Sản phẩm là gì cho ví dụ

Quảng bá sản phẩm đóng vai trò quan trọng vì đây là một phần thiết yếu trong chiến lược tiếp thị của thương hiệu. Quảng bá sản phẩm có thể gia tăng nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng tiềm năng trên thị trường – cũng như giúp thắt chặt thêm mối quan hệ với khách hàng bằng cách thưởng cho khách hàng thông qua chương trình thưởng giới thiệu, khách hàng thân thiết hoặc ưu đãi đặc biệt – từ đó có thể làm gia tăng doanh số.

Cách quảng bá sản phẩm

Để quảng bá hiệu quả các sản phẩm của thương hiệu, quan trọng là bạn phải xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm cho người mua tiềm năng và lưu tâm tới các yếu tố sau và bốn chữ P trong mô hình tiếp thị hỗn hợp.

1. Hiểu rõ đối tượng khách hàng

Trước khi nghĩ về cách quảng bá sản phẩm, bạn hãy tiến hành nghiên cứu để xác định ai là đối tượng khách hàng chủ chốt của bạn trong thị trường tổng thể. Bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng khách hàng nào bằng chiến lược quảng bá này và sản phẩm này có thể mang lại lợi ích ra sao cho họ? Ngoài ra, hãy cân nhắc xem bạn có tiếp thị lại đến những người đã từng mua từ thương hiệu của bạn hay thậm chí là một phiên bản đời trước của sản phẩm này hay không, chẳng hạn như thông qua hình thức tiếp thị qua email nếu họ đã đăng ký nhận bản tin. Hoặc có thể bạn đang tìm cách tiếp cận người tiêu dùng mới hoặc khách hàng tiềm năng. Điều này có thể giúp điều chỉnh chiến lược nhằm thu hút các nhóm đối tượng khách hàng này và hỗ trợ giữ chân khách hàng.

2. Xác định chiến lược tiếp thị

Khi bạn chuẩn bị quảng bá một sản phẩm, hãy đảm bảo thiết lập một kế hoạch tiếp cận thị trường hợp lý bao gồm những bước sẽ được thực hiện trong chiến lược chỉnh sửa, di động, nội dung, mạng xã hội, v.v. Một chiến lược tiếp thị phù hợp phải thúc đẩy các bước từ lên ý tưởng cho đến ra mắt sau khi thiết lập các mục tiêu kinh doanh, tạo ra một thông điệp rõ ràng và định vị sản phẩm về cách sản phẩm có thể cải thiện cuộc sống của khách hàng với mức giá phù hợp ở nơi thích hợp, cũng như tạo lời kêu gọi hành động mạnh mẽ. Đây cũng là thời điểm tốt để đánh giá lại bản sắc thương hiệu và nhìn nhận liệu có những cách cụ thể khác để xây dựng thương hiệu ngoài bản thân sản phẩm không.

3. Đo lường kết quả

Điều quan trọng là phải phân tích kết quả của bất kỳ chiến lược quảng bá nào sau đó, do vậy cần tiến hành hậu kiểm để mở rộng thành công của chiến lược và cải thiện các chỉ số trong tương lai cũng như chỉ số hiệu suất chính [KPI]. Điều này có thể bao gồm bất kỳ cải tiến nào về chỉ số, chẳng hạn như mục tiêu và kết quả chính [OKR] hoặc lợi tức trên chi tiêu quảng cáo [ROAS], cũng như theo dõi mức độ hiệu quả của các hoạt động hợp tác thương hiệu hoặc một chiến dịch truyền thông mạng xã hội mới và liệu thương hiệu của bạn có muốn sử dụng các chiến thuật tương tự về lâu về dài hay không. Bạn cần theo dõi chặt chẽ bất kỳ thay đổi nào đối với lưu lượng truy cập vào các bài đăng trên blog, tỷ lệ mở email tiếp thị, mức độ tương tác mạng xã hội và doanh số.

4 cách quảng bá sản phẩm hiệu quả

1. Cung cấp chiết khấu

Khi ra mắt sản phẩm mới hoặc tìm kiếm khách hàng mới đối với thương hiệu, thì việc quảng bá phiếu giảm giá, ưu đãi bán kèm hoặc miễn phí vận chuyển cho người mua có thể là cách hiệu quả để tìm kiếm những khách hàng có thể quan tâm nhưng chưa sẵn sàng trả nguyên giá. Việc đặt ra một khung thời gian giới hạn cho chương trình khuyến mãi cũng có thể thôi thúc khách hàng dùng thử sản phẩm, đặc biệt nếu lịch khuyến mãi trùng với các cơ hội tiếp thị dịp lễ lý tưởng để xúc tiến bán hàng.

2. Tạo nội dung để quảng bá sản phẩm

Trước khi ra mắt hoặc ra mắt lại một sản phẩm, bạn có thể thu hút sự chú ý bằng cách chuẩn bị thông cáo báo chí từ thương hiệu của mình, Hỏi & Đáp với người sáng lập thông qua các bài đăng trên blog hoặc mạng xã hội. Chiến lược quảng cáo kỹ thuật số phù hợp có thể giúp bạn tiếp các cận đối tượng khách hàng trên nhiều kênh một cách linh hoạt, đặc biệt là quảng cáo video, một định dạng quảng cáo giúp minh họa các công dụng của sản phẩm với những người mua muốn xem cách dùng sản phẩm trước khi quyết định mua.

3. Tạo các hoạt động hợp tác thương hiệu

Hợp tác với người phát ngôn phù hợp trong thị trường của bạn cùng một chiến lược quảng bá được chuẩn bị kỹ lưỡng có thể là cách hiệu quả để tiếp cận đối tượng khách hàng cụ thể, gia tăng nhận thức thương hiệu hoặc tạo dựng uy tín thông qua một nhân vật mà khách hàng tin tưởng. Sau khi nghiên cứu xem ai có thể trở thành người đại diện tiềm năng cho thương hiệu, hãy chuẩn bị các mẫu sản phẩm để người đại diện đó có thể quảng bá trên các kênh của họ. Ví dụ: một người sáng tạo nội dung có kinh nghiệm dày dạn về một ứng dụng video có thể hỗ trợ các kỹ thuật tiếp thị qua video hiệu quả.

4. Chủ trì các sự kiện

Việc bắt đầu ra mắt sản phẩm thông qua tiếp thị trải nghiệm có thể là một cách thú vị để kết nối với người tiêu dùng thông qua các sự kiện trực tuyến hoặc cửa hàng pop-up cho phép khách hàng đến trải nghiệm trực tiếp. Các sự kiện có lồng ghép thông điệp thương hiệu nên đáng nhớ đối với người tham dự – cho dù bằng cách mời những người có tầm ảnh hưởng hoặc lãnh đạo ngành đến buổi giao lưu Hỏi & Đáp, quảng bá hashtag, trưng bày bao bì đóng gói ấn tượng, cung cấp sản phẩm mẫu miễn phí hoặc chiết khấu, hay giới thiệu nội dung hậu trường hoặc minh họa nhằm thúc đẩy doanh số bán sản phẩm mới.

Ví dụ về quảng bá sản phẩm

Nghiên cứu điển hình

Gần chín thập kỷ sau khi ra mắt sản phẩm bánh xốp phủ sôcôla, KITKAT đã sử dụng Amazon Ads để tiếp cận người mua hàng trưởng thành thuộc Thế hệ Z và Thế hệ Y. Nhờ sử dụng quảng cáo video cao cấp trên Twitch, KITKAT đã kết nối với một cộng đồng có mức độ tương tác cao và gửi lời nhắc đến người xem, “Ngay cả nhà vô địch vĩ nhất cũng cần nghỉ giải lao”, một phiên bản biến tấu của khẩu hiệu kinh điển của họ.

Nghiên cứu điển hình

Sau khi kết hợp một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất của mình với “đồ ăn giúp xoa dịu tinh thần”, PepsiCo muốn mở rộng tập khách hàng trung thành để tiếp cận các đối tượng khách hàng mới thuộc Thế hệ Y bằng Cheetos Mac 'n Cheese. Bằng cách chạy một chiến dịch sử dụng thông tin chi tiết về đối tượng chính trên Amazon DSP, Cheetos đã ghi nhận sự gia tăng về ý định mua hàng, sở thích thương hiệu và nhận thức quảng cáo.

Nghiên cứu điển hình

Sau khi nhận thấy những đánh giá không mấy tích cực về viên tẩy rửa bồn cầu Flushmatic, Harpic đã tung ra một phiên bản mới và muốn truyền tải những điểm cải tiến của sản phẩm cho khách hàng của họ. Bằng cách thu hút các đối tượng khách hàng thông qua quảng cáo hiển thị và một bài kiểm tra tương tác thưởng cho khách hàng phiếu giảm giá sau khi hoàn thành, công ty mẹ Reckitt đã có thể truyền đạt thông tin cho khách hàng và hỗ trợ chuyển đổi.

Nghiên cứu điển hình

Vào năm 2022, khi HP chuẩn bị ra mắt lại dòng máy in laser với công nghệ hộp mực mới, họ đã làm việc với Amazon Ads để xây dựng một chiến dịch tiếp thị toàn phễu. Với chiến lược sử dụng Amazon Business, một cổng thông tin phục vụ hơn 2 triệu khách hàng Doanh nghiệp với doanh nghiệp [B2B] đã được xác minh ở Ấn Độ, HP đã có thể tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ và thu hút lại các đối tượng khách hàng trước đây từng quan tâm đến máy in.

Nghiên cứu điển hình

Khi Unicharm sử dụng Amazon Ads cho chiến dịch tiếp thị sản phẩm tã mới BabyJoy Olive, họ đã tận dụng White Friday và Ngày Độc thân, hai dịp lễ quan trọng ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi, như một cơ hội để tăng phạm vi tiếp cận và doanh số. Với chiến lược toàn phễu quảng bá các mã số định danh tiêu chuẩn Amazon cụ thể, thương hiệu đã thu được lợi tức trên chi tiêu quảng cáo cao hơn đến 76% so với mục tiêu.

Sản phẩm có nghĩa là gì?

Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức hoặc một ý tưởng.

Sản phẩm dịch vụ là gì ví dụ?

Sản phẩm/dịch vụ là những thứ các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tung ra thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của các khách hàng [cá nhân/tổ chức] có trong thị trường đó. Sản phẩm tồn tại ở dạng vật chất, hữu hình, có thể nhìn thấy, cầm nắm. Ví dụ: Quần áo, giày dép, túi xách, thực phẩm, bàn ghế...

Sản phẩm kinh doanh gồm những gì?

Các sản phẩm phục vụ kinh doanh: nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, vật tư,… Các phần mềm hỗ trợ kinh doanh: ứng dụng kế toán, quản lý quan hệ với khách hàng [CRM], quản lý nguồn nhân lực, phần mềm lập kế hoạch chiến lược,…

Marketing quan niệm như thế nào về sản phẩm?

Product trong Marketing Mix là hàng hóa hoặc dịch vụ được tiếp thị cho đối tượng mục tiêu. Nhìn chung, sản phẩm được cho là thành công khi nó đáp ứng nhu cầu chưa được giải quyết trên thị trường. Ngoài ra, nó còn có thể cung cấp trải nghiệm và tạo ra nhu cầu mới cho khách hàng.

Chủ Đề