tham gia. Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: trò chơi, hoạt động
nhóm, thực hành,…
13
-Giáo viên phải dựa và tình hình thực tế ở địa phương để lựa chọn kiến thức và
kỹ năng cơ bản để tình thành cho trẻ những kiến thức đáp ứng được yêu cầu về an
toàn giao thông.
-Đặc biệt trẻ có ý thức thực hiện tốt các quy định của luật giao thông đường bộ
đối với người đi xe đạp, đi bộ, xe gắn máy.
-Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này,
làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn.
2. Kết luận:
-Cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ nhiều cho trẻ thực hành, hoặc lồng ghép
vào các hoạt động với nhiều hình thức phong phú hơn phù hợp với từng lứa tuổi.
-Giáo dục An toàn giao thông cho trẻ là việc làm cấp bách, thực tế và hoàn toàn
có thể thực hiện lâu dài, nhằm ngay từ đầu hình thành cho trẻ có hiểu biết ban đầu về
luật giao thông. các em cần biết nguy hiểm để tránh xa, trái với nguy hiểm là an toàn.
-Với những kết quả đạt được ở trên, tôi đã bước đầu đã góp phần nhỏ vào công
tác xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi
xe gắn máy, ngồi xe an toàn, không đùa giỡn khi ngồi trên xe, không vức rác khi tham
gia giao thông, trẻ có cách xử xự văn minh khi tham gia giao thông. Và mọi người ai
cũng hiểu rằng “ An toàn là hạnh phúc của mỗi nhà”.
-Những kinh nghiệm của tôi cũng rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực
hiện.
-Để tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề đạt hiệu quả, đòi hòi Ban giám
hiệu phải có kế hoạch ngay từ đầu năm, khâu chuẩn bị sẳn sang, Phó chuyên môn có
kế hoạch cụ thể theo nhiệm vụ năm học.
-Bản thân tôi cũng chấp hành luật giao thông thật tốt, góp phần nhỏ nào đó vào
giảm thiểu tai nạn giao thông đem lại an toàn cho chính bản thân và người xung

quanh.
14
-Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về “ Giáo dục An toàn giao
thông cho trẻ Mẫu giáo” .Kính mong sự góp ý chân thành của các cấp Lãnh đạo để
bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm hơn.
Quận 1 TP Chí Minh, ngày 1 tháng 01 năm 2011
Xác nhận của Hiệu trưởng Người viết
Triệu Ngọc Tâm
15

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Đề tài "Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non" đưa ra một số biện pháp giúp bản thân linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ lớp tôi giúp trẻ tham gia tích cực, có thêm sự hiểu biết về phương tiện giao thông, luật lệ gia... » Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Giáo dục an toàn giao thông
  • Giáo dục giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. 1.PHẦNMỞĐẦU: 1.1.Lýdochọnđềtài: "Bảovệ trẻ emkhỏitainạngiaothôngchínhlàbảovệ tươnglaicủađất nước”đó nhưlờinhắcnhởvớimọingườikhithamgiagiaothônghãychấphành luậtgiaothôngđể đemlạiantoànvàhạnhphúcchotrẻ thơ,chomìnhcũngnhư toànxãhội.Tainạngiaothônglàvấnđềnhứcnhốiđangđượcxãhộiquantâmvà trởthànhmốihiểmhọađốivớibấtkìaikhithamgiagiaothông.Trênthựctếhiện naytainạngiaothôngđangdiễnratừngngàytừnggiờ vàcóthể cướpđimạng sốngcủaconngườibấtcứlúcnào,trongđócónhữngnạnnhânlàtrẻ emvôtội. Đốivớibảnthântôi,làmộtgiáoviêntôichắcrằngkhôngmuốnđiềuđóxảyra vớimọingườiđặcbiệtlàđốivớitrẻnhỏ.Vậytạisaoantoàngiaothônglạikhó đếnvậy?Nguyênnhânlàdođâu?Vàlàmthếnàođểphòngtránhđượctainạngiao thông?Để trả lờicáccâuhỏiđó,theotôichúngtaphảitiếnhànhgiáodụckiến thứcvàhìnhthànhthóiquen,ýthứcvềchấphànhđúngluậtgiaothôngchotấtcả mọingườinóichungvàtrẻemnóiriênglàvấnđềquantrọnghàngđầugiúptránh đượcnhữngtainạnđángtiếccóthểxảyra. Giáodụcantoàngiaothônglàvấnđề thiếtthựccủatoànxãhộinóichung, đốivớitrẻemnhữngchủnhântươnglaicủađấtnướcnóiriêng.Giáodụcchotrẻ cókiếnthứcvềantoàngiaothônglàmộttrongnhữngnộidungkhôngthểthiếuở cáctrườngmầmnon.Vìởlứatuổinàytrẻdễtiếpthutừđóhìnhthành,cungcấp chotrẻ nhữngkiếnthứcđơngiản,nề nếpthóiquentạocơ sở banđầuchoviệc hìnhthànhnhâncáchtrẻsaunày,gópphầnchotrẻhiểubiếtluậtlệgiaothôngtừ đótrẻ nhậnthứcđượctầmquantrọngcủanhữngluậtlệ giaothông.Đólàhành trangđểkhitrưởngthànhcácemsẽlànhữngtuyêntruyềnviêntíchcựctrongviệc chấphànhphápluậtvềantoàngiaothông.Giáodụcantoàngiaothôngchotrẻlà mộttrongnhữngbiệnpháptíchcựcđemlạihiệuquả lâudàitrongcôngcuộc phòngchốngcáctainạnxảyra,giảmthiểucácvụ tainạnđángtiếc.Đâylàmột chủđềlớntrongchươngtrìnhchămsóc,giáodụctrẻcũnglàmộtnhiệmvụmang tầmquantrọngmàtấtcảchúngtaphảithựchiệntốt. Thấyđượcýnghĩavàtầmquantrọngcủaviệcgiáodụcantoàngiaothông chotrẻmầmnon,bảnthântôilàmộtgiáoviênmầmnon,tôiđãmạnhdạnđưara mộtsố biệnpháp"Giáodụcantoàngiaothôngđườngbộ chotrẻ 5­6tuổitrong trườngmầmnon”nhằmgópphầnkhôngnhỏ giúpgiảmthiểutainạngiaothông trướcmắtvàlâudàichotrẻ. *Điểmmớicủađềtài: 1
  2. Đề tàinàyđưaramộtsố biệnphápgiúpbảnthânlinhhoạt,sángtạohơn trongviệcgiáodụcantoàngiaothôngđườngbộ chotrẻlớptôigiúptrẻ thamgia tíchcực,cóthêmsựhiểubiếtvềphươngtiệngiaothông,luậtlệgiaothôngtừđó hìnhthànhchotrẻcácthóiquenbanđầukhithamgiagiaothông. 1.2.Phạmviápdụng: Đềtàiđượcđưavàoứngdụngtrongviệcgiáodụcantoàngiaothôngchotrẻ mẫugiáonóichungvàtrẻmẫugiáo5­6tuổinóiriêngởtrườngmầmnontôiđang côngtácvàcóthểápdụngrộngrãiởcáctrườngmầmnontrênkhắpcảnước. 2.NỘIDUNG 2.1.Thựctrạngcủavấnđề Nămhọc2019­2020tôiđượcphâncôngdạylớpMẫugiáoLớnvớisốlượng 30trẻ,trongđóhầuhếtcáccháulàcongiađìnhnôngdânthuầntuý,xãtôiđang côngtáclàmộtxãthuầnnông,đườngxáđilạicònnhỏ,chậthẹp.Xãcóhaicon đườngliênxãnênmậtđộ xequalạikháđông,đườngxuốngcấp,nhiềuloạixe hạngnặngnhưxetải,xekhách,cótuyếnđườngsắtBắc–Namchạyquathường xuyên.Ởlớpđasốtrẻlớptôivẫnchưacónhữngnhậnthứcvềviệcchấphànhan toàngiaothông.Mộtsốtrẻthườngxuyênchơiđùadướilònglềđường,khôngchú ýkhiđingangquađườngsắt,đirađườngmộtmình...điềuđórấtnguyhiểm.Bên cạnhđó,việctổchứccáchoạtđộnggiáodụcantoàngiaothôngchotrẻchỉmang tínhhìnhthức,chưamanglạihiệuquảcao. Quátrìnhthựchiệnđề tàitạiđơnvị,tôinhậnthấycóđượcnhữngthuậnlợi vàgặpphảimộtsốkhókhănsau: a.Thuậnlợi Độingũtrongnhàtrườngcótinhthầnđoànkếtcao,hổtrợ,họchỏivàchiasẻ nhiềukinhtrongcôngtácnuôidưỡngchămsócgiáodụctrẻ. Bangiámhiệunhàtrườngluônquantâmmuasắm,bổsungmộtsốtrangthiết bị,đồ dùngđồ chơichocáchoạtđộnggiáodụcvàđặcbiệtlàgiáodụcantoàn giaothôngchotrẻ. Bảnthânlàmộtgiáoviêntrẻ luônnêucaotinhthầnhọchỏivàsángtạo, nhiệttìnhyêunghềmếntrẻ cótráchnhiệmcaotrongviệc.Luônthamgiadựgiờ cáctiếtdạy,cácbuổitậphuấnchuyênmôndonhàtrường,cụmtổchứcđể từ đó họchỏirútkinhnghiệmchobảnthân. Cáctrẻngoan,tíchcựcthamgiacáchoạtđộng.Cácbậcphụ huynhhọcsinh đãquantâmhơntrongcôngtácchămsócnuôidưỡnggiáodụctrẻ. b.Khókhăn 2
  3. Bảnthâncótuổinghềcòntrẻnênviệctổ chứccáchoạtđộngcònchưalinh hoạt,mềmdẻo.Việclồngghépcácnộidunggiáodụcantoàngiaothôngvào chươngtrìnhgiáodụcchưahợplý. Mặcdùtrongnhữngnămquanhàtrườngđãđầutưtrangcấpkhánhiềuvềđồ dùng,đồ chơi,tranh ảnh.Songđể đáp ứngnhucầugiáodụcantoàngiaothông vẫncònthiếu.Môitrườngđểgiáodụcvềantoàngiaothôngcònnghèonàn. Sốcháutronglớpcócùngđộtuổinhưngcócháusinhđầunăm,cháulạisinh cuốinămnênsự tiếpthucủacáccháukhôngđồngđều,cónhiềucháunhútnhát, thiếutựtin. Trườngcómộtđiểmtrường,số lượnghọcsinhđông,cổngtrườngchậthẹp gâyùntắcgiaothôngđặcbiệtlàthờigianđón,trảtrẻ. Phụhuynhphầnlớnlàlaođộngnôngthôn,mộtsốngườiđilàmănxagửicon choôngbànênviệcquantâmđếntrẻcòncóphầnhạnchế. Quakhảosátchấtlượngtrẻ về việc“chấphànhantoàngiaothôngđường bộ”đầunămkếtquảnhưsau: Đạt Chưađạt Nộidungkhảosát SL Tỷlệ SL Tỷlệ NắmkiếnthứccơbảnvềATGT 14/30 46,7% 16/30 53,3% Có kỹ năng thực hành, trải nghiệm về 15/30 50% 15/30 50% ATGT Trẻnhậnbiếtđượcmộtsốhànhviđúng, 13/30 43,3% 17/30 56,7% saikhithamgiagiaothông Trẻ nhận biết được ký hiệu đơn giản 10/30 33% 20 67% củamộtsốbiểnbáogiaothông. Từnhữngcơsởvàthựctrạngtrêntôiđãđưaramộtsố biệnphápcụ thể để giáodục“Antoàngiaothôngđườngbộchotrẻ5­6tuổi”ởlớpmìnhphụtráchnhư sau: 2.2.Cácbiệnpháp: 2.2.1.Xâydựnglồngghépkếhoạchgiáodục“Antoàngiaothôngđường bộ”củalớp. Nhưchúngtabiết,ởtrườngmầmnonnơimàkhôngchỉđơngiảnlàquátrình dạyhọcmàcònlàquátrìnhchămsóc,nuôidưỡngtrẻ.Xâydựngkếhoạchlàmột biệnphápchủyếuđểgiúpgiáoviênhìnhdungrõràngvàchủđộngtrongmọicông việc.Mặtkhác,còngiúpchongườigiáoviênchủđộngđểtổchứccáchoạtđộng chotrẻnhằmđạtmụctiêuđềra.Việctrẻthamgiagiaothôngđườngbộlàthường xuyên,mọilúc,mọinơi,nhưngtrongchươngtrìnhgiáodụcmầmnonchotrẻmẫu 3
  4. giáo5tuổithìnộidunggiáodụcvềantoàngiaothôngthườngchỉcó1chủđề.Vì thếđểgiúptrẻcókiếnthức,kỹnăngvàhìnhthànhýthứcvềantoàngiaothôngthì đòihỏitôiphảilinhhoạt,sángtạotrongviệcxâydựnglồngghépkế hoạchcủa lớp.Vìvậy,tôiđãxâydựnglồngghépkếhoạchgiáodụccủalớpnhưsau: Vàođầunămhọc,tôixâydựngkế hoạchphốihợpvớiphụ huynhđể cùng giáodụctrẻvềthựchiệnantoàngiaothôngquacáccuộchọpphụhuynhcủalớp tôiđưaracácyêucầuđốivớiphụ huynhnhư độimũbảohiểmchotrẻ,không đượcchở3­4trẻ,đếntrườngphảiđểxengănnắp... Đốivớicácchủ đề trongnămhọc,tôidựatrênđặcđiểmnhậnthứccủatrẻ màtôiđãtiếnhànhlồngghépcácnộidungnhưsau: +Đốivớichủđềtrườngmầmnontôilồngghépnộidung:Cáimũbảohiểm củabé,Conđếntrườngbằngcáchnào? +Đốivớichủđề“Giađình”tôilồngghépnộidung:Giađìnhbéthamgiagiao thông. +Đốivớichủđề“Nghềnghiệp”tôiđưanộidungvềmộtsốnghề:Nghềlái xe,Côngviệcchúcảnhsátgiaothông ở ngãtư đường...để dạytrẻ biếtcáchđi quangãtư,cáchđiềukhiểnngườiđiđườngcủachúcảnhsát,cácluậtlệkhitham giagiaothông. +Đốivớichủđề “Tếtvàmùaxuân”tôilồngghépnộidung:Antoànchobé đichơitết. +Đốivớichủđề “Quêhương–Đấtnước–BácHồ”:Bégiữ antoànkhiđi thamquan,dãngoại. +Đốivớichủđề“Trườngtiểuhọc”:Điđườngbénhớ! Đặcbiệt,trong3thángvừaquavìđạidịchCovid­19màtrẻ phảinghỉ học nhưngvớiphươngchâm“Dừngđếntrườngnhưngkhôngdừnghọc”,bảnthântôi đãtiếnhànhxâydựngkếhoạchđưaramộtsốnộidungvềantoàngiaothôngđể thôngquacácphươngtiệnthôngtinnhư zalo,messenger,facebooktiếnhànhtrao đổivớiphụhuynhgiáodục,nhắcnhởtrẻ trongthờigian ởnhàkhôngđượcđira ngoàimộtmình,hạnchế rađườngkhiđiphảicóngườilớnđikèm,khôngđược chơiởlònglềđường,trênđườngsắt...đểtránhxảyratainạngiaothông. Việclựachọnvàxâydựngnhữngkếhoạchcụthểvàphùhợpđãgópphần khôngnhỏtrongviệccungcấp,củngcốkiếnthứcvàhìnhthànhthóiquen,ýthức chấphànhantoàngiaothôngchotrẻ. 2.2.2.Giáodụckiếnthức,kỹnăngvềantoàngiaothôngquaviệctổchức cáchoạtđộngchotrẻ. 4
  5. Như chúngtađãbiếtđặcđiểmcủatrẻ “họcbằngchơi,chơimàhọc”nên việcgiáodụcantoàngiaothôngkhôngthểtáchrathànhmộthoạtđộngriêngbiệt màcầnlồngghépmộtcáchhợplývàocáchoạtđộngtrongngàycủatrẻ.Việc hướngdẫnantoàngiaothôngchotrẻđòihỏibảnthânphảisángtạovàlinhhoạt, biếnnhữngkiếnthứckhôkhantrởthànhnhữngtiếthọcsôinổi,sinhđộng,liênhệ vàdẫnchứngthựctiễnthôngquahìnhảnhtrựcquan. Việclàmnàygiúptrẻphát huyđượctínhtíchcựcchủđộng,hamhọchỏi,nhanhnhẹntrongmọihoạtđộng. Từ đótrẻsẽtiếptụcđượckiếnthứcnhanhhơnvàghinhớ lâuhơn.Dovậy,khi cungcấpkiếnthứcvề antoàngiaothôngtôitổ chứctrongcáchoạtđộngkhác nhau: Hoạtđộngđón,trả trẻ:Tôitròchuyệnvớitrẻvềviệcnhắcnhởtrẻđộimũ bảohiểm:Aiđưaconđihọc?Bố chở conbằnggì?Khingồitrênxemáycáccon phảilàmgì?Vớinhữngcâuhỏiđơngiảnnhưngđãgópphầngiúptrẻ biếtđược khingồitrênxephảiđộimũbàohiểm,ngồingayngắn... Hoạtđộnghọc:Thôngquacáctiếthọcnhưlàmquenvớitácphẩmvănhọc, khámphámôitrườngxungquanh,âmnhạc... Vídụ 1: Ở tiếthọclàmquenvớivănhọcchủ đề “Giaothông”tôidùngbài thơ“Đèngiaothông”đểdạytrẻ.Thôngquabàithơnàygiáodụctrẻvềluậtlệan toàngiaothôngđơngiảnnhưđènđỏdừnglại,đènxanhđượcđigiúptrẻcóýthức chấphànhluậtlệantoàngiaothông. Vídụ 2:Tiếtâmnhạc:Khidạybàihát“Điđườngemnhớ”tôinhấnmạnh chotrẻbiếtđâulàvỉahè,đâulàlòngđường,ngườiđibộphảiđitrênvỉahècònxe cộphảichạydướilòngđường... Vídụ3:Tiếtmôitrườngxungquanh:Tròchuyệnvềmộtsốluậtlệkhitham giagiaothông,quatiếthọctôigiáodụctrẻ phảichấphànhluậtlệ giaothông, khôngchơiđùatrênđườngsắt,độimũbảohiểmkhingồitrênxe,khôngthòđầu, thòtayquacửasổkhingồitrêntàu,xe. Hoạtđộngngoàitrời:Hoạtđộngkhámphángoàinhữnglúctròchuyệntôicó thểtổchứcnhữngbuổithựchànhcủngcốkiếnthứcchotrẻ. Vídụ:Tôitổ chứccáctròchơi,chotrẻ đượctrảinghiêmchơitrênmôhình ngãtưđườngphốvàđiềukhiểnxeđiđúngphầnđườngquiđịnhkhichơithamgia giaothông. Hoạtđộnggóc:Hướngdẫntrẻ xâybếnxe,xây ngãtư đườngphố,sắpxếp cácphươngtiệngiaothôngvàngườikhithamgiagiaothôngtrênđường.Sưutầm cácbàithơcâuchuyệncónộidunggiáodụcluậtlệvàantoàngiaothôngchotrẻ 5
  6. xemtạigóc.Chotrẻ tậplàmsáchvàtrangtrísáchlàmtranh ảnhvề phươngtiện giaothôngvàquyđịnhgiaothông... Hoạtđộngchiều:Chotrẻ xemhình ảnh,videovề giaothông,từ đótrẻ biết đượcnhữnghànhvinàođúng,saikhithamgiagiaothông.Củngcố kiếnthứcvề antoàngiaothôngquacáccâuhỏi,đốvui... Hoạtđộngthamquandãngoại: Đâylàmộthoạtđộngmàtrẻ rấthứngthú thamgia,thuhútđượcsựchúýcủatrẻ.Đểgiáodụcantoàngiaothôngchotrẻ,tôi đãtổchứcchotrẻđithamquanđibộhoặcbằngôtô.Việctrẻđượctrảinghiệm thựctế,sẽgiúpchotrẻghinhớnhanhhơn,lâuhơnkiếnthứcvềgiaothông. Vídụ:Tổ chứcchotrẻ đithamquanđườnglàng.Trênđườngđitròchuyện vớitrẻvềmộtsốluậtlệantoàngiaothôngnhư:ởnôngthônngườiđibộphảiđi sátmépđường ở bênphải, ở thànhphố thìphảiđitrênvỉahè.Khithamgiagiao thôngphảiđộimũbảohiểm,phảichấphànhđèntínhiệugiaothông... 2.2.3.Thiếtkếmôitrường,làmđồdùng,đồchơichotrẻhoạtđộng. Nhưchúngtađãbiết,trẻmẫugiáorấtdễnhớnhưnglạidễquên.Trẻchỉkhó quênnhữnggìthậtsâusắc,hấpdẫnvànhắcđinhắclại.Nắmđượcnhữngđặc điểmtâmlítrêncủatrẻ,để đưaviệcgiáodụcantoàngiaothôngđếnvớitrẻ,tôi đãchủđộngthiếtkế,trangtrítạomôitrường,làmđồdùng,đồchơiởlớptôiđầy đủ,phongphú,đadạng. Căncứ vàođiềukiệnthựctế củalớp,cácnộidungcầngiáodụctrẻ về an toàngiaothông,tôitiếnhànhtạomôitrườngtrongvàngoàilớphọcmangtínhmở đểchotrẻhoạtđộng. Ở tronglớphọc:Tôilựachọncácnộidungvề giáodụcantoàngiaothông phùhợpvớitrẻlớptôi,cáchìnhảnhtrangtríphảitươisángrõnétđểgâysựchúý chotrẻnhưhìnhảnhởbàitậpmở:Trẻcóthểgạchbỏnhữnghànhvisaiởtrong bứctranh,nhìnvàotranhtrẻ biếtnhữngngườithamgiagiaothôngnàođiđúng luật... Vídụ:Khiđếnchủđề“Phươngtiệngiaothông”,tôiđãtrangtrílớphọcđẹp vàphùhợpvớichủ đề:Trangtrímộtsố biểnbáođơngiảndướicóghitênbiển báo.Trangtrítheochủđề.Tạomộtsốgócphốcóýđiđúngluậtởtronglớp. Ở ngoàilớphọc:Tôitiếnhànhlàmcácbiểnbáovề antoàngiaothông,tạo sânchơiantoàngiaothôngđểtrẻđượctrảinghiệm. Ngoàira,tôiđềnghịvớiBangiámhiệunhàtrườngtrangbịthêmthiếtbị,đồ dùngdạyhọcnhư:Tranh ảnh,lôtô,cộtđèntínhiệu,cácloạiphươngtiệngiao thôngđườngbộcókíchthướclớn,nhỏkhácnhau;xâydựngmôhìnhngãtưđường phốtrênsântrường;cungcấpbăngđĩavềantoàngiaothông... 6
  7. Tôivậnđộngcácbậcphụ huynhhổ trợ cácnguyênvậtliệu,trang ảnh,họa báo,phếthải,tre,nứa...đểtôilàmcácđồdùngdạyhọcnhưôtô,cácđèntínhiệu, cácbiểnbáo,mũbảohiểm... Vớibảnthân,tôirấttíchcựctrongviệcchuẩnbịđồdùngđểgiáodụctrẻvề antoàngiaothôngchotrẻ.Tôiđãtậndụngnhữngnguyênvậtliệusẵncó ở địa phươnggồmvảivụn,vỏhộp,tre,nứa,họabáocủ...cùnghướngdẫntrẻlàmôtô, làmđoàntàutừ bìađể trẻ ngồivàoláikhithựchành,xâydựngmôhìnhngãtư đườngphố,làmràochắnkhuvựcđườngcótàuhỏađingang.Trẻđượclàm,được trảinghiệmtrêncácđồ dùngtự taytrẻ tạoranênrấthứngthú,đammêvàocác hoạtđộngcónộidungvềantoàngiaothông.Mặtkhác,tôicũngthườngxuyênsưu tầmcáchìnhảnhđộngchotrẻđượckhámquáquamànhìnhtivi,nêndùkhôngcó điềukiệnđếntậnnơinhưngtrẻ vẫnđượctậnmắtnhìnthấyquátrìnhthamgia giaothôngcủamọingười ở cácvùng,miềnkhácnhau[thànhphố,nôngthôn, đườnglàng,đườngquốclộ,cácngãtưcóđènhiệugiaothông,ngãtưkhôngcócột đèn[hướngdẫnngườiđiđườnglàchúcảnhsát],nhữnghình ảnhviphạmgiao thôngtrênthựctếvàhậuquảđểlạiđểgiáodụctrẻ.Nhờvậy,hiệuquảgiáodục manglạirấtthiếtthực. 2.2.4.Thiếtkế cáctròchơi,cáchìnhthứckhácnhauđể giúptrẻ được thựchành. Việctổ chứccáctròchơinhằmtạohứngthúchotrẻ kíchthíchsự tòmòtư duycủatrẻ, giúptrẻtiếpthukiếnthứcnhanh.Trẻđượctựmìnhtrảinghiệmqua cáctìnhhuốngkhithamgiagiaothôngvàbiếtđượcmộtsốluậtlệgiaothôngđơn giản.Cáctròchơicàngmớilạ,càngsinhđộng,thìlạicànghấpdẫntrẻhơn.Mà tròchơiđólôicuốntrẻthìđiềutấtyếulàmụctiêuđềrasẽđạtđược. Sauđâylàmộtsốtròchơimàtôiđãsửdụngmanglạihiệuquả: Tròchơi1:Đèntínhiệugiaothông. +Mụcđíchgiúptrẻ nhớ đượcýnghĩacủađènhiệugiaothông,rènluyện phảnxạnhanh,chúýchotrẻ. +Chuẩnbị:10đènđỏ,10đènxanh,10đènvàngbằngxốphoặcbìacótay cầm. +Cáchchơi:Côphátchomỗitrẻmộtđèntínhiệuxanh,đỏhoặcvàng. Cách1:Khicôhôđènnàođượcđi.Nhữngtrẻ cóđènxanhsẽ giơ caovàcả lớpcùngnói“đènxanh”.Tươngtự:Chuẩnbị­“đènvàng”,Dừnglại­“đènđỏ”. Cách2:Chơingượclại:Khicôgiơ đènxanhtrẻ nói“đượcđi”.Tươngtự: Đènđỏ­“Đứnglại”,Đènvàng­“Chuẩnbị”. 7
  8. Tròchơi2:Ghépbiểnbáo. +Mụcđích:Trẻbiếtđược1sốbiểnbáoquenthuộc.Trẻhiểuđượcýnghĩa củacácbiểnbáođó.Rèntínhnhanhnhẹnchotrẻ. +Chuẩnbị:2­4bảngđượcgắncácbiểnbáobáochưahoànchỉnh.Cácmảnh cònlạicủacácbiểnbáo. +Cáchchơi: Cách1:Trẻđứngtạibàn.Khicóhiệulệnh,trẻphảithậtnhanhnhặtcácchi tiếtgắnvàobiểnbáosaochothànhbiểnbáocóýnghĩa.Saukhighépxong,lần lượttừngtrẻ củatừngđộisẽ lêngiớithiệuvề biểnbáomàmìnhvừaghép.Đội nàoghépnhanh,chínhxác,giớithiệuđúngcácbiểnbáođộiđósẽchiếnthắng. Cách2:Trênbảngcôgắnrấtnhiềucácbiểnbáochưađượchoànthiện.Khi cóhiệulệnh,trẻphảinhảybậtqua3vòngvàlênnhặtcácchitiếtgắnthànhbiển báocóýnghĩa.Sauđó,lầnlượttừngtrẻ củatừngđộisẽ lêngiớithiệuvề biển báomàmìnhvừaghép.Độinàoghépnhanh,giớithiệuđúngbiểnbáohơnđộiđó sẽchiếnthắng. Ngoàira,tôicòntổchứcchotrẻ1sốtròchơikhácnhư:ngườitàixếgiỏi,ôtô vàchimsẻ,điđúngluật,thuyềnvề bến,về đúngđường,vòngquaygiaothông, ngườiláixeđiệnhoa,tínhiệu…Cáctròchơiđượctổchứcvàocáchoạtđộnghọc, hoạtđộngchiều,hoạtđộngngoàitrời. Trẻ rấthứngthúthamgia,thôngquacáctròchơikhôngchỉ giúptrẻ nắm đượcmộtsốquyđịnhgiaothôngcơbảnmàcònrènluyệnchotrẻkhảnăngchúý, phảnứngnhanhnhẹn. *Tổchứcngàyhộigiaolưu“Antoàngiaothôngvìnụcườitrẻthơ” Đốivớitrẻ,đượctựmìnhthựchành,khámphávàtrảinghiệmcáchoạtđộng thựctếdướinhiềuhìnhthứckhácnhausẽgiúptrẻcũngcốlạinhữnghiểubiếtvà cáchứngxửnhữnghànhvi,thóiquenbanđầutrongchấphànhantoàngiaothông. Quađógiúptrẻ rènluyệntínhtự tin,hoạtbát,khíchlệ niềmvuikhiđếntrường, gópphầnpháttriểntrítuệ,hìnhthànhkỹ năngsốngtíchcựcchotrẻ.Mặtkhác thôngquagiaolưugiúpbảnthântôicũngnhưcácgiáoviênthựchiệntốtnộidung giáodụcantoàngiaothôngđượclồnggéptrongchươngtrìnhgiáodụcmầmnon, nângcaonhậnthức,ýthứccủaphụhuynhđốivớiviệcgiáodụcantoàngiaothông chotrẻ.Dovậy,tôiđãmạnhdạnđềxuấtvớiđồngchítổtrưởngchuyênmôn,xin ýkiếnbangiámhiệunhàtrườngchotrẻkhốimẫugiáolớnđượcgiaolưuvềnội dung“Antoàngiaothôngvìnụ cườitrẻ thơ".Đượcbangiámhiệuchophép,sự 8
  9. đồngtìnhủnghộcủađồngchítổtrưởngchuyênmônvàcácgiáoviêndạytrẻlớp mẫugiáo5tuổi,tôiđãxâydựngkếhoạchvàtriểnkhaibuổigiaolưunhưsau: Đốitượng:Trẻ,giáoviên,phụhuynh Nộidunggiaolưurấtđơngiản:gồm4phần Phần1:Giaolưucùngđộibạn:Cácđộichơisẽ cùngnhaugiaolưucáctiết mụcvănnghệ,tiểuphẩmđocácđộichơichuẩnbị. Phần2:Chungsức[toànđội]. Trảlờicâuhỏicónộidungvềantoàngiaothông:Bantổchứcsẽđưaracác câuhỏi,nhiệmvụcủamỗiđộilàsẽtrảlờicâuhỏi[theohìnhthứcaiđưatínhiệu trướcsẽgiànhquyềntrảlời]. Phần3:Giànhchokhángiả:Trảlờicáccâuhỏivềantoàngiaothôngdoban tổchứcđưara. Phần4:Trảinghiệm[dànhchotrẻ]:Thựchànhđiquangãtư đườngphố; Chọnbiểnbáotheoyêucầu. Trongmộtthờigianngắntổchứcnhưnghiệuquảmanglạikhácao,tạonên sựhàohứng,sôinổichocô,trẻvàphụhuynh. 2.2.5.Tuyêntruyền,phốikếthợpvớigiađìnhđểgiáodụctrẻ: Phươngphápgiáodụckếthợpgiữagiađìnhvànhàtrườnglàphươngpháp quantrọng.Chodùthựchiệnphươngphápchămsócgiáodụctrẻtheohướngnào nếunhư chỉ cónhàtrườngvàgiáoviênnỗ lựccố gắngmàkhôngcósự phốikết hợpvớigiađìnhvàcácbậcphụhuynhvềcáchchămsócgiáodụctrẻthìhiệuquả giáodụcsẽ khôngcao.Đặcbiệtlànộidunggiáodụcantoàngiaothônglạicàng cầnthiếtvàquantrọng.Bởivìkhiởtrườngtrẻchỉđượcthựchànhmôphỏngđơn giảncònởnhàtrẻsẽđượccùngbốmẹ thamgiagiaothônghằngngày.Nếuphụ huynhkhôngcókiếnthức,ýthứcthamgiagiaothôngtốtthìkhôngthểhìnhthành chotrẻ nhữngkiếnthức,kỹ năngđơngiảnvề antoàngiaothông. Chínhvìthế, việcgiáodụcantoàngiaothôngchotrẻ luônđòihỏisự phốihợp,kếthợpchặt chẽ,đòihỏisựquantâmđúngcáchcủanhàtrường,giađình. Đầunămhọcnhàtrườngtổchứchọpphụhuynhphổbiến“Mộtsốquyđịnh củatrường”vàtuyêntruyềntớicácbậcphụ huynhnộidung“Giáodụcantoàn giaothông”chotrẻ về “Mộtsố nguyênnhângâytạinạngiaothông”đặcbiệttai nạngiaothôngđốivớitrẻnhỏ.Từđógiúpchophụhuynhthấyđượcsựcầnthiết giáodụcantoàngiaothôngchotrẻ đồngthờicóđượcsự phốikếthợpchặtchẽ giữagiađình,nhàtrườngvàxãhộiđểlàmtốtcôngtácgiáodụcantoàngiaothông chotrẻtrongtrườngMầmnon. 9
  10. Tổ chứcchophụ huynhkýcamkếtviệcchấphànhantoàngiaothôngnhư: đưađóntrẻđúnggiờ,độimũbảohiểmvàchởđủsốngười;Tuyệtđốikhôngcho trẻ cầmtheođồ ănhoặcđồ chơi khingồiyênsau;Nắmchặttaytrẻ khiqua đường;Khiđóntrẻđể xetrậttự,đúngnơiquyđịnh,tránhgâyùntắctrướccổng trường. Khi ở nhàkhôngchotrẻ tự đichơimộtmìnhhoặcchơiđùagiữalòng đường;Khôngchotrẻvứtvỏhộpsữa,chainước...rađườngvìdểgâytainạngiao thông. Thôngquacácgiờđón,trảtrẻ,tuyêntruyềnchophụhuynhbiếtgiáodụcan toàngiaothôngchotrẻnênbắtđầutừnhữngđiềuđơngiảnnhấtvàcáchdạycho trẻhữuhiệunhấtlàphảikếthợpgiữa“nói”và“thựchiện”.Tôihướngdẫnphụ huynhcầntậpchotrẻthóiquenquansát,cáchxửlýtìnhhuốngkhiđiđường,cùng trẻđivềphíaphải,nếuđibộphảiđibênlềđường,độimũbảohiểmkhingồitrên xegắnmáy...nhắcnhở trẻ cẩnthậnvìnhữnghậuquả củaviệcbấtcẩncóthể xảyratainạngiaothông. Tôisắpxếpbốtrí,xâydựnggóctuyêntruyềnvềantoàngiaothôngcủalớp; lựachọnhìnhảnhphùhợpvớinộidung,điềukiệnthựctếcủa lớpmình:Những hìnhảnhvềhànhviđúng,saikhithamgiagiaothông,cácnguyênnhândẫnđếntai nạngiaothông,cácbiểnbáogiaothông...nộidungđượctôithayđổithườngxuyên đểgâysựchúýđốivớiphụhuynhnhằmnhắcnhởhọluônghinhớvàthựchiện đúngđể đảmbảoantoànchobảnthân,chotrẻ vàmọingườikhithamgiagiao thông. Quabiệnphápnàyphụ huynhcùngphốihợpvớigiáoviên,vớinhàtrường dạytrẻbiếtmộtsốluậtlệantoàngiaothôngđơngiảnmàcầnthiết.Bảnthâncác bậcphụ huynhcũngnắmđược,ýthứcvàhiểubiếthơnđể thamgiagiaothông trênđườngphố,cầnthựchiệnđúngluậtnhằmtránhnhữngtainạnđángtiếcxảy ra. 2.3.Kếtquảđạtđược: Quaviệcthựchiệncácbiệnpháptrêncùngvớisựnổlựcphấnđấucủabản thânsaumộtnămhọctôithấyviệcgiáodụcantoàngiaothôngchotrẻđãmanglại hiệuquảthiếtthực.Cụthể: Đốivớitrẻ: Đạt Chưađạt Nộidungkhảosát SL Tỷlệ SL Tỷlệ NắmkiếnthứccơbảnvềATGT 28/30 93,3% 2/30 6,7% Có kỹ năng thực hành, trải nghiệm về 29/30 96,7% 1/30 3,3% ATGT 10
  11. Trẻ nhậnbiếtđượcmộtsố hànhviđúng, 29/30 96,7% 1/30 3,3% saikhithamgiagiaothông Trẻ nhậnbiếtđượckýhiệuđơngiảncủa 27/30 90% 3/30 10% mộtsốbiểnbáogiaothông. Đốivớiphụhuynh:100%phụhuynhnắmvàthựchiệntốtcácquyđịnhvềan toàngiaothôngđườngbộ:Phụ huynhvàtrẻ luônđộimũbảohiểmkhiđitrên đường,để xeđúngquyđịnhkhiđưađóntrẻ,quảnlýtrẻ tốttrongthờigiantrẻ ở nhà... Đốivớibảnthân: Saumộtnămthựchiệnđề tàinàybảnthântôiđãrútrachomìnhđượcrất nhiềubàihọcquýgiánhư: Kiếnthức,chuyênmôn,nghiệpvụ đượcnângcaorõrệtđặcbiệtlàtổ chức giờchơi,hoạtđộngngoàitrờichotrẻ Cónhiềukinhnghiệmhơntrongviệcxâydựngkếhoạch,thiếtkếnộidung hoạtđộngchotrẻ.Biếtsử dụngtốiđanguyênvậtliệusẵncó ở địaphươngđể làmđồdùng,đồchơiphụcvụcácgiờhoạtđộngchotrẻ,biếttậndụngsảnphẩm củatrẻđểtrangtrí,tạomôitrườngmộtcáchphùhợp. Cóthêmnhiềukinhnghiệmtrongcôngtácphốikếthợpvớiphụ huynhđể tạochotrẻcơhộipháttriểntoàndiệnvềmọimặt. Đạtđượckếtquả như vậy,ngoàiviệcnắmchắcnộidung,phươngpháp, hìnhthứctổchứcchotrẻnắmkiếnthứcvềantoàngiaothôngđườngbộ,chuẩnbị tốtcácđiềukiệntrướckhilênlớp,bêncạnhđócòncósựđónggópkhôngnhỏcủa Bangiámhiệunhàtrườngtrongviệchướngdẫn,chỉđạo,bổsungcơsởvậtchất, trangthiếtbị;cácbậcphụhuynhsưutầmnguyênvậtliệu,tranhảnh,sáchbáođể hổ trợ chotôilàmđồ dùngđồ chơitrongviệcthựchiệngiáodụcantoàngiao thôngchotrẻ. 3.PHẦNKẾTLUẬN: 3.1.Ýnghĩacủađềtài “Hạnhphúcđơngiảnlàantoàntrênđườngtớitrường” Đúngnhư vậy, việcthựchiệnquátrìnhnghiêncứuđề tàisángkiếnkinh nghiệmtrênđãchothấyviệcgiáodụcantoàngiaothôngchotrẻ5tuổiđãđemlại hiệuquảcao.Trẻđãnắmvàthựchànhđượccáckiếnthứccơ bản,cầnthiếtvề antoàngiaothông.Trẻtựtin,mạnhdạnhơnkhithamgiagiaothôngvàcáchoạt độngtậpthể;môitrườnggiáodụcởtrường,ởlớpngàycàngđầyđủ,phongphú. Mặtkháckhiápdụngcácgiảipháptrênđãhạnchế đượctìnhtrạngtainạn giaothông ở trẻ mầmnon,tránhđượcsự ùntắcgiaothôngtrướccổngtrường 11
  12. trongnhữnggiờđón,trảtrẻvàcònnângcaonhậnthức,ýthứccủaphụhuynhvề giáodụcantoàngiaothông,chấphànhnghiêmchỉnhluậtgiaothông. Vớinhữngkếtquảđượcnhưhômnay,tôirấtphấnkhởivàtựtinhơnkhitổ chứccáchoạtđộnggiáodụcantoàngiaothôngchotrẻ.Từ nhữnggiảipháptrên tôirútranhữngbàihọckinhnghiệmsau: Làgiáoviênmầmnontrướchếtphảiyêunghề mếntrẻ,cósự saymêvới nghề nghiệp.Cầnphảiđầutư thờigiantìmtòi,nghiêncứutàilệu,tự traudồi kiếnthứcchuyênmôn,cầnsángtạonhiềutrongphươngphápđặcbiệtlàphương phápdạy“Lấytrẻ làmtrungtâm”;ápdụngnhiềuhìnhthứcdạyhọcmới,sáng tạo,sinhđộng,hấpdẫntrẻ,nhằmnângcaokếtquả chotrẻ nắmvữngcáckiến thứcnóichung,kiếnthứcvềantoàngiaothôngnóiriêng. Xâydựngkế hoạchgiáodụcđảmbảo,linhhoạt,sángtạovàcósự điều chỉnhchophùhợpvớikhảnăngnhậnthứccủatrẻtronglớp,trongtừngthờiđiểm. Làmtốtcôngtácxâydựngcơ sở vậtchất,trangthiếtbị,đồ dùng,đồ chơi, chuẩnbịmôitrường,điềukiệnđể tổ chứcgiờ hoạtđộngchotrẻ.Bởivìđốivới trẻtưduytrựcquanđangchiếm ưuthế,nếucóđủ điềukiệncơ sở vậtchất,đồ dùng,đồchơivàcácđiềukiệnkhác;tạomôitrườnghấpdẫn,gầngũi,thânthiện sẽlôicuốntrẻthamgiavàohoạtđộngđểđạtmụctiêuđềra. Làmtốtcôngtácphốihợpvớiphụ huynh,phốikếthợpvớicácbanngành trongcôngtácchămsóc,giáodụctrẻ nóichungvàgiáodụcantoàngiaothông đườngbộchotrẻnóiriêng. Cầntổchứccáchoạtđộnggiáodụcantoàngiaothôngbằngnhiềuhìnhthức, mônhọckhácnhaunhưtròchơi,trảinghiệm,hộithi...đểpháthuyhếtkhảnăng, tínhtíchcựccủatrẻmớiđạtmụctiêuđềra. Cácbiệnphápgiáodụccủacôgiáo,nhàtrường,sựkếthợpcủaphụhuynhđã gópphầnmanglạihiệuquảcaochoviệcgiáodụcantoàngiaothông. 3.2.Kiếnnghị,đềxuất: Cóthể nóirằnggiáodụcantoàngiaothôngchotrẻ ở trườngMầmnonlà việclàmthựcsự cầnthiếtvàquantrọngnhưngcũnggặpphảinhữngkhókhăn nhấtđịnh.Vìvậytôixincómộtvàiđềxuấtnhỏnhưsau: *ĐốivớiPhòngGiáodụcvàĐàotạo. Cầnhỗtrợcácphươngtiệnđồdùng,đồchơi,thựchànhchonhàtrườngtrong việcgiáodụcantoàngiaothôngchotrẻ. Tăngcườngmởcáclớptậphuấnvềantoàngiaothôngtrongtrườnghọc. *Đốivớinhàtrường: 12
  13. Bangiámhiệunhàtrườngcầntăngcườngbồidưỡngchogiáoviênvề Tham mưutích cực với lãnh đạocác ban ngành, đoàn thể để nhằm tăng trưởngcơsởvậtchất,trangthiếtbị chotrườngmầmnonnhằmđápứngyêucầu giáodụctronggiaiđoạnhiệnnay. *Đốivớigiáoviên: Tíchcựcthamgiahọctậpnângcaotrìnhđộ,chuyênmôn,nhiệpvụ. Giáoviênphảitrangbị chomìnhnhữngkiếnthứcvề antoàngiaothông. Gươngmẫu,điđầutrongviệcchấphànhantoàngiaothông. Chấphànhluậtgiaothôngchínhlàbảovệbảnthânvàgiađình.Hãylànhững tấmgươngsángđểtrẻnoitheo.Vìtươnglaicủađấtnướchãynghiêmchỉnhchấp hànhluậtlệantoàngiaothông.Trênđâylà“Mộtsốbiệnphápgiáodụcantoàn giaothôngđườngbộchotrẻtrongtrườngmầmnon ”màbảnthânđãthựchiện trongthờigianqua.Trongquátrìnhtíchlũykinhnghiệmvàviếtđềtàikhôngtránh khỏinhữngkhiếmkhuyết,hạnchếrấtmongđượcsự gópýhộiđồngkhoahọc cáccấpđểsángkiếncủatôiđượchoànthiệnhơn. Tôixinchânthànhcảmơn./. 13
  14. 14

Mot so bien phap giao duc luat le an toan giao thong cho tre mau giao 4-5 tuoi

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN MỸ

SÁNG
KINH

KIẾN
NGHIỆM

Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LUẬT LỆ
AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ MẪU GIÁO
4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN MỸ

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả: Đặng Bích Phượng
Chức vụ: Giáo viên

Năm học 2012-2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
“An toàn là bạn, tai nạn là thù”
Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
1

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Đó chính là khẩu hiệu mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn luôn được nhắc
nhở để đảm bảo an toàn cho chính bản thân khi tham gia giao thông. Và khẩu
hiệu này lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong thời đại hiện nay - thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước ViÖt nam ta ®ang trªn ®êng ph¸t triÓn
vµ ®æi míi vÒ mäi mÆt nh kinh tÕ, chÝnh trÞ ®Æc biÖt lµ gia nhËp WTO. Cïng víi
sù ph¸t triÓn ®ã ®êi sèng nh©n d©n còng ®îc c¶i thiÖn, c¸c ph¬ng tiÖn phôc vô
nhu cÇu ®i l¹i còng ph¸t triÓn. Níc ta ph¸t triÓn nh vËy nhng bªn c¹nh ®ã cßn
mét sè vÊn ®Ò lµm cho chóng ta cÇn ph¶i suy nghÜ ®ã lµ an toµn giao th«ng.
Cã thÓ nãi tai n¹n giao th«ng kh«ng chØ g©y ®au th¬ng mÊt m¸t tiÒn cña
cho mäi ngêi mµ cßn ¶nh hëng nghiÖm träng ®Õn sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng cña toµn
x· héi. NhËn thøc ®îc vÊn ®Ò trªn ChÝnh phñ ta ®· cã rÊt nhiÒu nç lùc ®Ó ®Èy
m¹nh giáo dục an toàn giao thông. Theo nghÞ ®Þnh cña ChÝnh phñ tõ ngµy
15/12/2007 tÊt c¶ mäi ngêi ®Òu ph¶i ®éi mò b¶o hiÓm khi ®iÒu khiÓn xe m« t«,
xe g¾n m¸y nhng do ý thøc cña ngêi tham gia giao th«ng cha cao nªn c¸c vô tai
n¹n giao th«ng vÉn x¶y ra ở mức báo động. Đặc biệt số nạn nhân là trẻ em
chiếm một con số không nhỏ. Trong đó cũng có nguyên nhân khách quan nhưng
cũng có nguyên nhân chủ quan do chính các em. Điều đó là do ý thức coi
thường pháp luật của người lớn và do trẻ không nắm được luật an toàn giao
thông.
Trên thực tế người đi đường thường giật mình khi thấy phụ huynh trở trẻ em
bằng xe máy, hầu hết không đảm bảo an toàn. Thường là phụ huynh cho trẻ ngồi
lên trên ghế sắt lắp thêm ở phía trước hoặc ngồi lên trên yên xe phía sau, không
đội mũ bảo hiểm, và cũng chẳng có đai an toàn. Chỉ cần một sơ suất nhỏ của
người cầm lái, tai nạn đáng tiếc cho trẻ có thể xảy ra. Trẻ em là tương lai của đất
nước, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và giáo dục
luật lệ an toàn giao thông là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non.
Ngay từ khi còn nhỏ, cần cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất trong
ứng xử, hành vi của mình để các em hình thành thói quen có trách nhiệm với
hành vi của mình, với cộng đồng và xã hội, để đến khi trưởng thành chính các
em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật về an
toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông”.
XuÊt ph¸t tõ thùc tÕ trªn vµ tõ sù nhËn thøc vÒ ý nghĩa và tÇm quan träng
cña viÖc gi¸o dôc luật lệ an toàn giao thông cho trÎ mÇm non, b¶n th©n tôi lµ mét
gi¸o viªn mÇm non, t«i đã m¹nh d¹n nghiªn cøu đề tài: “Một số biện pháp gi¸o
dục luật lệ an toàn giao thông cho trÎ mÉu gi¸o 4 - 5 tuổi tại trường mầm
non xã Yên Mỹ”.

* Mục đích nghiên cứu:
- Thực trạng việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4 - 5 tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ.
- Một số biện pháp giáo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho trẻ mẫu
giáo nhỡ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ.
Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
2

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

* Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5
tuổi.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp dùng lời.
Phương pháp dùng trò chơi.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi, lớp B3, trường mầm non xã Yên Mỹ, Huyện
Thanh Trì. Năm học 2012 - 2013.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian 8 tháng [ Bắt đầu từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013]

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
3

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận:
Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan
trọng để giao lưu từ nơi này qua nơi khác. Hòa chung với các nước tiên tiến trên
thế giới, trẻ em được giáo dục an toàn giao thông ngay từ nhỏ “mưa dầm thấm
lâu”. Một khi việc tôn trọng pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh chấp hành
luật giao thông trở thành một thói quen tốt của mọi công dân thì vấn đề tai nạn
giao thông không còn là nỗi lo của toàn xã hội. Cùng với việc giảng dạy các
hoạt động chung, hoạt động góc các hoạt động diễn ra trong ngảy ở trường mầm
non và trọng điểm là phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non
là một trong những yêu cầu cơ bản của chương trình giáo dục mầm non mới.
Trẻ mầm non là lứa tuổi dễ dàng tiếp thu hình thành thói quen tốt giúp trẻ
sau này trở thành một công dân tốt, chấp hành luật lệ giao thông. Trước mắt giao
dục cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về luật an toàn giao thông. Có những thói
quen ban đầu biết chấp hành luật giao thông, biết được hậu quả tai hại của tai
nạn giao thông làm cho nhiều người bị chết nhiều người bị thương. Nhiều trẻ em
phải mồ côi cha mẹ khi còn quá nhỏ do tai nạn giao thông. Từ đó giúp trẻ có ý
thức tốt trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông và có hành động đúng
khi tham gia giao thông.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Đặc điểm tình hình:
Trường mầm non xã Yên Mỹ thuộc xã Yên Mỹ - Huyện Thanh Trì nằm
trên địa bàn ngoài đê.Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I, đã đạt danh
hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”. Năm học 2012-2013 này nhà
trường phấn đấu giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành
phố”. Nhà trường tiếp tục xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rãi hơn. Khung
cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân
thiện – Học sinh tích cực”.
Năm học 2012 – 2013 nhà trường phân công cho tôi và cô Nguyễn Thị
Minh Thoa phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B3. Giáo viên có trình độ chuyên môn
chuẩn:
Tôi đã có bằng trung cấp Sư phạm và đang học lớp Đại học Sư phạm
mầm non.
Cô Nguyễn Thị Minh Thoa: trình độ Trung cấp Sư phạm mẫu giáo nhà
trẻ Hà Nội.
Lớp B3 được hai cô luôn trang trí lớp phù hợp với chủ đề, đẹp, gần gũi,
hấp dẫn trẻ với sĩ số là 39 cháu trong đó có 25 cháu nam và 14 cháu nữ.
Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất
băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau:

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
4

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

2. Thuận lợi:
- Ban gi¸m hiÖu nhµ trêng lu«n t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi vÒ c¬ së vËt
chÊt vÒ chuyªn m«n vµ nh©n lùc ®Ó gi¸o viªn cã thÓ triÓn khai c¸c biÖn ph¸p
gi¸o dôc an toµn giao th«ng cho trẻ tại lớp.
- Hai cô giáo phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bản thân là giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong việc
thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho.
- Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao.
- Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ nhiÖt t×nh hëng øng vµ t¹o ®iÒu
kiÖn thuËn lîi cho gi¸o viªn thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p gi¸o dôc luËt lÖ vµ an toµn
giao th«ng cho trÎ, phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ.
3. Khó khăn:
- Đồ dùng, đồ chơi về giao thông chưa phong phú về chủng loại.
- Các bậc phụ huynh hầu hết là người dân địa phương, đã quen với giao
thông tự do trong làng xóm nên chưa hiểu hết vai trò và tầm quan trọng của giáo
dục an toàn giao thông.
- Đa số các bậc phụ huynh chưa quan tầm và dành thêi gian dạy trÎ luËt lÖ
vµ an toµn giao th«ng.
- Trong qu¸ tr×nh tham gia giao th«ng trÎ lu«n chøng kiÕn nh÷ng c¶nh giao
th«ng lén xén g©y ¶nh hëng ®Õn ý thøc cña trÎ.
- Mét sè trÎ nhút nhát cha m¹nh d¹n tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng cña líp.
Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và đã
sử dụng một số biện pháp sau:

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
5

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

III. Các biện pháp chính:
1. Kh¶o s¸t trÎ vµ phô huynh.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và phụ huynh để kiểm tra,
đánh giá được kiÕn thøc vÒ an toµn giao th«ng cña trÎ trong líp vµ ý thøc cña
phô huynh vÒ an toµn giao th«ng. Tõ kÕt qu¶ kh¶o s¸t ®ã, t«i ®· x©y dùng kÕ
haäch triÓn khai gi¸o dôc luật lệ an toµn giao th«ng phù hợp với trẻ và s¸t víi
thùc tÕ cña líp.
* §èi víi trÎ:
T«i dïng c¸c bµi tËp kh¶o s¸t, dïng tranh t×nh huèng vµ ®Æt c©u hái ®Ó trÎ tr¶
lêi theo tiªu chÝ cô thÓ sau:
Loại Tèt : tr¶ lêi ®îc 5/5 c©u
§¹t : tr¶ lêi ®îc 3/5 c©u
Cha ®¹t: tr¶ lêi ®îc 2/5 c©u
Víi mçi tranh t¬ng øng víi mét c©u hái:
C©u hái 1: C¸c b¹n trong tranh ®· ®i ®óng phÇn ®êng cña m×nh cha? T¹i sao
trÎ con qua ®êng ph¶i cã ngêi lín d¾t?

C©u hái 2:
cã ®Ìn giao
ph¶i ®i nh

Khi ®i trªn ®êng
th«ng mäi ngêi
thÕ nµo?

C©u hái 3:
ho¶, người
thông phải làm gì? V× sao?

Khi ®i gặp tµu
tham gia giao

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
6

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

C©u hái 4: Ngồi trên thuyền như thế nào cho an toàn? V× sao?

C©u hái 5: Ngêi ®i bé ph¶i ®i ë ®©u? V× sao?

Sau khi tiến hành khảo sát trẻ, tôi đã có được kết quả như sau:

§Çu n¨m

Tæng sè
39

§¹t
20

KÕt qu¶ kh¶o s¸t
Tỉ lệ %

51.3



19

Tỉ lệ %

48.7

Ghi chó

*§èi víi phô huynh:
Để khảo sát được kiến thức của phụ huynh về vai trò và ý nghĩa của việc
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo, tôi đã sử dụng phiếu điều tra để
khảo sát. Tôi đã xây dựng nội dung phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi.Sau khi xây
dựng được phiếu điều tra, tôi phát và hướng dẫn phụ huynh. Sau đó phô huynh
mang phiếu về nhà suy nghĩ và ®¸nh dÊu vµo phiÕu ®iÒu tra ý kiÕn ®óng sai theo
sự hiểu biết của mình.
Nội dung phiếu điều tra:
Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
7

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

1. Theo anh [chÞ] viÖc gi¸o dôc cho trÎ ý thøc vÒ an toµn giao th«ng lµ cÇn thiÕt?
§óng

Sai

2. Cha mÑ ph¶i thêng xuyªn trß chuyÖn híng dÉn con vÒ ATGT?
§óng

Sai

3. TrÎ cßn nhá kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i biÕt vÒ LLATGT?
§óng

Sai

4. Gi¸o dôc kiÕn thøc vÒ ATGT cho trÎ lµ kh«ng quan träng?
§óng

Sai

5. Gi¸o viªn cÇn trß chuyÖn, tæ chøc c¸c ho¹t ®éng ®Ó trÎ hiÓu biÕt về L LATGT?
§óng

Sai

6. Gia ®×nh cïng kÕt hîp víi nhµ trêng gi¸o dôc cho trÎ vÒ LLATGT?
§óng

Sai

7. Tæ chøc cho trÎ trùc tiÕp ®îc tham gia ho¹t ®éng gi¸o dôc ATGT ë líp ?
§óng

Sai

8. Nªn cho trÎ ®îc tr¶i nghiÖm, trÎ ®îc thùc tÕ víi c¸c t×nh huèng giao th«ng
qua giê häc lµm quen víi ATGT ë trêng?
§óng

Sai

9. Cho trÎ nghe thêng xuyªn nh÷ng bµi th¬, c©u chuyÖn vÒ ATGT?
§óng

Sai

10. Mäi ngêi tham gia giao th«ng ®óng luËt sÏ gióp cho giao th«ng níc nhµ an
toµn vµ v¨n minh?
§óng

Sai

Kết quả: Qua kh¶o s¸t phô huynh, t«i thÊy ®a sè c¸c bËc phô huynh ®Òu cã
nhËn thøc vÒ c«ng t¸c phèi kÕt hîp gi÷a nhµ trêng vµ gia ®×nh trong viÖc gi¸o
dôc luËt lÖ an toµn giao th«ng cho trÎ mầm non [30/39 phụ huynh trả lời đúng].
Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
8

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

§iÒu nµy chøng tá các bậc phô huynh b¾t ®Çu quan t©m ®Õn con m×nh mét c¸ch
®óng ®¾n.
2. Lập kế hoạch lồng ghép giáo dục an toàn giao thông theo từng chủ đề.
Bất cứ một nội dung giáo dục nào cũng có những nguyên tắc chung để thực
hiện tốt việc lồng ghép. Tính mục tiêu của việc lồng ghép nội dung giáo dục luật
lệ an toàn giao thông nhằm góp phần hình thành và giáo dục trẻ ý thức chấp
hành tốt một số luật lệ giao thông khi đi đường. Việc xác định đề tài và nội dung
là vô cùng quan trọng, nó phải đảm bảo tính phù hợp, tính vừa sức và kinh
nghiệm của trẻ. Đây là một đề tài không phải khó nên việc xác định được mục
tiêu phù hợp sẽ giúp cho giáo viên lựa chọn được các đề tài nội dung lồng ghép
phù hợp để dạy trẻ qua từng hoạt động. Điều đó giúp giáo viên thực hiện một
cách tuần tự, khoa học, không bị lộn xộn. Như vậy kiến thức truyền đạt tới trẻ sẽ
có hệ thống và hiệu quả cao hơn.
Dựa trên mục tiêu của việc lồng ghép nội dung giáo dục, qua nghiên cứu các
tài liệu giáo dục có liên quan, tìm kiếm trên mạng internet, qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn, tôi đã kết hợp cùng với các giáo viên trong khối đưa ra và
thống nhất lựa chọn những đề tài lồng ghép giáo dục luật lệ an toàn giao thông
vào chương trình giáo dục trẻ theo từng chủ đề như sau:
Tên chủ đề

Đề tài lồng ghép

* Hoạt động chiều:
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông mà bố mẹ
đưa trẻ đến trường.
- Xem trên mạng internet cảnh bố mẹ đưa trẻ đến trường
Trường mầm
và đón trẻ về để giáo dục trẻ
non
- Xem hình ảnh giao thông đường phố vào ngày tết
Trung Thu.
* Hoạt động có chủ đích:
- Văn học: thơ “ Bé tới trường”
* HĐKP:
- Trò chuyện với trẻ về các lễ hội mùa xuân.
- Trò chuyện về hoạt động của bé và gia đình đi chợ Tết
Tết và mùa xuân và đi chơi Tết.
* Hoạt động chiều:
- Cho trẻ xem video trên mạng internet cảnh giao thông
đường phố vào ngày Tết.
Nghề nghiệp
* Hoạt động có chủ đích:
- HĐKP:Trò chuyện về một số nghề: nghề lái xe, nghề
công an giao thông, nghề phi công, nghề tiếp viên hàng
không.
- Âm nhạc:
+ VĐMH: Em làm công an tí hon.
Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
9

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

+ NH: Ba em làm công nhân lái xe, Bác đưa thư vui tính
- Tạo hình: Tô tranh nghề sửa chữa ô tô, Vẽ về nghề bé
thích.
* Hoạt động ngoài trời:
- Tổ chức trò chơi: Người lái xe điện hoa, Người tài xế
giỏi.
* Hoạt động chiều: xem hình ảnh, video công việc của
nghề cảnh sát giao thông, nghề lái xe ô tô

Phương tiện và
quy định về giao
thông

* Hoạt động có chủ đích :
- HĐKP:
+ Trò chuyện loại PTGT [đường bộ, đường thủy, đường
hàng không]. Một số quy định về giao thông
+ Quan sát sa bàn giao thông.
- Văn học:
+ Truyện: Kiến con đi xe ô tô, Qua đường, Gấu con đi xe
đạp.
+ Thơ: Đèn xanh đèn đỏ, Cô dạy con, Đoàn tàu lăn bánh,
Giúp bà.

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
10

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Tên chủ đề

Đề tài lồng ghép

Phương tiện và
quy định về giao
thông

- Âm nhạc:
+ DH: Bạn ơi có biết, Đèn xanh đèn đỏ, Đường em đi,
Đi tàu lửa
+ VĐ: Em đi chơi thuyền, Đường và chân
+ NH: Anh phi công ơi, Đi đường em nhớ, Em đi qua
ngã tư đường phố.
- Tạo hình:
+ Vẽ máy bay, tàu hỏa.
+ Xé dán thuyền trên biển, dán chiếc xe đẩy
- Toán:
+ Đo độ dài con đường, PTGT.
+ Sắp xếp theo quy tắc các PTGT.
* Hoạt động góc:
- Góc xây dựng: Xây bến xe, bến tàu, nhà ga, ngã tư
đường phố.
- Góc phân vai: Đóng vai cảnh sát giao thông, người
điều khiển các PTGT, người phục vụ trên các PTGT.
- Góc nghệ thuật:
+ Vẽ, tô màu, cắt dán tranh PTGT.
+ Gấp máy bay, thuyền buồm, tàu thủy.
+ Làm đồ dùng, đồ chơi PTGT từ nguyên liệu phế thải.
+ Tô màu tranh ảnh về các quy định giao thông.
+ Hát, VĐ các bài hát về giao thông.
- Góc văn học: Xem sách truyện, làm sách, tranh ảnh về
PTGT người điều khiển, làm các công việc về giao thông
và các quy định về giao thông.
- Góc khám phá: Chọn hình ảnh đúng sai về quy định
giao thông
* Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát các PTGT
+ Tổ chức các TCVĐ: Ô tô và chim sẻ, Chèo thuyền,
Đèn xanh đèn đỏ, Bé làm tín hiệu giao thông, Đi đúng
luật, Làm theo tín hiệu đèn, Bánh xe quay
* Hoạt động thăm quan dã ngoại: thăm quan giao thông
đường làng.
* Hoạt động chiều:
+ Cho trẻ nghe đĩa các bài hát: Bài học giao thông, , Bé
học luật giao thông, Những con đường em yêu, Đi
đường, Đèn giao thông, Bài học sang đường...
+ Xem các hình ảnh, video về hoạt động ở bến xe, nhà ga
hoạt động của các PTGT trên đường và luật lệ giao
thông, hệ thống các biển báo giao thông.

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
11

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Tên chủ đề

Đề tài lồng ghép

Nước – mùa hè

* Hoạt động góc:
- Góc phân vai:
+ Đóng vai người đi du lịch, thăm quan, nghỉ mát
+ Bán vé tàu, vé máy bay.
* Hoạt động ngoài trời:
- Tổ chức trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ

Quê hương
Thủ đô Hà Nội
Bác Hồ

* Hoạt động thăm quan, dã ngoại:
- Thăm quan chợ, đình làng Yên Mỹ.
- Thăm quan bảo tàng phòng không, không quân.
- Thăm quan Lăng Bác Hồ.
* Hoạt động ngoài trời:
- Tổ chức trò chơi: Người tài xế giỏi.
* Hoạt động chiều:
- Xem trên mạng internet chương trình “Tôi yêu Việt
Nam”

Qua việc lựa chọn và xây dựng những đề tài lồng ghép giáo dục an toàn giao
thông và các môn học, các hoạt động trong ngày của trẻ như: hoạt động góc,
hoạt động ngoài trời, hoạt động tha quan dã ngoại và mọi lúc mọi nơi. Đây là cơ
sở để giáo viên tìm ra được những biện pháp hay phù hợp để giáo dục trẻ đạt kết
quả cao.
3. Lång ghÐp nội dung gi¸o dôc an toµn giao th«ng vµo c¸c ho¹t ®éng ở lớp.
Nh chóng ta ®· biÕt đặc điểm “trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học”
nên việc gi¸o dôc an toµn giao th«ng kh«ng thÓ t¸ch ra thµnh mét ho¹t ®éng
riªng biÖt mµ cÇn lång ghÐp mét c¸ch hîp lý vµo c¸c ho¹t ®éng trong ngµy cña
trÎ. Việc làm này giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động, ham học hỏi,
nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Từ đó trẻ sẽ tiếp tục được kiến thức nhanh hơn
và ghi nhớ lâu hơn.
* §èi víi ho¹t ®éng cã chñ ®Þnh:
 Ho¹t ®éng t¹o h×nh:
Híng dÉn trÎ lµm c¸c ph¬ng tiÖn giao th«ng tõ nh÷ng nguyªn vËt liÖu cã
s½n vµ cïng c« trang trÝ m¶ng chñ ®iÓm tõ nh÷ng PTGT ®ã. Trong giê ho¹t ®éng
cã chñ ®Þnh t«i ®· tæ chøc cho trÎ ®îc thùc hµnh víi nh÷ng PTGT đó ngay trªn
sa bµn. Qua ®ã gióp trÎ nhí tªn c¸c ph¬ng tiện giao th«ng vµ n¬i ho¹t ®éng cña
chóng vµ mét sè luËt giao th«ng ®¬n gi¶n

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
12

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Ảnh: Bảng chủ điểm do cô và trẻ làm

Ảnh: TrÎ lµm bài xé dán về GT

 Ho¹t ®éng lµm quen víi v¨n häc:
- Th«ng qua chñ ®iÓm giao th«ng, gi¸o viªn cã thÓ hÖ thèng chän lùa tõng bµi
phï hîp ®Ó nh»m gióp trÎ cñng cè kiÕn thøc.
VD: Ở chñ ®iÓm nµy t«i dïng bµi th¬ “§Ìn giao th«ng” ®Ó d¹y trÎ .Th«ng qua
bµi th¬ nµy gi¸o dôc trÎ vÒ LLATGT ®¬n gi¶n nh ®Ìn ®á dõng l¹i ,®Ìn xanh ®îc
®i gióp trÎ cã ý thøc chÊp hµnh LLATGT.
VD: Th«ng qua c©u chuyÖn “KiÕn con ®i « t«” gióp trÎ hiÓu ®îc khi ®i « t« biÕt
gióp ®ì mäi ngêi t×m ®óng chç. Khi ngåi lªn « t« kh«ng thß tay, thß ®Çu ra ngoµi
cöa sæ. Ngoµi ra cßn gióp trÎ nhËn biÕt ®Æc ®iÓm cña « t« vµ n¬i ho¹t ®éng.

Ảnh: Trẻ nghe c« kÓ chuyÖn “KiÕn con ®i « t«’’


Ho¹t ®éng kh¸m ph¸:

Gi¸o viªn trß chuyÖn ®µm tho¹i ®Ó trÎ hiÓu vÒ nh÷ng viÖc cã lîi vµ cã h¹i
khi tham gia giao th«ng. Th«ng qua h×nh ¶nh trùc quan trªn tiÕt häc sÏ kÝch thÝch
trÎ häc tËp, gióp trÎ hiÓu s©u vÒ néi dung GDATGT vµ còng lµ ®éng c¬ ®Ó cñng
cè kiÕn thøc cña trÎ ®· ®îc tiÕp nhËn ë mäi lóc, mäi n¬i, ph©n biÖt ®îc hµnh vi
®óng sai khi tham gia giao th«ng.
VD: Khi thùc hiÖn chñ ®Ò nh¸nh ë chñ ®iÓm “NghÒ nghiÖp”. Ho¹t ®éng trß
chuyÖn vÒ nghÒ l¸i xe t«i ®· gi¶ng gi¶i gióp trÎ hiÓu ®îc c«ng viÖc cña ngêi l¸i
xe, trÎ ®îc trùc tiÕp tri gi¸c qua c¸c m« h×nh c¸c lo¹i xe ch¹y ®i ch¹y l¹i.
Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
13

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

H¬n n÷a, ë ho¹t ®éng kh¸m ph¸ ngoµi nh÷ng lóc trß chuyÖn t«i cã thÓ tæ
chøc nh÷ng buæi thùc hµnh cñng cè kiÕn thøc cho trÎ. TrÎ ®îc ch¬i trªn sa bµn
GT vµ ®iÒu khiÓn xe ®i ®óng phÇn ®êng qui ®Þnh khi ch¬i tham gia giao th«ng díi s©n trêng

Ảnh: Sa bàn giao thông
 Ho¹t ®éng ©m nh¹c:
T«i ®· lùa chän c¸c bµi sao cho phï hîp cã thÓ ®a c¸c néi dung nh»m gi¸o
dôc cho trÎ sao cho hiÖu qu¶ nhÊt.
VD: ë chñ ®iÓm “giao thông” t«i ®· chän bµi h¸t “§êng em ®i” TrÎ võa
®i võa h¸t, mçi lÇn nh vËy sÏ kh¾c s©u ý thøc ®i bé ph¶i ®i bªn ph¶i ®êng.
VD: ë chñ ®iÓm nghề nghiệp, tôi lựa chọn và dạy trẻ VĐMH bài “Em làm
công an tí hon”, nhằm giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật lệ giao thông , chấp
hành theo sự chỉ dẫn của công an giao thông, không vượt đèn đỏ, không đi
ngược chiều .
Bên cạnh đó tôi lựa chọn một số bài hát về giao thông để dạy trẻ như: bài
hát “Đèn xanh, đèn đỏ” , “Em đi qua ngã tư đường phố” để giáo dục trẻ chấp
hành quy định đèn giao thông hay bài hát “Nhớ lời cô dặn” giáo dục trẻ đi về
bên phải đường, người đi bộ phải đi trên việc hè. Đó là những bài hát có giai
điệu, lời ca, hấp dẫn trẻ rất dễ thuộc và dễ nhớ. Qua đó giúp hình thành và ghi
nhớ ở trẻ ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
Ngoài ra tôi còn cho trẻ nghe một số bài hát về giao thông như: “Đi trên vỉa
hè bên phải”, “những con đường em yêu”, “bài học giao thông”, “vâng lời cô”,
“ bé học luật giao thông”…. Khi trẻ nghe nhiều, trẻ hứng thú hát theo bài hát,
dần dần trẻ sẽ thuộc được bài hát. Từ đó trẻ sẽ khắc sâu hơn những bài học về
luật lệ giao thông.

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
14

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Ảnh: Trẻ VĐMH “Em làm công an tí hon”
* Ho¹t ®éng gãc:
 Gãc khoa häc: Lµ gãc cã nhiÒu ho¹t ®éng ®Ó lång ghÐp c¸c néi dung gi¸o
dôc luËt lÖ vµ an toµn giao th«ng nh cïng nhau trao ®æi trß chuyÖn vÒ c¸c biÓn
b¸o giao th«ng, tù nhËn thøc “nên” hay “không nên” b»ng c¸c t×nh huèng trong
tranh vÏ, ph©n nhãm c¸c PTGT.
 Gãc v¨n häc: Su tầm c¸c bµi th¬ c©u chuyÖn cã néi dung gi¸o dôc luËt lÖ
vµ an toµn giao th«ng cho trÎ xem t¹i gãc. Cho trÎ tËp lµm s¸ch vµ trang trÝ s¸ch
làm tranh ảnh về PTGT và quy định giao thông. Tôi sưu tầm những hình ảnh
trên báo, mạng, để cho trẻ tự lựa chọn và cắt dán thành sách, hoặc phô tô tranh
về quy định giao thông để trẻ tự tô màu và làm thành tranh, ảnh. Khi được xem
và chơi sản phẩm do chính trẻ làm ra, trẻ rất vui sướng. Qua đây, tôi giáo dục trẻ
được các luật lệ giao thông và trẻ đã nhớ rất lâu.

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
15

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Ảnh: Trẻ chơi góc khám phá

Ảnh: Trẻ làm tranh về giao thông

 Gãc nghÖ thuËt: Tæ chøc cho trÎ lµm c¸c PTTG tõ nh÷ng nguyªn vËt liÖu
®· qua sö dông, cho trÎ vÏ, nÆn, xÐ d¸n c¸c lo¹i PTGT, biển báo giao thông lµm
bé tranh vÒ ph©n nhãm c¸c ph¬ng tiÖn giao th«ng.
 Gãc x©y dùng l¾p ghÐp: Híng dÉn trÎ x©y bến xe, xây ng· t ®êng phè,
s¾p xÕp các PTGT và ngêi khi tham gia giao th«ng trªn ®êng. Việc làm này
lặp lại hằng ngày, giúp trẻ nắm được một số quy định giao thông cơ bản và dễ
dàng áp dụng thực tế.

Ảnh: Trẻ chơi xây dựng bến xe
Ảnh: Bài vẽ của trẻ
* §èi víi ho¹t ®éng ngoµi trêi:
Tæ chøc cho quan sát, trÎ ch¬i c¸c trß ch¬i ®Ó gióp trÎ thùc hµnh c¸c bµi häc
giao th«ng trªn líp.
VD: cho trÎ trùc tiÕp tham gia giao th«ng trªn sa bµn ng· t ®êng phè ®Ó tËp
®ãng vai ngêi tham gia giao th«ng.
* §èi víi ho¹t ®ộng chiÒu:
Cho trÎ tËp ®ãng kÞch c¸c c©u chuyÖn cã néi dung gi¸o dôc luËt lÖ vµ an toµn
giao th«ng, hoÆc híng dÉn trÎ ho¹t ®éng nhãm.
VD: Khi d¹y trÎ gÊp m¸y bay t«i d¹y trÎ bµi th¬ “M¸y bay”
hoÆc khi d¹y trÎ gÊp thuyÒn t«i d¹y trÎ bµi th¬ “§ua thuyÒn”
* Đối với hoạt động tham quan dã ngoại:
Đây là một hoạt động mà trẻ rất hứng thú tham gia, thu hút được sự chú ý của
trẻ. Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ , tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan
đi bộ hoặc bằng ô tô. Việc trẻ được trải nghiệm thực tế, sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ
nhanh hơn, lâu hơn kiến thức về giao thông.
Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
16

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

VD: Tổ chức cho trẻ đi tham quan đường làng. Trên đường đi trò chuyện
cũng trẻ về một số luật lệ an toàn giao thông như: ở nông thôn người đi bộ phải
đi sát mép đường ở bên phải, ở thành phố thì phải đi trên vỉa hè. Khi tham gia
giao thông phải đội mũ bảo hiểm.
VD: Gần đây nhất, nhà trường có tổ chức cho trẻ đi thăm quan “Bảo tàng
phòng không, không quân” trẻ được đi bằng ô tô. Khi ngồi trên xe, tôi nhắc nhở
trẻ ngồi ngay ngắn theo hàng, không được mở cửa kính, thò đầu ra ngoài. Trong
quá trình đi đường, tôi cho trẻ quan sát giao thông trên đường phố và trò chuyện
với trẻ. Tôi thấy các cháu rất hứng thú trò chuyện. Khi chuyến thăm quan kết
thúc, tất cả các trẻ điều đã thuộc lòng những quy định trên.

Ảnh: Trẻ ngồi an toàn trên xe ô tô
Ảnh: Trẻ đi bộ bên phải đường
4. Tæ chøc c¸c trß ch¬i ®Ó gióp trÎ ®îc thùc hµnh.
Việc tổ chức các trò chơi nhằm tao hứng thú cho trẻ nhằm kÝch thÝch sù tß
mß t duy cña trÎ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh. TrÎ ®îc tù m×nh tr¶i nghiÖm
qua c¸c t×nh huèng khi tham gia giao th«ng và biÕt ®îc mét sè luËt lÖ giao th«ng
®¬n gi¶n. Vì vây tôi đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi sau:
* Trò chơi: Chèo thuyền.
- Mục đích: Rèn khả năng phối hợp động tác, giúp trẻ nắm
- Luật chơi: tất cả ngồi quay về một phía và phối hợp động tác.
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi xuống nền thành một hàng dọc theo 5 nhóm từ 5- 10
trẻ, chân dạng vừa phải [chữ V] trẻ nọ ngồi tiếp trẻ hai tay bám vào vai bạn ngồi
trước, hơi cúi người về phía trước, ngửa người phía sau, vừa đẩy vừa nói:
“ Chèo thuyền, chèo thuyền” [ khoảng 10 lần].
* Trò chơi: Về đúng bến.
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, trẻ nhận biết bến đỗ các PTGT theo quy
định.
- Chuẩn bị: Các loại PTGT, mô hình bến đỗ các PTGT.
- Luật chơi: Tìm về bến tương ứng với PTGT.

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
17

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

- Cách chơi: Mỗi trẻ cầm trên tay 1 loại PTGT mà trẻ thích. Trẻ vừa đi vòng
tròn vừa hát. Khi có hiệu lệnh trẻ phải tìm về đúng bến tương ứng với PTGt trẻ
có trên tay.

Ảnh: Trẻ chơi TC “Chèo thuyền”

Ảnh: Trẻ chơi TC “Về đúng bến”

* Trò chơi: Đèn xanh đèn đỏ.
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, nhận biết luật giao thông.
- Chuẩn bị: 2 cái đèn hiệu xanh, đỏ làm bằng bìa, vẽ ngã tư đường phố
- Luật chơi: Chỉ đi qua đường khi có đèn xanh, đèn đỏ dừng lại
- Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm ở 4 góc đường. Cô làm chú công an chỉ
đường , đứng ở giữa, tay cầm 2 đèn tín hiệu và hướng dẫn trẻ chơi: “ Khi nào cô
giơ đèn xanh thì trẻ mới được qua đường và khi cô giwo đèn đỏ thì trẻ phải
dừng lại. Nếu ai làm ô tô thì đi ở giữa đường,chạy nhanh. Nếu ai đi xe đạp thì đi
sát đường bên tay phải và chạy chậm. Ai đi bộ thì đi trên vỉa hè .Khi trẻ đã biết
chơi, cô cho trẻ khác làm công an. Hướng dẫn trẻ làm động tác lái ô tô, xe đạp
và kêu “Bim bim” , kính coong” cho trò chơi thêm hứng thú.
* Trò chơi: Bé làm tín hiệu giao thông.
- Mục đích: Giúp trẻ nhớ được ý nghĩa của đèn giao thông, rèn khả năng chú ý
và phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ.
- Chuẩn bị: Đèn xanh, đỏ, vàng đủ cho trẻ, 1 vòng tròn tượng trưng trụ đèn.
- Luật chơi: Bật đúng đèn tương ứng với tín hiệu, ai bật sai phải nhảy lò cò.

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
18

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

- Cách chơi: Cô cho trẻ trọn cho mình 1 đèn giao thông. Trẻ đứng xung quanh
vòng tròn. Cô nói tín hiệu, trẻ phải bật đèn tương ứng và nhảy vào vòng tròn .

Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho trẻ 1 số trò chơi khác như: người tài xế giỏi, ô
tô và chim sẻ, đi đúng luật , thuyền về bến, về đúng đường, vòng quay giao
thông, người lái xe điện hoa, tín hiệu ….Các trò chơi được tổ chức vào các hoạt
động học, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời. Trẻ rất hứng thú tham gia,
thông qua các trò chơi không chỉ giúp trẻ nắm được một số quy định giao thông
cơ bản mà còn rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý, phản ứng nhanh nhẹn.
5. Tuyên truyền, phối kÕt hîp víi phô huynh.
Kh«ng g× lµm phô huynh tin tëng vµ vui b»ng khi tËn m¾t thÊy con m×nh
ngµy cµng khoÎ m¹nh th«ng minh, nhanh nhÑn, n¾m ®îc c¸c kiÕn thøc hµng
ngµy c« gi¸o ®· d¹y. Do ®ã c¸c phong trµo c¸c héi thi lµ dÞp ®Ó c¸c ch¸u thÓ
hiÖn nh÷ng g× ®· tiÕp thu vµ còng lµ h×nh thøc tr¶i nghiÖm ®éc ®¸o cña trÎ th«ng
qua nh÷ng g× c« gi¸o híng dÉn. §©y còng lµ h×nh thøc sinh ®éng.
T«i lu«n ®Þnh híng cho cha mÑ trÎ nhËn thøc ®óng ®¾n vÒ viÖc ph¸t triÓn trÎ
mÇm non mét c¸ch toµn diÖn, phèi hîp tèt víi nhµ trêng ®Ó ®Ó t¹o t©m thÕ tèt
cho trÎ ë nh÷ng n¨m häc tiÕp theo
Th«ng qua c¸c buæi häp phô huynh ®Çu n¨m, s¬ kÕt, tæng kÕt t«i lu«n cè
g¾ng thùc hiÖn tèt c«ng t¸c tuyªn truyÒn tíi c¸c bËc phô huynh, trao ®æi nh÷ng
suy nghÜ kiÕn thøc truyÒn ®¹t l¹i ®Ó phô huynh hiÓu râ môc ®Ých, yªu cÇu cña
viÖc gi¸o dôc giao th«ng cho trÎ.
Th«ng qua giê ®ãn tr¶ trÎ t«i cã thÓ trao ®æi tuyªn truyÒn víi c¸c bËc phô
huynh vÒ nh÷ng ý tëng gi¸o dôc an toµn giao th«ng cho trÎ qua nhµ trêng vµ gia
®×nh. Hoặc tuyên truyền với phụ hunynh qua các bài viết về cách giáo dục an
Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
19

Trường mầm non xã Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

toàn giao thông cho trẻ thông qua bảng tuyên truyền. Tôi ®¸nh m¸y ch÷ to c¸c
bµi th¬ c©u chuyÖn, mét sè h×nh ¶nh biÓu tîng vÒ LLATGT ®Ó phô huynh tham
kh¶o vµ d¹y trÎ. Qua biÖn ph¸p nµy phô huynh cïng phèi hîp víi nhµ trêng d¹y
trÎ biÕt ®îc mét sè LLATGT ®¬n gi¶n mµ cÇn thiÕt. B¶n th©n c¸c bËc phô huynh
còng n¾m ®îc, ý thøc vµ hiÓu biÕt h¬n ®Ó tham gia giao th«ng trªn ®êng phè, cÇn
thùc hiÖn ®óng luËt nh»m tr¸nh nh÷ng tai n¹n ®¸ng tiÕc x¶y ra gióp cho giao
th«ng cña chóng ta ngµy ®îc hoµn thiÖn, tr¸nh ®îc nh÷ng ¸ch t¾c.

¶nh:
tuyªn

truyÒn

Bảng
phụ

huynh
Để việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đạt hiệu quả không thể thiếu
đồ dùng, đồ chơi. Vì vậy tôi đã huy động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu
phế thải như: vỏ sữa, vỏ chai nước ngọt, hộp thuốc, bìa lịch cũ …..Từ những
nguyên liệu đó , tôi cùng trẻ làm các đồ dùng để học và chơi. TËn dông c¸c lo¹i
vá hộp sữa, xốp màu, nắp chai lµm các phơng tiÖn giao th«ng, lµm cét ®Ìn tÝn
hiÖu. TËn dông c¸c tê lÞch cò viÕt c¸c bµi th¬ cã néi dung gi¸o dôc luËt lÖ vµ an
toµn giao th«ng. C¸c m¶nh b×a nhá ®Ó lµm c¸c biÓn b¸o giao th«ng c¸c ®Ìn hiÖu
giao th«ng. Su tÇm c¸c lo¹i ph¬ng tiÖn giao th«ng trong s¸ch, b¸o, t¹p chÝ ®ãng
thµnh s¸ch vÒ ph¬ng tiÖn giao th«ng . Cho trÎ su tÇm c¾t c¸c tranh ¶nh vÒ ph¬ng
tiÖn giao th«ngtrong b¸o,t¹p chÝ ®Ó lµm l« t« vÒ ph¬ng tiÖn giao th«ng.

Người viết: Đặng Bích Phượng

Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
20

Tải về bản full

Skkn skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường mầm non họa mi.

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài............................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
II.PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................5
1.Cơ sở lí luận........................................................................................................5
2.Thực trạng...........................................................................................................6
3. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp....................................................9
a. Mục tiêu của biện pháp......................................................................................9
b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp.............................................10
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên.............................................10
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp..............................................10
Biện pháp 3: Phát động phong trào thi đua..........................................................13
Biện pháp 4: Khuyến khích giáo viên sưu tầm......................................................15
Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động...................................16
Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền.............................18
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp.....................................................................20
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu....................20
III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................22
1.Kết luận..............................................................................................................22
2.Kiến nghị...........................................................................................................22

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
1

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi.
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trước đây, khi theo dõi một phóng sự trên truyền hình, tôi đã lặng người đi
khi nghe nhà báo Quản Hồng Đức chua xót nói: "Mỗi ngày Việt Nam có hơn 30
người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên đường. Và tử
thần sẽ gọi tên ai trong số chúng ta?". Tôi đã từng nghe, tên những con đường gắn
liền với những vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Tôi đã từng nghe, những câu
chuyện của bậc làm cha làm mẹ phải đau đớn tận mắt chứng kiến cảnh con gái nhỏ
bị xe tải cán như hoàn cảnh trong vụ tai nạn của bé Huỳnh Thị Hoài Ngọc [3 tuổi]
ở Củ Chi. Làm sao để tránh những rủi ro khi ngày ngày phải đối mặt với những
luồng xe đông vội vã chen lấn khi tắc đường, khi xe máy cũng muốn tranh vỉa hè
với người đi bộ? Nghịch lý ấy diễn ra hằng ngày hằng giờ, trên mọi nẻo đường
giữa cuộc sống hiện đại, là câu hỏi không có lời giải đápkhi kẻ thù mang tên “tai
nạn giao thông” vẫn chưa thể chế ngự. Người ta không khỏi rùng mình trước
những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại con người và tài sản do tai nạn giao thông
gây ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc
gia, năm 2016 [tính từ 16-12-2015 đến 15-12-2016], cả nước xảy ra 21.589 vụ tai
nạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. Nếu nhẩm tính
sơ lược, ta sẽ giật mình khi biết được trung bình có khoảng 30 người tử vong mỗi
ngày, mỗi năm hơn chục ngàn ngườichết do tai nạn giao thông. Tình hình tai nạn
giao thông năm 2016 tuy đã có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ năm 2015 [giảm
1.261 vụ, giảm 43 người chết, giảm 1.792 người bị thương]. Nhưng đó vẫn chưa
thể là dấu hiệu đáng mừng cho đất nước. Đa phần các vụ tai nạn giao thông xảy ra
là do ý thức của người tham gia giao thông [chiếm 71,6%]. Đã đến lúc mỗi người
Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến
toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi.
Cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong nỗi đau tai nạn
giao thông có lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng.
Bên cạnh lòng quyết tâm chúng ta còn cần sự đổi mới trong cách thức thực
hiện, nhất là trong việc giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường.Trường học
là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo dục trẻ hiệu quả, tạo ra cho trẻ những
sân chơi bổ ích, giúp trẻ học hỏi từ cô và các bạn cùng trang lứa nhiều thói quen
tích cực.Trẻ em thường rất nhạy bén, cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, dễ bắt
chước, nên đây là thế mạnh của trẻ cần được khai thác. Sau khi được trang bị vốn
kiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và luật lệ an toàn giao thông nói riêng,
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
2

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

chính các em sẽ là những tuyên truyền viên trong việc chấp hành pháp luật về an
toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông” trong cộng đồng. Vì vậy, giáo
dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật giao thông là bài học không thể
thiếu ở các trường mầm non.
Mặc dù, nội dung an toàn giao thông đã được đưa vào một chủ đề trong
chương trình giáo dục mầm non và đã được khai thác đưa ra nhiều đổi mới trong
các đề tài nghiên cứu, nhưng có lẽ vẫn chưa đạt được hiệu quả như trông đợi. Giáo
viên còn lúng túng về phương pháp, giờ học chưa hấp dẫn vì nhiều khi chỉ đơn thuần là
cô giảng trò nghe, không có sự tích hợp nhiều hoạt động thú vị thu hút trẻ. Mặt khác,
giáo viên còn e ngại trong việc ứng dụng phương pháp mới, chưa nắm vững
phương pháp tích hợp nên còn áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc.
Vì vậy, thông qua việc dạy học lồng ghép qua các môn học, các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, tôi mong muốn giáo viên và học sinh có kiến thức cơ bản, nâng
cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của mình về an toàn giao thông. Để một nội dung
vốn không mới nhưng vẫn thu hút được trẻ và đạt hiệu quả tích cực, tôi nhận thấy
cần lựa chọn những phương pháp mới, phương pháp hay để áp dụng trong giờ học
ở trường mầm non.
Bên cạnh việc lồng ghép vào các tiết dạy giáo viên cần chú ý xây dựng hình
ảnh trực quan an toàn giao thôngở mỗi lớp học; xây dựng góc tuyên truyền với
những đồ chơi, những bức tranh giới thiệu về các phương tiện, các hình ảnh, tình
huống đúng, sai của người lớn, của các bạn nhỏ khi tham gia giao thông để các bé
nhận biết. Trong khuôn viên, nhà trường cũng đặt các biển hiệu pa - nô trên đó có
các bài hát, bài thơ với nội dung giáo dục an toàn giao thông. Giáo viên chính là
người mở đường, dẫn dắt trẻ bước đi trên con đường tri thức, mở cánh cửa đưa an
toàn giao thông về với mọi nhà.Người quản lý sẽ là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ
đạo cho giáo viên thực hiện các biện pháp cụ thể, giúp giáo viên nắm bắt được
kiến thức và có kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp.
Nhằm giải quyết những vướng mắc mà giáo viên còn gặp phải khi giảng dạy
nội dung an toàn giao thông trong trường mầm non và hướng đến mục đích xây
dựng cho trẻ lối ứng xử văn minh khi tham gia giao thông, với trách nhiệm của
người cán bộ quản lý chuyên môn, tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài “Một
số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi”. Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ đem lại
phương pháp dạy mới đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ mầm non.

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
3

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Từ công tác đánh giá thực trạng việc tích hợp nội dung giáo dục an toàn
giao thông ở trường Mầm non Họa Mi, tôi phát hiện nhiều vướng mắc thường gặp
trong hoạt động nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Do đó, tôi đã đề ra kế hoạch bồi
dưỡng nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên về nội dung an toàn
giao thông.
Thêm vào đó, tôi nhận thấyý thức của trẻ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, thói
quen của cha mẹ. Vì vậy, chúng ta cần đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu, sáng tạo,
chủ động và tích cực hơn để việc giáo dục an toàn giao thông không chỉ là hình
thành ý thức cho học sinh, mà qua các em nhà trường chuyển những thông điệp về
thực hiện an toàn giao thông đến với phụ huynh và toàn xã hội.
Hướng dẫn thêm cho các giáo viên tổ chức nhiều tiết dạy dưới hình thức
cuộc thi về an toàn giao thông để chủ đề này gần gũi hơn với trẻ. Đồng thời, tôi
cùng các giáo viên tìm kiếm các tư liệu, tranh ảnh, sách truyện có liên quan đến
giao thông để làm phong phú thêm giá sách của các lớp.
Qua các biện pháp nêu ra, tôi mong muốn tạo điều kiện để an toàn giao
thông trở nên thân thuộc, gần gũi hơn với trẻ nhỏ. Thông điệp về an toàn giao
thông được chú trọng và nhắc nhở hàng ngày sẽ giúp trẻ phần nào nhận thấy tầm
quan trọng của vấn đề, có thói quen hành xử theo pháp luật, giảm thiểu những suy
nghĩ sai lầm trái pháp luật trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền,
huyện Krông Ana,tỉnh DakLak.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
*Về nội dung:Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội
dunggiáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng
Điền, huyện Krông Ana, tỉnh DakLak.
* Đối tượng khảo sát: Giáo viên trường Mầm non Họa Mi
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa
các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
4

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

- Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.
II. Phần nội dung
1.Cơ sở lí luận
An toàn giao thông là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các
phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không. An toàn giao thông xuất phát từ sự
chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử đúng mực của con người khi tham
gia giao thông. Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao
thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác, gây hậu quả cho cộng đồng và
cần phải được lên án mạnh mẽ.
Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn giao thông, Chính phủ đã có rất
nhiều nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông. Từ năm 2007, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết số 32/2007ngày 29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách
nhằm kiềm chế tai nạn giao thông”, đưa ra những giải pháp cấp bách: “đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao
thông”.Theo Nghị định của Chính phủ, từ ngày 15/12/2007, “tất cả mọi người đều
phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy”. Tuy nhiên, các con số
thống kê về tai nạn giao thông cho thấy tình hình giao thông vẫn chưa được khả
quan, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào có thể đưa ra hướng giải quyết tối ưu.
Xóa bỏ tai nạn giao thông dường như đang đi vào lối mòn bế tắc.
Hiện nay, tai nạn giao thông xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự
an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải
đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay
lốp. Họ chỉ biết quan tâm đến lợi ích vụn vặt trước mắt mà không hề hiểu hết được
sự nguy hiểm khôn lường từ hành động sai trái đó.Những chiếc đinh nhọn sẽ làm
thủng săm xe của người đi đường, đồng thời khiến người ngồi trên phương tiện
giao thông với tốc độ cao sẽ đột ngột bị văng ra khỏi xe và dẫn đến nguy cơ tử
vong rất lớn.Ta còn bắt gặp những kẻ vì ham muốn đua đòi thể hiện, vì nông nổi
ưa thích phô trương, vì muốn được đặt danh “con nhà giàu” mà mang tai nạn đến
các nẻo đường bằng những cuộc đua xe trái phép. Lợi ích vật chất từ những cuộc
đua xe trái phép thường là không nhiều hoặc là không quá cần thiết với những
“cậu ấm cô chiêu” này, nhưng tai họa từ những đường đua tốc độ luôn rình rập
những kẻ trong cuộc và cả những người vô tội tham gia giao thông trên cùng tuyến
đường. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tai nạn có thể do chất lượng đường sá của
một số tuyến đường còn hạn chế, ổ gà ổ voi đánh bẫy người đi đường. Tuy nhiên,
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
5

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

hầu hết tai nạn bắt nguồn từ ý thức của con người, bởi nếu như họ biết quý bản
thân mình, biết quan tâm đến người khác, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ
chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên,
nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và
xã hội.
Trong các vụ tai nạn giao thông, nạn nhân là trẻ em chiếm một con số không
nhỏ. Vì vậy, giáo dục cho trẻ nhận thức về an toàn giao thông là điều vô cùng quan
trọng. Đây không chỉ là nhiệm vụ học tập của các em mà còn là cách để giữ gìn
cuộc sống an toàn. Việc học của các em không chỉ là đơn thuần tiếp nhận kiến thức
mà nên là quá trình chơi mà học. Thực tế đã cho thấy, tích hợp là phương pháp khả
thi giúp mềm hóa vấn đề thời sự nóng hổi này thành câu chuyện gần gũi với trẻ.
Tích hợp là sự lồng ghép giáo dục về an toàn giao thông vào nội dung các môn
học, các hoạt động của nhà trường một cách hài hòa. Chúng ta có thể tích hợp toàn
phần hoặc một phần nhỏ trong bài dạy sao cho hợp lý.
Với việc khai thác đề tài an toàn giao thông để tích hợp trong dạy học, giáo
viên có thể thiết kế thành công những giờ học hấp dẫn. Những câu chuyện, bộ
phim, tranh ảnh về an toàn giao thông để trẻ dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội và tái
tạo kiến thức. Tuy nhiên, trong khi giáo dục trẻ, giáo viên cần xem xét mức độ tích
hợp như thế nào cho phù hợp nội dung, đặc điểm lứa tuổi. Khai thác nội dung giáo
dục an toàn giao thông cần có chọn lọc, có tính tập trung vào nội dung chính, có
mục đích nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
2.Thực trạng
Tôi đã đưa ra bảng câu hỏi khảo sát đầu năm về tình hình tìm hiều pháp luật
và định hướng giảng dạy nội dung an toàn giao thông của các giáo viên trong
trường và thu được một số kết quả quan trọng.
* Bảng câu hỏi khảo sát:
1. Chính phủ đã lựa chọn tháng nào hàng năm làm tháng “an toàn giao
thông”?
a.Tháng 8 

b Tháng 9 

c Tháng 10 

2. Việc tìm hiểu, tiếp cận pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông của
đồng chí như thế nào?
a. Chủ động 

b. Khi cầần sử dụng pháp luật để giải quyếết
vầến đếầ vếầ giao thôngthì mới tm hiểu quy
định liến quan
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
6

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

3.Theo đồng chí, nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân còn thờ ơ với
quy định pháp luật giao thông là gì?
a.Bản thân không thích tìm hiểu hoặc không có môi trường,
điều kiện tiếp cận pháp luật



b.Nội dung pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu



c.Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đẩy
mạnh, công tác tuyên truyền còn cứng nhắc, không hiệu quả



4. Theo đồng chí, nên đưa những nội dung an toàn giao thông vào bài giảng
như thế nào?
a. Lôầng ghép tch hợp
vào hoạt động hàng
ngày của trẻ 

b. Dạy riếng một buổi
trong tuầần vào buổi
sinh hoạt của cô trò


c. Đưa vào chủ đếầ
phương tện giao
thông 

5. Gia đình có cần kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ an toàn giao thông
không?
a. Cầần thiếết 

b. Không cầần thiếết 

6. Có cần tổ chức cho trẻ trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục an toàn giao
thông ngay ở trường/ lớp?
a. Cầần thiếết 

b. Không cầần thiếết 

7. Nên cho trẻ được trải nghiệm, được tham gia thực tế với các tình huống
giao thông trong giờ học hoặc cuộc thi để làm quen với an toàn giao thông ở
trường/ lớp?
a. Cầần thiếết 

b. Không cầần thiếết 

8. Đồng chí có thường xuyên sưu tầm bài thơ, bài hát, câu chuyện về an toàn
giao thông cho trẻ không?
a. Thường xuyến 

b. Tương đôếi ít 

*Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về giáo dục trẻ mầm non nội dung an
toàn giao thông

St

Nội dung khảo sát

Tổng số

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
7

Đánh giá

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

t

1

Giáo viên nhận thức vai trò của
việc tìm hiểu và tuyên truyền
pháp luật giao thông

2

Chú trọng lồng ghép tích hợp
giáo dục an toàn giao thông vào
các môn học, các hoạt động trong
ngày của trẻ.

3

4

giáo viên

Tốt

Khá

ĐYC

18

5

8

5

4

5

9

4

6

8

5

7

6

18

Tích cực sưu tầm, sáng tác thơ
ca, hò vè,.. có nội dung về an
toàn giao thông để đưa vào dạy
trẻ.

18

Làm tốt công tác phối hợp với
phụ huynh để cùng giáo dục nội
dung an toàn giao thông cho trẻ
mầm non

18


YC

* Phân tích, đánh giá các vần đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Qua khảo sát, tôi nhận thấy giáo viên đã có sự quan tâm nhất định về an toàn giao
thông, trong quá trình giảng dạy đã tích hợp nội dung giáo dục trong một số môn học,
một số hoạt động ngoài giờ lên lớp. An toàn giao thông vốn đã là một nội dung trong dạy
học ở trường mầm non, tuy nhiên vẫn cần sự quan tâm đặc biệt của các cán bộ quản lý
nhằm hướng dẫn giáo viên tìm ra giải pháp đổi mới, thu hút trẻ học tập, sáng tạo. Các
nguồn tư liệu như tài liệu, sách báo tuy phong phú nhưng đôi lúc vẫn chưa thể bắt kịp
thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay.Giáo viên ít đổi mới để nội dung an toàn
giao thông thu hút trẻ mà chủ yếu dựa vào khuôn mẫu nội dung có sẵn của chủ đề
phương tiện giao thông. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng
nội dung kế hoạch dạy học tích hợp và đặc biệt còn lúng túng về phương pháp, khiến
hiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục giao thông chưa cao.
Thêm vào đó, đa số phụ huynh làm nghề nông, thường đi làm ruộng, rẫy từ
sáng sớm nên ít có thời gian trò chuyện, hướng dẫn con về an toàn giao thông.
Nhiều phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục trẻ về an toàn giao thông, không nhắc
nhở trẻ thực hiện đúng quy định giao thông, để trẻ tùy ý nô đùa giữa đường, không
đội mũ bảo hiểm cho trẻ... trong thư viện nhà trường, qua các phương tiện thông tin đại
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
8

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

chúng và qua mạng internet là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cần được giáo viên khai thác
triệt để.
Các cụ ta đã từng dạy: “Uốn cây từ thưở còn non/ Dạy con từ thưở con còn
bi bô”. Mầm non là lứa tuổi trẻ học cách nhận biết những điều hay lẽ phải, do đó
những điều cô giáo dạy hôm nay sẽ khắc ghi trong trẻ đến mai sau. Vì vậy, nếu
muốn thế hệ trẻ có “văn hóa giao thông” thì ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp trồng
người, mỗi cô giáo phải chú trọng “uốn cây” theo nếp sống tích cực, xây dựng
trong trẻ thói quen ứng xử hợp lý, hợp tình trong tham gia giao thông. Bản thân là
cán bộ quản lý vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với việc tích hợp nội dung
giáo dục trẻ về an toàn giao thông vào chương trình giáo dục trẻ mầm non, tôi hiểu
rõ tầm quan trọng của việc phải cải biến những khó khăn từ thực trạng. Tôi nhận
thấy, nếu chỉ giảng dạy an toàn giao thông bó hẹp trong một chủ đề phương tiện
giao thông thì không thể đạt được mục đích quan trọng mà đề tài đặt ra nói riêng
và yêu cầu giáo dục nhân cách cho trẻ nói chung. Phương pháp cũ mà giáo viên áp
dụng chỉ đơn thuần là truyền đạt những kiến thức sẵn có trong sách vở mà không
quan tâm nhiều đến khả năng tiếp thu và sự hứng thú của người học với vấn đề.
Do đó, một vấn đề tưởng chừng quen thuộc như an toàn giao thông nhưng vẫn
chưa thể khắc ghi trong ý thức trẻ.
Việc dạy học cũng như nấu ăn, để một món ăn cũ vẫn ngon và thu hút trẻ, cô giáo
cần thêm nhiều gia vị và trang trí món ăn thật đẹp mắt. Dựa vào những thuận lợi sẵn
có, tôi đã cùng các giáo viên nghiên cứu thực hiện nhiều biện pháp hữu ích nhằm
lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông vào hoạt động hàng ngày.
Mọi lỗ hổng kiến thức đều có thể bù đắp lại nhờ nỗ lực của người có cố gắng, vì
vậy, tôi luôn động viên giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo. Trường có nhiều
giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng có
khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ tốt nên những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra
hoàn toàn có thể thành công.
3. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp
a.Mục tiêu của biện pháp
Qua quá trình tìm hiểu thực tế áp dụng phương pháp tích hợp, tôi nhận thấy đây là
phương pháp không quá khó nhưng mang lại hiệu quả đáng trông đợi. Trong giờ học,
giáo viên có thể truyền đạt một cách linh hoạt nhiều nội dung cho trẻ mà không nhồi
nhét quá tải kiến thức. Mỗi nội dung được chia nhỏ ra phù hợp với từng hoạt động trong
ngày phù hợp với chủ đề. Với quy mô lớn hơn, các lớp có thể cùng nhau sinh hoạt ngoại
khóa hoặc tham gia các cuộc thi vui tươi phù hợp lứa tuổi về tìm hiểu an toàn giao thông.
Ngoài ra, những hoạt động này có thể thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh học
sinh và giáo viên trong trường, truyền tải nhiều kiến thức bổ ích và thú vị đến đông đảo
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
9

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

mọi người. Mỗi biện pháp được thực hiện là mỗi bước để đưa an toàn giao thông đạt kết
quả tích cực trong giáo dục mầm non. Qua đó, tôi muốn hướng đến mục đích thay đổi
nhận thức của người điều khiển phương tiện,giảm thiểu tai nạn giao thông.Đồng
thờitôi mong rằng có thểbổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, đẩy mạnh
sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo
dục về an toàn giao thông trong chương trình giáo dục trẻ mầm non.
Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc lồng ghép giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh chỉ có thể đạt kết quả tốt khi người quản lý chuẩn bịkế hoạch
kĩ lưỡng. Xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt,có tác dụng chỉ đạo, là la
bànđịnh hướng cho hoạt động đi được đến điểm đích.
Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề giáo
dục an toàn giao thông ở Việt Nam, tôi nhận ra những điểm mạnh và những điều
còn hạn chế trong công tác chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông.Do vậy, ngay từ
đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác giáo
dục lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ như sau:
- Tổ chức chuyên đề lý thuyết và thực hành những kiến thức cơ bảnvề luật
lệ an toàn giao thông cho giáo viênđưa nội dung giáo dục an toàn giao thông ngay
trong những ngày đầu năm học; định hướng giáo viên xây dựng kế hoạchgiáo dục,
cách lồng ghép tích hợp vào các chủ đề trong năm,các hoạt động trong ngày, giúp
trẻ nhận biết luật lệ an toàn giao thông.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức hội thi “Bé với an toàn giao thông” cấp
trường vào tháng 9, hưởng ứng tháng an toàn giao thông cho tất cả học sinh và phụ
huynh tham gia.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền của lớp đưa nội dung giáo
dục kiến thức an toàn giao thông cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng hiểu rõ
tầm quan trọng của việc thực hiện tốt luật lệ giao thông.
- Tham mưu với hiệu trưởng mua một số tài liệu có liên quan đến việc
hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về an toàn giao thôngcho giáo viên tham
khảo.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao
thông vàomột số hoạt động trong ngày phù hợp với từng chủ đề.

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
10

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung Giáo dục an toàn giao
thông được thực hiện thông qua chủ đề phương tiện giao thông [khoảng 3-4
tuần].Ngoài ra còn có thể tích hợp vào một số chủ đề khác như chủ đề gia đình,
bản thân, nghề nghiệp, trường mầm non,...Nội dung giáo dục an toàn giao thông
có thể tổ chức qua các hoạt động giáo dục như: Hoạt động học, hoạt động chơi,
hoạt động tham quan, trải nghiệm thực hành.Với biện pháp này tôi đã chỉ đạo giáo
viên nghiên cứu những nội dung phù hợp với các hoạt động trong ngày, với từng
chủ đề để đưa vào dạy trẻ.
* Giờ đón trẻ
Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề đang học, lồng ghép nội dung giáo dục an
toàn giao thông một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
VD: Sáng nay ai chở con đến lớp? Khi đi ngồi trên xe máy thì con cần phải
làm gì? [đội mũ bảo hiểm gài quai mũ cẩn thận, không được đùa nghịch trên xe...];
những bạn mà tự đến trường thì các con phải đi như thế nảo? [đi bên phải, đi sát
mép đường, quan sát khi không có xe thì mới qua đường...]
VD: Với chủ đề “phương tiện giao thông”, cô có thể trò chuyện với trẻ về
một số phương tiện giao thông, cho vào góc chơi tự chọn để vẽ, nặn, xé dán, chơi
lô tô, đô mi nô,làm những mô hình phương tiện mà trẻ thích.
*Hoạt động ngoài trời:
Trẻ quan sát các phương tiện đi qua cổng trường: Họ chở những gì trên ô tô,
xe máy, xe đạp? Người điều khiển xe gắn máy thì cần phải đội cái gì trên đầu?[mũ
bảo hiểm]. Mỗi xe chở được mấy người?Qua đó trẻ nhận thức được việc chấp
hành đúng luật khi tham gia giao thông đường bộ.
Đếm số phương tiện mỗi loại đi qua cổng trường
Trò chơi: “Tín hiệu đèn giao thông”. Cô điều khiển đèn giao thông, một số
trẻ làm người đi bộ, một số trẻ làm ô tô, xe đạp…đi đúng quy định theo đèn giao
thông của cô; chơi “Ô tô về bến”, “Bác tài xế giỏi”, …
Cho trẻ nhặt sỏi, lá cây ở sân trường để xếp các loại phượng tiện giao thông.
* Hoạt động học:
Hoạt động học là hoạt động cung cấp kiến thứcnhiều nhất cho trẻ, vì
vậygiáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học tích cựclấy trẻ làm trung tâm. Trẻ
phải được trải nghiệm tham gia quá trình lĩnh hội kiến thức và các kỹ năng mới trẻ
chưa biết.Tùy theo độ tuổi mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục an toàn
giao thông sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
11

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

Ví dụ: Qua môn khám phá khoa học [lớp 4-5 tuổi]:
Cho trẻ kể một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường
hàng không...Hỏi trẻ đi tham gia giao thông bằng xe gắn máy thì con sẽ làm gì?
Qua đó cô sẽ giáo dục các cháu phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máyvà nhắc nhở
người lớn điều khiển xe phải đội mũ bảo hiểm, không chở quá số người quy định,
không chạy lạng lách, không lái xe khi có uống rượu, không chạy quá tốc độ cho
phép,tuân thủ các đèn tín hiệu và biển báo giao thông trên đường, biết một số biển
báo trên đường như: cấm dừng đậu xe, biển báo sắp tới phần đường dành cho
người đi bộ, cấm ô tô chạy lên cầu...
Giáo dục trẻ khi đi bộ đi trên vỉa hè hoặc bên lề đường; nơi không có vỉa hè
thì đi sát lề đường phía bên tay phải, đi qua đường phải có người lớn dắt hoặc
quan sát kỹ đường rồi mới qua; khi đi xe buýt, qua đò thì phải ngồi an toàn không
đùa giỡn và phải mặc áo phao, khi đi phải có người lớn đi cùng, không thò đầu thò
tay ra ngoài cửa xe.
Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu các biển báo giao thông [lớp 5- 6 tuổi]. Cho trẻ làm
quen các loại biển báo bằng cách kể tình huống trên mô hình “Thỏ không vâng lời,
bác Gấu phạt ai?” Cô đàm thoại cùng trẻ về những tình huống vừa xảy ra:
- Các con vừa thấy những gì?
- Nếu chúng ta không tuân thủ các biển báo giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?
- Cô mời trẻ lên chọn và hỏi ý nghĩa các biển báo đó.
- Cho trẻ lắp ghép một số biển báo.
Ở chủ đề nàygiáo viên cóthểchọn bài thơ“cô dạy con”, “chú công an
nhỏ”haycâu chuyện “qua đường", “ xe lu và xe ca”…để dạy trẻ.Thông
quacâuchuyện, bài thơ giáo dục trẻ về luật lệ giao thông đơn giản như đèn đỏ dừng
lại, đèn xanh được đi, giúp trẻ có ý có thức chấp hành luật lệ giao thông.
* Hoạt động các góc
Trong hoạt động góc có thể dạy trẻ chơi xây dựng bến xe ô tô, ga tàu, sân
bay, ngã tư đường phố, lắp ráp các toa tàu, ô tô; chơi đóng vai người bán vé, mua
vé, người tài xế...; vẽ cắt dán nhữngphươngtiện giao thônglên mảng tường chủ đề
của lớp…
Ví dụ: Ở góc đọc sách:
- Chú ý dạy trẻ cách cầm sách xem đúng cách để không làm hỏng sách
[không cuộn sách khi xem, không gạch, tẩy xoá trong sách, giở sách nhẹ nhàng
từng trang ]
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
12

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

- Cho trẻ xem sách tranh, học cách phân biệt những hành vikhông chấp hành
luật lệ giao thông như lạng lách đánh võng, chạy quá tốc độ cho phép, vượt đèn
đỏ, dừng đỗ xe không đúng qui định, cô cho trẻ thảo luận làm thế nào để bố mẹ
không để xe lộn xộn trước cổng trường...
* Giờ trả trẻ
Ngoài việc hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi về nhà,giáo
viên cần trao đổi với phụ huynh nên đón trẻ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên nếu trẻ
phải tự đi về, cô dặn dò trẻ nhớ đi bên lề đường, phía tay phải của mình, không
chơi la cà dọc đường.
Trong từng thời điểm diễn ra hoạt động trong ngày, giáo viên cần linh hoạt
sáng tạo trong việc lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dụcan toàn giao
thông một cách hợp lí tự nhiên nhằm giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ
năng sống tích cực.
Từ định hướng trên, giáo viên đã lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn
giao thông vào các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm non,giúp trẻ có
những nhận thức ban đầu tuy đơn giản nhưng rất quan trọng để hình thành những
hành vi đúng mực khi tham gia giao thông.
Biện pháp 3: Phát động phong trào thi đua trang trí lớp học và làm đồ
dùng sáng tạo phục vụ cho việc tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông
trong nhà trường.
Đối với trẻ em, mái trường là ngôi nhà thứ hai, là chỗ dựa tinh thần,bền
vững, tin cậy và có sức hấp dẫn nhất. Vì vậy, phải làm sao cho trẻ em thích đến
trường học tập và cảm thấy “đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”.

Hình ảnhtrang trí lớp của lớp lá 3
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
13

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

Nhằm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do
khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình, việc tạo môi trường học tập xung
quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết. Qua các môi trường giáo dục này, sự tìm tòi
khám phá, bộc lộ khả năng sẽ được khơi dậy trong trẻ nhỏ. Dựa vào những điều
nhận thấy ở lớp học, trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các
kiến thức kỹ năng được củng cố và bổ sung.Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên dành
một mảng tường trang trí lớp học tích hợp nội dungan toàn giao thông để trẻ cảm
nhận được sự thân thiện, gần gũi với giao thông, vừa kích thích trẻ hoạt động tích
cực, vừatạo cho trẻ sự hứng thú yêu thích lớp học. Môi trường học tập của trẻ cần
được đảm bảosắp xếp một cách hợp lý, phát huy trí tưởng tượng. Chẳng hạn như
từ góc trang trí về giao thông, trẻ biết kỹ hơn về các loại phương tiện giao thông,
nơi hoạt động, công dụng của mỗi loại.Trẻ biết thêm được những biển báo, ý nghĩa
và màu sắc củamỗi biển báogiao thôngnhư thế nào... Nhờ đó trẻ nhận thấy trách
nhiệm của mình với việc chấp hành luật lệ giao thông hiện tại và mai sau.
Ngoài việc trang trí lớp học, đồ dùng dạy học đóng vai trò hết sức quan
trọng và cần thiết cho giáo viên thực hiện các hoạt động có mục đích, có kế hoạch,
có hệ thống. Qua những đồ dùng trực quan, trẻ hình thành và phát triển tư duy,
ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Hiện nay đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục
thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình
dạy học ở trường mầm non. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế thải từ gia
đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có rất nhiều có thể tái sử dụng
làm đồ chơi cho trẻ. Khi có món đồ chơi do cô và trẻ hoặctrẻ tự tay làm ra, các
cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn.
Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu sức lao động ngay khi còn bé. Đối
với các bé mầm non, dạy trẻ về an toàn giao thông tuy không khó nhưng cũng
không hề đơn giản, đòi hỏi giáo viên phải hết sức sáng tạo, linh hoạt. Việc sử dụng
các mô hình trực quan sinh động là phương pháp tốt nhất giúp các bé dễ học, dễ
nhớ.
Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, ngay từ đầu năm học tôi đã phát động
giáo viên thi đua làmđồ dùng dạy học sáng tạo phục vụ cho việc giáo dục tích
hợp.Việc tự làm đồ dùng, đồ chơi, là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ
mầm non, đáp ứng với thực tế tại lớp, giúp giáo viên thực hiện các hoạt động giáo
dục an toàn giao thông cho trẻ đạt hiệu quả.Qua những đồ dùng trực quan, trẻ hình
thành và phát triển tư duy, ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung
quanh. Đồ dùng đưa vào dạy trẻphải phong phú về nội dung, đảm bảo tính thẩm
mỹ, áp dụng có hiệu quả trong các hoạt động.
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
14

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

Một số đồ dùng về phương tiện giao thông do giáo viên trong trường thực hiện

Biện pháp 4: Khuyến khích giáo viên sưu tầm trò chơi, bài hát, thơ ca, câu
đố, truyện kể về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ
Ta vẫn thường nói, âm nhạc là gia vị của cuộc sống. Do đó, thế giới an toàn
giao thông thu nhỏ của trẻ ở trường mầm non không thể thiếu đi hương vị âm
nhạc. Những bài hát, bài thơ, truyện kể sẽ khơi dậy trong trẻ trí tò mò về thế giới xung
quanh, nâng cao tinh thần ham học hỏi, tìm tòi về phương tiện giao thông.
Với thời đại công nghệ phát triển, việc đưa bài hát, thơ ca, câu đố, truyện kể về
giáo dục an toàn giao thông vào bài học của trẻ là điều không hề khó khăn. Nguồn tư
liệu sách báo đa dạng và nhất là sự hỗ trợ hiện đại của mạng internet đã tạo điều
kiện hỗ trợ tích cực cho quá trình tìm kiếm, sưu tầm của giáo viên. Vô vàn những
bài hát dễ thương, ý nghĩa phù hợp với trẻ mầm non được các cô sưu tầm như “Đi
đường em nhớ”, “Em đi qua ngã tư đường phố” nhạc và lời của bác Hoàng Văn
Yến, “Đèn đỏ, đèn xanh” nhạc của chú Lương Vĩnh, “Đi trên vỉa hè bên phải”
nhạc và lời của cô Nguyễn Thị Thanh… Những ca từ đơn giản, đáng yêu cùng nhịp
điệu vui tươi đã thu hút sự chú ý đặc biệt của trẻ.
Ngoài ra, nhà trường còn phát động phong trào thi đua, khích lệ giáo viên
sưu tầm các bài hát, thơ ca, câu chuyện, câu đố, trò chơi có nội dung giáo dục về
an toàn giao thông cho trẻ phù hợp với lứa tuổi. Một số bài thơ, câu chuyện, bài
hát được giáo viên đưa ra giới thiệu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để mọi
người cùng thảo luận, lựa chọn. Nhiều bài tiêu biểu có nội dung phù hợp với nội
dung tiết học được đánh giá caonhư “ Đèn hiệu giao thông”, “Chúng em học luật
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
15

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

giao thông”,“Cô dạy con”, “Trên đường”… hay câu chuyện “Thỏ con đi
học”,“Qua đường”,“ Xe lu và xe ca”,“ Kiến thi an toàn giao thông”… Một số giáo
viên đã linh hoạt tìm tòi và sưu tầm những cuốn sách, truyện tranh hấp dẫn để làm tư liệu
tham khảo trong việc dạy - học chính khóa hoặc ngoại khóa. Các tác phẩm như: “Cái hố
bên đường” [Thái Hà]; “Ba ngọn đèn giao thông” [phỏng theo truyện Ba Màu của
L.Demcôva] đã xây dựng những hình tượng nhân vật sinh động, ngộ nghĩnh, tô vẽ thêm
nhiều màu sắc vào thế giới phương tiện giao thông của trẻ.
Tuy nhiên, từ những tài liệu đã sưu tầm, cô giáo cần chọn lọc những nội dung dễ
hiểu nhất, thêm gia vị hài hước để truyền đạt đến trẻ một cách nhẹ nhàng, tươi mới. Cô
và trẻ đồng hành trong học tập, cùng nhau khám phá những điều mới mẻ nhờ lăng
kính thơ ca, nhạc họa. Mỗi tiết học nhờ đó không còn đơn thuần là giờ giảng lý
thuyết nhàm chán mà trở thành những buổi vừa học vừa chơi bổ ích, và mỗi ngày
đến trường của trẻ đều là một ngày thật vui.
Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tổchứctốtcác hoạt động ngoại khóa tích
hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông
Cùng với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, ngoài những hoạt
động học tập, vui chơi, chúng ta cũng cần quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa
của trẻ.Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng phần nào giúp trẻ khỏe
mạnh tự tin hơn. Tham gia các hoạt động ngoại khóa còn giúp cô trò thư giãn, trải
nghiệm thực tế và học tập được nhiều kỹ năng sống.
*Tổ chức hội thi“Bé với an toàn giao thông”
“Trên sân trường chúng em chơi giao thông
Đi vòng quanh qua ngã tư đường phố
Đèn bật lên, màu đỏ thì em đứng lại
Đèn bật lên,màu xanh em nhanh qua đường”
Những câu hát ngộ nghĩnh, giàu hình ảnh trong bài hát:“Em đi qua ngã tư
đường phố” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến được các bé trường Mầm non HọaMi
thuộc làu trong Hội thi “Bé với an toàn giao thông”. Đây là hội thiđể hưởng ứng
tháng an toàn giao thông theo Chỉ thị 718/TT ngày 01 tháng 09 năm 1997 của Thủ
tướng Chính phủ: “Lấy tháng 09 hàng năm làm tháng an toàn giao thông”.

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
16

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

Một số hình ảnh của Hội thi “Bé với an toàn giao thông”

Hội thi là một sân chơi lành mạnh và bổ ích, là cơ hội cho trẻ và các cô giáo
giao lưu, cùng nhau chia sẻ những kiến thức an toàn giao thông, văn hóa giao
thông và các kỹ năng cần thiết khi tham gia giao thông. Hội thi đã và đang góp
phần tạo nên sự thay đổi nhận thức, ý thức tham gia giao thông trong cộng đồng.
Đây là hình thức tuyên truyền có tính chất lan tỏa nhanh, nhân lên gấp bội ý nghĩa
của thông điệp được truyền tải. Vì vậy nhà trường thường tổ chức hội thi vào
tháng 9 hàng năm.
Với nội dung phong phú, thiết thực, hình thức nhẹ nhàng, ngắn gọn, nghiêm
túc và sáng tạo, trẻ được trải qua các vòng thi:
- Chào hỏi: Phần chào hỏi các đội sẽ giới thiệu đội chơi mang tên một loại
phương tiện của đội mình. Thông qua đó trẻ biết tên phương tiện, nơi hoạt động,
công dụng... của phương tiện đó.
- Phần thi bé học luật giao thông: Trả lời câu hỏi về luật lệ giao thông, biển
báo giao thông và thực hành trò chơi “Đi qua ngã tư đường phố”. Qua đó trẻ được
học hỏi từ phần thi của đội mình và các đội bạn kiến thức về một số biển báo giao
thông, luật lệ giao thông một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ.
- Phần thi bé tài năng: Mỗi đội thể hiện tài năng của mình với nhiều nội
dung: Kể chuyện, đọc thơ, hát hoặc vẽ một bức tranh về chủ đề giao thông. Phần
thi thể hiện sự vui tươi, nhí nhảnh, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân.
- Phần thi bé với an toàn giao thông: Xem tranh và gạch bỏ những bạn thực
hiện không đúng quy định giao thông. Trẻ phân biệt được hành vi đúng sai tgiao
thông, từ đó hình thành ý thức về văn hóa giao thông
* Hoạt độngtham quan dã ngoại
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
17

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

Tham quan dã ngoại là một hoạt động thú vị mà người giáo viên có thể vừa
khéo léo tích hợp nội dung giáo dục, vừatạo cho trẻ tinh thần phấn khởi.Việc trẻ
được trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn kiến thức về
giao thôngvà đặc biệt hơn là sẽ giúp trẻ nâng cao hiểu biết về thế giới bên ngoài.
Cô có thể cùng trẻ đi dã ngoại ở những nơi gần trường, những khu vực gần gũi
xung quanh nơi trẻ sống. Tuy nhiên, việc tổ chức cần được cô giáo lên kế hoạch
chi tiết, có sự đồng ý của phụ huynh và chia lớp thành những nhóm nhỏ có cô giáo
đi kèm để dễ quản lý, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức cho
trẻ đi tham quantheo từng chủ đề. Ví dụ với chủ đề “Quê hương, đất nước…”, giáo
viên nên tổ chức cho trẻ đi dạo ở những con đường ra đồng, đường về nhà. Trong
quá trình đi đường, giáo viên cho trẻ quan sát giao thông trên đường và trò chuyện
với trẻ về một số luật lệ an toàn giao thông như: Ở nông thôn, người đi bộ phải đi
sát mép đường ở bên phải, ở thành phố thì đi trên vỉa hè. Khi tham gia giao thông
bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm và gài quai mũ cẩn thận. Khi chuyến đi dạo kết
thúc, tất cả các trẻ đều đã thuộc lòng những quy định trên.
Hoạt động ngoại khóa giúp cho trẻ hòa đồng hơn với các bạn trong trường,
nhờ đó kiến thức đi sâu vào trong trẻ thật nhẹ nhàng, đơn giản và đầy hứng thú,
chương trình học chính của các lớp được giảm tải mà lượng kiến thức nền tảng
vẫn được đảm bảo.
Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp
với phụ huynh và cộng đồng
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn trong việc xây dựng thành công
một hoạt động xã hội, là chìa khóa huy động sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Tuyên truyền nhằm giúp đông đảo phụ huynh và quan trọng hơn là cộng đồng xã
hội hiểu rõ về mục đích của hoạt động, từ đó nâng cao ý thức phối hợp thực hiện
cùng nhà trường.
Thực tế, một số phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ nên chưa cần phải giáo dục
nội dung an toàn giao thông, nhầm tưởng đây là vấn đề còn xa vời với tuổi mầm
non. Để phụ huynh học sinh nói riêng và cộng đồng nhân dân trên địa bàn xã
Quảng Điền nói chung hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ, tôi nhận thấy trường Mầm non Họa Mi phải “Tự mình nói về mình”
bằng nhiều hình thức tuyên truyền khéo léo, rõ ràng, rộng rãi. Ngay từ đầu năm
học, tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về
nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong năm học như sau:

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
18

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

- Sau khai giảng một tuần trường chỉ đạo các lớp tổ chức họp cha mẹ trẻ đầu
năm phổ biến “Một số quy định của trường” và trò chuyện với phụ huynh về
“Giáo dục an toàn giao cho trẻ” về “Một số nguyên nhân gây tại nạn giao
thông” đặc biệt là đối với các cháu ở lứa tuổi học mầm non. Giáo viên, các bậc
phụ huynh cần có hành vi ứng xử đúng mực, thực hiện tốt an toàn giao thông để
làm gương cho trẻ, nhờ đó nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp giữa giao đình
- nhà trường.
-Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, tất cả các bậc phụ huynh đều
thông nhất cam kết phối hợp cùng nhà trường giáo dục an toàn giao thông
như:“Khi cho trẻ ngồi lên xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm”, trẻ không
được nô đùa dưới lòng đường...để bảo vệ bản thân mình và thực hiện một số trật
tự an toàn giao thông.
Ví dụ:
Khi chở trẻ đi ngoài đường, cha mẹ đảm bảo trẻ được ngồi vị trí an
toànkhông cho trẻ cầm theo bóng bay hoặc xem truyện tranh khi ngồi trên xe máy.
Không để trẻ đi chơi một mình,khi trẻ ra đường cần có sự để mắt của người
lớn.
Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng cách tuân thủ pháp luật điều khiển
phương tiện giao thông của mình một cách an toàn.
Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, giấy gói, chai nước giải khát…ra đường vì dễ
gây tai nạn giao thông.
Thông qua giờđón trả trẻ, giáo viên có thể trao đổi với các bậc cha mẹ học
sinh về ý tưởng giáo dục an toàn giao thông cho trẻngay tại nhà:Dạy cho trẻ học
các bài hát, đọc các bài thơ, kể cho trẻ nghe những câu chuyện có nội dung về an
toàn giao thông; vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng
để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Xây dựng các nội dung bảng tin ở các lớp theo từng chủ đề tuyên truyền về
an toàn giao thông.
Hoạt động đã thu hút được nhiều trẻ tham gia, đồng thời nhận được nhiều sự
quan tâm ủng hộ của quần chúng nhân dân ở địa phương, nhất là các bậc cha mẹ.
Những kiến thức được lựa chọn để giới thiệu, tuyên truyền là những kiến thức cơ
bản, đại chúng, thân thuộc với cuộc sống thường nhật, phù hợp với thực tế của đời
sống lao động, sản xuất, học tập và sinh hoạt của người dân địa phương. Sau buổi
họp tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, cha mẹ cần chọn lọc và lưu ý cho

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
19

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở
trường Mầm non Họa Mi.

con những kiến thức cơ bản, tích lũy kỹ năng cho trẻ và dạy trẻ phòng tránh những
tai nạn không hay có thể bất ngờ xảy đến.
Thêm vào đó, lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công tác
tuyên truyền cũng như vận động nhân dân, phụ huynh, hỗ trợ kinh phí đầu tư mua
sắm các đồ dùng hiện đại như ti vi màn hình phẳng, loa vi tính cho các lớp, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi
mới của ngành giáo dục. Vì mục tiêu giáo dục an toàn giao thông, vì tương lai văn
hóa giao thông trở thành văn hóa ứng xử của người Việt, nhà trường luôn mong
muốn thông điệp “Đi an toàn, về hạnh phúc” sẽ được mọi gia đình khắc ghi và lan
tỏa xa hơn trong xã hội hiện nay.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Tích hợp là sự đan xen nội dung về an toàn giao thông vào các hoạt động
khác trong quá trình giảng dạy nhằm đưa nội dung này ngày càng thân thuộc trong
nhận thức của trẻ. Với phương châm “tích tiểu thành đại”, mỗi nội dung giáo dục
trong bài học được truyền tải từ từ nhưng thấm lâu vào tâm trí trẻ. Mỗi biện pháp
trong đề tài đều được sắp xếp theo một trình tự nhất định, đều là các mắt xích
quan trọng, liên kết chặt chẽ trong dây truyền lồng ghép nội dung an toàn giao
thông vào giáo dục trẻ mầm non. Trong quá trình áp dụng giáo viên cần chú ý
chọn lọc lượng kiến thức vừa phải, tránh ôm đồm khiến trẻ quá tải trong tiếp nhận.
Ngược lại, việc tích hợp an toàn giao thông sẽ là vô nghĩa hoặc chỉ là lý
thuyết suông nếu giáo viên chỉ nói qua nội dung này một cách sơ sài, không chuẩn
bị tranh ảnh, trò chơi... tạo hứng thú cho trẻ. Giáo viên sẽ khó lòng làm tốt phương
pháp tích hợp nếu chưa nắm rõ chuyên môn, chưa được bồi dưỡng kiến thức, chưa
được chỉ đạo cụ thể cách thức làm việc. Vì vậy, người quản lý phải xác định biện
pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và lứa tuổi của trẻ,không nên rút ngắn giai
đoạn, cần tâm lý lựa chọn hình thức triển khai đến giáo viên một cách dễ hiểu, dễ
thực hiện
d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Đánh giá và so sánhkết quả sau thực hiện đề tài với kết quả khảo sát trước
khi thực hiện, tôi đã thu được một số kết quả tích cực. Cụ thể được thể hiện rõ nét
trong biểu đồ:

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
20

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề